Vì sao một trái tim cần biết yêu thương

Nghị luận: “Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc” [Đặng Thùy Trâm]

“Tình yêu lớn lên nhờ sự cho đi. Sự yêu thương chúng ta cho đi là sự yêu thương duy nhất mà chúng ta có được” [Elbert Hubbard]. Nếu như trái đất này hình vuông thì con người sẽ có các góc cạnh để ẩn náu, nhưng vì nó hình cầu, nên chúng ta lại phải đối mặt với cuộc đời. Và cuộc đời không phải là một khu vườn hoa thơm cỏ ngát, rực rỡ, tươi tắn những cánh hoa mềm mại như lụa đào. Duy nhất “Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc” [Đặng Thùy Trâm], duy nhất chỉ thần kì giọt nước của sẻ chia, cây xương rồng nơi sỏi đá cát bụi khô cằn cũng có ngày nở những đóa hoa rực rỡ và lộng lẫy nhất.

Thượng đế ban phát cho ta quyền được sở hữu một trái tim. Trái tim là nơi bắt nguồn cho tất cả, khơi dậy bao rung động cảm xúc của con người. Nó là chiếc “cần rung” làm xao động những con sóng của tình yêu thương. Một “trái tim yêu thương” là trái tim biết đồng cảm, động lòng trắc ẩn trước nỗi đau thương của người khác, có ý thức hành động để giúp đỡ, cởi bỏ nỗi đau khổ bất hạnh và đem đến niềm vui, hạnh phúc cho con người. “Trái tim yêu thương” là nơi gieo mầm hạnh phúc. Hạnh phúc có thể đơn giản hoặc cũng có thể lớn lao nhưng luôn là cái đích mà ta hướng đến. Hạnh phúc là trạng thái thỏa mãn của con người về tinh thần khi những nhu cầu, mong ước, nguyện vọng được thực hiện. Có bao nhiêu trái tim là có bấy nhiêu nhịp đập về hạnh phúc. Tình thương yêu và hạnh phúc luôn tồn tại trong nhau. Yêu thương, đó là niềm hạnh phúc mãi mãi và cũng là duy nhất.

Trên con đường đời, niềm vui đong đầy, hạnh phúc ngọt ngào hay trái đắng chua chát, vất vả nhọc nhằn, tất cả đều là ẩn số. Một cơn sóng dữ từ đại dương cuộc sống bất ngờ ập đến, đánh chìm ta xuống vực thẳm của đau khổ. Tình yêu thương, lúc ấy chính là ánh sáng xua đi bóng tối và dẫn lối ta thoát khỏi nghịch cảnh. Vì cái rộng hơn biển cả là bầu trời, cái rộng hơn bầu trời là trái tim con người nên tâm hồn con người rất cần tình đồng loại. Anh vác cho tôi, tôi vác cho anh, chúng ta phải dựa vào nhau là vì thế. Với yêu tình thương, chúng ta có thể chia sẻ những cảm xúc và thấu hiểu lẫn nhau. Tình yêu thương giúp chúng ta trong lúc khó khăn bởi nó giúp ta kết nối ngôn ngữ trái tim. Có tình thương chúng ta cùng sát cánh bên nhau khắp mọi nẻo đường đời. Có tình thương, chúng ta cùng ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng. Cuộc đời là một bản nhạc và chúng ta là những nghệ sĩ đệm đàn. Tại sao không tạo nên một bản nhạc hạnh phúc cho chính mình từ tình yêu thương?

Con người chỉ có thể có một hạnh phúc trọn vẹn khi để cho bản thân mình trải nghiệm trong nhiều cung bậc cảm xúc, sự hài hòa giữa cho và nhận. Sự nhàn cư trong tâm hồn, sự tiếp nhận một chiều chỉ muốn nhận lấy thêm mà không hề có sự chia sẻ, không có sự bù trừ sẽ làm cho con người ấy chỉ còn là nô lệ của những tham vọng, bao nhiêu cũng không đủ cho cơn thèm khát về quyền lực, vật chất vì nhu cầu được voi đòi tiên của mình. Họ bị bực bội vì chỉ quen nhận nên không cảm nhận được sự nhẹ nhõm, lan tỏa trong những ánh mắt thân thiện. Là cái kết đã được định đoạt, họ sống cô đơn trong cái vỏ ốc của chính mình. Ai rồi cũng sẽ trở về với cát bụi. Có chăng điều còn lại chính là dấu ấn của họ trong trái tim của mọi người. Có người ra đi mà dường như họ còn sống mãi trong lòng người khác, tỏa bóng mát tình thương cho hành trình sự sống. Họ dường như tái sinh trong tâm hồn mọi người.

Cuộc đời không phải là một khu vườn hoa thơm cỏ ngát, rực rỡ, tươi tắn những cánh hoa mềm mại như lụa đào. Vẫn còn nhiều lắm những mảnh đời cơ cực, nhọc nhằn, lam lũ hiện hữu trong xã hội. Cuộc sống mưu sinh của họ chỉ dựa vào những nghề nghiệp hết sức bình dị, số vốn quá ít ỏi như nặn tò he, làm nhang, làm quạt… Và những chương trình như “Ngôi nhà mơ ước” đã gieo thêm cho cuộc đời “mầm hạnh phúc”. Từ “trái tim yêu thương”, “mầm hạnh phúc” được gieo trồng vun đắp để tăng thêm hơi ấm trong cuộc sống có lẽ chỉ đơn giản như thế.

“Trái tim yêu thương” sẽ gieo “mầm hạnh phúc”. Nhưng nó chỉ thật sự đem đến điều tốt đẹp khi tình yêu thương ấy được đặt đúng chỗ. Có những tình yêu thương mù quáng, thiếu sự tỉnh táo của lí trí thì chỉ còn là sự lợi dụng của lòng yêu thương mà thôi. Có những tình yêu thương còn mang tính chất tạm thời “chữa cháy” chưa thật sự bền chắc, hiệu quả. Tình yêu thương không chỉ là sự ban ơn, ban phát ân huệ, làm phước mà sâu sắc nhất chính là tạo cơ hội, điều kiện cho họ phát huy được khả năng sức mạnh của chính mình để có thể tìm thấy nội lực của chính mình, để vững vàng trên chính đôi chân của mình. Nghĩa là chỉ cho họ cái cần câu cá hơn là cho họ con cá. Nếu chỉ cho ăn thì núi lở non mòn, không thể đáp ứng hết được, không thể có mà cho mãi. Từ cái cho không như thế có thể tạo thành sự ỷ lại, lười biếng, thụ động.

Cuộc sống giống như một bát nước lớn chứa những giọt nước của yêu thường. Con người ta biết yêu thương, sẻ chia thì bát nước cứ thế đầy lên bằng những niềm vui và hạnh phúc và cũng khô cạn dần nếu con người không chịu mở cửa trái tim trao gởi yêu thương đi. Những người không tiếp thêm nước cho chiếc bát ấy, tâm hồn sẽ héo úa, khô cạn từng ngày. Họ dần dần sống vô cảm, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân nhỏ nhen, ích kỉ. Đáng buồn thay, vẫn còn những con người như thế trong cuộc sống ngày nay. Họ quên mất đi tình yêu thương, bị sự ồn ào của cuộc sống, bị lu mờ bởi vật chất nên để tình yêu thương nguội lạnh. Vì cái tôi, vì cuộc sống đơn điệu của bản thân mà họ bỏ mặc những thứ xung quanh. “Mầm hạnh phúc” cũng từ đấy mà trở nên héo úa, lụi tàn.

