Vũ giới đỗ trạng nguyên thời nhà nào

Đền thờ và văn bia về thân thế của Trạng nguyên Vũ Duệ ở xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao.
Ảnh:Đức Hoàng  

[baophutho.vn] - Trạng nguyên Vũ Duệ [1468-1522] người làng Trình Xá, xã Sơn Vi, trấn Sơn Tây [nay thuộc xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao]. Là một vị đại khoa tài đức vẹn toàn nhưng do hạn chế của điều kiện lịch sử, ông mới phát huy, cống hiến  được khoảng trên chục năm dưới thời các vua Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, sau đó triều Lê Sơ đi vào suy thoái, nội bộ Hoàng tộc tranh dành ngôi vị chém giết lẫn nhau. Một lòng trung quân ái quốc, ông vẫn tận tụy phục vụ dưới các triều Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông mong cứu vãn tình thế. Nhưng rồi nhà Lê suy sụp, quyền hành vào tay Mạc Đăng Dung, vua phải bỏ chạy khỏi kinh thành thì ông vô cùng thất vọng và tìm đến cái chết để tỏ rõ lòng trung theo quan điểm nhà Nho.

Di sản của Vũ Duệ để lại không nhiều nhưng có giá trị đặc biệt quan trọng thể hiện trí tuệ uyên bác của vị đại khoa nặng lòng với việc trị quốc, an dân. Trong văn bia đề danh Tiến sĩ khoa thi năm Giáp Tuất [1514], Vũ Duệ đã thể hiện quan điểm, tầm nhìn khoa học, tiến bộ về lựa chọn hiền tài mà đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị.  Đây là  khoa thi Hội dưới triều vua Lê Tương Dực, niên hiệu Hồng Thuận thứ 6 [1514], gồm có 5.700 sĩ tử, lấy đỗ từ Tiến sĩ trở lên được 44 người. Trạng nguyên Vũ Duệ được vua giao viết văn khắc lên bia. Đến năm Tân Tỵ, niên hiệu Quang Thiệu thứ 6 [1521] đem dựng ở Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội, là một trong số 82 bia  hiện còn. 

Điểm nổi bật của nội dung văn bia là tác giả đã đưa ra nhận xét tổng quát về việc tổ chức thi cử là nhằm tuyển chọn người hiền tài. Việc này các đời vua bên Trung Quốc đã làm, nhưng không thể so bằng Việt Nam về “Quy mô to rộng, khuôn phép tốt đẹp, đầy đủ rõ ràng như các bậc liệt thánh triều ta”. Đồng thời xác định việc dựng bia là để tỏ ý  “khuyến khích biểu dương nhân tài”. Vũ Trạng nguyên có quan điểm  đúng đắn cho rằng người tài trước hết là phải có đạo đức. Trạng viết  “Trước lo phận sự sau mới tới tài năng, trước phải trau dồi khí tiết sau mới tới tài nghệ, trước phải nên đức hạnh sau mới đến văn chương”. Dưới chế độ phong kiến nhiều người cho rằng học hành, thi cử để văn hay chữ tốt, sáng tác, ngâm vịnh. Nhưng Vũ Trạng nguyên có một quan niệm hết sức tiến bộ là thi cử đỗ đạt để làm bất kỳ công việc nào ích quốc lợi dân “Là sao sáng mây lạ, làm điềm lành cho đương thời, là vàng ngọc thiên nhiên làm của quý cho thế gian, là gươm Can Tương, mặc Da để dẹp tiếm loạn, là gỗ biền nam kỷ tử để vững cột rường, là thóc lúa vải lụa để nuôi sống dân, là sâm linh chi thuật để dưỡng thọ mạch nước, để cuộc trị nước đến chỗ phồn vinh và đặt thiên hạ vào thế bình yên như Thái sơn bàn thạch”. Kẻ sĩ thi cử đỗ đạt nào làm được như thế thì mới: “Trên không phụ sự biểu dương của đức  thánh, dưới không phụ vốn học vấn của đời mình, Như vậy công danh sự nghiệp ghi mãi trên bia đá cứng, không bao giờ phai mòn”.

Tấm bia Tiến sĩ đầu tiên vào năm Đại Bảo thứ ba ở Văn Miếu Quốc tử giám Hà Nội do Tiến sĩ Thân Nhân Trung soạn văn có một ý bất hủ là thi cử để chọn người hiền tài, mà “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và vươn cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp”. Nội dung văn bia do Trạng nguyên Vũ Duệ soạn, tiếp tục khẳng định rõ hơn quan niệm về người hiền tài, lấy đức hạnh làm đầu, đem tài năng làm bất cứ việc gì cho đất nước phồn vinh, nhân dân no ấm. Đó là một số quan điểm đúng đắn tiến bộ mà hơn  600 năm về trước, Trạng nguyên Vũ Duệ đã để lại cho hậu thế. 

Trong số 44 vị đỗ Tiến sĩ trở lên trong khoa thi Giáp Tuất [1514] được ghi danh trên bia, có một vị người Đất Tổ. Đó là ông Nguyễn Chính Tuân, quê xã Xuân Lũng, huyện Sơn Vi, nay thuộc huyện Lâm Thao. Sau khi đỗ Hoàng giáp, ông được bổ dụng chức Doãn sự, rồi Thượng thư tước Ngọc Quận công. Thấy Mạc Đăng Dung [1483-1541] chuyên quyền định cướp ngôi nhà Lê, ông bất bình bỏ về không chịu làm quan cho nhà Mạc. Đến thời Lê Trung Hưng ông được xếp vào số những vị đại khoa công thần tiết liệt, phù Lê không theo nhà Mạc mà tự vẫn như Trạng nguyên Vũ Duệ, hoặc dấy binh chống nhau với nhà Mạc như Tiến sĩ Đàm Thận Huy [1463-1526] quê Bắc Ninh...

1/ Lê Văn Thịnh : Quê xã Chi Nhị, tổng Đại Lai, huyện Gia Bình, ngày nay là thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ thủ khoa năm 1075 kỳ thi Minh kinh bác học thời Lý Nhân Tông. Là người có tài năng, lại có công lao lớn nên làm quan tới chức Thái sư, nhưng năm 1096, ông bị ghép vào tội mưu phản giết vua, nên đã bị đi đầy. Hiện vẫn chưa xác định được ngày, tháng, năm sinh và mất của ông.
Khoa thi đầu tiên được mở ra dưới thời Lý năm 1075, nhưng người đỗ đầu khoa thi này là Lê Văn Thịnh chưa được gọi là Trạng nguyên. Phải đến khoa thi năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 đời vua Trần Thái Tông [1247] mới đặt ra định chế tam khôi [3 vị trí đỗ đầu có tên gọi thứ tự là: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa] thì mới có danh hiệu Trạng nguyên.

2/Trạng nguyên Huyền Quang [ 1254-1334 ] , tên thật là Lý Đạo Tái, người hương Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang. Nay là làng Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Học giỏi, đỗ cả thi hương, thi hội. Ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ [trạng nguyên] khoa thi năm 1272? hay 1274? và được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn của triều đình, tiếp sư Bắc triều, nổi tiếng văn thơ. Sau này từ chức đi tu, theo Trần Nhân Tông lên Trúc Lâm. Là một Thiền sư Việt Nam, tổ thứ ba dòng Trúc Lâm Yên Tử. Ông là một nhà thơ lớn với nhiều bài thơ còn được lưu lại. Cùng với Trúc Lâm Đầu Đà Trần Nhân Tông và Pháp Loa, ông được xem là một Đại thiền sư của Việt Nam và người ta xem ông và hai vị nêu trên ngang hàng với sáu vị tổ của Thiền tông Trung Quốc hoặc 28 vị tổ của Thiền Ấn Độ.

3/ Trạng nguyên Lưu Thúc Kiệm : Người làng Trạm Lệ, huyện Gia Bình, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc [nay thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh], đỗ Trạng nguyên khoa tháng 8, Canh Thìn, năm Thánh Nguyên thứ 1 [1400], đời Hồ Quý Ly cùng 20 người khác đỗ thái học sinh, trong đó có Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Hoàng Hiến, Nguyễn Thành v.v. Những người đỗ thái học sinh có nêu tên này sau đều làm quan dưới triều đại Hậu Lê. Sử sách ghi chép rất ít về ông, chỉ biết rằng ông làm quan đến Hàn lâm trực học sĩ. Do giỏi văn từ biện bạch nên Hồ Quý Ly giao cho ông việc thảo các văn từ bang giao với các nước láng giềng.

4/ Trạng nguyên Nguyễn Nghiêu Tư [? – ?], hiệu là Tùng Khê, tên tự là Quân Trù, thuở nhỏ còn có tên tục là Trư vì đẻ tháng Hợi, người huyện Vũ Ninh, phủ Từ Sơn. Tài liệu của Viện Hán-Nôm còn ghi thêm là người xã Phù Lương, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc [nay thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh]. Ông là một trạng nguyên nhà Hậu Lê, làm quan đến chức Thượng thư.
Ông đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn niên hiệu Thái Hòa thứ 6 [1448], đời Lê Nhân Tông, làm quan Hàn lâm trực học sĩ, An phủ sứ lộ Tân Hưng Thượng.

Đầu năm Thiên Hưng thứ nhất [tháng 10 âm lịch năm 1459] thời Lê Nghi Dân, ông được cử cùng Lê Cảnh Huy, Nguyễn Như Đổ, Hoàng Thanh sang nhà Minh nộp cống hằng năm và xin bỏ việc mò ngọc trai. Tài liệu của Viện Hán-Nôm lại ghi là ông được cử làm Phó sứ [năm 1460] sang nhà Minh [Trung Quốc] cầu phong [thụ phong vương của nhà Minh cho vua Lê của Đại Việt] trong khi Đại Việt Sử ký Toàn thư viết rằng …Ngày 20, lại sai bọn Trần Phong, Lương Như Hộc, Trần Bá Linh sang nhà Minh cầu phong… Sau đó, ông được thăng lên Lại bộ thượng thư [chưởng lục bộ].

5/Trạng nguyên Vũ Kiệt , người xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, Kinh Bắc [nay thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh], đỗ đầu đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ [Trạng nguyên] khoa tháng tư, Nhâm Thìn, Hồng Đức năm thứ 3 [1472], đời Lê Thánh Tông cùng Nguyễn Toàn An, Vương Khắc Thuật đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ; bọn Vũ Đức Khang 7 người đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân; bọn Chử Phong 16 người đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Khoa thi này cũng là khoa đầu tiên định lệ tư cánh của tiến sĩ: 1. Đệ nhất giáp, người đỗ thứ nhất cho chánh lục phẩm, 8 tư; người đỗ thứ nhì cho tòng lục phẫm, 7 tư; người đỗ thứ ba cho chánh thất phẫm, 6 tư, đều được ban chữ “Tiến sĩ cập đệ”. 2. Đệ nhị giáp, cho tòng thất phẩm 5 tư; được ban chữ “Tiến sĩ xuất thân”. 3. Đệ tam giáp cho chánh bát phẩm, 5 tư; được ban chữ “Đồng tiến sĩ xuất thân”. Nếu vào Hàn lâm viện thì được gia 1 cấp; nếu bổ làm Giám sát ngự sử hay Tri huyện thì giữ nguyên phẩm cũ mà bổ.

Vũ Kiệt làm quan tới Hàn lâm viện thị thư, Tả thị lang kiêm Đông các hiệu thư.

6/ Trạng nguyên Nguyễn Quang Bật [1463–1505] là người đỗ trạng nguyên năm 1484 dưới triều vua Lê Thánh Tông.
Ông là người huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, có ý chí “nhân định thắng thiên”, không tin vào số mệnh. Tương truyền trước khoa thi ông nằm mơ thấy Thần hiện về báo mộng ông sẽ không đoạt giải cao; thế nhưng ông tin rằng “Thần đâu biết được việc người; phen này ta đỗ, đỗ thời trạng nguyên” và càng ra sức học. Đến kì thi Đình ông đã đoạt được ngôi vị đầu bảng, giành lấy chức vị trạng nguyên. Làm quan Hàn lâm Hiệu lý. Ông là thành viên nhóm Tao đàn Nhị thập bát Tú. Vì trái ý của Lê Uy Mục nên bị giáng xuống Thừa Tuyên, Quảng Nam. Vua sai người mật dìm chết ở sông Phúc Giang. Tương Dực Đế biết ông chết oan, bèn truy phong tước Bá, và tặng lá cờ thêu 3 chữ” Trung Trạng Nguyên”. Vua còn cho dân địa phương lập miếu thờ làm thành hoàng.

7/ Trạng nguyên Nghiêm Hoản [?-?], còn có tên là Nghiêm Viên, sau được vua Lê Thánh Tông đổi tên là Nghiêm Viện , quê xã Phùng Ninh Giang, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc [nay huyện Quế Võ, Bắc Ninh]. Đỗ trạng nguyên khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 27 [1496], đời Lê Thánh Tông. Ông là Phò mã của vua Lê Thánh Tông nhưng mất ngay sau khi đỗ, chưa kịp nhận chức. Trong khoa thi này, thực tế Triệu Nghị Phù [1462-?], quê xã Đức Lạp, huyện Lập Thạch [nay thuộc huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc] mới là người thi đỗ Trạng nguyên nhưng phạm lỗi nên bị truất xuống Đệ nhị giáp. Có sách ghi là Triệu Tuyên Phù. Sự nghiệp của ông này hiện chưa rõ.

8/ Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh [ thường được gọi là Trạng Me; 1482–?] là trạng nguyên khoa thi Đoan Khánh năm thứ tư [1508], đời vua Lê Uy Mục. Ông là con của tiến sĩ Nguyễn Giản Liêm, người làng Ông Mặc [tục gọi là làng Me] huyện Đông Ngàn [nay là Từ Sơn], tỉnh Bắc Ninh.

Ông làm quan đến chức Hàn lâm viện Thị thư kiêm Đông các Đại học sĩ. Sau đó, lại ra làm quan với nhà Mạc và được cử đi sứ sang nhà Minh [Trung Quốc] để cầu phong cho Mạc Đăng Dung. Khi trở về, ông được thăng Thượng thư Bộ Lễ kiêm Hàn lâm viện Thị độc, Chưởng viện sự, tước Trung Phụ bá. Khi mất được tặng tước hầu. Thân phụ của ông là tiến sĩ Nguyễn Giản Liêm [1453-?]

9/ Trạng nguyên Ngô Miễn Thiệu [1499 – ?], người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc [nay thuộc xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh].
Ông đỗ trạng nguyên khoa Mậu Dần, niên hiệu Quang Thiệu thứ 3 [1518] đời Lê Chiêu Tông. Thời Lê, ông giữ các chức quan như Thượng thư Bộ Lại kiêm Đô ngự sử, Chưởng Hàn lâm viện sự, Nhập thị Kinh diên và tước Lý Khê bá. Sau ông làm quan với nhà Mạc, giữ các chức quan như Thượng thư Bộ Lễ, Đông các Đại học sĩ, Ngự sử đài Đô Ngự sử, Hàn lâm viện Thị thư và thăng Trình Khê hầu.

10/ Trạng nguyên Hoàng Văn Tán , người xã Xuân Lôi, huyện Vũ Ninh [nay thuộc xã Đại Xuân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh]. Ông thi đỗ trạng nguyên năm 1523, trong khoa thi Quý Mùi, niên hiệu Thống Nguyên thứ 2 của vua Lê Cung Đế. Ông được giao cùng với Đông các đại học sĩ Đạo Nguyện bá Nguyễn Văn Thái thảo tờ chiếu của Lê Cung Hoàng nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung [Đại Việt Sử ký Toàn thư chỉ chép là Nguyễn Văn Thái thảo chiếu này]. Sau đó, ông làm quan nhà Mạc đến chức Tả Thị lang Bộ Lễ.

11/ Trạng nguyên Nguyễn Lượng Thái , người xã Bình Ngô, huyện Gia Định, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc [nay thuộc xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh]. Trú quán xã Trạm Lộ [cùng huyện]. Ông đỗ đệ nhất giáp đồng tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh [trạng nguyên], khoa Quý Sửu niên hiệu Cảnh Lịch thứ 6 [1553] đời Mạc Tuyên Tông [Mạc Phúc Nguyên]. Ông làm quan Tả Thị lang Bộ Lễ, kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Định Nham hầu.

12/ Trạng nguyên Phạm Quang Tiến [ 1530-?] Người làng Lương Xá, huyện Thiện Tài, trấn Kinh Bắc [nay thuộc xã Phú Lương, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh]. Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Sửu, niên hiệu Thuần Phúc thứ 4 [1565] thời Mạc Mậu Hợp[2]. Ông làm quan Đông các Đại học sĩ, được cử đi sứ sang nhà Minh [Trung Quốc] và mất trên đường đi. Sau khi mất, ông được truy tặng chức Tả Thị lang.

13/ Trạng nguyên Vũ Giới [1541-1593], người xã Lương Xá, huyện Thiện Tài, trấn Kinh Bắc [nay là xã Phú Lương, huyện Lương Tài, Bắc Ninh], cùng làng với Phạm Quang Tiến, trạng nguyên khoa thi 1565. Đỗ trạng nguyên khoa Đinh Sửu, niên hiệu Sùng Khang thứ 12 [1577] đời Mạc Mậu Hợp. Làm quan qua các chức như Hữu thị lang, Thượng thư Lại bộ.

14/ Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính [1587 – ?], người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc [nay là xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh]. Đỗ trạng nguyên khoa Đinh Sửu, niên hiệu Dương Hòa thứ 3 [1637], đời Lê Thần Tông[1]. Làm quan đến Tả thị lang Lại bộ, Nhập thị Kinh diên, tước Đạo Ngạn bá. Sau khi mất, ông được tặng chức Thượng thư, tước hầu. Có tài liệu ghi ông là Nguyễn Xuân Sinh.

15/ Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo [1651–1719] là một trong số rất ít trạng nguyên làm quan tới chức tể tướng. Ông còn có tên là Trạng Bịu. Ông sinh năm 1651, người xã Hoài Bão [có tục danh là làng Bịu], tổng Nội Duệ [nay là xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh]. Thân phụ ông là tiến sĩ Nguyễn Đăng Minh, giữ chức Quốc tử giám tế tửu trong triều Lê. Ông còn là cháu ruột của thám hoa Nguyễn Đăng Cảo, em trai Nguyễn Đăng Tuân. Ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, hoạt bát.

[ Bách khoa toàn thư- //svkinhbac.com]

Video liên quan

Chủ Đề