Vì sao thuốc lá có hại cho sức khỏe

2. Hút thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

Hút thuốc lá có thể gây ung thưvới mọi cơ quan trong cơ thể của bạn: phổi, bàng quang, máu, cổ tử cung, đại tràng, thực quản, thận, vòm họng, gan, tụy, dạ dày.

Hút thuốc cũng gây ra: Bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh phổi như khí phế thũng và viêm phế quản.

Người hút thuốc có nhiều nguy cơ:

  • Mắc bệnh lao.
  • Mắc bệnh cảm và cúm.
  • Vàng răng, các bệnh về lợi [nướu] và sâu răng.
  • Phát triển nhiều nếp nhăn.
  • Mắc bệnh loãng xương.
  • Khó thụ thai.
  • Mắc bệnh đục thủy tinh thể.
  • Mắc bệnh bất lực
  • Mắc bệnh tiểu đường



3. Các nguy hại của việc hút thuốc lá với phụ nữ mang thai là gì?

  • Em bé của bạn có thể quá nhỏ khi được sinh ra. Khói thuốc làm chậm sự phát triển của em bé trước khi sinh.
  • Em bé của bạn có thể được sinh ra quá sớm [sinh non]. Trẻ sinh non thường có vấn đề về sức khỏe.
  • Hút thuốc có thể gây tổn hại tới sự phát triển phổi và não của em bé.
  • Hút thuốc làm tăng nguy cơ em bé bị dị tật bẩm sinh.
  • Em bé của bà mẹ hút thuốc trong khi mang thai và trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói thuốc lá sau khi sinh có nguy cơ cao bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.



4. Có loại thuốc lá nào an toàn hơn không?

Câu trả lời là KHÔNG

  • Thuốc lá loại nhẹ không an toàn hơn loại thuốc lá thông thường.
  • Thuốc lá điện tử gây ung thư gấp 15 lần thuốc lá điếu
  • Thuốc lá có nhãn "không có chất phụ gia" hoặc "tự nhiên" có những thành phần gây ung thư tương tự như thuốc lá thông thường.
  • Thuốc lá có đầu lọc không chặn được tất cả các hóa chất độc hại trong thuốc lá.
  • Thuốc lào cũng độc như thuốc lá điếu.

Tất cả các loại thuốc lá đều có hại, và bất kỳ sự tiếp xúc nào với khói thuốc lá đều có thể gây tổn hại cho cơ thể. Không có mức độ an toàn khi tiếp xúc với khói thuốc lá, và không có thuốc lá an toàn.


TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Ngày đăng:06/02/2020 | Lượt xem:62979 |
9 Đánh giá

Hiện nay, với con số lên đến 8 triệu người tử vong do hút thuốc lá và mắc phải cái vấn đề liên quan đến chất độc hại trong thuốc lá, xấp xỉ 21.000 người chết mỗi ngày, tương đương việc 73 chiếc máy bay Boeing 777 gặp tai nạn mỗi ngày, và trung bình 4 giây có 1 người chết do thuốc lá, việc bảo vệ sức khỏe trước Ung thư phổi do thuốc lá gây ra cho chính bản thân và gia đình là điều cần được ưu tiên hàng đầu.

TÌNH HÌNH HÚT THUỐC LÁ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

Theo số liệu của Tổ chức Y Tế Thế giới [WHO], mỗi năm có khoảng có khoảng 1/3 dân số toàn cầu, tức là khoảng 1.1 tỉ người hút thuốc lá, trong đó có 200 triệu người là phụ nữ. Tính riêng theo giới tính, có 47% nam giới và 12% nữ giới trên toàn thế giới hút thuốc lá. Tỉ lệ này có thay đổi ít nhiều theo từng nước: Ở các nước đang phát triển, 40 đến 70% nam giới hút thuốc lá trong khi chỉ có 2 đến 10% nữ hút thuốc; còn ở các nước phát triển, nam giới hút thuốc lá 30 đến 40%.

Dịch bệnh thuốc lá là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất mà thế giới từng đối mặt, giết chết hơn 8 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới. Hơn 7 triệu ca tử vong này là kết quả của việc sử dụng thuốc lá trực tiếp trong khi khoảng 1,2 triệu là kết quả của những người không hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc phụ.

Nếu làm một bài toán thống kê đơn giản, với 8 triệu người tử vong do hút thuốc lá và mắc phải cái vấn đề liên quan đến chất độc hại trong thuốc lá, xấp xỉ 21.000 người chết mỗi ngày, tương đương việc 73 chiếc máy bay Boeing 777 gặp tai nạn mỗi ngày, và trung bình 4 giây có 1 người chết do thuốc lá.

Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam đang nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới với khoảng 15,3 triệu người hút và 33 triệu người bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động. 26% thanh thiếu niên đô tuổi 14-24 đã làm quen với khói thuốc do trong bộ luật Việt Nam chưa có điều luật hạn chế nghiêm ngặt độ tuổi được mua thuốc lá như các nước khác.

TÁC HẠI CỦA KHỐI THUỐC LÁ.

Khói thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh, trong đó có nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Cụ thể:

» Khói thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi, gây ung thư phổi, khí phế thũng, rụng tóc và đục nhân mắt.

» Thuốc lá gây ra 90% trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.

» Hút thuốc lá làm giảm tuổi thọ ở nam khoảng 13,2 năm và ở phụ nữ khoảng 14.5 năm những bệnh gây ra do thuốc lá không những làm giảm tuổi thọ mà còn lấy đi chất lượng sống của bạn nhiều năm trước khi chết do nó hạn chế các hoạt động vì khó thở, mệt mỏi khi vận động, làm việc, vui chơi.

»Không chỉ người hút thuốc bị nguy hiểm mà người hút thuốc lá thụ động cũng chịu ảnh hưởng nặng nề không kém. Hút thuốc thụ động là hít phải [còn gọi là phơi nhiễm] khói thuốc, gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn, hút thuốc lá thụ động gây ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim mạch, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, dễ sinh non. Ở trẻ em, phơi nhiễm khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn, kém phát triển chức năng phổi...

ĐIỀU GÌ LÀM THUỐC LÁ TRỞ THÀNH "MẦM MỐNG ĐE DỌA" CHO SỰ SỐNG

Khói thuốc lá chứa trên 7000 chất khác nhau, trong đó có 69 chất gây ung thư, ngoài ra còn có các hoạt chất gây nghiện, gây độc tế bào, gây đột biến gen... Một số hoạt chất của khói thuốc lá tác động trực tiếp trên niêm mạc còn phần lớn còn lại được hấp thu vào máu hay hòa tan vào nước bọt rồi được nuốt vào. So với luồng khói chính, luồng khói phụ chứa nhựa thuốc và nicotine hai lần nhiều hơn; chứa chất gây ung thư ba lần nhiều hơn, chứa khí CO năm lần nhiều hơn và khí amnonia năm mươi lần nhiều hơn. Hai phần ba số khói từ đầu điếu thuốc đang cháy [luồng khói phụ] sẽ lan tỏa ra môi trường chứ không vào phổi người hút và gây ra bệnh cho người xung quanh [còn gọi là hút thuốc lá thụ động].

  • 1,3-Butadienelà một hóa chất được dùng để sản xuất cao su. Nó được xem là một hóa chất gây ung thư và có thể gây ra một số bệnh ung thư máu;
  • Arsenicđược dùng để bảo quản gỗ. Một số hợp chất arsenic có liên quan đến ung thư phổi, da, gan và bàng quang;
  • Benzeneđược dùng để sản xuất các hóa chất khác. Nó có thể gây ung thư, đặc biệt là bệnh bạch cầu ở người;
  • Cadmiumlà kim loại được dùng để sản xuất pin. Cadmium và hợp chất cadmium có thể gây ung thư phổi và có liên quan đến ung thư thận và tuyến tiền liệt;
  • Chromium VIđược dùng để chế tạo kim loại hợp kim, sơn và thuốc nhuộm. Các hợp chất Chromium VI gây ung thư phổi và có liên quan đến ung thư mũi và xoang mũi;
  • Formaldehydeđược dùng để sản xuất các hóa chất khác và nhựa. Nó còn được dùng như một chất bảo quản. Formaldehyde gây bệnh bạch cầu và ung thư ở các mô hô hấp;
  • Polonium-210là một nguyên tố phóng xạ đã được chứng minh là gây ung thư ở động vật;
  • Tarđược tạo ra từ một số hóa chất có trong khói thuốc lá. Nó để lại dư lượng màu nâu, dính trên phổi, răng và móng tay.

Ngoài ra, Nicotine và Carbon Monoxide chính là “cặp bài trùng” nguy hiểm nhất:

»Nicotine: Chứa 1-3 mg Nicotine trong 1 điếu thuốc, đây chính là chất gây nghiện, do cơ thể chịu tác dụng kích thích ban đầu của hóa chất. Nó có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim, lưu lượng máu đến tim và thu hẹp động mạch [mạch máu dẫn máu từ tim]. Nicotine cũng có thể góp phần làm xơ cứng thành động mạch, từ đó, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Hóa chất này có thể tồn tại trong cơ thể từ sáu đến tám giờ tùy thuộc vào tần suất hút thuốc lá. Thế nhưng, Nicotine có thể giúp tăng hung phấn, nâng sự tỉnh táo, tăng cường trí nhớ, gia tăng sự minh mẫn và khéo léo, giảm buồn chán. Vì thế, người ta thường tìm đến thuốc lá mỗi khi căng thẳng hoặc có tâm sự. Ngoài ra, tương tự như các chất gây nghiện khác, Nicotine có một số tác dụng phụ khi cai thuốc. Một số thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá mới xuất hiện gần đây cung cấp nhiều nicotine hơn thuốc lá truyền thống.

»Carbon Monoxide: Đây là loại khí không mùi, không mầu, có tác dụng xấu là chiếm chỗ của khí oxy khi kết hợp với hồng huyết cầu trong máu làm cho cơ thể bị thiếu dưỡng khí. Chỉ với lượng rất nhỏ nhưng liên tục tácdụng trong thời gian lâu, khí này cũng đưa tới bệnh tim mạch.

HÚT THUỐC LÁ GÂY UNG THƯ PHỔI NHƯ THẾ NÀO?

Người hút thuốc lá thường bài tiết nhiều đờm hơn người không hút thuốc và khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp cũng kém hơn do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt hoặc thậm chí đã bị phá hủy. Bên cạnh đó, khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy cũng như thành phần của chất nhầy. Đôi khi, các tuyến tiết nhầy bị tắc, làm giảm khả năng bài tiết đờm của người hút thuốc. Hậu quả chính là chất nhầy bị nhiễm nhiều chất độc hại từ khói thuốc, bị giữ lại trong phổi và cản trở sự lưu thông trao đổi không khí.

Hút thuốc cũng gây tăng tính đáp ứng đường thở. Do ảnh hưởng của các chất độc hại có trong khói thuốc lá, đường thở dễ bị co thắt, luồng khí hít vào và thở ra bị cản trở, tạo các tiếng ran rít, ran ngáy khi thở và có thể gây khó thở. Những người hút thuốc dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn, dễ mắc lao phổi, bệnh phổi mạn tính, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Trên thực tế, bệnh ung thư phổi nếu được phát hiện sớm thì cơ hội kéo dài cuộc sống trên 5 năm hay thậm chí chữa khỏi được là rất cao. Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam,ung thư phổivẫn là căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu vì thường được phát hiện muộn. Vì vậy, phát hiện sớm ung thư phổi đóng vai trò rất quan trọng.

Với đội ngũ y bác sĩ hàng đầu từ các bệnh viện lớn và nổi tiếng, có chuyên môn cao và kinh nghiệm về điều trị ung thư, Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương hiện đang cung cấp gói tầm soát ung thư, bao gồm ung thư phổi. Tại đây, bệnh nhân sẽ được thăm khám, làm xét nghiệm và tư vấn về ung thư cũng như chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ mắc ung thư cao, đặc biệt là ung thư phổi [gia đình có người mắc ung thư, nghiện thuốc lá…], hãy đến ngay với chúng tôi và chọn gói tầm soát ung thư để khám tầm soát định kỳ và sàng lọc bệnh một cách chính xác.

Hãy để chúng tôi “ Trao bạn điều quý giá nhất ” !!!

Chia sẻ:

[*] Xem thêm:
Bình luận

Xem thêm

  • Đánh giá của bạn
  • Gửi
  • Gửi Đóng

Tin tức

Các loại thuốc lá điếu thông thường, còn được gọi là thuốc lá điếu đốt cháy, có chứa lá thuốc lá, các chất hóa học phụ gia, một đầu lọc, và một mẩu giấy gói lại. Người hút thuốc có thể hít vào tới hơn 7000 chất hóa học trong khói thuốc. Những người xung quanh cũng hít vào lượng chất tương tự, được gọi là hút thuốc lá bị động. Hút thuốc lá điếu là nguyên nhân của hầu hết các bệnh lý và tử vong liên quan tới thuốc lá ở Hoa Kỳ .

2. Thuốc lá nhẹ [light], tự cuốn, tự nhiên hay thuốc lá thảo mộc

Một số người tin rằng thuốc lá “nhẹ” [light] và “ít hắc ín” [low-tar] ít gây hại cho sức khỏe hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ gây ra các tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe của thuốc lá nhẹ hay thuốc lá ít hắc ín không thấp hơn thuốc lá điếu thông thường. Trên thực tế, những người hút thuốc lá tự cuốn trong thời gian dài sẽ có nguy cơ cao mắc các loại ung thư thanh quản, thực quản, ung thư miệng, hầu họng cao hơn so với thuốc lá do máy cuốn.Chính vì vậy, FDA đã cấm sử dụng các thuật ngữ “nhẹ”, “ít” hay “thấp” trong kinh doanh thuốc lá, trừ các trường hợp FDA cho phép cụ thể - tuy nhiên cho tới nay chưa có trường hợp nào được cho phép.

Một số loại thuốc lá điếu trên thị trường được bán ra với mác “hoàn toàn tự nhiên” [“all natural”]. Các loại thuốc lá này được quảng cáo không chứa các chất hóa học hoặc chất phụ gia và được cuốn cùng đầu lọc có thành phần 100% cotton. Không có bằng chứng chứng minh loại thuốc lá này an toàn và lành mạnh hơn các loại thuốc lá khác, cũng không có lý do hợp lý nào để tin như vậy. Khói từ tất cả các loại thuốc lá, dù là tự nhiên hay không, đều chứa nhiều chất hóa học có thể gây ung thư và các loại độc tố được tạo ra từ quá trình đốt thuốc lá như hắc ín và carbon monoxid. Ngay cả thuốc lá thảo mộc không chứa lá thuốc lá cũng tạo ra hắc ín, hạt bồ hóng và carbon monoxid và do đó cũng nguy hại cho sức khỏe.

3. Thuốc lá bạc hà

Thuốc lá bạc hà không an toàn hơn các loại thuốc lá không có vị. Trên thực tế, chúng có thể còn nguy hiểm hơn. Thuốc lá bạc hà thường “dễ” hút hơn – lượng menthol được thêm vào giúp tạo ra cảm giác the mát trong cổ họng khi hút thuốc. Nó làm giảm phản ứng ho và che giấu cảm giác khô cổ mà người hút thuốc hay gặp phải. Người hút thuốc lá bạc hà có thể hít sâu hơn và giữ khói thuốc lâu hơn. Điều này giải thích tại sao những người hút thuốc lá bạc hà và mắc ung thư phổi thường có khối u tại một số vị trí nhất định ở phổi. Đây cũng có thể là một trong các nguyên nhân khiến những người hút thuốc lá bạc hà khó bỏ thuốc hơn so với thuốc lá thường.

