Vùng kinh tế trọng điểm có tỷ trọng của ngành dịch vụ trọng GDP cao nhất là

Bởi Nam H Nguyen

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Nam H Nguyen

Giới thiệu về cuốn sách này

            Giai đoạn 1997-2001 GDP khu vực thương mại - dịch vụ trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt tốc độ tăng 6,95%/năm [theo giá so sánh 1994]. Trong đó thành phố Hồ Chí Minh đạt 6,75%/năm, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu tương ứng đạt 8,82%/năm; 10,03%/năm và 6,36%/năm. Tốc độ tăng trưởng GDP của giai đoạn này chậm hơn so với giai đoạn trước, đặc biệt là trong bốn năm 1997-2000 tốc độ tăng năm sau so với năm trước đạt rất thấp [thấp nhất là 4,82% của năm 2000 so với năm 1999]. Sang năm 2001 tốc độ tăng GDP có dấu hiệu phục hồi [tăng 7,45% so với năm 2000]. Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam trải qua sự phát triển đầy khó khăn, tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế đều chậm lại, năm sau chậm hơn năm trước. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới và khu vực đã ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực thương mại - dịch vụ nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Riêng trong khu vực thương mại - dịch vụ thì cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xuất nhập khẩu và du lịch trên địa bàn thành phố và các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm trong những năm qua.

Sự tăng trưởng chậm của khu vực thương mại - dịch vụ đã dẫn đến sự sụt giảm về tỷ trọng của khu vực này trong cơ cấu GDP của vùng kinh tế trọng điểm. Tỷ trọng GDP của khu vực thương mại - dịch vụ giảm dần từ 44,40% vào năm 1996 xuống còn 35,54% vào năm 2000 và tiếp tục giảm còn 34,80% vào năm 2001. Các tỉnh, thành trong vùng đều diễn ra hiện tượng này trong đó tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giảm mạnh nhất [từ 19,11% năm 1996 xuống còn 9,82% năm 2000 và giảm còn 9,30% năm 2001], kế đến là thành phố Hồ Chí Minh [từ 57,79% năm 1995 xuống còn 52,37% năm 2000 và giảm còn 51,54% năm 2001].

Xét trong khu vực thương mại - dịch vụ thì hai ngành thương mại và khách sạn - nhà hàng chiếm tỷ trọng khá lớn.

Tình hình tăng trưởng chậm của khu vực thương mại - dịch vụ cũng không ngoại lệ đối với ngành thương mại và khách sạn -  nhà hàng. Về ngành thương mại trong giai đoạn 1997-2001 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tốc độ tăng GDP cao nhất [17,32%/năm], kế đến là Đồng Nai [5,86%/năm], thành phố Hồ Chí Minh [3,20%/năm]. Tuy tăng trưởng cao nhưng trong giai đoạn này GDP ngành thương mại của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bị giảm trong năm 1998 [giảm 1,19% so với năm 1997]. Tỷ trọng GDP ngành thương mại trong GDP khu vực thương mại - dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai có xu hướng giảm dần [tương ứng giảm từ 29,26%; 34,27% năm 1995 xuống còn 27,70%; 29,45% năm 2000]. Năm 2001 trong khi tỷ trọng này tại thành phố tiếp tục giảm [26,69%] thì tại Đồng Nai lại tăng lên [30,01%]. Ngược lại tỷ trọng trên tại Bà Rịa - Vũng Tàu có xu hướng tăng dần [từ 15,52% năm 1996 tăng lên 25,80% năm 2000 và tiếp tục tăng 27,30% năm 2001]. Nguyên nhân của sự tăng trưởng cao và tăng tỷ trọng là những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hoạt động nội thương và ngoại thương được mở rộng, tăng quy mô đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân. Về ngành khách sạn - nhà hàng trong giai đoạn 1997-2001 tỉnh Đồng Nai có tốc độ tăng GDP cao nhất [8,70%/năm], tiếp đó là thành phố Hồ Chí Minh [3,35%/năm], tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu [0,40%/năm]. Tỷ trọng GDP ngành khách sạn - nhà hàng trong GDP khu vực thương mại - dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu có xu hướng giảm dần [tương ứng giảm từ 14,33%; 9,43%; 5,83% năm 1995 xuống còn 11,90%; 9,21%; 4,15% năm 2000]. Năm 2001 trong khi tỷ trọng này tại thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục giảm [tương ứng là 11,81%; 3,47%] thì tại Đồng Nai lại tăng lên [9,30%]. Nguyên nhân chính là hoạt động du lịch của tất cả các tỉnh, thành trong vùng đều bị giảm sút do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới và khu vực.

2. Hoạt động nội thương

Tổng mức hàng hóa bán lẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh luôn chiếm trên 80% tổng mức hàng hóa bán lẻ của vùng kinh tế trọng điểm trong suốt giai đoạn 1995-2001 [từ 80,81% đến 82,91%]. Các tỉnh còn lại chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng mức hàng hóa bán lẻ của vùng [5-7%] trong cùng giai đoạn.

Đây là giai đoạn đánh dấu sự chuyển biến quan trọng của hoạt động nội thương trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Sự ra đời của một loạt các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ với hàng hóa phong phú và đa dạng về chủng loại, mẫu mã đã tạo cho hoạt động nội thương của thành phố phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Phong cách lịch sự, văn minh trong hoạt động và giao tiếp thương mại ngày càng được hình thành và phát triển, người tiêu dùng ngày càng được phục vụ tốt hơn.

Hoạt động nội thương trên địa bàn thành phố và các tỉnh trong vùng rất đa dạng và thu hút tất cả thành phần kinh tế tham gia [xem các biểu dưới đây]. Trong suốt giai đoạn 1995-2001 kinh tế tư nhân, cá thể là thành phần kinh tế đóng góp chủ yếu trong tổng mức hàng hóa bán lẻ trong vùng [chiếm 78,86% vào năm 2001], thành phần kinh tế nhà nước giữ vị trí thứ hai [chiếm 16,90% vào năm 2001]. Hai thành phần kinh tế còn lại là kinh tế tập thể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng khá nhỏ bé. Đây cũng là tình hình chung cho cả bốn tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm trong giai đoạn này.

Các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thành phố đều thực hiện bán buôn và bán lẻ, một số đơn vị đã hình thành nên tổng công ty chuyên ngành để thực hiện chu trình khép kín từ sản xuất, chế biến, phân phối lưu thông trong nước, kinh doanh xuất - nhập khẩu và thực hiện các dịch vụ xuất khẩu như: Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Tổng công ty Bến Thành…

Trong giai đoạn 1995-1997, tỷ trọng tổng mức bán buôn trên địa bàn thành phố tăng từ 61,67% lên 63,47%. Nhưng sang năm 1998 thì tỷ trọng trên lại giảm xuống 59,72% và tiếp tục giảm còn 59,15% năm 2001. Ngược lại tỷ trọng tổng mức bán lẻ có xu hướng tăng dần [từ 38,33% năm 1995 tăng lên 40,85% năm 2001]. Nguyên nhân do xuất phát từ sự phát triển sản xuất và đẩy mạnh tốc độ lưu thông hàng hóa, nhiều doanh nghiệp đã mở rộng cơ sở sản xuất của mình tại các tỉnh hoặc tổ chức các đại lý tiêu thụ sản phẩm ngay tại các tỉnh, từ đó hoạt động bán lẻ được phát triển hơn hoạt động bán buôn.

3. Hoạt động ngoại thương 3.1. Hoạt động xuất khẩu 3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu

Theo biểu trên cho thấy tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam diễn biến không đều [có năm tăng, năm giảm], bình quân giai đoạn 1997-2001 tăng 15,23%/năm. Tốc độ tăng cao nhất là 41,56% [năm 2000 so với năm 1999], tốc độ tăng thấp nhất là -2,81% [năm 1998 so với năm 1997]. So với cả nước kim ngạch xuất khẩu của vùng luôn chiếm tỷ trọng lớn [trên 70%], cao nhất đạt 82,73% vào năm 2000. Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động xuất khẩu của vùng tuy tăng giá trị nhưng chưa mang tính ổn định, vẫn còn phụ thuộc nhiều vào những yếu tố bên ngoài như diễn biến giá cả, cung cầu trên thị trường thế giới, tình hình kinh tế của các nước bạn hàng…

Xét về tỷ trọng giữa các địa phương trong vùng thì thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng lớn nhất [trên 50%] trong tổng kim ngạch xuất khẩu của vùng kinh tế trọng điểm. Kế đến là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt từ 21,09% đến 29,79%, tỉnh Đồng Nai đạt từ 5,58% đến 14,73% và cuối cùng là tỉnh Bình Dương đạt trên dưới 5%.

Theo thành phần kinh tế thì quốc doanh trung ương chiếm tỷ trọng lớn nhất trong suốt giai đoạn 1995-2001 [trên 55%], trong đó cao nhất là 68,02% vào năm 1996 và đến nay [năm 2001] đã chiếm 62,81%. Trong khi đó hoạt động xuất khẩu của các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển và liên tục tăng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Năm 1996 kim ngạch xuất khẩu của thành phần này chỉ chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn vùng thì đến năm 2001 đã tăng lên đến 25,27%. Ngược lại quốc doanh địa phương lại giảm dần tỷ trọng [từ 21,98% năm 1996 giảm còn 11,92% năm 2001].

Nếu xét từng địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm thì trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cơ cấu kim ngạch xuất khẩu chia theo thành phần kinh tế tương tự như của vùng: quốc doanh trung ương vẫn chiếm ưu thế [trên 60%], khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng dần tỷ trọng [từ 8,85% năm 1995 tăng lên 19,42% năm 2001] và quốc doanh địa phương giảm dần tỷ trọng [từ 30,98% năm 1995 giảm còn 13,23% năm 2001]. Ở tỉnh Đồng Nai thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất [trên 55%], quốc doanh địa phương giảm mạnh về tỷ trọng [từ 38,39% năm 1995 xuống chỉ còn 8,14% năm 2001], quốc doanh trung ương chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ [dưới 5%]. Ở tỉnh Bình Dương thì quốc doanh địa phương chiếm tỷ trọng lớn nhất [trên 52%], khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng dần tỷ trọng [từ 20,77% năm 1996 tăng lên 47,99% năm 2001], quốc doanh trung ương giảm nhanh về tỷ trọng [từ 22,46% năm 1996 chỉ còn 4,54% năm 2001]. Ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì quốc doanh trung ương chiếm đa số [trên 90%], quốc doanh địa phương có tỷ trọng giảm dần [từ 6,14% năm 1996 xuống còn 3,56% năm 2001], còn các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài không tham gia xuất khẩu.

Theo số liệu ở biểu dưới đây, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng có những chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng xuất khẩu hàng công nghiệp. Tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố đạt từ 61,75% đến 89,28% trong suốt giai đoạn 1995-2001. Đối với nhóm hàng nông sản, tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu không ổn định và có xu hướng giảm dần vì còn phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ các tỉnh bạn, thêm vào đó là sự thường xuyên thay đổi về giá của các mặt hàng nông sản trên thị trường thế giới.

3.1.2 Mặt hàng xuất khẩu

Qua biểu trên cho thấy, gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh [năm 1998 đạt sản lượng xuất khẩu cao nhất là 1.480.599 tấn]. Về hàng công nghiệp thì hàng may mặc có giá trị xuất khẩu khá cao [năm 2000 đạt giá trị lớn nhất là 656.842 ngàn USD].

Nhìn chung, các sản phẩm xuất khẩu của thành phố vẫn còn ở dạng sơ chế thô và gia công là chủ yếu, nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến hàng xuất khẩu hầu như phải nhập từ nơi khác đến. Một số mặt hàng công nghiệp mới có hàm lượng công nghệ cao như chế tạo công cụ chính xác, thiết bị máy móc chuyên dùng, phần mềm phục vụ công nghệ thông tin… đã bắt đầu được xuất khẩu, nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng nhỏ.

3.1.3. Thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong suốt giai đoạn 1995-2001 là Nhật Bản [chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu] và Singapore [chiếm trên 15% tổng kim ngạch xuất khẩu]. Nhưng kể từ năm 2000 đến nay nhất là sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết [năm 2001] thì Mỹ dần dần trở thành một thị trường xuất khẩu tương đối lớn trên địa bàn thành phố [chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2001].

3.2 Hoạt động nhập khẩu 3.2.1 Kim ngạch nhập khẩu

Theo biểu trên cho thấy tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam diễn biến không đều [có năm tăng, năm giảm], bình quân giai đoạn 1997-2001 tăng 5,32%/năm. Năm 1998 kim ngạch nhập khẩu có tốc độ giảm so với năm 1997 [7,86%]. Sau đó lại tăng lên trong hai năm 1999, 2000 nhưng bị chững lại vào năm 2001. So với cả nước kim ngạch nhập khẩu của vùng luôn chiếm tỷ trọng khá lớn [khoảng 40%], cao nhất đạt 48,72% vào năm 1997. Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động nhập khẩu của vùng tuy tăng giá trị nhưng chưa mang tính ổn định, vẫn còn phụ thuộc nhiều vào những yếu tố bên ngoài như diễn biến giá cả, cung cầu trên thị trường thế giới, tình hình kinh tế của các nước bạn hàng…

Xét về tỷ trọng giữa các địa phương trong vùng thì thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng lớn nhất [trên 60%] trong tổng kim ngạch nhập khẩu của vùng kinh tế trọng điểm. Kế đến là tỉnh Đồng Nai đạt từ 8,67% đến 25,96%, tỉnh Bình Dương đạt từ 4,71% đến 12,2%, và cuối cùng là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt trên dưới 5%.

Theo thành phần kinh tế thì các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài dần dần tăng tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong suốt giai đoạn từ năm 1997 đến nay [năm 2001], trong đó cao nhất là 52,15% vào năm 2001. Ngược lại thì quốc doanh trung ương và quốc doanh địa phương có xu hướng giảm dần tỷ trọng, trong đó quốc doanh địa phương giảm tỷ trọng nhanh hơn quốc doanh trung ương [giảm 22,74% so với giảm 6,65% trong giai đoạn 1995-2001]. Năm 1996 kim ngạch nhập khẩu của các thành phần này chiếm tương ứng 32,28%; 45,44% tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn vùng thì đến năm 2001 đã giảm xuống còn 25,33%; 22,52%.

Nếu xét từng địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm thì trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cơ cấu kim ngạch nhập khẩu chia theo thành phần kinh tế như sau: quốc doanh trung ương vẫn chiếm ưu thế và có tỷ trọng cao nhất [từ 34,42% năm 1995 tăng lên 39,76% năm 2001], khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng dần tỷ trọng [từ 18,20% năm 1995 tăng lên đến 34,66% năm 2001] và quốc doanh địa phương giảm dần tỷ trọng [từ 47,38% năm 1995 giảm xuống 25,58% năm 2001]. Ở tỉnh Đồng Nai thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng tỷ trọng nhanh nhất [từ 68,58% năm 1995 tăng lên 91,51% năm 2001], quốc doanh trung ương và quốc doanh địa phương đều giảm dần tỷ trọng, trong đó quốc doanh trung ương giãm nhanh hơn [tương ứng từ 7,45% năm 1995 xuống còn 1,65% năm 2001; từ 23,97% năm 1995 xuống còn 6,84% năm 2001]. Ở tỉnh Bình Dương thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất [trên 54%], quốc doanh địa phương giảm dần tỷ trọng [từ 44,95% năm 1996 giảm xuống 31,12% năm 2001], còn quốc doanh trung ương chiếm tỷ trọng không đáng kể [dưới 0,5%]. Ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì quốc doanh địa phương chiếm đa số [trên 60%], quốc doanh trung ương có tỷ trọng không ổn định [tăng, giảm không đều], còn các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài không tham gia nhập khẩu.

Theo số liệu ở biểu dưới đây, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cơ cấu nhập khẩu theo nhóm hàng có những chuyển biến theo hướng gia tăng nhập khẩu nhóm hàng nguyên nhiên liệu. Tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn thành phố đạt từ 67,30% đến 81,54% trong suốt giai đoạn 1995-2001. Ngược lại hai nhóm hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị giảm tỷ trọng mạnh hơn nhóm hàng tiêu dùng [giảm 6,80% so với giảm 4,95% trong giai đoạn 1995-2001]. 

3.2.2. Mặt hàng nhập khẩu

Qua biểu trên cho thấy, nhiên liệu là mặt hàng nhập khẩu có sản lượng lớn nhất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh [đạt sản lượng nhập khẩu cao nhất là 2.316.305 tấn vào năm 1998]. Các mặt hàng xi măng, phân bón và thuốc trừ sâu có sản lượng nhập khẩu giảm dần trong những năm gần đây. Sản lượng xi măng nhập khẩu thấp nhất là 3.538 tấn [năm 1999], phân bón nhập khẩu thấp nhất đạt 2.650 tấn [năm 2001] và thuốc trừ sâu nhập khẩu thấp nhất là 4.482 tấn [năm 1997].

Tóm lại, những sản phẩm nhập khẩu của thành phố chủ yếu vẫn là nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất của các ngành công nghiệp chế biến. Điều này sẽ ảnh hướng lớn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các ngành này một khi những nguồn hàng nhập khẩu trên bị sụt giảm sản lượng do tác động của giá cả, thị trường nhập khẩu và tình hình kinh tế của các nước xuất khẩu hàng hóa cho thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung.

3.2.3. Thị trường nhập khẩu

Thị trường nhập khẩu chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong suốt giai đoạn 1995-2001 là Singapore [chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch nhập khẩu] và Đài Loan [chiếm trên 12% tổng kim ngạch nhập khẩu]. Trong ba năm 1995-1997, Hàn Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu chủ yếu trên địa bàn thành phố [chiếm trên 15% tổng kim ngạch nhập khẩu] nhưng từ năm 1998 đến nay [năm 2001] thì tỷ trọng này lại giảm dần [chiếm 8,46% tổng kim ngạch nhập khẩu]. Từ năm 2000 đến nay, Mỹ xuất hiện trên thị trường nhập khẩu trên địa bàn thành phố nhưng tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu không đáng kể [chiếm 1,79% tổng kim ngạch nhập khẩu vào năm 2001].

3.3. Hoạt động du lịch – nhà hàng – khách sạn

Trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là hai địa phương có đầy đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý… để phát triển hoạt động du lịch - khách sạn - nhà hàng. Còn hai tỉnh Đồng Nai và Bình Dương chưa phát triển ngành này do những hạn chế về cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên… 

3.3.1. Cơ sở vật chất

Tính đến cuối năm 2001, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 454 đơn vị kinh doanh du lịch [thành phố Hồ Chí Minh chiếm 86,34% tổng số], 473 khách sạn và cơ sở lưu trú [thành phố Hồ Chí Minh chiếm 88,37% tổng số]. Trong giai đoạn 1996-2001, về số buồng thì tăng từ 16.282 buồng [năm 1996] lên 18.308 buồng [năm 2001] [tăng gấp 1,12 lần]; về số giường thì tăng từ 24.395 giường [năm 1996] lên 27.848 giường [năm 2001] [tăng gấp 1,14 lần].

3.3.2. Khách du lịch

Qua số liệu ở biểu 23 cho thấy lượt khách du lịch đến các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm giảm mạnh trong hai năm 1997-1998 và từ năm 1999 cho đến nay [năm 2001] thì tăng trở lại nhưng trong giai đoạn 1997-2001 tốc độ tăng lượt khách du lịch giảm 1,16%/năm. Khách quốc tế tăng 3,56%/năm và khách trong nước giảm 2,8%/năm trong cùng giai đoạn trên. Tuy vậy tỷ trọng khách trong nước chiếm cao hơn so với khách quốc tế [chiếm từ 69,6% đến 79,39% so với từ 20,61% đến 30,4% trong giai đoạn 1996-2001]. Nguyên nhân chính của sự giảm lượt khách du lịch là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực đến hoạt động du lịch trong nước, mặt khác do khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam nói chung, vùng kinh tế trọng điểm nói riêng còn kém.

Nếu xét về tỷ trọng giữa các địa phương trong vùng thì thành phố Hồ Chí Minh tăng dần tỷ trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất [từ 35,87% đến 63,60%] trong tổng số lượt khách du lịch của vùng kinh tế trọng điểm trong giai đoạn 1996-2001. Ngược lại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm dần tỷ trọng từ 42,66% [năm 1997] xuống còn 24,72% [năm 2001] và xếp thứ hai trong vùng. Tiếp đó là tỉnh Đồng Nai đạt từ 5,09% đến 18,89%, và cuối cùng là tỉnh Bình Dương đạt từ 4,90% đến 7,03% trong cùng giai đoạn trên.

3.3.3. Doanh thu du lịch

Theo số liệu ở biểu dưới đây thì doanh thu du lịch trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm tuy giảm nhẹ trong hai năm 1998-1999 nhưng sang năm 2000 cho đến nay [năm 2001] thì tăng trở lại, vì thế trong giai đoạn 1997-2001 tốc độ tăng doanh thu du lịch đạt 6%/năm. Về cơ cấu thì doanh thu dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất [trên 70% tổng doanh thu du lịch], doanh thu ăn uống chiếm từ 19,52% đến 23,66% tổng doanh thu du lịch và doanh thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ [duới 9% tổng doanh thu du lịch].

Nếu xét về tỷ trọng giữa các địa phương trong vùng thì thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng lớn nhất [trên 70%] trong tổng số doanh thu du lịch của vùng kinh tế trọng điểm trong giai đoạn 1996-2001. Kế đến là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt từ 14,83% đến 25,20%, tỉnh Đồng Nai đạt từ 2,36% đến 4,15%, và cuối cùng là tỉnh Bình Dương chiếm tỷ trọng không đáng kể [dưới 2%] trong cùng giai đoạn trên.

Trong giai đoạn 1996-2001, thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung đầu tư xây dựng các khách sạn - nhà hàng, nâng cấp những khu vui chơi giải trí như Đầm Sen, Suối Tiên, xây dựng mới sân golf ở quận Thủ Đức, các công viên nước ở quận 7, quận Thủ Đức…Bên cạnh đó tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhằm thu hút nhiều khách du lịch hơn nữa. Nhiều nhà hàng, khách sạn được xây mới và được nâng cấp đồng loạt, nhiều con đường như đường Hạ Long đã được mở rộng, tạo tầm nhìn thông thoáng ra biển. Ngoài ra quốc lộ 51 nối liền TP.HCM và Vũng Tàu đã được mở rộng và nâng cấp, những chuyến tàu cánh ngầm tốc hành đã được đưa vào hoạt động làm cho việc đi lại từ thành phố Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Nhìn chung, trong thời gian qua, khu vực dịch vụ của Vùng KTTĐPN phát chiểm với tốc độ khá chậm. Một trong những nguyên nhân là do thiếu sự phân công, phối hợp xử lý quy hoạch cho toàn vùng, địa phương nào cũng có hướng phát triển gần giống nhau, dẫn đến sự phát triển trùng lắp, bất hợp lý, cạnh tranh bất lợi lẫn nhau.... Ðiển hình nhất là dịch vụ du lịch, các địa phương đều dành vốn đầu tư khá lớn cho phát triển các khu du lịch và các loại hình dịch vụ mà không xem xét đến những lợi thế so sánh của mình trong mối liên hệ với cả vùng, dẫn tới giảm sút hiệu quả.

TP. Hồ Chí Minh được xác định là một trung tâm về thương mại, tài chính, du lịch quốc tế của vùng và cả nước nên thành phố cũng đã có nhiều nỗ lực để phát triển các lĩnh vực dịch vụ này như: phát triển hệ thống thương mại, sắp xếp lại các chợ đầu mối, phát triển các siêu thị, đa dạng hóa các hình thức thương mại; phát triển hệ thống tài chính - tín dụng; đẩy mạnh các hoạt động tư vấn; khai thác cảng biển, sân bay, vận tải đường bộ, các hoạt động du lịch.... Tình trạng đầu tư vào dịch vụ hiện đại còn thấp, đầu tư trong nước cũng đang có dấu hiệu chậm lại, đầu tư nước ngoài giảm sút. Trong khi đó các ngân hàng thương mại lại thừa vốn nhưng lại thiếu dự án khả thi do khu vực doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh thấp không dám vay vốn. Về xuất nhập khẩu, tình trạng chung là các thị trường xuất khẩu truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Ðông Nam Á và các mặt hàng truyền thống bị thu hẹp. Ngành du lịch cũng gặp khó khăn do lượng khách đến giảm, kéo theo sút giảm của nhiều loại hình kinh doanh khác như khách sạn, vận tải đường bộ, hàng không....

Trích Báo cáo sơ khởi: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NỘI BỘ CÁC NGÀNH KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM [Đề tài đang nghiên cứu của Viện Kinh tế TP.HCM]

Video liên quan

Chủ Đề