Vì sao thanh nga bị ám sát

NSƯT Thanh Nga được biết đến là nữ hoàng cải lương Việt Nam, từng nổi danh lẫy lừng với nhiều vở cải lương kinh điển. Cô cũng là nhân vật chủ chốt của gia tộc cải lương Thanh Minh - Thanh Nga [gia tộc có nhiều nghệ sĩ lớn như Bảo Quốc, Hữu Châu, Hữu Lộc...].

  • Nghệ sĩ Hồng Sáp: 6 người con qua đời bi thương, 85 tuổi phải sống nhờ tiền trợ cấp

Chuyện Thanh Nga bị ám sát từng gây chấn động dư luận một thời. Đến tận ngày nay, công chúng vẫn nhắc lại.

Trong phần cuối chương trình Hồi ký Thanh Minh - Thanh Nga, cháu gái Thanh Nga là nghệ sĩ cải lương Hồng Loan đã bật khóc kể lại giây phút kinh hoàng của mọi người trong nhà cô. Cô nói:

"11 giờ đêm ngày 26/11/1978, Thanh Nga diễn xong vở Thái hậu Dương Vân Nga và cùng chồng con về nhà [nhà chồng]. Vừa vào đến cửa nhà, có hai thanh niên đi xe Honda 67 chạy tới, lao vào ô tô bắn Thanh Nga và chồng ngã xuống.

Thanh Nga vừa ngã xuống thì anh Cát [người bảo vệ cho Thanh Nga] la lên thất thanh: "Cứu, cứu! Cô Nga bị bắn rồi".

Người nhà nghe tiếng la thất thanh của anh Cát liền ùa ra. Xe của Thanh Nga có hai cửa, cửa bên tay trái sát tường nên hơi khó khăn trong việc đem ông Lân [chồng Thanh Nga] ra.

Ông Lân chết tại chỗ, còn Thanh Nga vẫn còn hơi thở. Mọi người trong nhà gọi xích lô ở hẻm kế bên rồi đỡ Thanh Nga lên. Anh Cát lên trước, ôm chặt Thanh Nga. Xích lô chạy thẳng ra Bệnh viện Sài Gòn.

Thanh Nga và Bảo Quốc

Lúc ra gần ngã 6 thì Ánh Đào [em gái Thanh Nga] đang trên đường về nhà. Người bạn của Ánh Đào nhìn thấy Thanh Nga liền la lên: "Chị Ba kìa". Ánh Đào bảo: "Em có nhìn lộn không, giờ này chị Ba còn làm gì ở đây".

Người bạn đó nói: "Em thấy chị Ba ngồi trên xích lô với anh Cát". Ánh Đào linh tính chẳng lành, liền chạy ngược xe lại theo chiếc xích lô thì thấy người trên đó đúng là Thanh Nga.

Ánh Đào kêu lớn: "Chị Ba! Chị Ba!". Đôi mắt Thanh Nga hé lên, miệng mím lại, hai bàn tay nắm chặt, vẻ mặt đau đớn.

Anh Cát hét lên: "Cô Ba bị bắn rồi cô Tám. Cô Tám chạy về báo cho mợ Hai [bà bầu Thơ - mẹ Thanh Nga]. Tôi đưa cô Ba tới Bệnh viện Sài Gòn".

Không chần chừ, Ánh Đào lao như bay về nhà bà bầu Thơ, đập cửa thật mạnh để gọi mọi người.

Ánh Đào vừa bước vào thì đập vào mắt là hình ảnh người mẹ vừa nhận hung tin, dáng đi nặng nề bước xuống, một tay phải vịn vào tường.

Tuy chưa biết sống chết thế nào, nhưng trong lòng bà bầu Thơ quặn đau khi nghe tin con gặp nạn.

Đương lúc chưa có xe thì vợ chồng nghệ sĩ Hữu Thìn [bố nghệ sĩ Hữu Châu] cũng vừa đến. Sau khi biết tin, Hữu Thìn nói: "Má lên xe con, con chở má ra Bệnh viện Sài Gòn".

Bà bầu Thơ vừa lên xe chạy đi về phía Bệnh viện Sài Gòn thì nghệ sĩ Chí Tiên kêu lên: "Thôi chết, có khi nào chúng dụ má ra rồi bắn má luôn không". Ánh Đào nghe vậy liền lao xe theo, nghệ sĩ Thanh Lệ [mẹ Hữu Châu] cũng đi cùng.

Bệnh viện Sài Gòn lúc đó đã đóng cửa, Thanh Lệ phải nói là người nhà Thanh Nga vừa bị bắn thì mới được vào.

Thanh Lệ vừa vào thì cô y tá Tuyết Mai [y tá quen với nhà Thanh Nga] bước ra nói: "Chị Nga chết rồi". Một tiếng nói nhỏ, nhẹ nhàng nhưng như sét đánh khiến Thanh Lệ sụp xuống.

Ánh Đào cũng buông xe xuống, lao vào trong. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt Ánh Đào là hai chiếc xe đẩy bệnh nhân chở hai xác người được đậy lại bằng vải trắng.

Bên cạnh đó, bà bầu Thơ đang ngồi lặng lẽ nhìn vào hai chiếc xe đẩy. Một trong hai người nằm im trên đó là đứa con gái thân yêu của bà. Hữu Thìn đứng dựa vào tường, người rũ xuống. Ánh Đào cũng lặng lẽ. Căn phòng chìm trong yên lặng, nặng nề.

Tiếng khóc của Thanh Lệ khiến ba người cùng nhìn ra cửa. Thanh Lệ khóc đẫm lệ, nhìn bà bầu Thơ. Bà lên tiếng: "Con Nga chết rồi".

Thanh Lệ lao vào xe đẩy khóc nức nở: "Cô Ba ơi, cô chết tức tưởi quá, không một lời trăng trối". Thanh Lệ lật tấm vải ra thì la lên thất thanh vì nhầm với ông Lân.

Nét mặt ông Lân kinh hãi lắm, mắt nhắm, miệng há hốc, trông rất kinh khiếp. Thanh Lệ đậy lại, mở tiếp chiếc xe đẩy Thanh Nga ra thì không cầm lòng được, nước mắt tuôn như suối".

Kể xong, Hồng Loan lại bật khóc xin lỗi khán giả: "Câu chuyện này đau lòng quá mọi người ạ. Đã hơn 40 năm rồi mà nhắc lại tôi vẫn đau như mới vừa xảy ra. Tôi xin lỗi mọi người vì đã khóc do không cầm được xúc động".

Ảnh: Sưu tầm

Diễn xong vở cải lương “Thái hậu Dương Vân Nga” ở một rạp hát thuộc quận Bình Thạnh, TP.HCM, ngày 26.11.1978, nữ nghệ sĩ Thanh Nga bước lên chiếc xe định mệnh Volkswagen màu xám nhạt về nhà. Chiếc xe này đã đưa bà ra đi vĩnh viễn ở tuổi 36, sau phát súng quái ác của một kẻ lạ mặt. Mặc dù bà đã ra đi cách đây gần 40 năm, nhưng Thanh Nga vẫn để lại sự ngưỡng mộ cho người yêu âm nhạc trong và ngoài nước.

Phú quý nhờ hai chữ Song Lộc

Thanh Nga sinh năm Nhâm Ngọ, tháng 6, ngày 19, giờ Dần. Ở lá số này, điểm đáng tiếc ở chỗ Thái Âm thủ mạng đã bị lạc hãm, nhưng cũng nhờ được các trung tinh hội hợp sáng sủa: Tả Phù Hữu Bật, Hóa Lộc, Lộc tồn, Ân Quang, Thiên Quý. Nhưng sao Thái Âm ở đây không có ảnh hưởng làm cho nghèo hèn, chỉ gây ra sự chật vật và những ưu tư, nhất là vào quãng đầu.

Do ảnh hưởng Thái Âm, cô này là người có nhiều tự ái, có những ý kiến và sở thích riêng. Hữu biệt nhất định giữ vững, người khác áp đảo vào thì cô cứ lì ra. Cuộc đời tốt nhất các Song Lộc, thế nào cũng lắm bạc nhiều tiền, nhất là ở hậu vận.

Cái đẹp ở cung số này là sự đúng đắn, chỉ hiềm trắc trở tình duyên trong một quãng thời gian, giả sử lấy chồng trễ hẳn thì tránh được những chật vật. Nhưng qua một đời chồng hoặc có trắc trở lớn thì đến đời chồng thứ hai là phải tốt đẹp. Cuộc tình duyên thứ hai này nếu có gặp trắc trở rồi mới hình thành; hoặc chính ông chồng cũng gặp những trắc trở, hoặc là tay biết ăn chơi, thì cuộc tình duyên thứ hai sẽ tốt đẹp, vững vàng. Đó là vì Đào Hoa Ngộ Triệt.

36 năm trước, cái chết đột ngột của “nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga đã làm xôn xao giới nghệ sĩ sân khấu cũng như khán giả ái mộ trong và ngoài nước. Trước lúc án mạng xảy ra, ngôi nhà riêng của Thanh Nga bị rải đầy thư nặc danh với lời lẽ hăm dọa, khiến những ngày tháng cuối đời của nữ nghệ sĩ tài sắc này luôn phải sống trong nỗi lo âu và sợ hãi. Tâm hồn đa cảm của Thanh Nga không ít lần dự cảm được trước về sự ra đi của mình.

Người thân của bà kể lại, một tháng trước khi bị sát hại, Thanh Nga thường hay nói nửa đùa nửa thật về cái chết. Và vào cái đêm định mệnh ngày 26.11.1978, trước giờ diễn vở “Thái hậu Dương Vân Nga” ở rạp Cao Đồng Hưng, Thanh Nga còn nói đùa với em gái Lư Ánh Mai: “Nếu chị chết, Chín phải xức dầu thơm cho chị. Chín phải làm mặt cho chị, đừng để chị xấu”. Không ngờ câu nói ấy lại chính là lời trăng trối cuối cùng trước khi bà vĩnh viễn rời xa thế giới.

Nỗi lo âu bủa vây gia đình Thanh Nga trong một thời gian dài đã kết thúc bằng những tiếng súng đầy oan nghiệt của kẻ bắt cóc, cướp đi sinh mạng của vợ chồng người nữ nghệ sĩ tài hoa. Những người bạn của Thanh Nga cho biết, lúc còn sống bà rất thích một chiếc áo tuồng màu đỏ và mong muốn khi chết sẽ được liệm bằng chiếc áo đỏ đó. Thật trùng hợp là đêm xảy ra án mạng, nhà nghệ sĩ Thanh Nga bị phong tỏa hiện trường, người nhà không thể lấy quần áo nên liệm bà bằng chính chiếc áo đỏ diễn tuồng mà bà mê mẩn khi còn sống.

Nghệ sĩ Thanh Nga và gia đình - Ảnh: Tư liệu

Trong đêm định mệnh, Thanh Nga và con trai Cúc Cu ngồi ghế sau chiếc xe Volkswagen do chồng [đạo diễn Phạm Duy Lân] cầm lái ra về. Khi xe dừng trước cổng nhà tại 114 Ngô Tòng Châu [Bùi Thị Xuân, TP.HCM ngày nay], lúc vệ sĩ Nguyễn Văn Các bước ra mở cửa thì bất ngờ có một chiếc xe máy phóng tới. Hai người lạ mặt dùng súng khống chế vệ sĩ nằm úp vào xe rồi uy hiếp vợ chồng Thanh Nga để bắt bé Cúc Cu. Trong lúc giằng co, chúng đã nổ súng bắn chết cả hai vợ chồng bà rồi lên xe chạy mất dạng.

Tin vợ chồng ngôi sao cải lương bị sát hại làm chấn động dư luận cả nước. Hàng vạn khán giả từ khắp nơi về thắp hương vĩnh biệt, tiễn đưa người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh.

Bà Lư Ánh Mai [con thứ 9 trong gia đình Thanh Nga] chia sẻ trên báo Tuổi Trẻ, sau năm 1975 vì tình hình thời hậu chiến phức tạp nên Nữ hoàng cải lương luôn phấp phỏng, bất an. Lúc Thanh Nga hát trên sân khấu rạp Lux B thì bị ném lựu đạn. Nữ nghệ sĩ cũng trúng thương và mảnh lựu đạn đó vĩnh viễn theo bà đến tận ngày mất vì quá gần phổi, bác sĩ không thể mổ lấy ra. Đến năm 1977, dư luận lại bị chấn động bởi vụ án bắt cóc con trai 5 tuổi Toro của nghệ sĩ Kim Cương. Sau khi giao nộp 20 lượng vàng, Toro mới được thả trước nhà thờ Đức Bà để về nhà. Vì vậy, nghệ sĩ Thanh Nga rất hoang mang, lo sợ bởi mãi năm 33 tuổi, bà mới sinh được cậu bé Cúc Cu. Từ đó, đi diễn ở đâu Thanh Nga cũng mang con theo, bắt ngồi ở cánh gà, vừa diễn vừa trông con. Đặc biệt, thời gian này, Thanh Nga có những vai diễn có sức tác động mạnh mẽ đến quần chúng như vai Trưng Trắc [Tiếng trống Mê Linh], Thái hậu Dương Vân Nga... Đó đều là những vai diễn khơi gợi truyền thống yêu nước và tinh thần chống giặc ngoại xâm mạnh mẽ. Và trước nhà bà xuất hiện những lá thư nặc danh đe dọa, bắt bà phải bỏ vai Dương Vân Nga.

NSƯT Thanh Nga và NSƯT Thanh Sang trong vở Tiếng trống Mê Linh - Ảnh: Tư liệu

Cũng chính vì những tình tiết ấy mà rất lâu sau này, vụ án Thanh Nga vẫn bao trùm màn sương mù bí ẩn của một nghi án ám sát. Thế nhưng tiếp đó, một vụ bắt cóc, đòi tiền chuộc nữa diễn ra. Thủ phạm sau bị bắt và chính 2 tên này đã khai chúng gây ra cái chết oan nghiệt cho vợ chồng Thanh Nga.

Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Thanh Tân và Nguyễn Văn Đức thừa nhận, ban đầu chỉ có ý định bắt cóc Cúc Cu để tống tiền. Nhưng do bị cha mẹ bé chống cự quyết liệt nên chúng đã giết họ để thoát thân. Theo người thân của nghệ sĩ tài sắc này, trước khi bị ám sát, dường như Thanh Nga đã có dự cảm về sự ra đi của mình. Hằng đêm, khi rời ánh đèn sân khấu, lo lắng bất an đã khiến bà tìm đến với niềm tin tâm linh. Lúc nào bà cũng lần tràng hạt, tụng kinh niệm đức Phật Bà Quan Âm. Trong 1 tháng ấy, người nhà nhiều lần nghe bà nửa đùa nửa thật về cái chết.

Video liên quan

Chủ Đề