Vì sao người nhật không gửi tiền ở ngân hàng

Một người phụ nữ lớn tuổi trả tiền cho chủ cửa hàng bán hoa quả tại quân Ameyoko [Tokyo]. Ảnh: reuters.com

Dẫn dữ liệu của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản [BoJ], hãng tin Reuters ngày 9/9 cho biết trong tháng 8, lượng tiền mặt lưu thông và gửi ngân hàng của Nhật Bản đã tăng với tốc độ kỷ lục.

Dữ liệu cũng nêu bật những khó khăn trong việc khuyến khích các công ty và gia đình bắt đầu chi tiêu trở lại trong bối cảnh nền kinh tế nước này dần mở cửa sau khi các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ vào tháng 5.

Dự trữ tiền tệ đang lưu thông và tiền gửi tại các tổ chức tài chính trong tháng 8 tăng 7,1% so với cùng kỳ một năm trước đó, đánh dấu mức tăng lớn nhất kể từ khi có thống kê dữ liệu từ năm 2004. Tháng 7, mức tăng này là 6,5%.

'Một số gia đình có thể cất giữ tiền mặt ở nhà thay vì gửi vào tài khoản. Đại dịch COVID-19 khiến họ thận trọng khi đến các chi nhánh ngân hàng', một quan chức BoJ phát biểu trong một cuộc họp.

Theo quan điểm của người dân Nhật Bản, tiền mặt vẫn là công cụ thanh toán đứng đầu trong các giao dịch. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc người dân nước này không mấy mặn mà từ bỏ tiền mặt là do tình trạng già hóa dân số. Số lượng người dân thuộc tầng lớp hưu trí ngày càng gia tăng không muốn thay đổi cách thức thanh toán.

Hơn một nửa tài sản của các gia đình Nhật Bản là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Tỉ lệ này càng gia tăng ở nhóm người cao tuổi khi một số người sử dụng tiền mặt như một cách để ngăn chặn chi tiêu lãng phí.

'Mọi người ai chẳng thích tiền mặt. Tôi không quan tâm tới một xã hội không tiền mặt. Tôi không thấy thoải mái nếu như không may mất điện thoại. Và cũng không rõ bản thân sẽ tiết kiệm được bao nhiêu khi thanh toán điện tử thay vì phải rút tiền ra khỏi ví', một cụ bà 65 tuổi sinh sống tại Tokyo cho hay.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp gia đình cũng gặp khó khăn trong việc chuyển đổi sang thanh toán không sử dụng tiền mặt khi họ không thấy nhiều lợi ích nếu làm như vậy.

Theo ông Yukio Kawano - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Siêu thị Nhật Bản, các doanh nghiệp gia đình dựa vào nguồn thu nhập bằng tiền mặt mỗi ngày để quản lý mọi hoạt động kinh doanh. Do chi phí máy móc và giao dịch cao, hơn một nửa trong hai triệu doanh nghiệp nhỏ của Nhật Bản không đăng ký chiến dịch kêu gọi thanh toán không sử dụng tiền mặt của chính phủ mặc dù có đủ điều kiện hưởng trợ cấp.

Hiện nền kinh tế Nhật Bản đang chìm sâu hơn vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất sau Chiến tranh Thế giới thứ II sau khi virus SARS-CoV-2 gây ra dịch bệnh COVID-19 bùng phát, tác động tới nhiều doanh nghiệp. Đây cũng là nhiệm vụ khó khăn mà các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt trong việc ngăn chặn một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng hơn nữa.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Khi sang Nhật làm việc, người lao động luôn mong muốn kiếm thật nhiều tiền để gửi về cho gia đình và nhiều người chưa biết làm cách nào để có thể gửi tiền về nhà một cách nhanh chóng, tiết kiệm, an toàn và đúng luật pháp. Thấu hiểu được mong muốn đó, Agribank đã hợp tác với D.Communications [DCOM] cung cấp dịch vụ chuyển tiền tiết kiệm chi phí và dễ dàng sử dụng nhằm hỗ trợ cộng đồng người lao động Việt Nam tại Nhật Bản.

Theo đó, Agribank chính thức cung cấp dịch vụ nhận tiền kiều hối từ Nhật Bản thông qua công ty chuyển tiền DCOM. DCOM là công ty chuyển tiền nhanh hàng đầu tại Nhật Bản, với hình thức chuyển tiền đa dạng, thông qua DCOM, người chuyển tại Nhật Bản có thể chuyển tiền về Agribank qua:

- Website của DCOM/Ứng dụng chuyển tiền của DCOM trên điện thoại di động thông minh;

- Chuyển tiền tự động lên đến 100 man tại bất kỳ máy ATM  nào của bưu điện hoặc FamilyMart bằng thẻ và tiền mặt;

- Chuyển tiền mặt với thẻ lưu trú hoặc giấy tờ tùy thân hợp lệ tại  bất cứ Văn phòng giao dịch của DCOM.

Đây là dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Nhật, hoạt động 24/24, có mức phí thấp nhất với tỉ giá ưu đãi và thời gian chuyển tiền nhanh nhất [người nhận tiền có thể nhận trong vòng 1 phút]. Người nhận tiền tại Việt Nam có thể nhận tiền tự động vào tài khoản mở tại Agribank hoặc nhận tiền mặt [miễn phí nhận tiền] ngay tức thì tại bất cứ Chi nhánh nào của Agribank trên khắp mọi miền tổ quốc.

Hiện nay, lượng tu nghiệp sinh Việt Nam tăng mạnh tại Nhật kéo theo nhu cầu chuyển tiền về Việt Nam rất lớn. Lợi dụng tình trạng này, một số cá nhân đã thực hiện dịch vụ chuyển tiền tay ba [chuyển tiền qua một người trung gian]. Đây là một hoạt động chuyển tiền phi pháp bởi không có sự kiểm soát của pháp luật trong hoạt động kiều hối. Do vậy, DCOM và Agribank khuyến cáo, để không tiếp tay cho các loại hình chuyển tiền phi pháp và tránh bị lừa đảo mất tiền, người Việt Nam ở Nhật không nên mua bán trao đổi tài khoản ngân hàng, chuyển tiền tay ba và không cho người khác thuê mượn thông tin cá nhân.

Hướng dẫn các cách chuyển tiền an toàn từ DCOM Nhật Bản về Agribank

Cách 1: Chuyển trực tiếp bằng thẻ DCOM

Thẻ chuyển tiền trực tiếp là thẻ màu bạc, có ghi tên người nhận trên thẻ. Chỉ cần mang thẻ và tiền mặt đến bất kỳ máy ATM của Ngân hàng Bưu điện Nhật [hoặc máy ATM của FamilyMart], quý khách có thể nhanh chóng chuyển tiền đến người nhận đã đăng ký trước mà không cần phải liên lạc DCOM hay lập lệnh chuyển tiền. Trong vòng 10 phút sau, tiền sẽ được chuyển trực tiếp đến tài khoản người nhận. Dịch vụ hoạt động 24/24, kể cả thứ Bảy, Chủ Nhật hay ngày lễ.

Cách 2: Chuyển trực tiếp tại quầy giao dịch

Người chuyển mang theo tiền mặt và Thẻ lưu trú hoặc giấy tờ tuỳ thân hợp lệ đến Văn phòng giao dịch của DCOM. Nhân viên DCOM sẽ nhanh chóng giúp quý khách chuyển tiền một cách đơn giản.

Cách 3: Chuyển tiền bằng Web, App và điện thoại

- Nạp tiền vào tài khoản DCOM: Nạp tiền vào tài khoản DCOM của quý khách bằng 1 trong 2 cách sau:

+ Dùng thẻ nạp tiền của DCOM [thẻ bạc, không đăng ký người nhận], nạp tiền tại bất kỳ máy ATM của Ngân hàng Bưu điện Nhật [hoặc máy ATM của FamilyMart], tiền sẽ tự động nạp vào tài khoản DCOM 24/24 mà không cần phải liên lạc DCOM.

+ Chuyển tiền từ tài khoản Ngân hàng của quý khách sang đến tài khoản của DCOM [xem số tài khoản trên tờ hướng dẫn gởi về cho quý khách]. Sau khi chuyển khoản xong, vui lòng gửi Biên nhận chuyển tiền lên website DCOM hoặc gởi lên Facebook của DCOM. Nhân viên DCOM sẽ xác nhận và nạp tiền vào tài khoản DCOM của quý khách.

- Tạo lệnh chuyển tiền: Truy cập vào tài khoản DCOM của quý khách trên website hoặc App DCOM, sau đó thực hiện tạo lệnh chuyển tiền về người nhận mà quý khách muốn chuyển. Quý khách cũng có thể gọi điện thoại đến tổng đài của DCOM [03-6661-2477] để yêu cầu thực hiện việc chuyển tiền nếu không tiện đăng nhập vào tài khoản DCOM.

Sau khi hệ thống thực hiện xử lý giao dịch cho quý khách, hệ thống sẽ nhắn tin SMS hoặc gởi Email thông báo tình trạng giao dịch cho quý khách. Nếu quý khách sử dụng dịch vụ Nhận tiền nhanh bằng Chứng minh nhân dân tại Agribank, quý khách cần thông báo mã số nhận tiền cho người nhận.

Hướng dẫn cách nhận tiền tại Agribank

- Nhận tiền qua tài khoản: Sau khi DCOM thực hiện xử lý giao dịch, chỉ trong vòng vài phút, người nhận sẽ nhận được tiền trong tài khoản mở tại Agribank. Dịch vụ hoàn toàn tự động, hoạt động 24/24, kể cả thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ. Đối với một số loại tài khoản không thể chuyển nhanh và tài khoản ngoại tệ, Agribank sẽ chuyển thường đến tài khoản người nhận trong vài giờ đồng hồ.

- Nhận tiền qua Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân: người nhận chỉ cần mang theo Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân và mã số nhận tiền của DCOM đến bất kỳ điểm giao dịch nào của Agribank và dễ dàng nhận tiền trong vòng ít phút mà không trả thêm bất cứ chi phí nào.

Như vậy, từ nay người thân của bạn tại Việt Nam có thể nhận tiền NGAY TỨC THÌ tại bất kì điểm giao dịch nào của AGRIBANK trên KHẮP MỌI MIỀN của Tổ quốc chỉ với mã nhận tiền của DCOM. Và hơn thế nữa, dịch vụ nhận tiền hoàn toàn MIỄN PHÍ và không phải chờ đợi xác nhận!

Mọi thắc mắc về dịch vụ, Qúy khách vui lòng xin liên hệ Dịch vụ khách hàng của DCOM: 03-6661-2477 hoặc tổng đài hỗ trợ khách hàng của Agribank: 1900558818-0243.2053205 để được hướng dẫn.

Quỳnh Nguyễn-TSC

Nguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh,

Việc cắt giảm lãi suất cho vay nhằm thúc đẩy chi tiêu trong nước và đầu tư kinh doanh

Mức lãi suất -0,1% nghĩa là ngân hàng trung ương trong thực tế sẽ tính phí 0,1% với một số khoản tiền gửi của các ngân hàng thương mại.

Ngân hàng Trung ương Nhật hy vọng việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ duy trì lạm phát bền vững và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đây là chính sách mà thường chỉ ảnh hưởng đến cho vay liên ngân hàng.

Quyết định đưa ra sau khi Ngân hàng Trung ương kết thúc cuộc họp đầu tiên của năm 2016 vào hôm thứ Sáu 29/1.

Đầu ngày, dữ liệu kinh tế một lần nữa làm dấy lên quan ngại về tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ lạm phát lõi tháng 12/2015 là 0,1% - thấp hơn nhiều so mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương.

Chụp lại hình ảnh,

Bộ trưởng Kinh tế Nhật Akira Amari vừa từ chức vì cáo buộc tham nhũng

Nhật đang đối mặt với mức lạm phát rất thấp, nghĩa là người dân và các doanh nghiệp có xu hướng giữ tiền với giả định rằng họ có thể nhận được nhiều hơn sau một thời gian.

Vì vậy, thay vì chi tiêu hoặc đầu tư, họ sẽ gửi tiền trong ngân hàng.

Việc cắt giảm lãi suất cho vay nhằm thúc đẩy chi tiêu trong nước và đầu tư kinh doanh.

Động thái này cũng nhắm mục tiêu lạm phát, khuyến khích người dân và doanh nghiệp chi tiêu hơn là tiết kiệm.

Hôm thứ Sáu 29/1, dữ liệu cũng cho thấy sản lượng công nghiệp của Nhật đã giảm 1,4% trong tháng so với tháng trước - yếu hơn so với dự báo.

Đây là tháng thứ hai suy giảm, nhấn mạnh rằng tác động từ suy thoái kinh tế bên ngoài cũng như nhu cầu nội địa yếu đang đè nặng lên nền kinh tế của Nhật.

Video liên quan

Chủ Đề