4. Xì gà và xì gà mini

Nhiều người xem việc hút xì gà là sành điệu và ít nguy hại hơn hút thuốc lá. Tuy nhiên, một điếu xì gà lớn có thể chứa lượng thuốc lá ngang với một bao thuốc lá thông thường.

Phần lớn xì gà được làm từ lá thuốc lá già, được phơi khô hoặc làm khô và lên men theo một quy trình gồm nhiều bước. Quá trình lên men này gồm các phản ứng hóa học và vi sinh khiến lá thuốc lá biến đổi. Điều này khiến xì gà có mùi và vị khác với thuốc lá. Xì gà có nhiều loại kích cỡ:

  • Loại nhỏ nhất, được biết đến với tên xì gà điếu nhỏ, có kích thước bằng một điếu thuốc lá thông thường. Có nhiều vị khác nhau như bạc hà, sô cô la hoặc trái cây, và nhiều loại có đầu lọc.
  • Loại hơi lớn hơn một chút gọi là xì gà mini [cigarillos, blunts hay cheroots]. Loại này chứa nhiều lá thuốc lá hơn xì gà điếu nhỏ và cũng có nhiều vị khác nhau.
  • Xì gà lớn có chứa tới hơn 14g lá thuốc lá - ngang với 1 bao thuốc lá điếu truyền thống. Một người cần 1 đến 2 giờ để có thể hút hết một điếu xì gà lớn thông thường.

Hầu hết những người hút thuốc lá thường hít khói vào nhưng những người hút xì gà lớn không làm vậy. Điều này có thể do khói xì gà có thể gây kích ứng mũi, họng và đường thở. Các công ty sản xuất xì gà đang theo đuổi xu thế mới - thay đổi quy trình lên men nhằm giúp khói xì gà dễ chịu hơn khi hít vào. Đầu lọc trong xì gà điếu nhỏ cũng có thể giúp người hút có thể hít khói dễ dàng hơn.

Xì gà chứa rất nhiều nicotin

Một điếu xì gà lớn có chứa lượng nicotin ngang với một bao thuốc lá. Một điếu thuốc lá chứa trung bình 8 mg nicotin nhưng người hút chỉ hấp thụ 1-2 mg nicotin. Rất nhiều thương hiệu xì gà lớn nổi tiếng có chứa 100-200 mg trong 1 điếu, hoặc thậm chí có hãng lên tới 444 mg nicotin. Dù ở kích cỡ nào, xì gà vẫn là thuốc lá và khói xì gà có chứa các chất gây ung thư giống như khói thuốc lá. Tất cả các loại xì gà đều gây hại cho sức khỏe.

Người hút xì gà có nguy cơ chết do các loại ung thư miệng, hầu họng, thanh quản và thực quản cao gấp 4-10 lần so với người không hút. Ở những người có thói quen hít khói, hút xì gà dường như có liên quan nhất định đến tử vong do ung thư tụy và bàng quang. Cũng giống như thuốc lá, xì gà cũng nhả khói và gây ra hệ quả hút thuốc bị động với những người xung quanh, điều này cũng rất nguy hiểm.

5. Thuốc lá điện tử [các thiết bị vape/vaping]

Sử dụng thuốc lá điện tử thường được gọi là vaping hoặc JUULing. JULL là một thương hiệu rất phổ biến chuyên sản xuất thuốc lá điện tử. Chất lỏng trong các thiết bị này được đốt nóng và tạo thành dạng khí dung chứa các hạt nhỏ [gọi là “hơi”] – mà người dùng sẽ hít vào. Mặc dù thuật ngữ “hơi” có thể khiến người ta nghĩ là vô hại, trên thực tế “ hơi” này không phải hơi nước. Thay vào đó, hơi này là hạt khí dung có chứa propylen glycol và các chất điều vị - các thành phần này có thể gây hại. Các hạt khí dung của thuốc lá điện tử cũng có thể chứa nicotin và các chất gây nghiện khác và có thể gây ra các bệnh lý liên quan đến phổi, tim và ung thư.

