Viên uống vitamin a mua ở đâu đà nẵng

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

one a day men tại đà nẵng

4 out of 5 based on 226 user ratings.

Vitamin và khoáng chất là vi chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể, chúng có nhiệm vụ tham gia vào nhiều hoạt động như cấu tạo tế bào, chuyển hóa cung cấp năng lượng cũng như tất cả các hoạt động sống của cơ thể. 

Khi cơ thể bị thiếu vitamin và khoáng chất, trẻ sẽ chậm lớn, mắc một số bệnh, chẳng hạn: thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa; thiếu vitamin B1 dễ bị phù, viêm các dây thần kinh, suy tim; thiếu vitamin C dễ gây chảy máu dưới da và niêm mạc, làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn; thiếu vitamin K dễ bị xuất huyết, đặc biệt xuất huyết não, màng não; thiếu vitamin D và canxi sẽ bị còi xương; thiếu kẽm dễ mắc các bệnh ngoài da; thiếu fluor dễ mắc bệnh răng miệng, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu,… Nhưng khi thừa Vitamin và khoáng chất sẽ gây tác dụng phụ không mong muốn. 

Trẻ em có nhu cầu Vitamin và khoáng chất khác với người lớn vì trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Vì vậy, bổ sung Vitamin và khoáng chất như thế nào là hợp lý rất quan trọng đối với trẻ.

1. Những nguyên nhân nào dẫn đến thiếu vitamin và khoáng chất?

Do cung cấp thiếu:

  • Gặp ở các trẻ sống trong những gia đình kinh tế khó khăn, không đảm bảo đa dạng thực phẩm trong bữa ăn. Trẻ ăn chế độ ăn chay hoặc ăn thuần chay.
     
  • Do ăn phải gạo bị mốc, rau quả để bị héo hoặc bảo quản lạnh quá lâu. Do chế biến thức ăn không đúng: thức ăn chiên xào, nấu nhiều lần. Do các tục lệ ăn uống kiêng khem quá mức hoặc trẻ không được bú sữa mẹ...
     
  • Trẻ biếng ăn kéo dài

Do mắc một số bệnh lý:

Những trẻ bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, nhiễm giun sán, bệnh xơ nang, ung thư, các bệnh về gan, mật, những trẻ đã trải qua phẫu thuật dạ dày, ruột.


Các nguyên nhân khác:
 

Gặp ở những trẻ đẻ non, sinh đôi, các trẻ lớn quá nhanh do nhu cầu vitamin quá cao so với sự cung cấp của chúng ta hàng ngày.


2. Bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ ở liều lượng như thế nào là phù hợp?

Các vitamin được khuyến cáo bổ sung sau sinh cho mọi trẻ

Vitamin K: Trong chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh thiết yếu, tất cả trẻ sơ sinh, không phân biệt giới tính, màu da hoặc chủng tộc, đều có nguy cơ bị chảy máu do thiếu hụt vitamin K cao hơn cho đến khi chúng bắt đầu ăn thức ăn thông thường, thường là ở độ tuổi 4-6 tháng và khi vi khuẩn đường ruột bình thường bắt đầu tạo ra vitamin K. Vì vậy bé sinh ra đều được bổ sung vitamin K. Có 2 cách bổ sung: tiêm một mũi vitamin K1 hoặc K3 [hiệu quả của K1 và K3 như nhau]; hoặc cho bé mới sinh uống 3 lần vitamin K1: lần thứ nhất sau sinh, lần thứ hai lúc trẻ 7 ngày tuổi, lần thứ ba lúc trẻ 30 ngày tuổi.


Liều lượng: Trẻ trên 1500gr tiêm 1mg, trẻ dưới 1500gr tiêm 0.5 mg
Thường lựa chọn sử dụng hình thức tiêm vitamin K cho bé sau sinh bởi tính tiện lợi, hiệu quả và an toàn.


Vitamin D: Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo như sau:

  • Nếu bạn đang cho con bú hãy cho bé uống vitamin D với hàm lượng 400 IU mỗi ngày - bắt đầu ngay sau khi sinh. Tiếp tục cho bé uống vitamin D cho đến khi bé cai sữa mẹ và bé tiếp tục uống được khoảng 1 lít sữa mỗi ngày với sữa công thức bổ sung vitamin D hoặc sau 12 tháng tuổi đã uống sữa bò nguyên chất thì dừng.
     
  • Nếu mỗi ngày bé ăn ít hơn khoảng 1 lít sữa công thức có tăng cường vitamin D, hãy cho bé uống 400 IU vitamin D dạng lỏng mỗi ngày - bắt đầu trong vài ngày đầu sau khi sinh. Tiếp tục cho bé uống vitamin D cho đến khi bé ăn được ít nhất khoảng 1 lít sữa mỗi ngày


Vitamin A: Nhằm phòng chống tình trạng thiếu Vitamin A ở trẻ dưới 5 tuổi, mỗi năm Bộ Y tế đều tổ chức 2 đợt uống vitamin A là ngày 1 – 2 tháng 6 và ngày 1 – 2 tháng 12 cho các trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ và trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A. Việc uống Vitamin A cho trẻ được thực hiện tại Trạm Y tế phường/xã. Trong một số điều kiện nhất định, trường học cũng phối hợp với ngành y tế địa phương để tổ chức cho trẻ uống Vitamin A. Bạn cần lưu ý mỗi đợt chỉ uống 1 lần duy nhất. Vì vậy, cần báo cho nhân viên y tế biết nếu con bạn đã được cho uống rồi trong đợt chiến dịch.


Bảng nhu cầu một số vitamin và khoáng chất

  Nhu cầu vitamin và khoáng chất cho bé thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, cân nặng, tốc độ tăng trưởng và mức độ vận động của bé nhiều hay ít.

Nhìn chung, trẻ có chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh, đủ chất thì không cần bổ sung thêm vitamin. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo các bà mẹ không nên bổ sung vitamin và khoáng chất quá nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ lớn hơn 1 tuổi có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Vì vậy, bạn hãy tích cực bổ sung các loại trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, chất béo lành mạnh, sữa và các sản phẩm từ sữa vào bữa ăn chính và các bữa ăn phụ giúp bổ sung đủ các loại khoáng chất và vitamin cho bé.

  
Vậy bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé khi nào?

  • Một số trường hợp trẻ có thể có khả năng thiếu hụt các vitamin và khoáng chất như:
     
  • Trẻ tuân thủ chế độ ăn chay hoặc thuần chay, những trẻ này có nguy cơ thiếu hụt calci, sắt, kẽm, vitamin B12 và D làm trẻ chậm phát triển hoặc có các tăng trưởng bất thường.
     
  • Trẻ có tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng, chẳng hạn như bệnh celiac, viêm ruột, hội chứng kém hấp thu, trẻ đã trải qua phẫu thuật tác động đến ruột hoặc dạ dày có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ một số vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm và vitamin D. Trẻ bị ung thư, xơ nang xơ nang gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất béo và do đó, có thể không hấp thụ đầy đủ các vitamin tan trong chất béo A, D, E và K.
     
  • Trẻ kén ăn và lười ăn một lượng đa dạng các thực phẩm.
     

3. Những nguy hiểm nào dẫn đến bổ sung vitamin và khoáng chất quá liều?

 

  • Thừa Vitamin A có thể gây ngộ độc làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến trẻ bị nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển xương có thể làm trẻ chậm lớn, rối loạn thần kinh. 
     
  • Thừa Vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin.
     
  • Do không có hiện tượng tích lũy nên hầu như không gặp thừa Vitamin C, nhưng nếu dùng liều cao theo đường uống có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy. Dùng đường tiêm với liều cao có thể gây tan máu, đặc biệt ở những người thiếu men G6PD.
     
  • Thừa Vitamin D có thể làm cho trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp có thể bị thiểu năng, kém trí tuệ. Có trường hợp bổ sung Vitamin D quá nhiều có thể gây suy thận và tử vong rất nhanh.
     
  • Thừa Vitamin K thường chỉ gặp khi dùng đường tiêm kéo dài có thể gây tan máu và vàng da.
     
  • Thừa canxi dẫn đến gây mệt mỏi, chán ăn, sỏi thận, tăng huyết áp...xương cốt hoá sớm có thể bị thấp chiều cao
  • Thừa sắt dẫn đến gan nhiễm sắt, tim nhiễm sắt dẫn đến suy tim- Thừa kẽm dẫn đến biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hoá…

4. Một số chú ý khi bổ sung Vitamin và khoáng chất cho bé ?

  • Chỉ bổ sung Vitamin và khoáng chất cho bé khi có chỉ định.
  • Nên cho trẻ dùng dạng lỏng như dung dịch uống vì vừa dễ uống vừa dễ hấp thu.
  • Sử dụng thuốc bổ sung vitamin không thay thế được thức ăn, mà vẫn phải ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm.
  • Ngoài ra một số bậc phụ huynh có thói quen sử dụng tùy tiện các loại thuốc bổ cũng có thể vô tình làm cho trẻ bị thiếu Vitamin và các vi chất dinh dưỡng do tương tác thuốc. Sulfamid, Methotrexat... làm giảm hấp thụ các Vitamin nhóm B; Vitamin E liều cao làm cạn kiệt dự trữ Vitamin A;Vitamin C liều cao làm phá hủy Vitamin B12; thừa kẽm làm cản trở hấp thu sắt...
  • Một số vitamin thường chế biến dưới dạng kẹo dẻo, siro có mùi vị thơm ngon thu hút bé dễ dẫn đến bé tự ý dùng quá liều. Do đó nên để xa tầm tay bé, tư vấn chuyên gia trong trường hợp bé dùng quá liều. 

Tổng hợp
ThS. BSNT Lê Hữu Anh Hòa
Khoa Nhi- Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Vitamin A đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Ngoài việc bổ sung vitamin A qua nguồn thực phẩm, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ bổ sung dưới dạng viên nang, nhất là trong 3 năm đầu đời, trẻ cần được uống bổ sung vitamin A liều cao. Hiện nay, mỗi năm, nhà nước tổ chức 2 đợt uống vitamin A cho trẻ nhằm tránh tình trạng thiếu hụt vitamin A, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.

Vitamin A là một chất dinh dưỡng quan trọng có lợi cho sức khỏe của trẻ. Vitamin A giúp tăng cường thị lực. Bổ sung đầy đủ vitamin A giúp bảo vệ chống lại một số bệnh về mắt trong điều kiện thiếu ánh sáng, vitamin A có vai trò tạo sắc tố võng mạc giúp mắt có thể quan sát được. Giảm khả năng nhìn lúc ánh sáng yếu, dân gian thường gọi là “quáng gà”chính là biểu hiện sớm ở trẻ khi thiếu vitamin A.

Vitamin A giúp cơ thể trẻ tăng trưởng. Bên cạnh vitamin D, vitamin A cũng có vai trò hỗ trợ quá trình phát triển xương, và phát triển cơ thể ở trẻ. Trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc và suy dinh dưỡng nếu thiếu vitamin A.

Bên cạnh đó, nếu thiếu vitamin A làm giảm tiết chất nhầy và tăng ức chế sự sừng hóa, khiến mắt trẻ bị khô, da trở nên sần sùi, nứt nẻ.

Vitamin A có nhiều trong một số loại thực phẩm

Một trong những chức năng quan trọng của vitamin A chính là tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Trẻ dễ bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh như sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, viêm tai nếu thiếu vitamin A. Vitamin A tác động đến sức khỏe miễn dịch bằng cách kích thích các phản ứng bảo vệ cơ thể bạn khỏi bệnh tật và nhiễm trùng.

Vitamin A có liên quan đến việc tạo ra một số tế bào, bao gồm cả tế bào B và T, đóng vai trò trung tâm trong các phản ứng miễn dịch bảo vệ chống lại bệnh tật.

Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này dẫn đến tăng mức độ của các phân tử gây viêm làm giảm phản ứng và chức năng của hệ thống miễn dịch.

Sữa mẹ luôn là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào cho trẻ, vì thế các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ, nhất là trong 6 tháng đầu tiên.

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, nên bổ sung vào khẩu phần ăn cho trẻ nhằm đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A như thịt, cá, trứng, sữa, gan động vật có vú, bơ, pho mát, các loại rau xanh, trái cây có màu vàng đậm, xanh đậm, đỏ đậm.

Cần sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau một cách đa dạng và phong phú, cách chế biến hấp dẫn và hợp khẩu vị sẽ giúp trẻ tăng hấp thụ.

Nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin A và caroten. Bữa ăn của trẻ cần cân đối và có đủ chất đạm, dầu mỡ giúp tăng hấp thụ và chuyển hóa vitamin A.

Sữa mẹ chứa nguồn vitamin A dồi dào

Đặc biệt, trong thời kỳ mang thai và cho con bú, các mẹ cần ăn đủ chất, chú ý những thức ăn giàu vitamin A, giàu caroten, nhiều đạm và dầu mỡ. Nên cho trẻ bú mẹ đủ thời gian và chú ý tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ, nhất là bệnh sởi.

Hiện nay, nhà nước tổ chức 2 đợt uống vitamin A mỗi năm, cứ mỗi 6 tháng một lần, những bé trong độ tuổi từ 6- 36 tháng tuổi, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế địa phương để trẻ được uống vitamin A định kỳ.

Nhằm phòng tránh tình trạng thiếu hụt vitamin A cho trẻ dưới 5 tuổi, hiện nay, mỗi năm nhà nước đều tổ chức 2 đợt uống vitamin A định kỳ vào ngày 1- 2 tháng 6 và ngày 1- 2 tháng 12 cho các trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ và trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A.

Các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế địa phương để được tư vấn và uống vitamin A theo liều lượng phù hợp.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi không bú sữa mẹ, cần bổ sung 50.000 đơn vị vitamin A.

Đối với trẻ từ 6-12 tháng tuổi, cần bổ sung 100.000 đơn vị vitamin A. Cho trẻ uống bằng cách giữ viên nang bằng đầu ngón trỏ và ngón cái rồi dùng kéo cắt đầu núm của viên nang rồi bóp đếm số giọt có trong viên nang. Cho trẻ uống nửa viên [khoảng 3-4 giọt] rồi cho trẻ uống một thìa nước tráng miệng.

Trẻ được uống vitamin A phù hợp theo lứa tuổi

Đối với trẻ từ 12 - 36 tháng tuổi, cần bổ sung 200.000 đơn vị vitamin A. Cho trẻ uống hết dịch có trong viên nang rồi cho trẻ uống một thìa nước tráng miệng. Với những trẻ trên 24 tháng tuổi có thể cho trẻ nhai hoặc nuốt viên nang.

Đối với trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A, liều lượng bổ sung vitamin A theo độ tuổi của trẻ.

Vitamin A là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể. Thiếu vitamin A hay thừa vitamin A đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh hết sức lưu ý, không được tự ý bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh vitamin A, cha mẹ cũng cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1,... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Đừng quên thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn: Viện dinh dưỡng Quốc gia

Lịch cho trẻ uống vitamin A hàng năm

Vai trò của vitamin A đối với sức khỏe của trẻ em

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề