Việt một đoạn văn khoảng 5 dòng miêu tả lũy tre làng có sử dụng nghệ thuật nhân hóa và so sánh

Biện pháp tu từ trong bài Cây tre Việt Nam

Câu hỏi: Biện pháp tu từ trong bài Cây tre Việt Nam

Trả lời:

Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ nh­ư con ngư­ời thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau...- Biện pháp so sánh “đã nhọn như­ chông” biểu hiện sức sống và sự cư­ơng trực, dũng mãnh của tre 

- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét t­ương đồng giữa tre và con ngư­ời Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con ngư­ời Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con ng­ười và dân tộc Việt Nam.

- Điệp ngữ: “tre”,…

Các em cùng Toploigiai tham khảo thêm các kiến thức hữu ích bài thơ Cây tre Việt Nam nhé!

1. Nhà văn Thép Mới

Nhà văn Thép Mới tên thật là Hà Văn Lộc, nguyên quán của ông ở phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Ông là một nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam, chuyên viết về đề tài Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.

Ông còn có bút danh khác là Phượng Kim, Hồng Châu.

Ông mất 28 tháng 8 năm 1991 tại TP.Hồ Chí Minh.

* Tặng thưởng:

- Huân chương Kháng chiến hạng Nhất,

- Huân chương Độc lập hạng Nhất,

- Huân chương Chiến thắng hạng Nhất...

* Các tác phẩm tiêu biểu:

- Thép đã tôi thế đấy, tiểu thuyết của Nikolai Ostrovsky [dịch, năm 1955]

- Kháng chiến sau lũy tre, trên đồng lúa [bút ký, năm 1947]

- Nguyễn Ái Quốc đến với Lê Nin [thuyết minh phim, năm 1980]

- Trách nhiệm [bút ký, năm 1951]

- Hữu nghị [bút ký, năm 1955]

- Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, của Karl Marx và Friedrich Engels [năm 1946, cùng dịch với Lê Văn Lương hiệu đính]

- Điện Biên Phủ, Một danh từ Việt Nam [bút ký, năm 1964]

- Đường về Tổ quốc [thuyết minh phim, năm 1980].

- Ngữ văn 6 hiện lưu hành ở trường THCS tại Việt Nam.

- Ý nghĩ người phóng viên kháng chiến [bút ký, năm 1948]

- Cây tre Việt Nam

- Như anh em một nhà [bút ký, năm 1957]

- Trường Sơn hùng tráng [bút ký, năm 1967]

- Thời gian ủng hộ chúng ta, tùy bút của Ilya Ehrenburg [dịch, năm 1954]

- Từ Điện Biên Phủ đến 30 tháng 4 [bút ký, năm 1985]

- Hiên ngang Cu Ba [bút ký, năm 1962]

- Năng động Hồ Chí Minh [bút ký, năm 1990]

- Thời dựng Đảng [bút ký, năm 1984]

2. Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam

- Hình dáng: Mọc thẳng, dáng mộc mạc, màu tươi nhũn nhặn

- Phẩm chất:

+ Vào đâu tre cũng sống, xanh tốt…

+ Cứng cáp, dẻo dai, thanh cao chí khí…

+ Thẳng thắn, bất khuất, anh hùng…

- Nghệ thuật: tính từ, ẩn dụ, nhân hóa.

⇒ Sức sống mãnh liệt, vẻ đẹp đơn sơ, khỏe khoắn của tre gắn với khí phách, phẩm chất kiên cường của người dân Việt Nam.

3. Sự gắn bó của cây tre Việt Nam với người dân Việt

Cây tre với người dân Việt Nam

- Trong đời sống và lao động sản xuất.

+ Tre có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước.

+ Trẻ thơ: chơi chắt, chơi chuyền

+ Tuổi già: điếu cày

- Niềm vui: Thuở lọt lòng nằm trong nôi tre.

- Nỗi buồn: Chết, nằm trên giường tre.

- Làm ăn:

+ Tre giúp người trăm nghìn công việc.

+ Tre dựng nhà cửa, vỡ ruộng…

+ Tre ăn ở với người…

+ Tre là cánh tay…

- Nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ, xen thơ vào văn.

⇒ Tre là phương tiện phục vụ lao động. Tre là bạn thân chung thủy của nhân dân Việt Nam!

- Trong chiến đấu:

+ Gậy, chông…

+ Chống lại quân thù…

+ Xung phong …

+ Hy sinh…

- Nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ, liệt kê, động từ.

⇒ Tre lại là vũ khí - là đồng đội - là đồng chí của ta!

- Trong hiện tại và tương lai:

+ Tre là âm nhạc của làng quê.

+ Búp tre là biểu tượng trên huy hiệu Đội.

+ Nghệ thuật: điệp ngữ, câu cảm, câu khẳng định.

⇒ Cây tre mãi là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam, là biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam!

4. Cảm nghĩ về bài Cây tre Việt Nam

Trong tác phẩm “Cây tre Việt Nam”, tác giả Thép Mới có viết: “Cây tre là người bạn thân của nông thôn Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”. Quả thật cây tre đã vô cùng gắn bó trong cuộc sống của con người Việt Nam.

Ở mỗi làng quê Việt Nam, ta có thể bắt gặp hình ảnh những lũy tre làng. Chúng giống như những bức tường thành kiên cố bảo vệ xóm làng. Cây tre nhỏ nhắn với thân dài thẳng, được chia thành những đốt nhỏ đều nhau. Thân cây thường có màu xanh thẫm, các đốt thì có màu hơi xanh đậm hơi vàng. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cây tre không đứng riêng lẻ với nhau, mà nhiều cây đứng cùng nhau, tạo thành các lũy tre. Chính bởi vậy mà tre đã trở thành biểu tượng cho tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Cây tre đã gắn bó với cuộc sống của con người Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động và trong cả chiến đấu. Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Trong lao động, tre chính là cánh tay đắc lực của người nông dân. Trong cuộc sống hàng ngày, tre lại càng gần gũi hơn nữa. Từ chiếc nôi tre ta nằm lúc bé hay cái giường, tủ tre, cho đến cái cán cày cán cuốc, chiếc rổ bắt cá... Tre được dùng để đan thành mành làm trang trí, tre làm đũa ăn cơm, tre làm điếu cày, ấm trà, ống tiêu ống sáo... Từ trẻ con đến người già, từ phụ nữ đến nam giới, bất kì một người nào cũng đều đã từng sử dụng một vật dụng bằng tre. Còn trong chiến đấu, tre trở thành vũ khí dù thô sơ mà lại trở nên đắc lực nhất. Tôi vẫn còn nhớ mãi câu chuyện về chàng Thánh Gióng nhổ bụi tre ngà đánh đuổi giặc Ân thật đáng tự hào. Ngay cả trong hiện tại, gậy tre trông tre cũng giúp chúng ta đánh bại kẻ thù.

Hinh ảnh cây tre còn đi vào những bài thơ, câu hát với những tình cảm tốt đẹp nhất. Tre là niềm vui của tuổi thơ, là ký ức của người già. Đối với riêng tôi, cây tre đã gợi nhớ về những kỉ niệm nô đùa bên bạn bè trên con đê đầu làng, bên lũy tre xanh. Cả hình ảnh đứa em gái bé nhỏ nằm ngủ ngon lành trong chiếc nôi tre. Và nhớ đến hương vị đậm đà của món canh măng nấu với xương của mẹ mỗi dịp Tết đến… Cây tre gợi nhắc thật nhiều kỉ niệm tuyệt vời.

Có lẽ không một người dân Việt Nam nào là không biết đến cây tre. Dù ngày hôm nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì hình ảnh lũy tre làng vẫn còn in đậm trong tâm trí mỗi người con đất Việt như một tiếng gọi thiêng liêng của quê hương, đất nước.

22 bài văn tả loài hoa, quả yêu thích lớp 4

TOP 22 đoạn văn tả một loài hoa, tả một thứ quả mà em yêu thích giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, tích lũy thêm vốn từ để hoàn thiện đoạn văn miêu tả các bộ phận của cây cối thật hay.

Đoạn văn miêu tả hoa mai

Với 22 đoạn văn tả loài hoa, đoạn văn tả quả, các em dễ dàng tả hoa nhài, tả hoa đào, tả hoa ly, tả quả nhãn, tả quả táo, tả quả cam, tả quả xoài, tả quả dưa hấu... Chi tiết mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để học tốt phân môn Tập làm văn lớp 4.

Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc quả mà em thích

Nếu như hoa mai là biểu tượng cho mùa xuân phương Nam thì hoa đào đại diện cho mùa xuân phương Bắc. Thân đào mảnh khảnh nhưng vô cùng cứng cáp, bên ngoài là lớp vỏ màu nâu. Để cho cây thêm đẹp, những người nghệ nhân tạo dáng cho cây thành thế rồng, thế phượng. Từ thân cây tủa ra vô số những cành nhỏ hơn. Lá đào nhỏ, màu xanh non, rung rinh trước gió. Hoa đào có 5 cánh mỏng màu hồng, chúm chím đáng yêu. Những cánh hoa ôm ấp, che chắn cho nụ đào màu vàng tươi bên trong. Mới ngày nào, hoa chỉ là những nụ nhỏ bé, xinh xắn, vậy mà giờ đây đã nở rộ cả cành, làm bừng sáng cả một khoảng trời. Thấp thoáng sau những bông hoa là những mầm xanh mới nhú, tràn đầy vẻ đẹp thanh tân, tươi mới của mùa xuân. Hương hoa không nồng mà nhẹ nhàng thoang thoảng, tạo cảm giác dễ chịu cho người xem.

Đoạn văn tả hoa nhài

Trước sân nhà em có trồng một bụi hoa nhài. Mấy hôm nay, cây ra hoa, khiến cả nhà ngập tràn mùi hương tuyệt vời. Hoa nhài khá nhỏ. Lúc còn là nụ, nó tròn và chỉ to như một viên ngọc trai cỡ nhỏ. Khi đã nở bung, thì cũng chỉ to độ như cái chén rượu nhỏ xíu của bố. Tuy nhỏ là thế, nhưng hoa nhài lại có rất nhiều cánh. Cánh hoa nhỏ, trắng muốt và khá dày, mềm mịn như tơ lụa thượng hạng. Những cánh hoa nhỏ xếp sát vào nhau như là chiếc váy nhiều lớp của cô công chúa tí hon trong câu chuyện cổ tích mẹ thường hay kể. Điều hấp dẫn nhất của hoa nhai chính là mùi hương của nó. Hoa nhài thơm lắm. Mùi hương của nó khó có thể nhầm lẫn với các hoa khác. Đó là mùi hương nồng nàn nhưng rất tinh tế và nhẹ nhàng. Vào đêm khuya, khi hoa nở rộ, mùi hương ấy hòa chút vào sương đêm thì thật là tuyệt tác của tự nhiên.

Đoạn văn tả hoa ly

Mỗi dịp Tết đến, mẹ em đều cắm một bình hoa ly thật lớn để trên bàn phòng khách. Hoa ly là một loại hoa có bông lớn, màu sắc nhã nhặn và hương thơm tinh tế. Những ưu điểm đó giúp nó trở thành sự lựa chọn trước nhất. Hoa ly khi nhở có thể to như bàn tay của người lớn. Mỗi bông gồm sáu cánh hoa. Cánh hoa ly thon dài hình bầu dục, nhọn ở đuôi. Bề ngang cánh hoa khoảng 3cm, chiều dài khoảng 7cm, tuy nhiên đó chỉ là kích thước tương đối. Cánh hoa ly khá dày dặn, khi sờ vào cảm giác mềm mịn như nhung vậy. Màu sắc hoa ly khá phong phú, nhưng em thích nhất là màu vàng, vì nó rất tươi sáng và xinh xắn. Hoa ly có mùi hương nồng nàn không kém gì hoa hồng, nhưng nó không lan quá xa, vậy nên thường được ưu ái chọn lựa trưng bày trong nhà. Đặc biệt, hoa ly là loài hoa tươi rất lâu, có thể vẫn luôn duy trì vẻ đẹp khi nở rộ của mình đến hơn một tuần. Thật là tuyệt phải không nào?

Đoạn văn tả hoa phong lan

Cây phong lan treo ở trước nhà đã trổ hoa. Cành hoa vươn dài ra, màu xanh nhạt và hai bên là hai hàng hoa cùng nở song song. Cánh hoa có màu hồng tươi giữa có nhụy màu vàng. Nhìn cành hoa rung rinh trong gió, ta có cảm giác như đó là những con bướm màu hồng đã chán bay lang thang đây đó nên sà xuống bám vào cành hoa mà sưởi nắng. Từ cành hoa phong lan, một mùi thơm dịu nhẹ tỏa ra như hương thơm riêng biệt của núi rừng mà nó còn lưu giữ được. Hoa phong lan rất lâu tàn. Hoa có thể tươi nở hàng tháng trời tựa như hương sắc cũng muốn đua với thời gian. Hoa phong lan đúng là một loài hoa “sang trọng” và tươi đẹp.

Đoạn văn tả hoa cúc

Tả hoa cúc - Mẫu 1

Rực rỡ phô sắc vàng chói, bền bỉ chịu đựng cùng thời gian, những chậu cúc nở hoa từ cuối năm âm lịch vẫn giữ được sắc xuân đến tận cuối Giêng. Vô số cánh hoa thon thon, màu vàng, xếp khít đều nhau, dày lên từng lớp, xòe tròn chung quanh, ủ nhụy hoa màu vàng sậm ở giữa. Thân cúc mảnh nhưng cứng cáp, đỡ nụ hoa to bằng cái chén con, xòe phiến lá có răng tròn xanh biếc, tôn đóa hoa màu vàng rực. Thời tiết nào của bốn mùa trong năm, hoa cúc cũng thích hợp để vươn cành, đơm nụ. Vì thế, ngày nay người ta trồng hoa cúc quanh năm. Hoa cúc vừa sang vừa bình dị. Trong nhà, trong văn phòng, trong hội nghị, ở nơi tôn nghiêm chùa tháp, hoa đều làm cảnh trí sáng lên một nét trang trọng và ấm áp thân tình. Hoa cúc quả xứng danh là hoa quân tử.

Tả hoa cúc - Mẫu 2

Miêu tả hoa cúc trắng

“Ai cũng nghĩ bông cúc thì phải có màu vàng. Đúng như thế. Song chỉ có vậy, hóa ra loài cúc đơn điệu về màu sắc thế ư. Không! Vườn nhà tôi có loài cúc trắng. Nó không chỉ nở về mùa thu không thôi mà suốt quanh năm, cúc trắng vườn tôi cứ đơm bông khoe sắc với trời đất, vẫn nở nụ cười chúm chím lúc rạng đông, rồi cười tươi một cách hồn nhiên đón nắng mai vàng khi ông mặt trời lên cao rực rỡ. Cũng giống hệt như hoa cúc vàng, vẻ đẹp của cúc trắng chẳng kém phần lộng lẫy, lại còn thêm vẻ trinh trắng kiêu sa hơn cúc vàng một bậc. Cũng những cánh hoa nhỏ li ti, cũng hương thơm thoang thoảng dịu dàng, vậy mà tôi thích nó nhiều hơn cúc vàng đấy. Cúc mọc thành từng khóm, thân cây chi chít chen chúc nhau như muốn đứng tựa vào nhau bởi thân mềm, mảnh mai như cành liễu. Lá mọc thành từng chùm xòe ra như những bàn tay. Hình lá nhỏ cong cong, mềm mại mọc so le nhưng rất dày. Lá cúc xanh quanh năm một màu xanh dìu dịu. Còn bông thì nở theo từng tháng, mỗi đợt dễ đến nửa tháng hoa mới tàn. Vài ngày sau đó lại bắt đầu thấy lứa khác điểm nụ. Quanh năm dường như lúc nào cũng thấy có bông ở đầu cành.

Đoạn văn tả hoa hồng

Tả hoa hồng - Mẫu 1

Hoàng hậu của các loài hoa là hoa hồng. Cánh hoa khép kín, tròn nụ trong lớp đài hoa xanh tươi. Sương mai và nắng sớm réo gọi nàng hồng hé cười chúm chím lộ sắc hoa đỏ nhung trong cánh đài xanh biếc đã bắt đầu hung nhè nhẹ. Sương chiều lãng đãng lạnh, âu yếm nụ hồng để về sáng nụ hoa hé dần từng lớp cánh mịn như nhung, đỏ thẫm. Hương hoa hồng ngan ngát, thoảng mát như sương thu sớm, nồng dịu như mùi hương nhu pha mật ngọt. Cái ngọt như mật ong của hương hoa gọi ong bướm đến, để nàng hồng kiêu hãnh khoe hết cánh, lộ lấm tấm nhụy vàng. Hoa hồng nghiêng mình đón nắng, hiến dâng cho đời sắc đẹp lộng lẫy của mình, hòa trong gió mùi thơm vô cùng quyến rũ.

Tả hoa hồng - Mẫu 2

Trước sân nhà, ba em trồng rất nhiều loại hoa. Em thích nhất là mấy khóm hoa hồng đang đua nhau khoe sắc. Hoa hồng này thuộc giống hồng nhung có vẻ đẹp lộng lẫy. Hoa to bằng chén uống trà của ông em. Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng, mềm mại và mịn màng xếp gối vào nhau. Càng vào lớp trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt để lộ những chùm nhị vàng li ti lấp ló bên trong. Hương thơm ngào ngạt, quyến rũ bướm ong. Hoa uống sương đêm, tắm ánh nắng ban mai nên trông chúng tươi mơn mởn, đầy kiêu hãnh và tự tin. Nắng càng lên, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt. Mấy chú ong mê mải rúc đầu vào hút mật hoa. Trên cao, cánh bướm dập dờn đùa với những bông hoa tươi xinh như những gương mặt ngời sáng niềm vui. Cứ hoa hồng này tàn lại có hoa khác thay thế. Vì vậy, lúc nào, khóm hoa cũng tràn đầy sức sống. Đứng ngắm nhìn những đoá hoa hồng rung rinh trước gió, lòng em tràn ngập niềm vui. Hoa hồng rất đẹp lại tỏa mùi thơm khắp sân vườn. Càng ngắm em càng yêu chúng hơn.

Tả hoa hồng - Mẫu 3

Hồng nhung đứng giữa vườn với vẻ kiêu hãnh. Thân cây mảnh mai, màu nâu sẫm, có gai to sắc và nhọn. Càng lên trên, thân càng nhỏ. Những chiếc cành màu xanh như những cánh tay vươn lên đón lấy ánh nắng và bầu không khí yên lành, mát mẻ của mùa xuân.

Những chiếc lá màu xanh thẫm được tô điểm bởi những đường gân và viền răng cưa, khẽ đung đưa trước gió. Còn những bông hoa hồng thì thật tuyệt vời. Những cái đài hoa màu xanh mỡ màng kia lại đỡ được "nàng công chúa kiều diễm" khoe mình dưới ánh nắng mai. Những chiếc cánh mỏng mịn màng màu đỏ thẫm đan xen vào nhau thành từng lớp, khum khum úp sát vào nhụy. Lớp ngoài thì xoè rộng khoe sắc. Lớp trong thi cuộn tròn e ấp như chưa muốn phô cái dáng vẻ yêu kiều của mình. Cái nhị thì ẩn mình lấp ló như một cô bé mắc cỡ trước người lạ. Đứng cạnh bông hồng đã nở là một nụ hoa đang độ hàm tiếu chờ ngày khoe sắc với muôn hoa trong vườn. Hàng ngày ong bướm cứ rập rờn bên bụi hồng nhung vừa thưởng thức vẻ đài các kiêu sa của nó vừa chờ dịp hút hương lấy mật.

Đoạn văn tả hoa hướng dương

Hoa hướng dương

Thiếu nhi chúng em ai mà chẳng yêu hoa. Đứa thì thích hoa hồng, hoa huệ, đứa thích hoa lan, hoa cúc, đồng tiền, cẩm chướng. Riêng em, em thích nhất là hoa hướng dương. Chao ôi! Nhìn những bông hoa hướng dương như những cái đĩa, tròn xoe đơm đầy xôi vàng rực cứ chao qua chao lại dưới nắng mai hồng, trông mới hấp dẫn làm sao! Hướng dương thuộc loại thân mềm, ruột xốp. Những chiếc lá to như tai voi rất dễ hứng gió. Bông hướng dương lại vừa to vừa nặng. Chỉ cần một ngọn gió mạnh chút xíu lùa qua là có thể làm thân cây nghiêng ngả, có lúc gãy gập xuống. Vì vậy mà mỗi gốc hướng dương, em phải cắm thêm một cọc phụ hỗ trợ cho cây khỏi bị đổ.

Đoạn văn tả hoa đại/hoa sứ

Không giống như một số loài cây khác, đến mùa thay áo, cây hoa sứ chỉ còn những cành trơ trụi, y hệt như những cánh tay trần của bức tượng nghìn tay nghìn mắt. Thoạt nhìn tưởng như cây đã khô héo. Nhưng kì thực đó là thời kì lột xác để chuẩn bị cho mùa đâm chồi, nảy nụ. Sứ có một sức sống kì lạ, có khả năng chống chọi lại mọi thời tiết khắc nghiệt mà một số loài cây khác không có được. Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, trên những cánh tay trần trụi tường như khô héo ấy vô vàn những chồi nhũ ra, lớn dần, lớn dần tạo thành những lá tròn xoe đều đặn. Người ta tưởng như có một bàn tay nào đó kết dính các cuống lá lại quanh một trục. Những chồi non mập mạp vươn cao rồi nó bung ra vô vàn cánh hoa màu tím sắc hồng. Những bông hoa năm cánh xếp lại như hình một cái phễu từ từ xòe ra khoe sắc, đẹp chẳng kém gì bông huệ, bông cúc. Ngắm bông sứ phải ngắm cả chùm bông thưởng thức vẻ đẹp của nó. Em yêu bông sứ không chỉ ở sức sống dẻo dai kì diệu của loài cây mà còn ở vẻ đẹp nở thành chùm như một lẵng hoa của thiên nhiên ban phát cho con người vậy.

Đoạn văn tả hoa mai

Hoa mai mang vẻ đẹp thanh tao. Hoa năm cánh nhỏ xinh xắn, trắng phau, gốc và cành khúc khuỷu. Hoa mai thường nở đều một loạt, đậu chỉ trong vòng nửa tháng rồi tàn. Nếu được ánh sáng đông soi rọi vào cây mai đương nở hoa thì trông có vẻ trong trắng vô ngần. Hoa bắt ta phải liên tưởng đến tuyết sạch giá trong. Nếu được hương sắc, hoa mai thật là một danh hoa. Hoa mai nở độ mười lăm ngày thì tàn. Mà cái cảnh hoa mai rụng cũng thật có ý nghĩa. Chỉ một cơn gió thoảng qua cũng đủ làm cho bao cánh hoa trắng rất nhẹ nhàng, êm ái bay theo gió, là lại rơi xuống đất. Chừng như hoa mai đã nở thì cố giữ được tấm thân trong trắng, mà lúc phải tàn tạ thì cái chết như không.

Đoạn văn tả hoa tử đinh hương

Có nhiều loài hoa đẹp và mang những vẻ đẹp, ý nghĩa khác nhau, như tượng trưng cho tình yêu, sức sống, niềm tin, … Nhưng em lại đặc biệt thích chậu cây hoa tử đinh hương ở nhà. Đó là cây hoa được mẹ em mang về sau một chuyến đi du lịch. Chậu hoa không lớn, treo trong vườn cây cảnh. Lá cây màu xanh mướt, có hình trái tim như lá trầu vậy. Hoa tử đinh hương nhỏ xíu, chỉ to hơn đốt móng tay một chút xíu. Bốn cánh hoa màu tím nhạt, pha thêm một chút trắng, bung nở để lộ nụ hoa vàng nhạt. Mẹ bảo, người ta không thích hoa tử đinh hương vì màu tím ấy của nó, màu tím gợi sự u buồn, không vui vẻ. Hoa mọc thành chùm, một chùm hoa có hàng chục bông chụm lại với nhau, cùng bung nở. Một chậu cây hoa có nhiều chùm cây như thế. Màu xanh của lá và màu tím của cây, mới đẹp và hài hòa biết bao. Chúng như những bó bông lớn đang khoe hết vẻ đẹp và những gì tốt đẹp nhất của mình để hiến dâng cho cuộc đời. Những chùm hoa không rực rỡ sắc màu như hoa hồng, vàng tươi như hoa hướng dương mà chỉ nhẹ nhàng, trầm lắng. Không nhiều người thích hoa tử đinh hương. Nhưng nếu ai đã thích, họ sẽ thấy hoa đẹp vô cùng. Một chút u buồn cũng nên có chứ nhỉ, để làm nên vẻ đẹp lãng mạn cho cuộc sống. Mẹ còn bảo, hoa tử đinh hương trong tiếng Tây Ban Nha còn gọi là li la, cùng âm với những tiếng đàn, là một trong những biểu tượng của xứ sở bò tót này. Có cây hoa, căn nhà như được tô thêm một màu sắc mới, đẹp đến lạ lùng.

Viết một đoạn văn tả một thứ quả mà em yêu thích

Đoạn văn tả quả nhãn

Trong những loại quả đặc trưng của mùa hè, thì em thích nhất là quả nhãn. Quả nhãn có hình tròn xoe, thường sẽ to như nắp chai bia, nhưng nhiều khi vẫn sẽ có quả to hơn hoặc bé hơn kích thước đó. Quả nhãn luôn mọc theo từng chùm từ nhỏ đến lớn, chứ không mọc riêng lẻ. Vỏ nhãn có màu nâu cam, thêm ít đốm đen. Phần vỏ này rất mỏng và dai, nó mọc riêng chứ hoàn toàn không dính vào phần thịt quả như xoài hay dưa hấu. Bên trong là phần thị quả màu trắng đục giòn, ngọt và thơm. Ăn một quả thì muốn ăn thêm nhiều nhiều quả nữa. Bên trong thịt quả là hạt nhãn màu đen. Mùa hè, được ăn những quả nhãn ướp lạnh là điều mà em thích nhất.

Đoạn văn tả quả táo

Trong các loại trái cây thì em thích nhất là trái táo xanh. Trái táo này có kích thước chỉ bằng quả trứng gà ta, chứ không to như trái tàu. Lớp vỏ bên ngoài màu xanh trong, mỏng, tiệp vào với phần thịt. Phần thịt bên trong quả có màu trắng ngọc, giòn và ngọt thanh. Đặc biệt, là phần thịt táo xanh này rất ít bị oxi hóa [bị đen] khi để ngoài không khí như táo tàu. Bên trong cùng là một hạt táo màu vàng nâu. Nếu đem gieo xuống đất ta sẽ có một cây táo con ra đời. Chúng ta có rất nhiều cách để ăn táo. Có thể ăn ngay, nhưng cũng có thể đem chấm muối ớt, trộn sữa chua, làm nước ép… Dù theo cách nào thì vẫn rất ngon.

Đoạn văn tả quả xoài

Không một giống xoài nào cho quà ngon bằng xoài cát Hòa Lộc của vùng Đồng Tháp, Nam Bộ. Quả xoài tròn dày, thon dài, đẹp như tranh vẽ. Da xoài lúc xanh có màu xanh nhạt, lấm tấm lưa thưa những chấm nhỏ xíu như dấu chấm câu. Da xoài bọc một lớp thịt dày săn chắc, ôm cùi xoài mỏng dính. Khi chín, quả xoài cát chuyển dần sang màu vàng mơ, rồi vàng đậm, các dấu chấm thành màu nâu nhạt. Đó là lúc vị xoài ngon nhất: một vị ngọt thơm thanh thanh, dìu dịu, ăn vào ngọt lừ, rất hấp dẫn. Chính vì vậy, xoài cát Hòa Lộc là loại xoài có giá bán cao, đem lại lợi nhuận kinh tế không nhỏ và là niềm tự hào của nông dân miệt vườn miền Tây Nam Bộ.

Đoạn văn tả quả cam

Có nhiều loại quả vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng, nhưng em thích nhất là quả cam. Quả cam tròn, to bằng nắm tay mẹ. Vỏ quả màu vàng cam, sần sùi nham nhám. Phía trên quả là cái cuống màu nâu, thon dài xinh xắn. Khi mẹ em bổ quả cam ra, một mùi thơm phức tỏa ra khắp nhà. Những múi cam to mọng nước màu vàng đậm trông rất hấp dẫn. Cam ăn vào có vị chua chua ngọt ngọt. Quả cam cung cấp nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Nó là một thứ nước giải khát rất ngon và bổ. Em rất thích quả cam.

Đoạn văn tả quả dưa hấu

Em đã được ăn rất nhiều loại trái cây khác nhau. Tuy nhiên, loại quả mà em thích nhất đó chính là quả dưa hấu. Quả dưa hấu có hình bầu dục hoặc hình cầu và khá nặng. Mỗi một quả có khi phải nặng tới 3kg. Mùa hè, em thích nhất là được ăn dưa hấu bởi nó rất ngọt và mát. Vỏ của quả dưa hấu thường có màu xanh. Có một số quả lại có thêm những sọc đen, sọc trắng nhìn rất thích mắt. Nhưng khác xa so với vỏ ngoài màu xanh ấy là phần ruột đỏ tươi ở bên trong. Thêm một chút cùi màu trắng để tạo sự khác biệt giữa ruột và vỏ. Điểm tô trên nền đỏ ấy là những hạt dưa hấu màu đen tuyền. Em rất thích vị ngọt của quả dưa hấu, chúng thanh mát chứ không phải ngọt sắc. Mùa dưa hấu đến, đây là loại quả không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình em.

Đoạn văn tả quả mít

Trong các loại trái cây, em thích nhất là loại quả mít. Trái mít thường khá lớn. Mít có hai loại đó là mít mật và mít dai. Như tên gọi của nó, mít dai thường thì múi mít sẽ dai và thường được các bạn trẻ yêu thích hơn; còn mít mật thì có màu vàng và múi hơi nhũn như những giọt mật của loài ong vậy. Mỗi múi mít đều có một hột mít khá to bên trong được bao bọc bởi một lớp màng mỏng. Nếu xé múi không cẩn thận, ta sẽ làm rách lớp màng đó, hột mít trơn trượt sẽ rơi ra ngoài, khi ấy để ăn được mít, ta lại phải bỏ lớp mảng bên trong đi nữa, khá tốn thời gian. Mít ngon, ngọt nhưng lại khá nóng, nên chúng ta không nên ăn quá nhiều dù nó có là đặc sản của mùa hè đi chăng nữa.

Đoạn văn tả quả vú sữa

Em rất thích ăn hoa quả, đặc biệt là quả vú sữa. Trái vú sữa có vỏ màu xanh nhạt, đó là cái màu xanh của lá non pha trộn cùng màu trắng, một màu xanh tươi mát mà dịu nhẹ vô cùng thích mắt. Trái tròn vo, to bằng hai nắm đấm tay em chụm lại, nhìn giống như trái bóng vậy. Trái vú sữa không cần gọt vỏ, mà là dùng dao trực tiếp bổ đôi trái ra. Khi bổ, sẽ thấy có một lớp nhựa màu trắng bám trên dao, cái đó đắng lắm đấy. Bên trong là phần thịt thơm mềm, ngọt ngào như sữa mẹ. Trái vú sữa có hai phần thịt: một phần thịt gần sát vỏ, màu trắng đục và một phần thịt bên trong cùng, bao bọc lấy những hạt vú sữa màu nâu đen, lớp thịt ấy có màu trắng trong suốt. Cầm thìa mà xúc một miếng vào trong miệng, ngay lập tức sẽ cảm nhận được hương sữa ngọt lan tỏa khắp khoang miệng, quanh quẩn nơi chóp mũi. Chỉ cần thử một lần liền nhớ mãi. Tuy ngon nhưng mẹ em nói không nên ăn quá nhiều bởi trông vậy thôi chứ vú sữa là loại trái cây mang tính nóng, phần vỏ chát dễ khiến đau bụng. Nên dù rất thích nhưng em vẫn không dám làm trái lời mẹ mà ăn nhiều. Mỗi lần mùa vú sữa đến, là em lại hân hoan đòi mẹ mua về cho mình bằng được bởi em rất thích loại trái cây này.

Đoạn văn tả quả chuối

Mới ngày nào là bông hoa tím ngát mà bây giờ cây đã cho ra những nải chuối bé xíu. Quả chuối không mọc riêng rẽ từng quả một mà mọc thành từng buồng, mỗi buồng lại có khoảng 10 nải. Buồng chuối ngày một bụ bẫm khiến cây mẹ trĩu xuống, nghiêng hẳn sang một bên. Những quả chuối lớn nhanh trông thấy. Khác với nhiều loại quả thường có hình tròn hay hình elip thì quả chuối lại dài và cong hình lưỡi liềm. Nhìn những quả chuối ấy là em lại liên tưởng đến vầng trăng khuyết tí hon treo trên thân cây chuối.

Đoạn văn tả quả sầu riêng

Sầu riêng là một loại trái cây đặc sản chỉ được trồng ở miền Nam nước ta. Những quả sầu riêng mà em đã được nhìn thấy đều có vỏ ngoài màu xanh. Những quả chín thì có màu hơi ngà ngà vàng. Quả sầu riêng cũng có múi như quả mít nhưng múi của chúng thì lại to thật là to. Phần cơm sầu có màu vàng, khi ăn mang lại cho người ăn cảm giác mềm ngọt và béo ngậy. Ở giữa những múi sầu cũng có những hạt sầu rất to màu vàng. Hạt của sầu riêng không thể ăn được. Có lần em đã thử trồng hạt sầu riêng xuống vườn nhà nhưng có lẽ do không hợp khí hậu hoặc do em chưa biết chăm sóc nên hạt không thể nảy mầm.

Ngoài ra các bạn đọc tham khảo thêm một số dạng bài văn mẫu khác tại chuyên mục Tập làm văn lớp 4 để có thêm nhiều tư liệu hữu ích. Chúc các bạn học tập tốt.

Cập nhật: 16/02/2022

Video liên quan

Chủ Đề