Vì sao quân Mông Nguyên mạnh hơn quân ta rất nhiều những vẫn thất bại dưới thời nhà Trần

Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?

Thế kỷ XIII, Mông Cổ được coi là đế chế hùng hậu khi thường xuyên đưa quân đi xâm lược, bành trướng tại nhiều nước châu Á và châu Âu. Tuy nhiên, khi xâm lược Việt Nam, quân Nguyên – Mông đã 3 lần bị quân dân nhà Trần đánh bại. Sở dĩ như vậy vì có 3 lý do chính như sau:

  • Do quân dân nhà Trần đã có sự chuẩn bị chu đáo ngay từ khi nghe tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược. Khi này, cả nước ngày đêm sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập ngày đêm tập võ để sẵn sàng đánh giặc.
  • Do kế sách của vua quan nhà Trần đưa ra đúng đắn. Chính sách “vườn không nhà trống” đã khai thác được tối đa nhược điểm của quân đội Mông Cổ, điều này đã khiến quân Mông – Nguyên đại bại ngay từ đầu.
  • Do ý chí kiên cường và đoàn kết của quân dân nhà Trần đã mang tới thắng lợi to lớn và vẻ vang cho toàn dân tộc.

Mục lục

  • 1 Hoàn cảnh
  • 2 Lần thứ nhất
  • 3 Lần thứ hai
  • 4 Lần thứ ba
  • 5 Chấm dứt chiến tranh
  • 6 Số lượng quân Mông Nguyên
  • 7 Nguyên nhân chiến thắng của nhà Trần
  • 8 Xem thêm
  • 9 Tham khảo
  • 10 Chú thích

Hoàn cảnh

Năm 1225, dưới sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, nữ hoàng nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức là vua Trần Thái Tông. Nhà Trần chính thức thay nhà Lý. Sau khi chính thức nắm quyền cai trị Nhà Trần ra sức củng cố nội chính và chấm dứt nạn cát cứ từ cuối thời Lý. Tới năm 1229, sau khi Nguyễn Nộn ốm chết, các lực lượng chống đối cơ bản bị dẹp.

Trong khi đó ở phương Bắc, Trung Quốc từ lâu đã bị chia cắt. Nhà Tống phải rút xuống phía nam trước sự xâm lấn của nước Kim của người Nữ Chân. Phía tây bị nước Tây Hạ chia cắt. Tới đầu thế kỷ 13, người Mông Cổ ở phía bắc nước Kim thống nhất dưới quyền Thành Cát Tư Hãn, trở nên lớn mạnh. Mông Cổ đánh xuống phía nam, tiêu diệt Tây Hạ [1227] và Kim [1234]. Mặc dù đã mở rộng bờ cõi bao la sang phía tây, diệt nhiều nước Tây Á và đánh sang châu Âu, người Mông Cổ tiếp tục tiến xuống phía nam để tiêu diệt Nam Tống.

Năm 1254, quân Mông Cổ đánh chiếm Vương quốc Đại Lý [Vân Nam ngày nay], muốn đánh chiếm Đại Việt để tạo thế "gọng kìm" bao vây Nam Tống. Các đoàn ngoại giao của Mông Cổ được phái sang Đại Việt đề nghị mở đường cho quân đội Mông Cổ đi qua để lên đất Tống. Nhưng các vua Trần không những từ chối mà lại còn cho bắt giam các nhà ngoại giao Mông Cổ.

Chiến tranh nổ ra vào đầu năm 1258 khi Uriyangqatai [Ngột Lương Hợp Thai] cùng con trai là Aju đem 3 vạn quân người Mông Cổ và 1,5 vạn quân người Đại Lý tấn công Việt Nam. Quân Mông Cổ đã mau chóng giành được thắng lợi, chiếm được kinh đô Thăng Long, nhưng rồi cũng mau chóng bị quân Đại Việt đánh bật. Cuộc chiến năm 1258 chỉ diễn ra trong vòng khoảng nửa tháng, đến cuối tháng 1 năm 1258 thì quân Mông Cổ thất bại và rút hết khỏi Đại Việt.

Hai mươi năm sau, không cần đi đường qua Đại Việt, Mông Cổ vẫn đánh bại được nước Tống. Nhà Nguyên được thành lập trên lãnh thổ Mông Cổ và Trung Quốc ngày nay. Đế quốc này tìm cách mở rộng lãnh thổ của mình ra phía đông tới Nhật Bản, và xuống phía nam. Để thực hiện ý đồ tiến xuống phía nam, Nhà Nguyên đã tiến hành chiến tranh với Chiêm Thành và Miến Điện trước. Nhưng quân và dân Chiêm Thành đã kháng chiến thắng lợi, khiến cho quân Nguyên không thực hiện được ý đồ lấy Chiêm Thành làm bàn đạp. Ở Miến Điện năm 1277, quân Mông Cổ cũng chịu những thiệt hại quân sự và phải rút lui. Đại Việt trở thành nơi phải bị khuất phục để quân Mông Cổ có thể tiếp tục chiến lược hướng nam. Dưới chiêu bài đề nghị Nhà Trần mở đường cho đại quân Nguyên đi qua chinh phạt Chiêm Thành, quân Nguyên tìm cách tấn công Đại Việt.

Lần thứ nhất

Bản đồ mô tả cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ

Bài chi tiết: Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 1

Lần thứ nhất Mông Cổ tấn công Đại Việt vào tháng 2 năm 1258. Từ Đại Lý, khoảng 15.000 – 25.000 kỵ binh Mông Cổ và 20.000 quân Đại Lý [tổng cộng là khoảng 35.000 – 45.000 quân] tiến vào Đại Việt.

Quân Đại Việt năm 1258, gồm quân cấm vệ và quân các lộ, có khoảng 10 vạn, trong đó có 2 vạn cấm quân [lực lượng chủ lực đóng ở gần kinh thành] và 8 vạn sương quân [quân đóng ở các địa phương]. Tuy nhiên, 8 vạn sương quân này phải đóng quân rải khắp trên lãnh thổ cả nước, bao gồm việc ngăn ngừa nổi loạn, chống đạo tặc, canh gác biên giới và lăng tẩm... nên nhà Trần chỉ có thể tập trung được một bộ phận để tác chiến với Mông Cổ.

Đích thân vua Trần Thái Tông và Thái tử Trần Hoảng dẫn quân lên nghênh địch tại Bình Lệ Nguyên [nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phúc]. Quân Mông Cổ tỏ ra chiếm ưu thế, quân Trần khi thất lợi đã chủ động rút lui về Phù Lỗ để bảo toàn lực lượng chứ không dốc sức đánh tới cùng, quân Mông Cổ đã không thành công trong việc tiêu diệt quân chủ lực Đại Việt và bắt các vua Trần.

Trận tiếp theo diễn ra tại Phù Lỗ [bên sông Cà Lồ]. Quân Đại Việt lại bị đánh bại. Tuy nhiên, Nhà Trần đã dự tính trước điều này và đã chủ động sơ tán người dân và của cải ra khỏi kinh đô từ trước. Quân Mông Cổ dù chiếm được Thăng Long, nhưng Nhà Trần đã thực hiện "vườn không nhà trống", đem đi hết lương thực trong thành khiến quân Mông gặp phải khó khăn về lương thực.

Chỉ 10 ngày sau khi rút khỏi Thăng Long, Vua Trần và Thái tử lại dẫn quân phản công, đánh thắng quân Mông Cổ trong trận Đông Bộ Đầu [nay là quận Ba Đình, Hà Nội]. Quân Mông Cổ lập tức bỏ thành Thăng Long rút lui về nước, cũng bằng con đường dọc theo sông Hồng. Trên đường rút lui, quân Mông Cổ đã bị lực lượng các dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc do Hà Bổng chỉ huy tập kích.

Toàn bộ cuộc chiến lần thứ nhất chỉ diễn ra trong vòng khoảng nửa tháng, với chỉ khoảng 3-4 trận đánh lớn. Quân Mông Cổ bị thiệt hại nặng, mất từ quá nửa cho tới khoảng 4/5 quân số. Theo Nguyên sử, khi tiến vào đất Tống, đoàn quân Mông Cổ chỉ còn lại 3.000 kị binh Mông Cổ và 1 vạn quân Đại Lý[3] Sau thất bại tại Đại Việt, quân Mông Cổ phải tìm đường khác để tấn công Tống từ phía nam.

Mục lục

  • 1 Nguyên nhân
  • 2 Tương quan lực lượng
    • 2.1 Quân Nguyên
    • 2.2 Quân Trần
  • 3 Diễn biến
    • 3.1 Hai bên dàn quân
    • 3.2 Đụng độ ở biên giới quốc gia
    • 3.3 Trận Vạn Kiếp và phía tây bắc nước ta
    • 3.4 Trận Cao Lạng
    • 3.5 Trận Thăng Long
    • 3.6 Trận Vân Đồn
    • 3.7 Thoát Hoan rút về Vạn Kiếp
    • 3.8 Trận Bạch Đằng
      • 3.8.1 Giả thuyết khác
    • 3.9 Trận Lạng Sơn
    • 3.10 Kết cục các tướng Nguyên
  • 4 Kết quả
    • 4.1 Ngoại giao sau chiến tranh
  • 5 Kế hoạch chinh phạt Đại Việt lần 4
  • 6 Định công phạt tội
  • 7 Chiến thuật và ý nghĩa
  • 8 Xem thêm
  • 9 Tham khảo
    • 9.1 Sách tham khảo chung
    • 9.2 Chú thích cụ thể

Nguyên nhânSửa đổi

Sau thất bại trong việc chinh phạt Đại Việt năm 1285, hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt vẫn không từ bỏ kế hoạch chiếm Đại Việt. Gần như ngay lập tức, kế hoạch tái chinh phạt được hoạch định. Ngày 21 tháng 8 năm 1285, Khu mật viện nhà Nguyên trình đề nghị tái chiến với Đại Việt

Giữa tháng 2 năm 1286, Hốt Tất Liệt lệnh cho Ariq Qaya bàn kế hoạch đánh Đại Việt. Đầu tháng 3, danh sách các chỉ huy quân Nguyên tham gia được phê duyệt. Giữa tháng 3, việc điều động binh lính bắt đầu và đồng thời một dự án đóng 300 tàu chiến được khởi công.

Tuy nhiên, do những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Trung Quốc nổ ra khắp nơi ở miền Nam Trung Quốc, nên vào tháng 6 năm 1286 vua Nguyên ra lệnh hoãn việc chinh phạt Đại Việt. Đến cuối năm 1286, việc chuẩn bị chinh phạt Đại Việt được tái khởi động.[2]

Tương quan lực lượngSửa đổi

Quân NguyênSửa đổi

Theo kế hoạch mà Hốt Tất Liệt đề ra vào tháng 3 năm 1286, đội quân Nguyên chinh phạt Đại Việt vẫn sẽ do Thoát Hoan làm tổng tư lệnh. A Lý Hải Nha làm phó tổng tư lệnh. Các chỉ huy cao cấp khác gồm Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp [tướng người Hán của nhà Nguyên], Diệp Hắc Mê Thất, A Lý Quỹ Thuận,... Sau đó, tháng 11 năm 1286, A Bát Xích, A Lý, Trình Bằng Phi [tướng người Hán của nhà Nguyên], Ái Lỗ, Trương Ngọc, Lưu Khuê, Tích Đô Nhi, Trương Văn Hổ, Phí Củng Thìn, Đào Đại Minh [những tên cướp biển người Hán làm tướng nhà Nguyên], Trần Trọng Đạt, Tạ Hữu Khuê, Bồ Tý Thành cũng được điều động. Phần lớn các tướng lĩnh này đều đã từng tham gia chinh phát Đại Việt năm 1285.[3] A Lý Hải Nha qua đời ngày 18 tháng 6 năm 1286, và Áo Lỗ Xích được cử làm phó cho Thoát Hoan.

Theo Nguyên sử, ngoài việc huy động lại những quân lính trong lần chinh phạt thứ 2 thoát được về Trung Quốc, nhà Nguyên còn huy động thêm 7 vạn quân Mông Cổ và Hán của ba tỉnh Giang Hoài, Giang Tây, Hồ Quảng, 1.000 quân nhà Nam Tống cũ đầu hàng theo Nguyên, 6.000 quân của Vân Nam, 15.000 quân người Lê ở Hải Nam, ngoài ra còn quân người dân tộc ở Quảng Tây. Số quân huy động thêm mà Nguyên sử ghi là 92.000, chưa tính số quân người Choang không được ghi rõ. An Nam chí lược ghi tổng số quân là 10 vạn, nhưng khi vào đến Đại Việt hội binh thì lại ghi có 50 vạn. Đại Việt sử ký Toàn thư ghi số quân Nguyên là 50 vạn. Về thủy quân, quân Nguyên có 700 thuyền chiến mới đóng cùng 120 thuyền chiến của Hải Nam đều đặt dưới sự chỉ huy của Ô Mã Nhi. 100 thuyền vận tải chở 17 vạn thạch lương do Trương Văn Hổ chỉ huy đi cùng Ô Mã Nhi.[4]

Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược cho rằng số quân Nguyên khoảng 30 vạn và Trần Xuân Sinh trong Thuyết Trần cho rằng con số này giống như An Nam chí lược ghi khi quân Nguyên hội binh, là gần với sự thực, vì ngoài số quân mới huy động còn số quân trở về từ thất bại năm 1285 được điều động quay trở lại Đại Việt.[1]

Rút kinh nghiệm từ thất bại lần trước, quân Nguyên trang bị hai hạm thuyền lớn. Hạm đội tải lương dưới quyền của Trương Văn Hổ, chở theo 17 vạn thạch lương [có sách chép 70 vạn] để giúp đảm bảo hậu cần cho quân Nguyên, giảm bớt sự lệ thuộc vào việc tải lương đường bộ vốn rất khó khăn và tốn nhiều nhân lực. Hạm đội chiến đấu gồm có cả thảy hơn 600 chiến thuyền dưới quyền chỉ huy của Ô Mã Nhi, với hàng vạn thủy quân tinh nhuệ nhất của nước Nguyên là những sắc quân người Lê đảo Hải Nam, quân Tân Phụ miền Giang Nam. Hạm đội của Ô Mã Nhi có nhiệm vụ đánh mở đường và hộ tống đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, đồng thời sẽ là một lực lượng quan trọng để phá tan ưu thế thủy chiến của quân Đại Việt. Lần xâm lược này, quân Nguyên có tổng quân số ít hơn lần trước, nhưng thủy quân được tăng cường mạnh mẽ hơn rõ rệt. Gần sát ngày tiến quân, Hốt Tất Liệt còn đích thân ra chỉ dụ căn dặn các tướng: “Không được cho Giao Chỉ là nước nhỏ mà khinh thường”.

Quân TrầnSửa đổi

Phía Đại Việt đã tiến hành tổng động viên. Lần này lãnh đạo là Trần Nhân Tông. Tướng chỉ huy toàn bộ quân đội là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Tổng số quân nhà Trần khoảng 32 vạn[1] [con số này có lẽ tính gộp cả quân chủ lực lẫn quân địa phương và dân binh]

Trần Nhân Tông đại xá thiên hạ, chỉ trừ những người từng hàng quân Nguyên đều không được đại xá. Nhiều tù nhân được tha, tình nguyện tòng quân ra mặt trận để báo ơn.

Trần Quốc Tuấn với những kinh nghiệm tác chiến thu được sau khi đánh bại quân Nguyên 2 năm trước, sau khi phân tích tình hình quân Nguyên, đã tự tin tâu với vua Trần: "Thế giặc năm nay dễ phá"

Giải mã nhà Trần chiến thắng quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng

Quốc Phong

Nhà báo, sống tại Hà Nội

Xem các bài viết của tác giả

Thiên tài quân sự của Trần Quốc Tuấn khiến 400 chiến thuyền giặc Nguyên sập bẫy trên Bạch Đằng bằng cách nào?

Đất nước Đại Việt dưới thời nhà Trần rất nhỏ bé. Nhưng chúng ta 3 lần đánh tan đế quốc Nguyên Mông. Đặc biệt, trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng quả là trận đánh lịch sử bằng một chiến công đầy vĩ đại.

Khu di tích Bạch Đằng giang. Ảnh: Hà Nội mới

Vĩ đại bởi cha ông ta, dưới tài chỉ huy của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã biết vận dụng quy luật thủy triều để đánh giặc. Sự vĩ đại còn ở chỗ làm sao lừa được quân Nguyên Mông vốn hùng mạnh nhất thế giới khi đó. Kỳ lạ ở chỗ cả thế giới đều chưa quên quân nhà Nam Hán và nhà Tống đều đại bại do bị sập bẫy trên đoạn sông này.

Vậy mà không lẽ quân Nguyên Mông không đọc sử sách sao? Song, việc quân tướng nhà Trần cho “đóng cọc” hay “đặt cọc” trên sông để giặc sập bẫy đến nay vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Người đam mê tìm hiểu vũ khí của cha ông

Kỹ sư chế tạo vũ khí Vũ Đình Thanh hiện làm việc cho cơ quan nghiên cứu sản xuất Almaz trong tập đoàn vũ khí Almaz Altey của LB Nga. Anh vốn đam mê tìm hiểu truyền thống cha ông xưa đánh giặc bằng vũ khí gì.

Anh đã từng tìm hiểu về vua Quang Trung - Nguyễn Huệ, một nhà quân sự đại tài không chỉ về khả năng thao lược đánh giặc ngoại xâm mà còn là nhà khoa học kỹ thuật quân sự tài ba khi biết chế tạo vũ khí hóa học phốt pho từ phân dơi [có chất phốt pho] mà chúng ta quen gọi là hỏa cầu để tiêu diệt địch.

Kỹ sư Vũ Đình Thanh trình bày quá trình nghiên cứu phục dựng nỏ thần An Dương Vương với cán bộ Bảo tàng Quân đội, tháng 5/2020. Ảnh: Quốc Phong

Anh cũng từng bỏ ra cả một năm vừa qua để tìm hiểu kỹ thuật làm nỏ Liên Châu của triều đại An Dương Vương. Chiếc nỏ được xem là Nỏ Thần vào 2.300 năm về trước. Khi bắn chỉ một phát mà Nỏ Thần nhả ra cả chục mũi tên đồng và bay xa hàng trăm mét là chuyện hoàn toàn có thật.

Kỹ sư Thanh muốn người Việt hôm nay cần tự hào và cả thế giới biết rằng, truyền thuyết đã trở thành thực tế. Anh đăng ký sở hữu trí tuệ công trình nghiên cứu nói trên tại cả Việt Nam lẫn nước ngoài [CH Serbia]. Anh cũng đã xin phép tổ chức hội thảo khoa học tại Trung tâm Hà Nội học trong Hoàng Thành Thăng Long vào tháng 6/2020.

Sau đó, anh liên tục cải tiến nỏ bằng những vật liệu thô sơ mà chính cha ông có thể sử dụng để làm ra bộ cung tên giống như truyền thuyết. Từ cánh nỏ, dây cung và mũi tên [mũi tên đồng thì tôn trọng tuyệt đối hình mẫu khuôn đúc mũi tên từ 2.300 năm trước còn lại dưới lòng đất được khai quật và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử].

Bài học thất bại cũ liệu sớm quên?

Lần này, qua trao đổi, anh muốn giới thiệu những suy đoán ban đầu của thời kỳ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn lập mưu nhử quân Nguyên Mông là tướng Ô Mã Nhi vào sông Bạch Đằng bằng phương pháp “đóng cọc” hay “đặt cọc”.

Người ta có thể thắc mắc rằng,nhữngbài học trên sông Bạch Đằng vào năm 938 mà Ngô Quyền cầm quân đánh giặc Nam Hán cũng như năm 981 mà Lê Hoàn cầm quân đánh giặc Tống không lẽ giặc Nguyên Mông đã sớm quên?

Theo kỹ sư Vũ Đình Thanh, không nên nghĩ như vậy bởi đối phương là thế lực quân sự hùng mạnh bậc nhất thế giới khi đó.

Bãi cọc tại Khu di tích Bạch Đằng Giang mô phỏng trận địa cọc cha ông ta sử dụng đánh giặc ngoại xâm. Ảnh: Cổng tin tức TP Hải Phòng

Vì thế, họ cũng phải tìm hiểu lịch sử những trận đại bại của quân Nam Hán đúng 350 năm trước [thời Ngô Quyền] và 319 năm trước của quân Tống [thời vua Lê Hoàn] khi sang nước ta xâm lược.

Đây mới chỉ là những suy đoán bước đầu của anh. Theo anh, nó mang những cơ sở khoa học nhất định chứ anh vẫn không vội vàng khẳng định.

Thế trận mai phục

Theo sử sách ghi lại, sau khi trực tiếp đi xem xét, nghiên cứu kỹ địa hình, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã chọn vùng thượng lưu sông Bạch Đằng [vùng cửa sông của Hải Phòng và Quảng Ninh bây giờ] làm trận địa quyết chiến.

Để tăng thêm lợi thế của trận địa mai phục, ông đã kế thừa truyền thống của Ngô Quyền và Lê Hoàn trong kháng chiến chống quân Nam Hán [938] và quân Tống [981], cho đóng cọc gỗ nhằm thực hiện ý đồ chiến lược - chặn đứng và tiêu diệt toàn bộ đạo quân thủy của địch.

Cuối tháng 3/1288, từ Vạn Kiếp, Ô Mã Nhi chỉ huy hàng vạn quân với 600 chiến thuyền, có các đội kỵ binh yểm trợ, rút theo đường ra sông Bạch Đằng.

Vừa ra khỏi Vạn Kiếp, quân Nguyên đã bị quân nhà Trần chặn đánh khiến đoàn kỵ binh này phải theo về cùng với bộ binh của tướng Thoát Hoan, chỉ còn thủy quân buộc phải tiếp tục chạy ra sông và lọt vào trận địa của ta đã mai phục sẵn ở tả và hữu ngạn sông Giá [ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng và huyện Yên Hưng, Quảng Ninh ngày nay].

Hàng loạt cọc gỗ vạt nhọn và bịt sắt được cắm xuống, tạo ra bãi chướng ngại vật. Những cánh quân chủ lực tinh nhuệ nhất của triều đình, đông đảo các đơn vị quân đội của vương hầu quý tộc và đội dân binh đã được huy động tham gia trận đánh lịch sử này.

Kết thúc trận đánh, thuyền địch bị chìm gần hết, quân lính bị thương vong vô số. Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ bị bắt, hơn 400 chiến thuyền bị tiêu diệt, khoảng hơn 4 vạn tướng sĩ Nguyên Mông đã bị loại ra khỏi vòng chiến.

Nghe tin thủy quân thất bại, cánh quân bộ của Thoát Hoan trở nên rối loạn, bị quân ta chặn đánh liên tục trên đường rút chạy. Qua trận chiến này, chúng ta thấy Trần Hưng Đạo và triều đình nhà Trần đã lợi dụng triệt để các điều kiện địa lý tự nhiên để chiến thắng quân thù quả là cực kỳ thông minh.

Thông minh còn ở chỗ làm thế nào để đóng cọc [chắc rất mất thời gian] hay đặt cọc [mất ít thời gian hơn đóng] để không bị lộ bí mật?

* Kỳ tới:Chiến thắng Bạch Đằng: Đóng cọc hay đặt cọc trên sông nhử địch

Quốc Phong

Không đợi Diên Hồng mới hiểu lòng dân

Không phải đợi đến Diên Hồng thì nhà Trần mới hiểu lòng dân quyết tâm...

Đại chiến Hồ-Minh và quyết định sai lầm của Chu Đệ

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thành Tây Đô ở Thanh Hóa

Một sử gia Phương Tây đã giải thích lý do Hoàng đế Chu Đệ của nhà Minh bỏ 'trật tự thiên hạ' của cha mình để tấn công Đại Việt vào năm 1407 và xóa tên nước này, đổi thành quận Giao Chỉ.

Các sách dạy lịch sử ở Việt Nam thường coi khởi nghĩa Lam Sơn [1418-1427] giống như các cuộc đấu tranh chống xâm lược vào các thời kỳ Tiền Lê, Lý, Trần trước đó và Tây Sơn sau này.

Thực ra khởi nghĩa Lam Sơn có tính chất bước ngoặt hơn cả vì chấm dứt được nỗ lực thuộc địa hóa toàn diện của Minh với xã hội Việt và ngăn tiến trình Hán hóa do di dân Phương Bắc tới.

Video liên quan

Chủ Đề