Phép lai 2 cặp tính trạng là gì

Lai hai cặp tính trạng

Cập nhật lúc: 17:19 13-02-2017 Mục tin: Sinh học lớp 9

Lai 2 cặp tính trạng là gì? Bài tập lai hai cặp tính trạng sinh học 9

Khái niệm lai hai cặp tính trạng là gì?

Lai hai cặp tính trạng là việc dùng 2 cặp bố mẹ thuần chủng nhưng khác nhau về tính trạng và các tính trạng này có sự tương phản.

Để nghiên cứu và tìm hiểu về lai hai cặp tính trạng, Gregor Mendel đã thí nghiệm bằng cách lai hai loại đậu Hà Lan thuần chủng và có sự khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản.

Từ đó, ông đã rút ra kết luận rằng, khi lai hai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì ta sẽ có được kiểu hình F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích của các tính trạng hợp thành nó.

Đặc biệt, khi ta lai hai cặp tính trạng có thể tạo ra sự biến dị tổ hợp, tức là sự xuất hiện của các loại kiểu hình khác. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa lai hai cặp tính trạng và lai một cặp tính trạng.

Click Xem ngay >>> Menden và di truyền học, ý nghĩa của di truyền học

Bài tập lai hai cặp tính trạng sinh học 9

Trước khi tìm hiểu về phương pháp giải bài tập lai 2 cặp tính trạng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu 2 dạng toán tổng quát của phần kiến thức này nhé.

Bài toán thuận lai 2 cặp tính trạng

Với dạng bài toán thuận, ta sẽ được biết KG, KH của P. Qua đó xác định tỉ lệ KG, KH của F.

Để giải dạng toán thuận, trước tiên ta cần quy ước gen dựa trên giả thiết của đề bài. Sau đó Từ KH của P sau đó xác định KG của P. Cuối cùng, lập sơ đồ lai và xác định KG của F rồi cuối cùng xác định KH của F.

Bài toán nghịch lai hai cặp tính trạng

Ngược lại với dạng toán thuận, dạng toán nghịch lại cho biết tỉ lệ KG, KH của F -> Xác định KG, KH của P. Dạng toán nghịch sẽ phức tạp hơn so với dạng thuận. Cá giải tổng quát như sau:

  • Đầu tiên, xác định tỉ lệ KH của F.
  • Tiếp theo, phân tích kết quả từng cặp tính trạng ở con lai. Dựa vào tỉ lệ tính trạng của F để suy ra KG của P về cặp tính trạng đang xét suy ra KH của P.
  • Với tỉ lệ \[F_{1}=3:1\] thì cả 2 cơ thể P đều có KG dị hợp về cặp tính trạng đang xét, tính trội hoàn toàn.
  • Với tỉ lệ \[F_{1}=1:2:1\] thì cả 2 cơ thể P đều có KG dị hợp về cặp tính trạng đang xét và tính trội không hoàn toàn.
  • \[F_{1}\]đồng tính trội thì ít nhất 1 cơ thể P đồng hợp trội; F1đồng tính lặn do đó cả 2 cơ thể P đều đồng hợp lặn.
  • Tỉ lệ \[F_{1}=1:1\] thì 1 cơ thể P có KG dị hợp, cơ thể P còn lại có KG đồng hợp lặn về cặp tính trạng đang xét.
  • Xét chung 2 cặp tính trạng để suy ra KG ở hai cặp tính trạng của bố mẹ
  • Cuối cùng, lập sơ đồ lai minh họa.

Lai hai cặp tính trạng - Sinh học 9

Ở bài viết này Cunghocvui sẽ gửi đến các bạn học kiến thức lý thuyết đầy đủ và chuẩn nhất về lai hai cặp tính trạng sinh học 9, các kiến thức như thế nào là lai hai cặp tính trạng, thí nghiệm lai hai cặp tính trạng,...

A. Lý thuyết

I. Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen

Menđen trước khi bước vào thí nghiệm đã chọn lai đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản đó là: hạt màu vàng có vỏ trơn với hạt màu xanh có vỏ nhăn

1. Tiến hành thí nghiệm

2. Phân tích kết quả thí nghiệm

Kiểu hình F2 Số hạt Tỷ lệ kiểu hình F2 Tỷ lệ từng cặp tính trạng ở F2
Vàng, trơn 315 \[\approx \]9/16 Vàng : Xanh =\[\dfrac {315+101}{108+32}\]\[\approx \]3:1
Vàng, nhăn 101 \[\approx \]3/16
Xanh, trơn 108 \[\approx \]3/16 Xanh : Nhăn =\[\dfrac {315+108}{101+32}\]\[\approx \]3:1
Xanh, nhăn 32 \[\approx \]1/16

3. Giải thích kết quả thí nghiệm

a] Tỷ lệ của từng cặp tính trạng

- Vàng : Xanh chiếm xấp xỉ 3:1, dựa theo quy luật phân licủa Menđen thì tính trạng trội sẽ là vàng chiếm 3/4, tính trạng lặn là xanh chiếm 1/4.

- Xanh : Nhăn chiếm xấp xỉ 3:1, dựa theo quy luật phân licủa Menđen thì tính trạng trội sẽ là trơn chiếm 3/4, tính trạng lặn là nhăn chiếm 1/4.

b] Tỷ lệ các kể hiểu ở F2

- Hạt vàng : trơn = \[\dfrac{3}{4}\]vàng x\[\dfrac{3}{4}\] trơn = 9/16

- Hạt vàng, nhăn = \[\dfrac{3}{4}\] vàng x \[\dfrac{1}{4}\] nhăn = 3/16

- Hạt xanh, trơn = \[\dfrac{1}{4}\] xanh x \[\dfrac{3}{4}\] trơn = 3/16

- Hạt xanh, nhăn = \[\dfrac{1}{4}\]xanh x \[\dfrac{1}{4}\] nhăn = 1/16

=> Tỷ lệ phân licủa từng cặp tính trạng kiểu hình ở F2 = 9 : 3 : 3 : 1 = [3:1] [3:1]. Như vậy các tính trạng như màu sắc, hình dạng của quả sẽ phân li độc lập với nhau.

3. Kết luận: Thế nào là lai hai cặp tính trạng

Qua thí nghiệm ta thấy, khi lai hai cặp tính trạng bố mẹ thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau thì sẽ cho đời F2 có tỉ lệ như là mỗi kiểu hình sẽbằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.

II. Biến dị tổ hợp

- Biến dị tổ hợp chính là sự phân liđộc lập của các cặp tính trạng của bố và mẹ [P], làm xuất hiện các kiểu hình khác của bố và mẹ [P].

- Ý nghĩa của biến dị tổ hợp là nhằm làm phong phú di truyền ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản [giao phối] hữu tính.

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thí nghiệm của Menđen

– Thực hiện thí nghiệm

– Đối tượng thí nghiệm vẫn là đậu hà lan

– Menden thực hiện phép lai hai thứ đậu hà lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản: hạt vàng, trơn lai với xanh, nhăn

– Phân tích kết quả phép lai của Menđen dựa vào kết quả kiểu hình ở phép lai

– Từ kết quả phép lai:

⇒ Tỉ lệ vàng: xanh: 3: 1; Tỉ lệ trơn: nhăn: 3:1

Tỉ lệ kiểu hình ở F2: 9 vàng- trơn: 3 vàng- nhăn: 3 xanh- trơn: 1 xanh- nhăn

⇒ 9: 3: 3:1

– Kết luận: qua phép lai ta thấy

  • Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2của từng cặp tính trạng là 3:1 tuân theo quy luật phân li.
  • Tỉ lệ kiểu hình ở F2chính bằng tích tỉ lệ của các cặp tính trạng hợp thành nó⇒ Các tính trạng phân li độc lập.

1.2. Biến dị tổ hợp

– Quan sát thí nghiệm ta nhận thấy:

  • Ở F2, ngoài các các kiểu hình giống bố mẹ ở P là vàng, trơn và xanh nhăn.
  • Xuất hiện thêm các tính trạng khác là xanh, trơn và vàng nhăn được gọi là biến dị tổ hợp.
  • Nguyên nhân tạo ra biến dị tổ hợp: chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng của P đã làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp.

– Biến dị tổ hợp là: sự xuất hiện các kiểu hình khác vs bố mẹ do sự tổ hợp 1 cách ngẫu nhiên của các tính rạng phân li độc lập.

– Ý nghĩa: làm phong phú di truyền ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính [giao phối].

Phép lai hai cặp tính trạng

Chủ nhật - 01/11/2020 16:30

Dạng 1: Xác định kết quả ở F1, F2
Phương pháp giải:
B1: Xác định tính trạng trội, lặn[ có thể không có bước này nếu như bài đã cho].
B2: Quy ước gen
B3:Xác định kiểu gen.
B4: Viết sơ đồ lai và kết quả

tải xuống [3]

Hướng dẫn giải:
a. Xác định kết quả ở F2.
- Xác định trội lặn: Vì F1 được 100% chuột đen, lông ngắn=> lông đen trội hoàn toàn so với lông trắng, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài.
Quy ước: Gen A lông đen
Gen a lông trắng
Gen B lông ngắn
Gen b lông dài




thu được 100% chuột lông đen , xù. Sau đó lấy chuột thu được ở F1 giao phối với chuột lông trắng, trơn.
a. Xác định kết quả thu được ở F2
b. Nếu giao phối chuột trắng, xù có kiểu gen dị hợp với chuột đen, xù của F1 thì F2 sẽ thu được kết quả như thế nào?
HS tự giải
Đáp án: a. 1 đen , xù: 1 đen , trơn: 1 trắng, trơn: 1 trắng, xù
b. Tỉ lệ 3: 3: 1 :1
Dạng 2: Dựa vào kiểu hình để xác định kiểu gen bố, mẹ
Phương pháp giải:
B1: Xác định tính trạng trội, lặn[ có thể không có bước này nếu như bài đã cho].
B2: Quy ước gen
B3:Xác định kiểu gen[ dựa vào kiểu hình lặn của đời con hoặc cháu].
B4: Viết sơ đồ lai và kết quả
Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Ở người, nhóm máu O [a a] , máu A [A A; A a] Máu B[A’A’; A’a] nhóm máu B[AA’], thuận tay phải gen [B] , thuận tay trái gen[b]. Trong một gia đình bố có nhóm máu A, thuận tay trái, mẹ có nhóm máu B, thuận tay phải có 2 người con: con trai có nhóm máu AB, thuận tay trái và con gái có nhóm máu O thuận tay phải.
a. Xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình.
b. Người con trai lớn lên lấy vợ có nhóm máu O, thuận tay phải; con gái của họ nhóm máu B, thuận tay phải. Xác định kiểu gen vợ của người con trai và bé gái con của họ.
Hướng dẫn giải
a. Xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình.
- Bố có nhóm máu A, thuận tay trái có kiểu gen [A- bb]
- Mẹ có nhóm máu B, thuận tay phải có kiểu gen[A’- B -]
- Con trai có nhóm máu AB, thuận tay trái có kiểu gen[AA’bb]. Trong cặp gen bb thì 1 gen b nhận từ bố và 1 gen b nhận từ mẹ.
- Con gái có nhóm máu O thuận tay phải có kiểu gen [a aB-]. Trong cặp gen a a thì 1 gen a nhận từ bố và 1 gen a nhận từ mẹ.
Vậy - Bố có nhóm máu A, thuận tay trái có kiểu gen [Aa bb]
- Mẹ có nhóm máu B, thuận tay phải có kiểu gen[A’a B b]
- Viết sơ đồ lai và kết quả
Sơ đồ lai:


b. Xác định kiểu gen
- Con trai có nhóm máu AB, thuận tay trái có kiểu gen[AA’bb]
- Vợ có nhóm máu O, thuận tay phải có kiểu gen[aaB-]
- Con gái của họ nhóm máu B, thuận tay phải có kiểu gen[ A’- B- ]nhận gen b từ bố và gen a từ mẹ.
Vậy: - Bé gái có kiểu gen là[ A’a Bb ]
- Vợ người con trai có kiểu gen aaBB hoặc aa Bb
- Sơ đồ lai 1:


Bài tập 2: Ở một loài thực vật, hoa tìm [T] , hoa trắng [t] , hạt nâu[N], hạt vàng[n] . Đem thụ phấn cay có hoa tím, hạt nâu với cây có hoa trắng , hạt vàng. Ở F1 thu được 50% cây hoa tím, hạt nâu và 50% cây hoa trắng, hạt vàng.
a. Xác định kiểu gen của P
b. Đem lai cây hoa tím, hạt nâu dị hợp 2 cặp gen với cây hoa trắng , hạt nâu ở F1 .Xác định kết quả ở F2
Hướng dẫn giải:
a. Xác định kiểu gen của P
- Xác định kiểu gen:
Cây hoa tím, hạt nâu có kiểu gen[T- N- ]
Cây hoa trắng, hạt vàng có kiểu gen [ttnn]=> giao tử [tn] không ảnh hưởng đến kiểu hình F1 .Ở F1 thu được
50% cây hoa tím, hạt nâu[ T- N- ]=> Cây hoa tím, hạt nâu cho giao tử [TN]
50% cây hoa trắng, hạt nâu[ttN-] => Cây trắng hạt nâu cho giao tử [tN]
Vậy Cây hoa tím, hạt nâu có kiểu gen [TtNN]
Cây hoa trắng, hạt vàng có kiểu gen [ttnn0

Tỉ kệ kiểu gen:
1 TtNN: 2 TtNn = 3 cây hoa tím, hạt nâu
1 ttNN: 2ttNn = 3 cây hoa trắng, hạt nâu
1 Ttnn = 1 cây hoa tím, hạt vàng
1 ttnn = 1 cây hoa trắng, hạt vàng
Bài tập 3: Giao phấn cà chua quả đỏ, tròn với với cà chua quả vàng, bầu dục ở F1 thu được 100% cà chua quả đỏ, tròn. sau đó lấy các cây F1 giao phấn với nhau.
a. xác định kết quả ở F2
b. Lấy một cây ở F2 giao phấn với cây quả vàng, bầu dục. ở F3 thu được cây quả vàng, bầu dục và cây quả đỏ, tròn. Xác định kiểu gen cây F2.
[Học sinh tự giải]
Dạng 3: Dựa vào tỉ lệ kiểu hình để xác định kiểu gen bố, mẹ
Phương pháp giải:
B1: Xác định tính trạng trội, lặn[ có thể không có bước này nếu như bài đã cho].
B2: Quy ước gen
B3: Xác định kiểu gen[ dựa vào tỉ lệ kiểu hình]. Xét riêng từng cặp cặp tính trạng]
B4: Viết sơ đồ lai và kết quả
Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Ở lúa , thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, chín sớm rội hoàn toàn so với chín muộn. Đem hai thứ lúa đều thân cao, chín sớm thụ phấn với nhau ở F1 thu được: 897 cây lúa thân cao, chín sớm: 299 cây lúa thân cao, chín muộn: 302 cây lúa thân thấp, chín sớm: 97 cây lúa thân thấp, chín muộn.
a. Xác định kiểu gen của bố mẹ.
b.Lấy cây thân thấp, chín sớm thụ phấn với cây thân cao , chín sớm ở P. Xác định kết quả thu được.
Hướng dẫn giải:
a. Xác định kiểu gen của bố mẹ.
Xét riêng từng cặp tính trạng:



b. Xác định kết quả
- Xác định kiểu gen:
Cây bố thân cao, chín sớm [ a aBB, a aBb]
Cây mẹ thân coa, chín sớm ở P: AaBb
- Sơ đồ lai 1


Bài tập 2: Cho biết ở một loài côn trùng, 2 cặp tính trạng về chiều cao chân và độ dài cánh do gen nằm trên NST thường qui định và di truyền độc lập với nhau.
Gen A: chân cao ; gen a: chân thấp
Gen B: cánh dài ; gen b: cánh ngắn.
Người ta tiến hành 2 phép lai và thu được 2 kết quả khác nhau ở con lai F1 như sau:
  1. Phép lai 1, F1 có:
+ 37,5% số cá thể có chân cao, cánh dài.
+ 37,5% số cá thể có chân thấp, cánh dài.
+ 12,5% số cá thể có chân cao, cánh ngắn.
+ 12,5% số cá thể có chân thấp, cánh ngắn.
  1. Phép lai 2, F1 có:
+ 25% số cá thể có chân cao, cánh dài.
+ 25% số cá thể có chân cao, cánh ngắn.
+ 25% số cá thể có chân thấp, cánh dài.
+ 25% số cá thể có chân thấp, cánh ngắn.
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên.
Hướng dẫn giải:
  1. Phép lai 1:
F1 có tỉ lệ : 37,5% : 37,5% : 12,5% : 12,5% = 3 : 3 : 1 : 1
- Phân tích từng cặp tính trạng ở con lai F1 :

P : Bb [ cánh dài ] x Bb [ cánh dài ]
* Tổ hợp 2 tính trạng suy ra :
- Một cơ thể P mang kiểu gen AaBb [ chân cao, cánh dài ]
- Một cơ thể còn lại mang kiểu gen aaBb [ chân thấp, cánh dài]
* Sơ đồ lai : [HS tự viết]
- Tỉ lệ kiểu hình ở F1 :
3 chân cao, cánh dài : 1 chân thấp, cánh dài
1 chân cao, cánh ngắn : 1 chân thấp, cánh ngắn.
b] Phép lai 2:
Phân tích từng cặp tính trạng ở con lai F1 :
+ Về chiều cao của chân :

Bài tập 3: Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4 loại kiểu hình với 6400 cây trong đó có 1200 cây quả đỏ, hạt dài. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên các NST khác nhau. Đối lập với quả đỏ, hạt dài là quả vàng,hạt tròn.
a. Xác định tính chất của tỉ lệ trên và viết sơ đồ lai
b. Tính số cây của các kiểu hình còn lại.
Hướng dẫn giải:
a. Xác định tính chất của tỉ lệ trên và viết sơ đồ lai
F2 có tỉ lệ 1200/ 6400 = 18,75% tương ứng với 3/ 16 . Vậy F2 có 16 tổ hợp = 4


b. Tính số cây của các kiểu hình còn lại.
* Nếu 3A- bb tương ứng với kiểu quả đỏ, hạt dài ta có quy ước gen
A: quả đỏ a: quả vàng
B : hạt tròn b: hạt dài
- Tỉ lệ kiểu hình và số cây ở F2 là:
9 A – B - : Đỏ tròn tương ứng với 3600 cây
3 A - bb : Đỏ dài tương ứng với 1200 cây
3 aaB - : Vàng tròn tương ứng 1200 cây
1a abb : vàng dài tương ứng 400 cây
* Nếu 3 aaB- tương ứng với kiểu quả đỏ, hạt dài ta có quy ước gen
A: quả vàng a: quả đỏ
B : hạt dài b: hạt tròn
- Tỉ lệ kiểu hình và số cây ở F2 là:
9 A – B - : Vàng dài tương ứng với 3600 cây
3 A - bb : Vàng tròn tương ứng với 1200 cây
3 aaB - : Đỏ dài tương ứng 1200 cây
1a abb : Đỏ tròn tương ứng 400 cây

Lai hai và nhiều cặp tính trạng là phép lai trong đó:


Câu 74886 Nhận biết

Lai hai và nhiều cặp tính trạng là phép lai trong đó:


Đáp án đúng: b


Phương pháp giải

Lai hai cặp tính trạng --- Xem chi tiết

...

Lý thuyết sinh học 9 bài 5 – Lai hai cặp tính trạng

Phần kiến thức trọng tâm đầu tiên của chuyên đề Lai hai cặp tính trạng là thí nghiệm về Quy luật phân li độc lập của Men-đen. Trước hết là thí nghiệm lai đậu Hà Lan của Men-đen

Men-đen tiến hành thí nghiệm lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng, khác nhau hai cặp tính trạng tương phản. Cụ thể sơ đồ kiểu hình phép lai như sau:

P1: hạt vàng, trơn x hạt xanh, nhăn P1: hạt vàng, nhăn x hạt xanh, trơn

F1: đồng loạt hạt vàng, trơn

F1 x F1: hạt vàng, trơn x hạt vàng, trơn

F2 cho ra kiểu hình tổng quát như sau

9/16 hạt vàng, trơn

3/16 hạt vàng, nhăn

3/16 hạt xanh, trơn

1/16 hạt xanh, nhăn

Phân tích kết quả thu được cho thấy

Xét sự di truyền của từng tính trạng: mỗi tính trạng đều di truyền theo quy luật phân li

Xét sự di truyền của cả 2 tính trạng: F2 có tỉ lệ mỗi loại kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó

9/16 hạt vàng, trơn = 3/4 vàng x 3/4 trơn

3/16 hạt vàng, nhăn = 3/4 vàng x 1/4 nhăn

3/16 hạt xanh, trơn = 1/4 xanh x trơn

1/16 hạt xanh, nhăn = 1/4 xanh x 1/4 nhăn

Đậu Hà Lan là đối tượng thí nghiệm của Men-đen trong thí nghiệm tìm ra quy luật phân li độc lập

Men-đen giải thích kết quả thí nghiệm bằng sơ đồ lai dưới đây

Kí hiệu hạt vàng là A, hạt xanh là a, hạt trơn là B, hạt nhăn là b

P: hạt vàng, trơn x hạt xanh, nhăn

G: AB, ab

F1: AaBb

G[F1]: AB, Ab, aB, ab

F1 x F1

AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb

Tỉ lệ kiểu hình:

9/16 hạt vàng, trơn

3/16 hạt vàng, nhăn

3/16 hạt xanh, trơn

1/16 hạt xanh, nhăn

Kết luận:

Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình phát sinh giao tử và hình thành hợp tử. Từ đó Men-đen rút ra quy luật phân li độc lập: Các nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

Kết luận này là cơ sở cho tiết sinh học 9 bài 6 – Thực hành Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại.

Khi gieo 1 đồng tiền kim loại, tỉ lệ xuất hiện giữa mặt sấp và mặt ngửa là xấp xỉ 1 : 1. Càng tăng số lần gieo đồng kim loại lên thì tỉ lệ đó càng tiệm cận 1 : 1. Tương tự với khi cơ thể lai F có kiểu gen Aa giảm phân cho hai loại giao tử mang gen A và a với xác suất ngang nhau. Cụ thể, công thức để tính xác suất: P[A] = P[a] = 1/2 hay tỉ lệ kiểu gen sẽ là 1A : 1a

Khi gieo 2 đồng tiền kim loại sẽ có 3 trường hợp xảy ra

Một là cả hai đồng tiền kim loại cùng ra mặt sấp [1]

Hai là một đồng tiền kim loại ra mặt sấp, một đồng tiền kim loại ra mặt ngửa [2]

Ba là cả hai đồng tiền kim loại cùng ra mặt ngửa [3]

Khi gieo 2 đồng tiền kim loại thì tỉ lệ xuất hiện của các trường hợp [1], [2], [3] lần lượt xấp xỉ 1 : 2 : 1. Khi càng tăng số lần gieo đồng kim loại thì tỉ lệ đó càng tiệm cận với tỉ lệ 1 : 2 : 1 hay 1/4 : 1/2 : 1/4. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 được xác định bởi sự kết hợp giữa 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái có tỉ lệ ngang nhau.

Lý thuyết về Biến dị tổ hợp

Nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp trong quá trình phân li độc lập là do sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có của P. Cụ thể, sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhân tố di truyền [alen] trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra sự đa dạng về số loại giao tử. Theo đó, sự tổ hợp tự do giữa các loại giao tử đã tạo ra các biến dị tổ hợp. Trong tiết sinh học 9 bài 50 – Hệ sinh thái, chúng ta sẽ còn gặp lại kiến thức về biến dị và đột biến trong phần đa dạng hệ sinh thái. Chính việc liên tục xuất hiện các biến dị tổ hợp, sự đào thải các gen yếu, giữ lại các gen tốt,… đã tạo nên sự phát triển và thích nghi của các sinh vật cũng như sự đa dạng sinh học.

Men-đen là người đã khái quát Lý thuyết về Biến dị tổ hợp trong Di truyền học

Trong phép lai hạt đậu Hà Lan, biến dị tổ hợp chính là các hạt đậu vàng, nhăn và hạt đậu xanh, trơn được tạo mới. Biến dị tổ hợp có thể được giải thích dựa vào quy luật phân li độc lập.

Video liên quan

Chủ Đề