Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học kim loại

Dãy hoạt động kim loại

Dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì? Dãy hoạt động hóa học có ý nghĩa như thế nào? Mời các bạn hãy cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Trong bài viết hôm nay Download.vn sẽ giới thiệu đến các bạn toàn bộ kiến thức về dãy hoạt động hóa học của kim loại như: thế nào là dãy hoạt động hóa học, ý nghĩa, cách học thuộc và các dạng bài tập và dãy hoạt động hóa học. Thông qua tài liệu này giúp các bạn học sinh lớp 9 tham khảo, hệ thống lại kiến thức để giải nhanh các bài tập Hóa 9 . Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Dãy hoạt động hóa học của kim loại gồm các kim loại được sắp xếp theo thứ tự phụ thuộc mức độ hoạt động của kim loại:

Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại

K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, [H], Cu, Hg, Ag, Pt, Au.

II. Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại

1. Độ hoạt động giảm dần từ trái sang phải

Độ hoạt động hay còn gọi là khả năng phản ứng của các kim loại giảm dần từ K tới Au.

Đặc trưng nhất là phản ứng với nước. Khi 5 kim loại đầu tiên đều tác dụng dễ dàng với nước ở điều kiện thường thì các kim loại từ Mg trở đi khó phản ứng [như Fe phải tác dụng ở nhiệt độ cao] hoặc không phản ứng như Au, Sn, Pb...v..v

K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, [H], Cu, Hg, Ag, Pt, Au.

2. Tác dụng với O2

Ở nhiệt độ thường: K, Ba, Ca, Na, Mg

Ở nhiệt độ cao: Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, [H], Cu, Ag

Khó phản ứng: Hg, Pt, Au

3. Kim loại tác dụng với nước

Tác dụng với nước ở nhiệt độ thường: K, Ba, Ca, Na

Không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường: Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, [H], Cu, Ag, Hg, Pt, Au

Phương trình hóa học:

Na + H2O → NaOH + 1/2H2

Ba + 2H2O → Ba[OH]2 + H2

4. Kim loại tác dụng với Axit tạo ra muối và giải phóng khí hidro

Tác dụng với axit thông thường giải phóng ra hiđro: K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, [H]

Không tác dụng: Cu, Ag, Hg, Pt, Au

Các kim loại trong dãy phản ứng với axit tạo ra muối và khí hidro phải thỏa mãn hai điều kiện:

  • Kim loại đứng trước nguyên tố hidro trong dãy hoạt động hóa học
  • Dung dịch axit phản ứng phải là axit loãng

Ví dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

5. Kim loại tác dụng với muối

  • Kim loại của đơn chất phải đứng trước kim loại của hợp chất [xét trong vị trí của dãy hoạt động hóa học]
  • Kim loại của đơn chất phải bắt đầu từ Mg trở về sau [tức là: Mg, Al, Zn...]

Ví dụ: Phản ứng giữa Magie với muối của sắt:

Mg + FeCl2 → MgCl2 + Fe

III. Cách học thuộc lòng dãy hoạt động hóa học kim loại

Một số mẹo dùng để học thuộc dãy hoạt động hóa học của kim loại lớp 9

K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, [H], Cu, Hg, Ag, Pt, Au

  • Khi cần nàng may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu
  • Khi cả nhà may áo giáp sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu

Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, [H], Cu, Hg, Ag, Pt, Au

  • Lúc khó bà cần nàng may áo màu giáp có sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu

IV. Bài tập dãy hoạt động hóa học của kim loại

Bài 1: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần:

A. Na, Mg, Zn

B. Al, Zn, Na

C. Mg, Al, Na

D. Pb, Al, Mg

Bài 2: Kim loại nào dưới đây làm sạch được một mẫu dung dịch Zn[NO3]2 lẫn Cu[NO3]2 và AgNO3 ?

A. Zn

B. Cu

C. Fe

D. Pb

Bài 3: Cho 4,8 gam kim loại M có hóa trị II vào dung dịch HCl dư , thấy thoát ra 4,48 lít khí hidro [ở đktc]. Vậy kim loại M là :

A. Ca

B. Mg

C. Fe

D. Ba

Bài 4: Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết Z và T tan trong dung dịch HCl, X và Y không tan trong dung dịch HCl , Z đẩy được T trong dung dịch muối T, X đẩy được Y trong dung dịch muối Y. Thứ tự hoạt động hóa học của kim loại tăng dần như sau:

A. T, Z, X, Y

B. Z, T, X, Y

C. Y, X, T, Z

D. Z, T, Y, X

Bài 5: Cho 5,4 gam nhôm vào dung dịch HCl dư, thể tích khí thoát ra [ở đktc] là:

A. 4,48 lít

B. 6,72 lít

C. 13,44 lít

D. 8,96 lít

Bài 6: Cho lá đồng vào dung dịch AgNO3, sau một thời gian lấy lá đồng ra cân lại khối lượng lá đồng thay đổi như thế nào ?

A. Tăng so với ban đầu

B. Giảm so với ban đầu

C. Không tăng, không giảm so với ban đầu

D. Giảm một nửa so với ban đầu

Bài 7: Cho 1 viên Natri vào dung dịch CuSO4, hiện tượng xảy ra:

A. Viên Natri tan dần, sủi bọt khí, dung dịch không đổi màu

B. Viên Natri tan dần,không có khí thoát ra, có kết tủa màu xanh lam

C. Viên Natri tan, có khí không màu thoát ra, xuất hiện kết tủa màu xanh lam

D. Không có hiện tượng .

Bài 8: Hoà tan hoàn toàn 32,5 gam một kim loại M [hoá trị II] bằng dung dịch H2SO4 loãng được 11,2 lít khí hiđro [ở đktc]. M là

A. Zn

B. Fe

C. Mg

D. Cu

Bài 9: Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch CuSO4 sau 1 thời gian lấy lá Zn ra thấy khối lượng dung dịch tăng 0,2g. Vậy khối lượng Zn phản ứng là

A. 0,2 g

B. 13 g

C. 6,5 g

D. 0,4 g

Bài 10: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Al và Cu vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 6,72 lít khí hidro [ở đktc]. Phần trăm của nhôm trong hỗn hợp là:

A. 81 %

B. 54 %

C. 27 %

D. 40 %

ĐÁP ÁN

Cập nhật: 30/10/2021

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Nêu ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Hóa học 9 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại?

- Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết:

+ Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải.

+ Những kim loại đứng trước Mg là những kim loại mạnh [ví dụ: K, Na, Ba,..], tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng H2.

Ví dụ: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

- Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit [HCl, H2SO4loãng, …] giải phóng khí H2.

Ví dụ: Zn + H2SO4[loãng] → ZnSO4+ H2

- Kim loại đứng trước [trừ Na, K,...] đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

Ví dụ: Cu + 2AgNO3→ Cu[NO3]2+ 2Ag

Kiến thức mở rộng về dãy hoạt động hóa học của kim loại

I. Dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì?

- Dãy hoạt động hóa học của kim loại là dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học của chúng.

II. Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại

1. Độ hoạt động giảm dần từ trái sang phải

- Độ hoạt động hay còn gọi là khả năng phản ứng của các kim loại giảm dần từ K tới Au.

- Đặc trưng nhất là phản ứng với nước. Khi 5 kim loại đầu tiên đều tác dụng dễ dàng với nước ở điều kiện thường thì các kim loại từ Mg trở đi khó phản ứng [như Fe phải tác dụng ở nhiệt độ cao] hoặc không phản ứng như Au, Sn, Pb...v..v

K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, [H], Cu, Hg, Ag, Pt, Au.

2. Tác dụng với O2

- Ở nhiệt độ thường: K, Ba, Ca, Na, Mg

- Ở nhiệt độ cao: Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, [H], Cu, Ag

- Khó phản ứng: Hg, Pt, Au

3. Kim loại tác dụng với nước

- Tác dụng với nước ở nhiệt độ thường: K, Ba, Ca, Na

- Không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường: Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, [H], Cu, Ag, Hg, Pt, Au

- Phương trình hóa học:

Na + H2O → NaOH + 1/2H2

Ba + 2H2O → Ba[OH]2+ H2

4. Kim loại tác dụng với Axit tạo ra muối và giải phóng khí hidro

- Tác dụng với axit thông thường giải phóng ra hiđro: K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, [H]

- Không tác dụng: Cu, Ag, Hg, Pt, Au

- Các kim loại trong dãy phản ứng với axit tạo ra muối và khí hidro phải thỏa mãn hai điều kiện:

+ Kim loại đứng trước nguyên tố hidro trong dãy hoạt động hóa học

+ Dung dịch axit phản ứng phải là axit loãng

Ví dụ: Fe + 2HCl → FeCl2+ H2

5. Kim loại tác dụng với muối

- Kim loại của đơn chất phải đứng trước kim loại của hợp chất [xét trong vị trí của dãy hoạt động hóa học]

- Kim loại của đơn chất phải bắt đầu từ Mg trở về sau [tức là: Mg, Al, Zn...]

Ví dụ: Phản ứng giữa Magie với muối của sắt:

Mg + FeCl2→ MgCl2+ Fe

III.Cách học thuộc lòng dãy hoạtđộng hóa học kim loại

- Một số mẹo dùngđể học thuộc dãy hoạtđộng hóa học của kim loại lớp 9

K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, [H], Cu, Hg, Ag, Pt, Au

- Khi cần nàng mayáo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàngÁ PhiÂu

-Khi cả nhà mayáo giáp sắt nhớ sang phố hànđồng hiệuÁ PhiÂu

Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, [H], Cu, Hg, Ag, Pt, Au

-Lúc khó bà cần nàng mayáo màu giáp có sắt nhớ sang phố hànđồng hiệuÁ PhiÂu

IV. Giải bài tập SGK

Bài 1 [trang 54 SGK Hoá học 9]: Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?

A.K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe.

B.Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.

C.Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

D.Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.

E.Mg, K, Cu, Al, Fe.

Chọn C.

Bài 2 [trang 54 SGK Hoá học 9]: Dung dịch ZnSO4có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4? Giải thích và viết phương trình phản ứng.

A. Fe.

B. Zn.

C.Cu.

D.Mg.

ChọnB.Zn Dùng kẽm vì có phản ứng:

Zn + CuSO4→ ZnSO4+ Cu ↓

Zn dư và Cu tạo thành không tan được tách ra khỏi dung dịch và thu được dung dịch ZnSO4tinh khiết.

Bài 3 [trang 54 SGK Hoá học 9]: Viết các phương trình hóa học:

a]Điều chế CuSO4từ Cu.

b]Điều chế MgCl2từ mỗi chất sau: Mg, MgSO4, MgO, MgCO3[các hóa chất cần thiết coi như có đủ].

Hướng dẫn giải:

a]Điều chế CuSO4từ Cu:

Cu + 2H2SO4đặc→CuSO4+ SO2+ 2H2O

b]Cho mỗi chất Mg, MgO, MgCO3tác dụng với dung dịch HCl, cho MgSO4tác dụng với BaCl2ta thu được MgCl2.

Mg + 2HCl → MgCl2+ H2↑

MgO + 2HCl → MgCl2+ H2O

MgCO3+ 2HCl → MgCl2+ CO2↑ + H2O

MgSO4+ BaCl2→ MgCl2+ BaSO4↓.

Bài 4 [trang 54 SGK Hoá học 9]: Hãy cho biết hiện tượng nào xảy ra khi cho:

a]Kẽm vào dung dịch đồng clorua.

b]Đồng vào dung dịch bạc nitrat.

c]Kẽm vào dung dịch magie clorua.

d]Nhôm vào dung dịch đồng clorua.

Viết các phương trình phản ứng hóa học nếu có.

Hướng dẫn giải:

a]Zn tan dần, dung dịch CuCl2nhạt màu xanh, chất rắn màu đỏ bám vào viên kẽm.

CuCl2+ Zn → ZnCl2+ Cu ↓

b]Cu tan dần, chất rắn màu trắng bám vào bề mặt đồng [Đồng đẩy được Ag ra khỏi dung dịch muối], màu xanh lam dần xuất hiện trong dung dịch.

Cu + 2AgNO3→ Cu[NO3]2+ 2Ag ↓

c]Không có hiện tượng gì xảy ra và không có phản ứng.

d]Al tan dần, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần, có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt nhôm.

2Al + 3CuCl2→ 2AlCl3+ 3Cu ↓

Bài 5 [trang 54 SGK Hoá học 9]: Cho 10,5g hỗn hợp hai kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí [đktc].

a]Viết phương trình hóa học.

b]Tính khối lượng chất rắn còn lại trong dung dịch sau phản ứng.

Hướng dẫn giải:

a]Zn + H2SO4→ ZnSO4+ Н2

b]

Số mol H2= 2,24/ 22,4 = 0,1 mol.

Khi cho hỗn hợp [Zn, Cu] vào dung dịch H2SO4loãng, chỉ có Zn phản ứng:

Zn + H2SO4→ ZnSO4+ Н2

0,1 ← 0,1 [mol]

Chất rắn còn lại là Cu:

mCu= 10,5 - 0,1 . 65 = 4 gam.

Video liên quan

Chủ Đề