Thế nhưng, cũng không nên phung phí tìn yêu thương trong cuộc sống này. Phải đặt tình yêu thương đúng chỗ để không rơi vào sự thiếu tỉnh táo của lí trí hay sự lợi dụng của lòng yêu thương của những tâm hồn xấu xa và những kẻ chỉ biết sống bám vào lòng yêu thương của người khác.

Cuộc sống tràn ngập tình yêu thương là cuộc sống không bao giờ buồn chán. Guồng quay tất bật của cuộc sống cứ thế cuốn ta đi mãi, cuốn vào những lo toan mưu sinh và nhịp sống hối hả của công việc. Nó lược bỏ dần dần những điều tốt đẹp nhỏ bé khỏi tâm hồn ta, quay cuồng ta khiến ta quên mất một niềm hạnh phúc cơ bản nhất mang tên yêu thương. Khi ta mệt mỏi dừng lại, chính vòng quay ấy sẽ hất vội ta ra một cách lạnh lùng nhất. Vì thế, đừng ngại yêu thương nhiều hơn. Gởi trao yêu thương khắp mọi miền gần gũi xa xôi, chờ đợi ta đó luôn là những ánh cầu vồng – miền đất hứa mang tên hạnh phúc. Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm một ngày để yêu thương. Chắc chắn, chúng ta sẽ được nhận lại những gì mà chúng ta đã sẵn lòng cho đi. Hãy tiếp tục yêu thương vì chẳng có tình yêu thương nào là vô nghĩa.

  • Cuộc sống có ý nghĩa
  • Yêu thương con người

Mã số VVYT 17-018

Ai trong chúng ta sống trên đời cũng cần có một bờ vai vững chắc để tựa vào lúc khó khăn, cùng đó là một trái tim biết đồng cảm và sẻ chia. Có bao giờ bạn tự hỏi. Chúng ta đã đối xử như thế nào với mọi người chung quanh? Hoặc bạn cảm thấy thế nào khi bạn có một hành động yêu thương đối với một ai đó? Có thể bạn sẽ thấy vui vì bạn cảm nhận được sự ấm áp của tình thương khi trao ban.

Trái tim yêu thương là gì? Là cảm giác đến từ sự chân thành, nó vô cùng đơn giản, mộc mạc, không mang những mưu toan, tính toán vì nó hiện diện ở khắp mọi nơi. Nếu có một gia vị làm tăng thêm hơi ấm và ý nghĩa trong cuộc sống… Đó chính là tình yêu thương. Nó có thể giúp ta vượt qua bao khó khăn thử thách.

Khi sự quan tâm, ân cần của trái tim được khai nở nó trở thành một điều thật kì diệu. Để chúng ta có thể sẻ chia những cảm xúc và thấu hiểu lẫn nhau, nhất trong lúc khó khăn. Vì qua đó nó giúp chúng ta nối kết ngôn ngữ trái tim. Và cùng sát cánh bên nhau trên khắp nẻo đường đời. Để có thể cùng ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng.

Tại sao trái tim yêu thương lại mang đến cho con người sự ấm áp? Vì đau khổ san sẻ sẽ vơi đi, còn hạnh phúc cộng lại sẽ nhân đôi.

Thế nhưng, cuộc sống không phải ai cũng có trái tim hoàn thiện, biết yêu thương san sẻ, để có thể thấu hiểu những cung bậc cảm xúc tự nó. Vì có những người chỉ chăm chăm tô điểm cho vẻ bên ngoài của mình thật đẹp, bắt mắt, xa hoa mà không để ý rằng tài sản quý của họ: “Trái tim” là cái thực sự cần làm đẹp.
Vì yêu thương khơi nguồn từ trái tim. Nhưng làm đẹp bằng cách nào? Không phải để trái tim ấy trong lồng kính, không phải thu mình lại để sống riêng mình… Vì làm như vậy ta đi ngược lại nguyên lí hoạt động là cho và nhận của trái tim, và nó sẽ chết dần và chết mòn như nước trong biển Chết chỉ nhận mà không cho đi.

Để làm đẹp cho trái tim chỉ còn một cách duy nhất là làm đẹp cho tâm hồn, sống vị tha, vì người khác, biết yêu thương, chia sẻ… thì trái tim mới giàu sức sống, có thể lan tỏa được tình yêu, nhịp đập mới sâu sắc, mạnh mẽ. Để nhờ đó trái tim luôn luôn biết lắng nghe, luôn biết thấu hiểu để mang đến niềm vui đích thực cho người chung quanh.
Yêu thương là sự cho đi mà không nhận lại, bởi trong lúc cho đi là họ nhận lại niềm vui của sự trao ban. Ngoài ra trái tim yêu thương còn mang một sứ mệnh cao cả, nó là hiện thân của những tấm lòng hy sinh cao thượng, là thứ quý giá thiêng liêng mà con người không thể dùng tiền bạc để mua, chiếm đoạt được. Chính vì thế ta không so sánh yêu thương giữa một người nghèo và một người giàu.

Với xã hội ngày nay luôn bận rộn trong guồng máy công việc, con người luôn phải chạy đua với thời gian, nhưng không phải vì thế mà yêu thương giữa con người với con người bị mất đi. Ở đâu đó quanh ta vẫn còn rất nhiều những tấm lòng chan chứa yêu thương luôn rộng mở. Có rất nhiều những giáo xứ, hội đoàn, hay những bạn sinh viên công giáo tham gia những chiến dịch: “Mùa hè tình nguyện”, “Đội quân tình nguyện”,… để giúp những người kém may mắn, trẻ em vùng sâu vùng xa.

Thomas Merton đã từng nói: “Nếu chúng ta chỉ biết tìm hạnh phúc cho riêng mình thì có thể chúng ta chẳng bao giờ tìm thấy hạnh phúc đích thực là biết sống vì người khác”. Vì chỉ có tình yêu thương mới mang đến cho con người hạnh phúc, tình yêu nâng tâm hồn con người thoát khỏi sự tầm thường, và đi kèn theo điều đó phải phát xuất từ sự hy sinh, lòng vị tha với những rung cảm chân thành.

Nhà văn Nam Cao đã thấu đạt được ý nghĩa đó, đã để nhân vật Hộ [Đời Thừa] cúi xuống nâng đỡ cuộc đời của Từ lúc cô bị bỏ rơi. Chính khi đó tính từ yêu thương trở nên ấm áp và kì diệu hơn.

Thời gian cứ thế trôi đi, đời người thì càng rút ngắn lại. Đứng trước quỹ đạo thời gian vô tận đó con người ta thật nhỏ bé, con người chỉ tồn tại cùng thời gian được bằng cách sống yêu thương và trao ban.

Đôi khi trái tim yêu thương là một liều thuốc an thần hay một phép mầu kì diệu, nó có thể giúp người ta vượt qua những khó khăn trong đời sống thường ngày. Nói đơn giản quá phải không? Đúng, nói thì thật là quá dễ, ai cũng có thể làm được như vậy. Điều qua trọng là làm thế nào để sống được điều đó.

Tôi xin thuật lại một câu chuyện của tác giả Hà Thuyên trong cuốn“Tâm hồn cao thương từ những điều bình dị nhất”như sau:

“Một cô bé tám tuổi, khi nghe cha mẹ mình nói chuyện về đứa em trai nhỏ. Cô gái chỉ hiểu rằng em mình bị bệnh rất nặng và gia đình không còn tiền, chỉ có một cuộc phẫu thuật rất tốn kém mới cứu sống được em trai cô bé, và cha mẹ không tìm ra ai để vay tiền. Do đó, gia đình em sẽ phải dọn đến một căn nhà nhỏ hơn vì họ không đủ khả năng tiếp tục để ở căn nhà sau khi đã trả tiền cho bác sĩ.

Cô bé nghe bố nói mẹ bằng giọng nói thật tuyệt vọng: chỉ có phép mầu mới cứu sống được Andrew. Thế là cô bé vào phòng mình, kéo ra một con heo đất được giấu kĩ trong tủ. Em dốc hết tiền lẻ và đếm cẩn thận. Rồi cô bé lẻn ra ngoài bằng cửa sau và đến tiệm thuốc gần đó. Em đặt toàn bộ số tiền của mình lên quầy.

Người bán thuốc hỏi: Cháu cần gì?

Cô bé trả lời: Em trai cháu bệnh rất nặng và cháu muốn mua phép màu!

Người bán thuốc hỏi lại: Cháu bảo sao?

Em cháu tên là Andrew. Em bị một căn bệnh gì đó trong đầu mà bố cháu nói chỉ có phép mầu mới cứu được em ấy. Phép mầu giá bao nhiêu ạ?

Ở đây không bán phép mầu cháu ạ. Chú rất tiếc!

Cháu có tiền trả mà. Nếu không đủ cháu sẽ cố tìm thêm. Chỉ cần cho cháu biết giá bao nhiêu?

Trong một cửa hàng có một vị khách ăn mặc thanh lịch. Sau khi nghe câu chuyện, ông cúi xuống hỏi cô bé: Em cháu cần loại phép mầu gì?

Cô bé rơm rớm nước mắt trả lời: Cháu cũng không biết nữa… Nhưng em cháu rất cần phép mầu đó. Nó bệnh nặng lắm, Mẹ cháu nói rằng cần được phẫu thuật và có thêm phép màu gì nữa mới cứu được nó. Cháu lấy toàn bộ số tiền để dành của mình để đi tìm mua phép mầu đó.

Vị khách hỏi: Cháu có bao nhiêu?

Cô bé cố trả lời cho vừa đủ nghe: Một đô-la mười một xu.

Người đàn ông mỉm cười rồi bảo: Ồ vừa đủ cho cái giá của phép mầu.

Một tay ông cầm tiền của cô bé, một tay kia ông nắm tay em bé và nói: Dẫn bác về nhà cháu, bác muốn gặp em trai và cha mẹ cháu để xem bác có loại phép mầu mà em trai cháu cần không.

Người đàn ông thanh lịch đó là bác sĩ Carlton Armstrong, một phẫu thuật gia thần kinh tài năng. Ca mổ được hoàn thành và không mất tiền, và không lâu sau Andrew đã có thể về nhà mạnh khỏe”.

Bạn có biết chính xác phép mầu giá bao nhiêu không? Một đô-la mười một xu cộng với niềm tin chân thành của một em bé và tình yêu thương của một người bác sĩ.

Đúng như vậy, chỉ khi có niềm tin, sự chân thành và trái tim yêu thương con người mới có thể làm phép mầu xảy ra. Đối với hầu hết những con người có tinh thần quảng đại và sự hy sinh, họ luôn luôn chủ trương lúc nào cũng mang trong mình một trái tim yêu thương làm điều căn bản trong nghệ thuật xử thế. Bởi vì tình thương là chất liệu hữu hiệu nhất có thể đưa con người đến với nhau một cách dễ dàng và hiểu nhau hơn.

Khi nhìn lại tôi lại thấy cuộc đời ta như chiếc lá có mầm sống, có yêu thương, có phát triển, và có trở về với đất mẹ: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi trở về cát bụi”. Mọi thứ trên cuộc đời này đều mang tính tương đối một cách ngẫu nhiên. Không có gì là mãi mãi trường tồn, ngoại trừ một thứ là trái tim của con người, trái tim biết yêu thương, biết chia sẻ và tha thứ. Vì thế, hãy sống, hãy yêu thương hết mình để thấy cuộc đời này không vô ích mà thật ấm áp và kì diệu biết bao.

Video liên quan

Chủ Đề