Vườn quốc gia cát tiên thuộc vùng nào

Vườn Quốc gia Cát Tiên (thuộc địa phận ba tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước) là một trong 8 Khu Dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam đã được UNESCO công nhận, đồng thời là một trong những điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước…

Vườn Quốc gia Cát Tiên (thuộc địa phận ba tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước) là một trong 8 Khu Dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam đã được UNESCO công nhận, đồng thời là một trong những điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước…

Vườn quốc gia cát tiên thuộc vùng nào
Hồ Đăk Lô trong xanh thuộc VQG Cát Tiên (bên phía huyện Cát Tiên, Lâm Đồng) là một hồ nước tuyệt đẹp. Rất nhiều du khách muốn đi qua hồ để tới những khu rừng gỗ quý cổ thụ. Nếu đi băng rừng lồ ô khoảng 4 km, du khách có thể ngắm những rừng gỗ quý cổ thụ tuyệt đẹp trên đỉnh núi.

Những ngày giáp Tết Canh Tý 2020, chúng tôi may mắn được đi cùng các kiểm lâm viên Vườn Quốc gia Cát Tiên tuần tra, bảo vệ rừng, đồng thời có cơ hội khám phá những cánh rừng cổ thụ cả trăm năm tuổi, tận mắt thấy những loài thú đặc hữu lâu nay chỉ được nhìn ngắm trên phim và sách báo.

Hiện Vườn có diện tích rộng trên 70.000 ha, trong đó có 8.000 ha vùng ngập nước. Được ví như một kho báu khổng lồ giữa đại ngàn, bởi vậy Vườn Quốc gia Cát Tiên được đánh giá có sinh cảnh rừng độc đáo kết hợp giữa rừng ẩm nhiệt đới tự nhiên và vùng đất ngập nước, góp phần tạo ra đa dạng sinh học, hệ động, thực vật giàu có nhất nhì khu vực.

Thống kê hiện tại Vườn có 1.610 loài thực vật và nhiều loài động vật; trong đó, có 26 loài nguy cấp và cận nguy cấp theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế, 31 loài nguy cấp nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 23 loài chỉ còn tồn tại ở Việt Nam. Chính vì vậy, năm 2001, Vườn quốc gia Cát Tiên được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thứ 411 và là Khu Dự trữ sinh quyển thứ 2 của Việt Nam. Và tới năm 2005, khu đất ngập nước Bàu Sấu của Vườn được Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận đưa vào danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế. Đây là khu đất ngập nước thứ 1.499 của thế giới và là khu thứ hai của Việt Nam.

Với tầm quan trọng như vậy, hằng ngày công tác bảo vệ, tuần tra rừng luôn là ưu tiên hàng đầu đối với anh em lực lượng kiểm lâm của Vườn. Tuy nhiên, không chỉ đơn thuần là bảo vệ rừng, ngăn chặn lâm tặc, các kiểm lâm tại Vườn Quốc gia Cát Tiên còn có nhiệm vụ tìm kiếm dấu vết các loài động vật, nghiên cứu về thực vật để bảo tồn, phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên.

Ngày 13/01/1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 08-CT thành lập Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Ngày 10/11/2001, Cát Tiên được Uỷ ban UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới và là khu dữ trữ sinh quyển thứ 2 của Việt Nam.

Ngày 04/08/2005 Ban Thư ký Công ước Ramsar đã công nhận hệ đất ngập nước Bàu Sấu vào danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng 499 của quốc tế.

Văn hóa[sửa]

Cát Tiên có 2 cộng đồng dân tộc bản địa là Mạ và Stiêng với những nét sinh hoạt còn đậm tính truyền thống, nhiều nét văn hoá đặc trưng như: lễ hội đâm trâu, những truyện cổ, truyền thuyết, huyền thoại độc đáo, những nhạc cụ gắn liền với đời sống văn hoá và tâm linh như: bộ cồng chiêng, trống, khèn bầu, tù và, sáo trúc 3 lỗ gắn vào trái bầu khô.

Di chỉ khảo cổ học Cát Tiên được phát năm 1985, những di chỉ được khai quật thể hiện những thành phần kiến trúc của đền thờ Ấn Độ giáo như đền tháp, mộ tháp… cùng những hiện vật kim loại bằng vàng, đồng chạm khắc tinh vi các hình Nam Thần, Nữ Thần, Thần Silva, bò, voi…, những hộp k’lon để đựng tro xương hoả táng của người theo đạo Bà La Môn. Những hiện vật bằng gốm, bằng đá mà đặc biệt là bộ ngẫu tượng Linga - Yoni.

Cảnh quan[sửa]

Cát Tiên có nhiều kiểu địa hình xen kẽ các bàu, đầm, các hệ suối, cộng với hơn 90 km chiều dài sông Đồng Nai đã tạo nên những cảnh quan đặc trưng với những ghềnh thác, các khu đất ngập nước và bán ngập nước... Đặc biệt là khu vực Bàu Sấu là 1 trong 5 khu RAMSAR tại Việt Nam.

Hệ động và thực vật[sửa]

Vườn quốc gia cát tiên thuộc vùng nào

Hệ động vật có những nét đặc trưng của khu hệ động vật vùng bình nguyên Đông Trường Sơn, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên. Động vật đặc trưng có: tê giác Java một sừng, voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai... Các loài chim của Cát Tiên như: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn...

Khoảng 50% diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông trại. Hệ thực vật đặc trưng là các kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với thành phần các loài cây gỗ. Cát Tiên có 5 kiểu rừng: rừng lá rộng thường xanh; rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá; rừng hỗn giao gỗ, tre nứa; rừng tre nứa thuần loại; và thảm thực vật đất ngập nước.

Khí hậu[sửa]

  • Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10. Tháng có lượng mưa cao nhất 7,8, 9. Mùa khô: tháng 11 đến tháng 04 năm sau. Tháng khô nhất là tháng 2, 3
  • Nhiệt độ trung bình năm: 25,40C; Nhiệt độ cực đại 30,80C; Nhiệt độ cực tiểu 21,30C.
  • Lượng mưa trung bình năm: 2.185,6mm; Lượng mưa lớn nhất 2.894mm
  • Độ ẩm trung bình 83,6%; Độ ẩm thấp nhất 56,2%

Chi phí/Gấy phép[sửa]

Vé vào cổng khoảng 20.000 – 50.000đ/người

Đi lại[sửa]

  • Đi bộ
  • Dùng xe jeep chuyên dụng.
  • Xe đạp, dịch vụ cung cấp ở quầy tiếp tân.

Tham quan[sửa]

  • Tham quan và thưởng thức văn hóa lâu đời của dân tộc Stiêng và Mạ.
  • Xem thú ngoài tự nhiên vào ban đêm
  • Tham quan vùng đất ngập nước Bàu Sấu, tuyến này nên đi vào thời gian từ 12 đến tháng 4 (mùa khô)
  • Di chỉ văn hóa Óc Eo

Làm[sửa]

Mua sắm[sửa]

Ăn[sửa]

Uống[sửa]

Ngủ[sửa]

Chỗ ở[sửa]

Cắm trại[sửa]

Về nước[sửa]

An toàn[sửa]

Để đảm bảo an toàn trong rừng, cần chuẩn bị những thứ cần thiết sau:

  • Mặc quần dài và áo dài ta
  • Đội mũ mềm, nên chọn màu tối
  • Đi giầy bata kèm với tất chống vắt và thuốc DEP
  • Mang theo áo mưa, không nên sử dụng dù khi trời mưa
  • Chuẩn bị đèn pin, ống nhòm, bình nước cá nhân
  • Các vật dụng trên nên chọn loại gọn nhẹ cho balô để tiện mang vác đi xa.

Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của cán bộ VQG, tránh đi vào các khu vực có nhiều thú lớn nguy hiểm như gấu, bò tót, tê giác.

Điểm tiếp theo[sửa]

  • Vườn quốc gia Bù Gia Mập
  • Phước Long
  • Biên Hòa

Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!