Cần đặc biệt lưu ý rằng tất cả thuốc lá điện tử của JULL và hầu hết các loại thuốc lá điện tử khác đều chứa nicotin – một chất gây nghiện có trong thuốc lá điếu thông thường, xì gà, thuốc lào Ả Rập và các sản phẩm thuốc lá khác.

Do thuốc lá điện tử chỉ mới được sử dụng gần đây, hiện nay có rất ít dữ liệu về các tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử trong thời gian dài. Các nghiên cứu trên động vật thí nghiệm có ghi nhận tổn thương phổi và một số bất thường về nhiễm sắc thể - một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư.

Đã có các báo cáo về các bệnh phổi nặng ở những người hút thuốc lá điện tử. Đa số [nhưng không phải tất cả] các trường hợp này đều có liên quan đến hút thuốc lá điện tử có chứa vitamin E dạng dầu acetat từ các sản phẩm cần sa trôi nổi trên thị trường.

6. Thuốc lào Ả rập [điếu nước, hookah]

Thuốc lào Ả rập hay còn được gọi là điếu ống, có nguồn gốc từ châu Á và Trung Đông. Lá thuốc lá được trộn sẵn với một số hương vị như mật ong, bạc hà, cam thảo, mật mía hay vị trái cây được đốt trên một ống nước, khói được hít vào thông qua một vòi dài. Thông thường, người ta dùng than đá để đốt nóng hỗn hợp thuốc lá hay còn được gọi là shisha. [Bản thân than đá cũng tạo ra carbon monoxid và các độc tố khác]

Các dạng thuốc lào Ả Rập mới bao gồm đá hơi đã được nhúng trong chất lỏng, và bút hookah dùng pin. Cả 2 dạng này đều tạo ra hơi để có thể hít vào. Bút hookah hoạt động giống như thuốc lá điện tử. Một số nơi quảng cáo rằng các dạng mới này thuần khiết và an toàn hơn so với thuốc lào Ả rập thông thường, tuy nhiên khẳng định này chưa được chứng minh.

Thuốc lào Ả rập hiện được quảng cáo là một lựa chọn thay thế an toàn so với thuốc lá điếu. Tuyên bố này là sai sự thật. Nước không thể lọc bỏ các chất độc. Trên thực tế, khói của thuốc lào Ả rập đã được chứng minh có chứa các độc tố như carbon monoxid, nicotin, hắc ín và các kim loại nặng ở nồng độ cao, thậm chí còn cao hơn khói thuốc lá điếu thông thường.

Một số loại ung thư, bao gồm ung thư phổi, có liên quan đến hút thuốc lào Ả Rập. Hút thuốc lào cũng ảnh hưởng đến tim, gây bệnh mạch vành, nhịp nhanh và tăng huyết áp. Các bệnh lý như tổn thương phổi, ngộ độc carbon monoxid, viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng, các vấn đề răng miệng và loãng xương cũng có liên quan đến sử dụng thuốc lào. Ngoài ra, việc hút chung điếu cũng có thể tạo cơ hội cho các bệnh truyền nhiễm. Thuốc lào Ả Rập cũng đặt những người xung quanh vào nguy cơ hút thuốc bị động do hít phải khói thuốc và khói từ than đá – một công cụ được sử dụng để đốt nóng thuốc.

Dịch từ www.cancer.org - Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ
Đường dẫn //www.cancer.org/cancer/cancer-causes/tobacco-and-cancer/is-any-type-of-smoking-safe.html

Biên dịch: DS. Đặng Hoài Thu, khoa Dược, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Thanh Hằng, phòng HTQT-NCKH

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề