Vì sao mỹ công nhận jerusalem

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6-12 [giờ địa phương] đã chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, qua đó thay đổi chính sách của các đời Tổng thống Mỹ trước.

"Tôi xác định rằng đã đến lúc chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel", Reuters trích lời tuyên bố của Tổng thống Mỹ Trump trong một bài diễn văn tại Nhà Trắng ngày 6-12.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh: “Các Tổng thống Mỹ khác luôn hứa điều này trong lúc vận động tranh cử nhưng đều không thực hiện. Ngày hôm nay là lúc tôi thực hiện lời hứa của mình và quyết định này vì lợi ích của nước Mỹ cũng như việc theo đuổi hòa bình giữa Israel và người dân Palestine”.

Người dân Palestine theo dõi bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump qua truyền hình hôm 6-12. Ảnh: Reuters

Cùng với tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, ông Trump cũng cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ tiến hành công tác chuẩn bị cho việc di chuyển sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới Jerusalem. 

Theo ông, đây là bước đầu cho quá trình xây dựng sứ quán Mỹ tại Jerusalem và điều này sẽ đóng góp cho hòa bình ở khu vực.

Lá cờ Israel bay trên Jerusalem. Ảnh: EPA

Chủ quyền Jerusalem bấy lâu nay luôn được coi là một vấn đề hết sức nhạy cảm, là mấu chốt của xung đột giữa Israel và Palestine bởi Israel coi toàn bộ Jerusalem là thủ đô không bị chia cắt còn Palestine cho rằng Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước tương lai.

Cộng đồng quốc tế không công nhận tuyên bố của Israel về quyền sở hữu tất cả thành phố. Không nước nào có sứ quán ở Jerusalem.

Tuyên bố của Tổng thống Donald Trump ngày 6-12 đi ngược lại chính sách của các đời Tổng thống Mỹ trước, những người cho rằng quy chế Jerusalem cần được thông qua bởi một thỏa thuận cuối cùng giữa người dân Israel và Palestine.

An Nhiên

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm gì liên quan tới Israel?

Donald Trump đã quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, là tổng thống đầu tiên của Mỹ làm như vậy kể từ khi Israel được sáng lập vào năm 1948. Tel Aviv hiện là nơi Mỹ và nhiều nước khác đặt đại sứ quán.

Ông Trump dự định dời đại sứ quán Mỹ tới Jerusalem, nhưng việc này có thể mất đến hai năm. Luật của Mỹ quy định tổng thống ký sắc lệnh đặc miễn sau mỗi sáu tháng xác định đại sứ quán vẫn đặt tại Tel Aviv. Tuần này, ông Trump lỡ mất thời hạn 6 tháng gần đây nhất, nhưng các quan chức Mỹ nói rằng ông sẽ ký vào sắc lệnh đặc miễn và cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao bắt đầu tiến trình dời đại sứ quán.

Tại sao ông Trump công nhận Jerusalem?

Ông Trump đang hoàn thành một lời hứa lúc vận động tranh cử rằng ông sẽ dời đại sứ quán Mỹ ở Israel về Jerusalem. Ông theo đuổi lập trường ủng hộ Israel mạnh mẽ khi còn là ứng cử viên để lấy lòng cơ sở ủng hộ lớn của ông là những người theo phái Phúc Âm và những người Mỹ gốc Do Thái ủng hộ Israel.

Lời hứa của ông Trump rất được lòng hai nhóm cử tri đó, bao gồm cả ông trùm sòng bạc Sheldon Adelson, người đã quyên góp 25 triệu đôla cho một ủy ban hành động chính trị ủng hộ ông Trump trong chiến dịch tranh cử.

Các quan chức chính quyền Mỹ nói rằng việc công nhận Jerusalem là thừa nhận "thực tế lịch sử và hiện trạng" của Jerusalem.

Vì sao Jerusalem, lâu nay là nguồn gốc của tranh cãi quyết liệt, lại quan trọng như vậy?

Người Israel và người Palestine đều tuyên bố Jerusalem thuộc về họ. Thành phố này cũng là nơi Israel đặt chính quyền của mình. Israel tuyên bố toàn bộ Jerusalem là thủ đô của họ trong khi người Palestine xem khu vực phía đông thành phố, bị Israel chiếm đóng trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967, là thủ đô của một nhà nước Palestine tương lai.

Xung đột tập trung vào Cổ thành Jerusalem, nơi có điện thờ thiêng liêng thứ ba của Hồi giáo và địa điểm thiêng liêng nhất của Do thái giáo. Thành phố này lâu nay đã là một vấn đề gây tranh cãi đối với người Do Thái và người Hồi giáo khắp thế giới.

Mặc dù Israel kiểm soát thành phố, việc Israel sáp nhập đông Jerusalem không được cộng đồng quốc tế công nhận. Cộng đồng quốc tế muốn cuộc xung đột kéo dài hàng thập niên này được giải quyết tại bàn đàm phán.

Jerusalem cũng là nơi có Nhà thờ Mộ Thánh, được xây dựng tại nơi mà nhiều Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu bị đóng đinh và được chôn cất. Các giáo phái Công giáo Armenia và Công giáo Roma và Chính thống giáo Hy Lạp chia nhau quyền trông coi nhà thờ này, nơi căng thẳng thường bùng lên về quyền kiểm soát những khu vực khác nhau.

Những hệ quả tiềm năng là gì?

Quyết định của ông Trump đảo ngược chính sách đối ngoại gần 70 năm qua của Mỹ và các nhà phân tích cảnh báo rằng nó có thể đe dọa những nỗ lực điều giải một thỏa thuận hòa bình giữa người Israel và người Palestine.

Các nhà lãnh đạo Ả-rập cảnh báo rằng nó có thể khơi mào các vụ bộc phát bạo lực mới, và Nhà Trắng đang chuẩn bị cho viễn cảnh này bằng cách điều phối các kế hoạch bảo vệ công dân Mỹ ở nước ngoài.

Các quan chức an ninh Israel nói họ đã chuẩn bị cho mọi tình huống.

Ngoài việc khiến các đồng minh quan trọng trong thế giới Ả-rập tức giận, bước đi này cũng đe dọa làm các đồng minh phương Tây của Mỹ giận dữ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: REUTERS

Tuyên bố ngày 6-12 của ông Trump đi ngược lại chính sách của Washington nhiều thập kỷ qua và đe doạ thổi bùng bạo lực tại khu vực Trung Đông.

"Israel là một quốc gia có chủ quyền có quyền như mọi quốc gia khác là xác định thủ đô của mình. Đây là lúc để chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel" - hãng tin AFP dẫn tuyên bố lịch sử của ông Trump. 

Ông cho biết đã chỉ đạo bộ ngoại giao Mỹ "bắt đầu triển khai mọi công tác chuẩn bị để chuyển Đại sứ quán Mỹ từ thành phố Tel Aviv tới Jerusalem".

Theo ông Trump, quyết định này sẽ có lợi nhất cho lợi ích của nước Mỹ, cũng như việc tìm kiếm hòa bình giữa Israel và Palestine. 

Ông khẳng định việc công nhận Jerusalem là thủ đô Israel sẽ không ảnh hưởng đến nỗ lực của Mỹ trong việc giải quyết xung đột Israel-Palestine và Washington không nghiêng về bên nào trong các vấn đề như biên giới chủ quyền của Israel tại Jerusalem.

"Tuyên bố của tôi hôm nay đánh dấu việc bắt đầu một cách tiếp cận mới đối với cuộc xung đột giữa Israel và Palestine" - ông trump giải thích. 

Việc công nhận Jerusalem là thủ đô Israel nằm trong cam kết tranh cử tổng thống của ông Trump.

LHQ phản đối

Tuy nhiên quyết định của tổng thống Mỹ lập tức gây nhiều phản ứng. Trong khi thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ca ngợi hành động "lịch sử" của ông Trump, phía Palestine cho biết động thái trên đi ngược với thoả thuận giữa Palestine với Israel. 

"Việc này sẽ giúp các tổ chức cực đoan thực hiện chiến tranh tôn giáo có thể gây nguy hiểm cho cả khu vực đang trải qua những thời khắc quan trọng và đẩy chúng tôi vào những cuộc chiến không bao giờ kết thúc" - tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cảnh báo.

Sự giận dữ trên gương mặt người Palestine sau quyết định của Tổng thống Mỹ - Ảnh: REUTERS

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc [LHQ] Antonio Guterres tuyên bố phản đối các hành động đơn phương đe doạ triển vọng hoà bình trung đông đồng thời khẳng định không có giải pháp nào khác cho cuộc xung đột ngoài giải pháp hai nhà nước Israel-Palestine. Theo ông Guterres vấn để quy chế Jerusalem cần giải quyết bằng đàm phán trước tiếp.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng khẳng định Pháp không ủng hộ việc Tổng thống Trump "đơn phương" quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, đồng thời kêu gọi toàn khu vực bình tĩnh. Ông cho biết Pháp không chấp nhận việc đi ngược lại luật pháp quốc tế và tất cả các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ. 

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án quyết định trên của Mỹ, đồng thời gọi đây là hành động "vô trách nhiệm" và kêu gọi Washington xem xét lại quyết định này. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Ai Cập khẳng định Cairo cũng bác bỏ việc Mỹ quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. 

Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al Thani tuyên bố việc ông Trump quyết định chuyển Đại sứ quán Mỹ tới Jerusalem là "sự leo thang nguy hiểm và là án tử hình cho tất cả những ai muốn tìm kiếm hòa bình".

Người Palestine biểu tình ở phía nam dải Gaza ngày 6-12 - Ảnh: REUTERS

TRẦN PHƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề