Vì sao mở lon việt nam lại bị phạt

BỘ VĂN HÓA CHẤN CHỈNH

Cục Văn hóa cơ sở [Bộ VHTTDL] - cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động quảng cáo- phát đi ba công văn số 409, 410 và 411 lần lượt gửi các Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đài THVN, VOV, VTC, các Đài PT-TH các tỉnh thành, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử [Bộ TT-TT].

Trong các văn bản gửi đi, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở nêu rõ nội dung quảng cáo sản phẩm Coca-Cola Việt Nam trên truyền hình, một số phương tiện có sử dụng cụm từ “Mở lon Việt Nam”. Việc sử dụng cụm từ nêu trên trong nội dung quảng cáo có dấu hiệu về hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam, đồng thời không đảm bảo thông tin rõ ràng của nội dung quảng cáo với sản phẩm, hàng hóa được quảng cáo, vi phạm các quy định tại khoản 3 Điều 8 và khoản 1 Điều 19 Luật Quảng cáo.

Cục đề nghị các cơ quan, đơn vị chức năng phối hợp rà soát hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo Coca-Cola đã tiếp nhận, đồng thời yêu cầu chỉnh sửa hoặc tháo dỡ sản phẩm quảng cáo trong trường hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện thông báo sản phẩm quảng cáo đối với loại hình quảng cáo trên bảng, băng rôn. Đối với hình thức quảng cáo khác, Cục cũng đề nghị các cơ quan phối hợp tháo dỡ, xử lý trong trường hợp vi phạm.

Bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở giải thích: “Cụm từ này không có thông tin rõ ràng. Nếu nói “lon” thì phải gắn với tên sản phẩm là gì, một nhãn hàng bia hay nước ngọt nào khác. Việc ngắt chữ “lon” không gắn với tên sản phẩm hàng hóa làm cho người tiêu dùng không rõ thông tin sản phẩm”. Bà Hương nói, cơ quan quản lý nhà nước chia sẻ với doanh nghiệp nước ngoài khi họ xây dựng slogan quảng cáo không đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt phải điều chỉnh cho phù hợp.

TRANH CÃI

Hai ngày cuối tuần qua, “lon” và “lon Việt Nam” tràn ngập các trang mạng xã hội. Dân mạng được phen chế tác nhiều câu bình luận ăn theo, đa phần chế giễu văn bản quản lý của Cục văn hóa cơ sở. Không riêng dư luận mạng, các nhà ngôn ngữ cũng có những ý kiến đối lập nhau.

PGS.TS Phạm Văn Tình, Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam nêu quan điểm cụm từ “lon Việt Nam” hay “Mở lon Việt Nam” không phản cảm, không vi phạm thuần phong mỹ tục. “Tôi không bàn chuyện dùng cụm từ đó hay hoặc không hay, nhưng tôi cho rằng bất cứ quảng cáo nào bằng hình ảnh hay clip thì ngôn từ phải đi liền ma két quảng cáo để tạo nên thông điệp quảng cáo. Trong trường hợp này nhãn hàng sử dụng nền đỏ, đặt mấy chiếc lon cạnh nhau. Vì thế ta không thể tách “Mở lon Việt Nam” khỏi bối cảnh quảng cáo được”, PGS.TS Phạm Văn Tình nói.

Ông Nguyễn Văn Dững, Viện trưởng Viện Ứng dụng công nghệ Thông tin và Truyền thông nói ngay “không có cái gọi là lon Hà Nội, lon Thái Bình hay lon Việt Nam. “Mở lon Việt Nam ngay lập tức làm cho công chúng khó hiểu hoặc có thể hiểu mập mờ theo hướng tục tĩu. Đem tên Việt Nam ra gắn với “lon” để tạo thông điệp mập mờ theo nhiều cách suy luận, đàm tiếu kể cả hướng tục tĩu là điều không thể chấp nhận được”, ông khẳng định.

“Tiếng Việt phải tròn vành, rõ chữ. Nếu ỡm ờ không dấu dễ khiến người ta hiểu lầm và nghĩa không đẹp”, nhà thơ Trần Đăng Khoa nêu ý kiến. Không bình luận về văn bản chấn chỉnh của Cục Văn hóa cơ sở, tuy nhiên ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chia sẻ, nhiều lần Sở không chấp nhận khi một doanh nghiệp thông báo nội dung quảng cáo thiếu mạch lạc. “Những nội dung quảng cáo không rõ ràng, khiến người khác dễ suy diễn chúng tôi đều không đồng ý, buộc doanh nghiệp quảng cáo phải sửa đổi”, ông Động nói.

Qua hiện tượng “Mở lon Việt Nam”, GS Nguyễn Minh Thuyết cảnh báo hiện tượng mạng xã hội có xu hướng ném đá không đúng. “Quảng cáo là quyền của các nhà kinh doanh, nhưng phải đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt. Hiện nay có xu hướng nhiều nhãn hàng pha trộn ngôn ngữ quảng cáo thô kệch, viết câu văn độc đáo nhưng khó hiểu, không đẹp. Trong trường hợp “Mở lon Việt Nam”, tôi nghĩ cách nói ấy là nói tắt gây khó hiểu. Thứ nữa, sản phẩm quảng cáo nào đó gắn với quốc hiệu, tên nước cũng nên thận trọng”, GS Thuyết phân tích.

Hà Nội phạt Coca-Cola 25 triệu đồng

Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội xác nhận với Tiền Phong xử phạt đối với quảng cáo “Mở lon Việt Nam” 25 triệu đồng. Ông Động nói, Thanh tra Sở VHTT Hà Nội có quyết định ngày 27/6 xử phạt 25 triệu đồng đối với Cty Quảng cáo Probina vì hành vi treo biển quảng cáo “Coca-Cola- Mở lon Việt Nam-Trúng vàng mỗi ngày”. 

Không xử phạt vì lí do cụm từ “không đúng thuần phong mỹ tục” như công văn của Cục Văn hóa cơ sở nêu ra, Giám đốc Sở VHTT Hà Nội giải thích: Mức xử phạt này dựa trên hai lỗi: Phía công ty không thông báo nội dung “Coca-Cola-Mở lon Việt Nam-Trúng vàng mỗi ngày” với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; Lỗi vi phạm thứ hai là biển quảng cáo này làm mất mỹ quan và an toàn xã hội, vị trí đặt tại 45 Nguyễn Lương Bằng, Sở không đồng ý.

Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Tô Văn Động cho biết: Thanh tra Sở VH&TT Hà Nội đã xử phạt 25 triệu đồng đối với Công ty quảng cáo Probina vì hành vi treo biển quảng cáo “Coca-Cola - Mở lon Việt Nam - Trúng vàng mỗi ngày” tại 45 Nguyễn Lương Bằng [Đống Đa, Hà Nội].

Sở dĩ Sở VH&TT Hà Nội phạt đơn vị này là do không thông báo nội dung “Coca -Cola - Mở lon Việt Nam - Trúng vàng mỗi ngày” đến Sở và bảng quảng cáo đã làm mất mỹ quan an toàn xã hội. Ngay sau khi đoàn thanh tra yêu cầu, đơn vị thực hiện quảng cáo sản phẩm cho Coca Cola đã tháo dỡ biển vi phạm và hứa không tái phạm.

Bảng quảng cáo tại 45 Nguyễn Lương Bằng là bảng được cấp phép quảng cáo đến tháng 11/2019, tuy nhiên, vị trí đắc địa này đã được các DN quảng cáo mua đi bán lại.

Đơn vị phụ trách treo biển quảng cáo của Coca-Cola bị phạt 25 triệu đồng vì vi phạm luật quảng cáo tại số nhà 45 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội 


Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, trên cổng thông tin Bộ VHTT&DL, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương cũng cho biết: “Việc gắn chữ “lon” như cách của Coca-Cola mà không có danh từ, trạng từ ở phía sau như “ở Việt Nam”, “tại Việt Nam… là phản cảm, thiếu thẩm mỹ vì tên gọi Việt Nam không thể tùy tiện sử dụng với mục đích quảng cáo, gắn với các slogan một cách thiếu trang trọng như vậy”.

Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở cũng bày tỏ như thông tin đã được nêu rõ tại 3 văn bản, cụm từ được nhãn hàng Coca - Cola sử dụng trong chiến dịch quảng cáo lần này “Mở lon Việt Nam” hoàn toàn không rõ nghĩa, không đảm bảo thông tin rõ ràng của nội dung quảng cáo với sản phẩm, hàng hóa được quảng cáo theo quy định đã được nêu rõ trong Luật Quảng cáo.

Cục Văn hoá cơ sở ra văn bản, yêu cầu Sở VHTT&DL các tỉnh, TP chấn chỉnh hoạt động quảng cáo của Coca-cola. Dòng chữ "Mở lon Việt Nam" được cho là có dấu hiệu quảng cáo thiếu thẩm mỹ và vi phạm thuần phong mỹ tục.

Ngay sau đó, Công ty Coca-Cola Việt Nam đã nhanh chóng thay đổi cụm từ “Mở lon Việt Nam” thành “Cơ hội trúng vàng mỗi ngày” cho chương trình khuyến mãi của sản phẩm Coca-Cola Việt Nam trên truyền hình và các phương tiện quảng cáo khác. Theo cam kết của Công ty, hiện quy trình đang được diễn ra nhanh chóng, toàn bộ nội dung quảng cáo trên tất cả các kênh truyền hình, kỹ thuật số và 70% bảng hiệu quảng cáo ngoài trời đã được cập nhật nội dung mới. Quy trình vẫn đang được tích cực diễn ra nhằm đảm bảo sự thay đổi sẽ hoàn tất trong tuần đầu tháng 7/2019.

Tình Lê

Bộ VHTT&DL cho rằng cụm từ "Mở lon Việt Nam" của Coca-Cola bị cho là có dấu hiệu quảng cáo thiếu thẩm mỹ, vi phạm thuần phong mỹ tục.

Mới đây, Coca cola Việt Nam đã triển khai một kế hoạch marketing rầm rộ cho sản phẩm mới của hãng. Khi họ in hình những “người hùng” của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam lên trên các lon nước ngọt của mình sản xuất. Chiến lược marketing này sẽ là hoàn hảo khi họ đã kết hợp được màu sác truyền thống của sản phẩm nước có ngọt có ga Coca và hình ảnh các chàng cầu thủ điển trai, tài năng mang trên mình màu áo đỏ vốn cũng là màu áo quen thuộc của đội tuyển. Tuy nhiên, sẽ chẳng có chuyện gì đáng nói cho tới khi Cục Văn hóa cơ sở trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch [VHTTDL] ban hành Công văn số 409 gửi các Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về việc chấn chỉnh hoạt động quảng cáo sản phẩm Coca-Cola. Vậy vì lý do gì mà các cơ quan ban ngành lại vào cuộc, chấn chỉnh kế hoạch quảng cáo sản phẩm này của Coca.

Luật quảng cáo 2018

Sau một thời gian Coca triển khai quảng cáo sản phẩm mới của mình với hình ảnh các cầu thủ đội tuyển quốc gia Việt Nam kèm theo câu slogan [khẩu hiệu]  “Mở lon Việt Nam” trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sáng nay, ngày 29/6/2019, Cục Văn hóa cơ sở [trực thuộc Bộ VHTTDL] đã ban hành văn bản số 409/VHCS-QLHĐQC gửi tới các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu cơ quan ban ngành vào cuộc chấn chỉnh hoặc tạm ngừng hoạt động quảng cáo của Coca. Với lý do được nêu trong công văn số 409 cho rằng, câu khẩu hiệu “Mở lon Việt Nam” có dấu hiệu về hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, không phù hợp thuần phong mỹ tục tại Việt Nam, đồng thời không đảm bảo thông tin rõ ràng của nội dung quảng cáo với sản phẩm và hàng hóa được quảng cáo. Công văn cũng nêu rõ, đây là hành vi vi phạm Luật quảng cáo tại Khoản 3 Điều 8 và Khoản 1 Điều 19 Luật quảng cáo 2018.

Sau khi Công văn trên được phát đi, đã xuất hiện rất nhiều luồng ý kiến trái chiều nhau về việc câu khẩu hiệu “Mở lon Việt Nam” vì sao lại được cho là không phù hợp với thuần phong mỹ tục tại Việt Nam. Trước những thông tin trái chiều nêu trên, người đứng đầu Cục Văn hóa cơ sở [đơn vị đã ban hành văn bản số 409/VHCS-QLHĐQC] bà Ninh Thị Thu Hương đã đưa ra thông cáo báo chí, giải thích cho quyết định trên. Cụ thể Bà Hương khẳng định “cụm từ này không có thông tin rõ ràng, nếu đã nói “lon” thì phải gắn với tên sản phẩm là gì, lon Coca- Cola hay một nhãn hàng bia, nước ngọt… nào khác. Việc ngắt chữ “lon” không gắn với tên sản phẩm hàng hóa sẽ làm cho người tiêu dùng không có được thông tin rõ ràng về sản phẩm.”

Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở cũng giải thích thêm rằng, việc đặt câu khẩu hiệu có gắn chữ “lon” của Coca- Cola mà không có danh từ, trạng từ ở đi kèm theo như “ở Việt Nam”, “tại Việt Nam”… là phản cảm, thiếu thẩm mỹ vì tên gọi Việt Nam là quốc danh, không thể tùy tiện gắn với các slogan một cách thiếu trang trọng như vậy.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến lên tiếng bảo vệ Coca khi cho rằng, việc thiết kế câu slogan như vậy là hoàn toàn trong sáng và đảm bảo các quy định của pháp luật. Không thể quy kết chứ “lon” với bất cứ hình ảnh, suy nghĩ đen tối nào khác. Có chăng, với những bộ óc nhiều chất “xám” theo đúng nghĩa đen mới có thể liên tưởng chữ “lon” tới một hình ảnh tế nhị khác. 

Giữa nhiều luồng ý kiến dư luận trái chiều như vậy, chúng ta hãy cùng nhìn lại những quy định của pháp luật về hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo khi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, không phù hợp thuần phong mỹ tục tại Việt Nam; đồng thời cũng làm rõ thế nào là quảng cáo thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục tại Việt Nam.

Trong thời đại công nghệ thông tin truyền thông phát triển mạnh như hiện nay, việc các doanh nghiệp tận dụng độ lan tỏa của truyền thông để quảng bá sản phẩm của mình đang rất phổ biến và được chứng minh là kênh hữu hiệu trong hoạt động marketing. Hiện nay, hoạt động quảng cáo chịu sự điều chỉnh của Luật quảng cáo 2018 và các hoạt động quảng cáo chịu sự quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hoạt động quảng cáo ngoài việc quảng bá được sản phẩm của doanh nghiệp tới các đối tượng người tiêu dùng; thì còn phải bảo đảm được những quy định của pháp luật khi không làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các tổ chức cá nhân khác, không được chứa những thông tin, hình ảnh thiếu văn hóa, làm ảnh hưởng tới xã hội. Theo đó, tại Điều 8 Luật quảng cáo 2018 quy định về 16 hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo. Trong đó, liên quan tới vụ việc Coca bị Bộ VHTTDL chấn chỉnh hoạt động quảng cáo khi cho rằng Coca đã vi phạm Khoản 3 Điều 8 Luật quảng cáo. Cụ thể Điều 8 Luật quảng cáo quy định như sau:

1. Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này.

2. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.

3. Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

4. Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.

5. Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

6. Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.

7. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.

8. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

9. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.

11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

12. Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

13. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

14. Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.

15. Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.

16. Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

Bên cạnh đó, Cục Văn hóa cơ sở còn viện dẫn Khoản 1 Điều 19 Luật quảng cáo 2018 khi cho rằng câu slogan có chứa những nội dụng không rõ ràng. Cụ thể Khoản 1 Điều 19 quy định về những yêu cầu đối với quảng cáo đó như sau:

1. Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.

Tuy kết luận câu slogan “Mở lon Việt Nam” là thiếu thẩm mỹ và không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, có chứa những nội dung chưa rõ ràng là chưa thuyết phục, tuy nhiên, với việc đã ban hành Công văn chấn chỉnh buộc Coca phải có những động thái trong việc sửa đổi câu slogan, nếu không Coca sẽ phải đối mặt với những hình thức xử phạt từ phía cơ quan chức năng. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch marketing của doanh nghiệp, đồng thời cũng làm tổn thất những chi phí không đáng có. Do vậy, các doanh nghiệp hãy lưu ý những quy định pháp luật về quảng cáo để có thể phát động những kế hoạch marketing cho sản phẩm một cách đúng quy định và tránh những rủi ro và tổn thất không đáng có như trường hợp của Coca.

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102

Video liên quan

Chủ Đề