Vì sao máu lại đông khi ra bên ngoài

Đông máu là biểu hiện của quá trình sinh vật và sinh hóa, là sự thay đổi tình trạng vật lý của máu do sự biến chuyển của một protein hòa tan thành một gen rắn [sợi huyết]. Sự biến chuyển này nhằm mục đích cuối cùng là hạn chế sự mất máu ở nơi có tổn thương thành mạch. Quá trình đông máu còn tham gia giữ toàn vẹn của mạch máu và tình trạng lỏng của máu.

Quá trình đông cầm máu là sự tác động lẫn nhau giữa ba thành phần cơ bản: thành mạch máu, tế bào máu và các protein huyết tương dưới hình thức các phản ứng men.

Các phản ứng men hoạt động theo yếu cầu và bị điều hòa bởi các yếu tố tác động ngược chiều gọi là các chất ức chế sinh lý khiến cho sự hoạt hóa đông máu chỉ khu trú ở nơi tổn thương.

Nhờ sự cân bằng sinh lý giữa hai hệ thống một bên là xu hướng làm đông, một bên là hạn chế đông làm cho máu luôn giữ ở dạng lỏng để lưu hành trong hệ tuần hoàn và duy trì sự sống. Mất sự cân bằng này sẽ dẫn đến hậu quả tắc mạch hoặc chảy máu.

1. Cơ chế đông máu

Bản chất của quá trình đông máu chính là sự thay đổi tính chất của máu, máu chuyển từ thể lỏng [khi chảy trong lòng mạch] thành thể rắn [khi thoát ra khỏi lòng mạch] nhờ sự tham gia của nhiều yếu tố.

Nguyên nhân đông máu

Do sự va chạm của các tiểu cầu lên vết xước thành mạch, kích thích chuyển fibrinogen thành fibrin [các sợi tơ huyết]. Chúng liên kết lại tạo thành một mạng lưới, ôm các tế bào máu và kết lại một cục tạo thành cục máu đông.

Các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu:

  • Fibrinogen: là tiền chất để tạo thành các sợi tơ huyết Fibrin.
  • Prothrombin: là một loại protein huyết thanh có tác dụng hình thành nên Thrombin xúc tác cho quá trình chuyển Fibrinogen thành Fibrin.
  • Phức hợp Prothrombinase xúc tác chuyển Prothrombin thành Thrombin. 
  • Thromboplastin: được sản xuất bởi mô tổn thương, tham gia vào quá trình đông máu ngoại sinh. Chúng có tác dụng thay thế phospholipid tiểu cầu và protein huyết tương.
  • Ca++ có vai trò tham gia vào quá trình đông máu. Nếu không có ion này thì quá trình đông máu không xảy ra.
  • Các tế bào máu: tiểu cầu giải phóng nhiều chất tham gia vào quá trình đông máu. Hồng cầu, bạch cầu giúp hình thành cục máu đông.

Cơ chế đông máu:

Cơ chế ngoại sinh

Khi mạch máu tổn thương, máu tiếp xúc với vị trí tổn thương. Mô ở vị trí tổn thương giải phóng ra yếu tố III [thromboplastin mô] và  phospholipid. Yếu tố III, IV [calci] cùng yếu tố VII, và phosphlipid mô hoạt hóa yếu tố X. Yếu tố X hoạt hóa cùng với yếu V, phospholipid mô và ion calci tạo thành phức hợp prothrombinase.

Cơ chế nội sinh

Đồng thời khi máu tiếp xúc với vị trí tổn thương sẽ làm hoạt hóa yếu tố XII  và tiểu cầu làm giải phóng phospho lipid. Yếu tố XII hoạt hóa yếu tố XI và yếu tố XI hoạt hóa yếu tố IX. Yếu tố IX cùng với yếu tố VIII hoạt hóa, phospho lipid tiểu cầu và Ca +2 hoạt hóa yếu tố X. Yếu tố X, yếu tố V, cùng với phospho lipid tiểu cầu và Ca +2 tạo nên phức hợp prothrombinase.

  • Hình thành nút tiểu cầu: để bịt kín các vết rách li ti trên thành mạch. Khi tiểu cầu tiếp xúc với sợi collagen dưới nội mạch tại vị trí mạch máu bị tổn thương, chúng phồng to lên, xù xì, đồng thời tiết ra các chất như Thromboxan A2 và ADP để hoạt hoá các tiểu cầu xung quanh tạo thành một nút tiểu cầu bịt kín vết rách.
  • Hình thành cục máu đông: gồm 3 giai đoạn:
  • Tiểu cầu giải phóng phospholipid, kết hợp cùng với một số yếu tố khác tạo thành phức hợp prothrombinase.
  • Phức hợp prothrombinase xúc tác quá trình chuyển prothrombin thành thrombin.
  • Thrombin có tác dụng xúc tác chuyển fibrinogen thành fibrin.
  • Mạng lưới fibrin bắt giữ các tế bào máu hình thành nên cục máu đông bịt kín chỗ tổn thương lớn.

Ý nghĩa quá trình đông máu:

  • Bịt kín các lỗ trên thành mạch để tránh máu thoát ra khỏi mạch máu đi vào khoảng gian bào.
  • Bịt kín các vết thương lớn, cầm máu tránh hiện tượng mất máu cấp tính do tai nạn gây nguy hiểm tính mạng.
  • Trong các xét nghiệm y học [xét nghiệm kháng thể], người ta ứng dụng quá trình đông máu để tách huyết thanh làm nguyên liệu xét nghiệm.

Sự đông máu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sức khỏe con người. Nhờ vào cơ chế đông máu sẽ giúp cầm máu vết thương.

Tuy nhiên, yếu tố đông máu và chống đông máu xảy ra nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh. Hiểu được cơ chế đông máu và triệu chứng của bệnh đông máu sẽ giúp người bệnh có cơ hội giảm được những rủi ro mà căn bệnh này gây ra.

Bệnh đông máu gây nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe?

Đông máu là một quá trình phức tạp, kết quả sau quá trình này là xuất hiện cục máu đông. Cục máu đông có 2 thành phần quan trọng là tiểu cầu và sợi huyết. Khi cơ thể bị thương, làm tổn hại đến nội mạc mạch máu, phản ứng đông máu lập tức được kích hoạt.

Cục máu đông có nhiệm vụ che phủ vết thương, tiểu cầu tạo ra nút chặn cầm máu ban đầu, hạn chế tình trạng mất máu. Đồng thời lúc này, đông máu thứ phát cũng diễn ra một chuỗi phản ứng để hình thành sợi huyết củng cố nút chặn tiểu cầu.

Khi con người mắc bệnh đông máu, còn được gọi là bệnh rối loạn đông máu di truyền thì máu sẽ không đông lại như bình thường.

Hiện nay, bệnh đông máu là một dạng bệnh hiếm gặp. Bệnh đông máu có 2 loại phổ biến nhất là: Rối loạn đông máu di truyền A [do thiếu yếu tố VIII] và rối loạn đông máu di truyền B [do thiếu yếu tố IX].

Nếu trong gia đình có thành viên bị mắc bệnh đông máu thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh đông máu cao hơn bình thường vì bệnh đông máu có yếu tố di truyền.

Theo thống kê tỷ lệ nam giới mắc chứng rối loạn đông máu cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, ngoài yếu tố di truyền cũng không loại trừ nguy cơ mắc bệnh đông máu có thể xuất hiện do nguyên nhân khác.

Đông máu là gì?

Đông máu là một cơ chế tự nhiên của cơ thể, trong một số trường hợp quá trình đông máu xảy ra là một điều cần thiết.

Nhưng đôi khi cục đông máu xuất hiện một cách bất thường không đúng lúc, đúng nơi sẽ gây ra nguy hiểm, đặc biệt là khi những cục đông máu này xuất hiện ở tĩnh mạch sâu gần cơ.

Khi cục máu đông hình thành sâu trong cơ thể, còn được gọi là khối huyết sẽ tạo ra những rào cản trên đường huyết mạch lưu thông, gây ra hiện tượng tắc nghẽn hệ tuần hoàn. Nếu tình trạng này xảy ra, về lâu dài người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn, mệt mỏi.

Nguy hiểm hơn nếu khối huyết này rời khỏi vị trí ban đầu, bắt đầu di chuyển đến phổi sẽ gây ra tắc nghẽn phổi, ngăn chặn phổi cung cấp khí oxy để nuôi cơ thể và quá trình bơm máu nuôi phổi. Tình trạng này dẫn đến toàn bộ hoạt động sống của cơ thể bị ảnh hưởng, thậm chí rơi vào tình trạng nguy cấp nếu không được điều trị kịp thời.

Đông máu gây tắc nghẽn hệ tuần hoàn

Nhận biết những dấu hiệu của bệnh đông máu khi ở giai đoạn sớm là một điều cần thiết giúp ngăn chặn việc tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể một cách nghiêm trọng, nguy hiểm hơn là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Sưng một bên chi

Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh đông máu [tắc nghẽn mạch máu] là tình trạng một bên cánh tay hoặc một bên chân bị sưng phù bất thường.

Khi cục máu đông hình thành sẽ làm cho quá trình lưu thông máu ở chân hoặc tay bị tắc nghẽn đổ dồn về phía sau cục máu đông gây ra tình trạng sưng phồng rất rõ rệt. Nếu quá trình sưng tấy diễn ra một cách nhanh chóng kèm theo cảm giác đau đớn người bệnh cần phải hết sức chú ý để điều trị sớm.

Đông máu gây sưng phù một bên chi

Đôi khi cục máu đông hình thành chưa dẫn đến tình trạng sưng tấy các chi mà chỉ gây ra cảm giác đau đớn. Khi có cảm giác đau người bệnh thường lầm tưởng rằng đây chỉ là một cơn đau bình thường có thể xuất phát từ nguyên nhân bị căng cơ do hoạt động quá sức.

Một dấu hiệu có thể phân biệt cơn đau do cục máu đông gây nên là thường có xu hướng xảy ra khi người bệnh bắt đầu cử động chân tay để di chuyển.

Nếu bạn thường xuyên bị chuột rút không thể cử động được, vùng da xung quanh cơn đau do chuột rút gây nên có dấu hiệu sẫm màu và có cảm giác ấm hơn các vùng da khác thì bạn cần lập tức đi đến bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

Vệt đỏ xuất hiện trên da

Nếu cục máu đông hình thành do bạn bị va đập gây nên vết bầm tím thì không cần lo lắng. Tuy nhiên, vệt đỏ xuất hiện trên da lại khác hoàn toàn so với vết bầm thông thường dễ gây nhầm lẫn.

Khi lưu lượng máu ở tay chân trở lại tim bị giảm sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch, vô tình đẩy lượng máu đến các mô khác gây ra hiện tượng viêm đỏ. Nếu trên tay, chân xuất hiện những vệt đỏ một cách dày đặc hoặc loang lỗ, sờ vào có cảm giác ấm hơn bình thường thì đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh đông máu.

Đau ngực

Khi cục máu đông rời khỏi vị trí ban đầu di chuyển đến phổi làm tắc nghẽn phổi có thể gây ra những cơn đau ngực. Nhiều người cảm thấy đau ở vùng ngực thường nghĩ tới cơn đau tim, hay viêm phế quản nhưng không nghĩ rằng đây là dấu hiệu của bệnh đông máu.

Khó thở, tim đập nhanh

Nếu trong phổi có sự xuất hiện của cục máu đông không chỉ gây tắc nghẽn quá trình lưu thông máu mà dòng oxy cung cấp cho cơ thể cũng bị chậm lại.

Khi lượng oxy giảm xuống ở mức thấp, để bù đắp cho sự thiếu hụt này buộc tim phải đập nhanh hơn bình thường. Kết quả của quá trình này là người bệnh cảm thấy khó thở, tim đập nhanh, đôi khi có cảm giác đánh trống lồng ngực.

Ho không rõ nguyên nhân

Một tác hại nữa khi cục máu đông xuất hiện trong phổi sẽ gây ra viêm và tích dịch màng phổi. Ban đầu người bệnh thỉnh thoảng bị ho khan, về sau cơn ho sẽ kéo dài liên tục, ho ra máu, kèm theo đó là cơn đau tim và khó thở xuất hiện cùng lúc.

Đau đầu dữ dội

Khi dòng máu truyền đến nuôi não bị tắc nghẽn do cục máu đông sẽ khiến người bệnh bị đau đầu bất chợt. Nếu tình trạng bắt đầu tệ hơn, cơn đau đầu dữ dội sẽ xuất hiện. Đôi khi người bệnh còn rơi vào tình huống choáng váng và ngất một cách đột ngột.

Nếu không được điều trị kịp thời những cơn đột quỵ và nhồi máu não gia tăng sẽ làm tăng nguy cơ tử vong rất cao.

Khi Nào Nên Làm Xét Nghiệm Đông Máu?

Xét nghiệm đông máu có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán những bất thường về đông máu. Giúp bác sĩ đánh giá tình trạng đông máu trên cơ thể bệnh nhân và quá trình đông máu diễn ra trong thời gian bao lâu.

Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm đông máu đối với những trường hợp:

  • Khi cơ thể có vết thương gây chảy máu nhưng lại không cầm máu được.
  • Xuất hiện những vết bầm bất thường, có độ ấm hơn các vùng da khác.
  • Xét nghiệm đông máu để kiểm tra sự thiếu hụt vitamin K trong cơ thể [Vitamin K là chất không thể thiếu giúp diễn ra quá trình đông máu].
  • Làm xét nghiệm đông máu để đánh giá tình trạng bệnh nhân có đủ điều kiện để tiến hành phẫu thuật hay không.
  • Các yếu tố đông máu được tạo ra bởi gan. Chính vì vậy để đánh giá chức năng gan thì xét nghiệm đông máu là cần thiết.
  • Khi có các dấu hiệu chảy máu cam, chảy máu nướu răng, chảy máu khớp, suy giảm thị lực, có máu trong phân… cũng được chỉ định làm xét nghiệm đông máu để kiểm tra.

Từ những kết quả kiểm tra đông máu các bác sĩ sẽ có kết luận chính xác về từng trường hợp bệnh nhân, có phác đồ điều trị bằng các loại thuốc đặc trị và điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù giúp cải thiện tình trạng đông máu bất thường.

Trước Khi Làm Xét Nghiệm Đông Máu Cần Lưu Ý Gì?

Để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đông máu, trước khi làm xét nghiệm bệnh nhân cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không sử dụng các chất kích thích. Vì các chất này khi ngấm vào cơ thể có thể làm thay đổi một số thành phần và tính chất máu ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Thông tin đến bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để biết được thành phần thuốc có gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm hay không.
  • Thịt bò và bông cải xanh là 2 loại thực phẩm nên tránh trước khi làm xét nghiệm. Bạn nên hạn chế không ăn thịt bò và bông cải xanh khoảng 2 – 3 ngày để đảm bảo kết quả chính xác nhất.
  • Thông thường thời gian lấy mẫu xét nghiệm lý tưởng nhất là buổi sáng sớm, nên bạn cũng cần lưu ý nếu về vấn đề thời gian lấy mẫu.

Phòng Ngừa và Cải Thiện Bệnh Đông Máu

Ngoài việc tuân theo phác đồ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng thích hợp để cải thiện tình trạng bệnh như sau:

  • Bổ sung các loại thực phẩm giúp cải thiện sự đông máu như các loại hạt đậu, cá, dầu oliu, các loại trái cây đặc biệt là lựu, kiwi…
  • Hạn chế các loại thức ăn nhanh chứa các chất béo có hại.
  • Bệnh nhân đã bị đông máu không nên mặc quần áo quá chật.
  • Vận động là cách tốt nhất để khí huyết lưu thông. Chính vì vậy bạn nên tăng cường luyện tập thể thao thường xuyên.
  • Khi phải làm việc ngồi lâu một chỗ nên dành một ít thời gian để co duỗi các khớp và đi bộ một vòng trước khi tiếp tục công việc.
  • Đối với một số trường hợp các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân mang vớ y khoa để cải thiện bệnh.
  • Khi ngủ có thể kê thêm gối để chân cao hơn tim 15cm rất tốt cho người bị bệnh đông máu.
  • Không ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.

Thực hiện xét nghiệm đông máu để theo dõi và chẩn đoán bệnh

Đông máu là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể nhưng sẽ là bất thường nếu tình trạng đông máu bị rối loạn. Cần tiến hành làm xét nghiệm đông máu để theo dõi và chẩn đoán tình trạng bệnh, giúp bác sĩ có hướng điều trị thích hợp.

Bên cạnh đó cần phải lưu ý về vấn đề ăn uống và sinh hoạt một cách khoa học không chỉ giúp cải thiện bệnh đông máu mà còn giúp nâng cao sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.

Để tham khảo về các nhóm xét nghiệm và bảng giá, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.

Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề