Ý nghĩa phương pháp luận nhận thức cảm tính và lý tính

Câu hỏi: So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Lời giải:

Tiêu chí

Nhận thức cảm tính

Nhận thức lý tính

Bản chất về giai đoạn

Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.

Đặc điểm

– Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.

– Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất.

– Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.

– Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.

– Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.

– Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

– Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Quan hệ lẫn nhau

Nếu không có nhận thức cảm tính thì tất yếu sẽ không có nhận thức lý tính; Và nếu không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất của sự vật – chúng có mối quan hệ tương quan, bổ sung cho nhau phát triển.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính nhé!

1. Khái niệm nhận thức cảm tính là gì? Nhận thức lý tính là gì?

Nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan và bản thân con người thông qua các giác quan và dựa trên kinh nghiệm hiểu biết của bản thân. Nhận thức ở mức độ thấp là nhận thức cảm tính, ở mức độ cao hơn là nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động thống nhất của con người.

Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên, thấp nhất của con người. Trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên ngoài, những cái đang trực tiếp tác động đến giác quan của họ. Nhận thức cảm tính bao gồm: cảm giác tri giác.

Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao ở con người, trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật của hiện thức khách quan một cách gián tiếp. Nhận thức lý tín bao gồm tư duy và tượng.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Không có nhận thức cảm tính về sự vật. Thì nhận thức lý tính chỉ là hư ảo. Là cá không có nước và cơm không có lửa. Nếu không có nhận thức lý tính về sự vật. Thì nhận thức cảm tính chỉ có thể dừng lại ở hình thái bên ngoài của sự vật. Không thể bộc lộ bản chất và quy luật của sự vật.

Thực tiễn là phương tiện cơ bản để liên hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Thực tiễn là tổng hòa của đấu tranh bên trong và đấu tranh bên ngoài của tư tưởng. Hay thực tiễn là một thuật ngữ chung để chỉ hoạt động vật chất và hoạt động tư tưởng của con người.

Con người đưa các nhận thức về cảm giác, tri giác và hình tượng. Mà mình có được vào trong các hoạt động xã hội thực tiễn. Thông qua những khó khăn và kinh nghiệm mà mình thu được từ hoạt động thực tiễn xã hội để điều chỉnh nhận thức của mình.

Sau đó sử dụng những nhận thức đã được điều chỉnh đó vào việc chỉ đạo thực tiễn. Cứ lặp lại như vậy cho đến khi có được thành công. Đây chính là quá trình quá độ từ nhận thức cảm tính đi lên nhận thức lý tính. Trong đó thực tiễn đóng vai trò và ý nghĩa là phương tiện truyền thông và kiểm chứng.

3. Ví dụ về nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Ví dụ, khí bạn nhìn thấy một ai đó, cảm giác đầu tiên của bạn đó là, ồ người đó thật xinh đẹp. Nhưng sau đó bạn lại chuyển suy nghĩ của mình sang hướng khác. “Không biết tính cách, nhân phẩm của người đó như thế nào”. Cảm giác đầu tiên đó chính là nhận thức cảm tính. Còn cách suy nghĩ sau đó lại có những tư duy nhất định.Đó là nhận thức lý tính.

Mục lục bài viết

  • 1. Nhận thức lý tính là gì?
  • 2. Tìm hiểu vềquá trình tưduy
  • 3. Tìm hiểu về quá trình tưởng tượng
  • 4. Nhận thức cảm tính là gì?
  • 5. So ѕánh giữa nhận thức cảm tính ᴠà nhận thức lý tính

1. Nhận thức lý tính là gì?

Nhận thức lý tính là giai đoạn tiếp theo và cao hơn về chất của quá trình nhận thức, nó nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm tính. Nếu chỉ bằng cảm giác, tri giác thì nhận thức của con người sẽ rất hạn chế, bởi vì con người không thể bằng cảm giác mà hiểu được những cái như tốc độ ánh sáng, giá trị của hàng hoá, quan hệ giai cấp, hình thái kinh tế – xã hội, v.v.. Muốn hiểu được những cái đó phải nhờ đến sức mạnh của tư duy trừu tượng.

2. Tìm hiểu vềquá trình tưduy

Tưduylà một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong, có tính chất qui luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan, mà trước đó ta chưa biết.

Tư duy là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác, tri giác. Nếu cảm giác, tri giác chỉ phản ánh những thuộc tính bên ngoài, những mối quan hệ ngoài của sự vật và hiện tượng, thì tư duy phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất, những quan hệ có tính qui luật của sự vật và hiện tượng.

Tư duy, với tư cách là một mức độ cao của hoạt động nhận thức (nhận thức lý tính), có những đặc điểm cơ bản sau đây:

– Tính “có vấn đề” của tư duy:

Không phải bất cứ tác động nào của hoàn cảnh cũng đều gây ra tư duy. Bình thường mà nói, người ta không phải lúc nào cũng chịu tư duy, vì quả thật tư duy mệt óc và tốn nhiều năng lượng. Trên thực tế, tư duy chỉ nảy sinh khi gặp những hoàn cảnh, những tình huống mà vốn hiểu biết cũ, con người không đủ để giải quyết, để nhận thức, con người phải vượt qua những hiểu biết cũ đi tìm cái mới. Những tình huống, hoàn cảnh có tính chất như vậy gọi là tình huống có vấn đề.

Không phải tình huống có vấn đề nào cũng kích thích được hoạt động tư duy. Muốn làm nảy sinh quá trình tư duy thì tình huống có vấn đề đó phải được chủ thể nhận thức được một cách đầy đủ, được chuyển thành nhiệm vụ tư duy của chủ thể, nghĩa là xác định cái gì đã biết, cái gì đã cho và cái gì chưa biết cần phải tìm và có nhu cầu tìm kiếm nó. Dĩ nhiên những dữ kiện đó nằm ngoài phạm vi hiểu biết của chủ thể thì tư duy cũng không xuất hiện.

– Tính gián tiếp của tư duy:Khác với nhận thức cảm tính là phản ánh thế giới một cách trực tiếp, tư duy có khả năng nhận thức một cách gián tiếp nhờ ngôn ngữ. Thông qua ngôn ngữ con người sử dụng vốn kinh nghiệm, những phát minh, kết quả tư duy của người khác để thực hiện quá trình tư duy. Dựa trên những quy luật về giữa các mối liên hệ giữa các hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên mà con người có thể hiểu biết được, khám phá được những hiện tượng xảy ra trên mặt trăng, mặt trời mà chúng ta không thể trực tiếp nghiên cứu được, dựa vào một vài hoá thạch nhà khảo cổ biết được sự sống trên trái đất hàng vạn năm về trước.

Trên cơ sở nắm được các quy luật của thế giới mà con người đã sáng tạo ra nhiều công cụ từ đơn giản đến phức tạp (như nhiệt kế, vôn kế, ampe kế…) giúp cho con người nhận thức hiện thực một cách gián tiếp.

Nhờ sự phản ánh gián tiếp, tư duy giúp con người nhận thức được sâu sắc về thế giới xung quanh, mở rộng khả năng hiểu biết của con người đến vô tận.

– Tính trừu tượng và khái quát của tư duy:Khác với nhận thức cảm tính, tư duy không phản ánh sự vật, hiện tượng một cách cụ thể và cá lẻ. Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cụ thể, cá biệt, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất nhất, chung cho nhiều sự vật và hiện tượng riêng lẻ khác nhau, nhưng có chung những thuộc tính bản chất thành một nhóm, một loại hay một phạm trù. Nói cách khác, tư duy mang tính chấttrừu tượngvàkhái quát. Ví dụ khi nghĩ tới “cái bảng” là cái bảng nói chung, chứ không chỉ một cái bảng cá lẻ, cụ thể nào cả.

Tính trừu tượng và khái quát của tư duy cho phép con người không chỉ giải quyết những nhiệm vụ hiện tại, mà còn nhìn xa vào tương lai nữa, nghĩa là giải quyết ở trong đầu những nhiệm vụ đề ra cho họ sau này. Ví dụ: do nắm được qui luật đàn hồi của kim loại dưới tác động của nhiệt, người kỹ sư đã thiết kế những khoảng cách nhỏ giữa các đoạn đường này.

Nhớ có tính khái quát của tư duy mà trong khi giải quyết một nhiệm vụ cụ thể nào đó, con người không xem nó như là một cái gì hoàn toàn khác thường, mà có thể xem nó vào một phạm trù, một nhóm nhất định, có thể lựa chọn những khái niệm, những quy tắc, phương pháp tương ứng cần sử dụng trong trường hợp ấy.

– Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ:Sở dĩ tư duy ở người có những đặc điểm trên đây (tính có vấn đề, tính gián tiếp, tính trừu tượng và khái quát) là vì tư duy của con người gắn liền với ngôn ngữ. Mối quan hệ này cho đến nay vẫn còn được các trường phái, các xu hướng tâm lý học khác nhau xem xét một cách khác nhau.

Những người theo xu hướng duy tâm thì cho rằng tư duy không phụ thuộc vào ngôn ngữ, mà ngôn ngữ cũng chẳng phụ thuộc vào tư duy. Họ lập luận rằng chính vì vậy nên con người mới suy nghĩ thầm được, đồng thời lại có thể suy nghĩ về người khác trong khi nói chuyện với một người thứ hai; hoặc một ý nghĩ có thể được biểu hiện bằng nhiều thứ tiếng khác nhau… nghĩa là tư duy và ngôn ngữ có thể cùng tồn tại mà không hề phụ thuộc vào nhau.

Những người theo xu hướng hành vi chủ nghĩa lại ngược hẳn lại, cho rằng tư duy và ngôn ngữ là một, chúng đồng nhất với nhau.

Cả 2 quan điểm trên đều sai, đều là phản biện chứng trong việc xem xét mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ.

Quan điểm duy vật biện chứng xem tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ, chúngthống nhấtvới nhau, nhưng không đồng nhất, cũng không tách rời nhau được: tư duy không thể tồn tại ngoài ngôn ngữ được, ngược lại ngôn ngữ cũng không thể có nếu không dựa vào tư duy. Quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Thật vậy, nếu không có ngôn ngữ (với công cụ là từ ngữ) thì các sản phẩm của tư duy sẽ không được chủ thể và người khác tiếp nhận, cũng như chính bản thân quá trình tư duy cũng không diễn ra được. Ngược lại, nếu không có tư duy (với những sản phẩm của nó) thì ngôn ngữ chỉ là những chuỗi âm thanh vô nghĩa, không có nội dung, chẳng khác nào những tín hiệu âm thanh trong giới động vật.

Nhưng tư duy không phải là ngôn ngữ, vì 3 lý do sau đây: tư duy và ngôn ngữ là những quá trình tâm lý cóchức năngkhác nhau, chúng cho nhữngsản phẩmkhác nhau và tuân theo nhữngquy luậtkhác nhau.

– Tư duy quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính:Tư duy là mức độ nhận thức cao hơn hẳn so với nhận thức cảm tính, nhưng tư duy không tách rời khỏi nhận thức cảm tính. Dù tư duy có trừu tượng, khái quát đến mấy cũng phải dựa vào các tài liệu trực quan mà cảm giác và tri giác đưa lại. Hơn nữa, muốn tư duy được trước hết phải tri giác được hoàn cảnh có vấn đề, tri giác được các dữ kiện. Như vậy, tri giác là một khâu, là thành phần của quá trình tư duy. Kết quả của qua trình tư duy đòi hỏi phải được kiểm tra bằng thực tiễn thông qua các quá trình nhận thức cảm tính. Tư duy cũng ảnh hưởng đến hoạt động nhận thức cảm tính. Nhờ có tư duy mà chúng ta tri giác được nhanh hơn, chính xác hơn. Tư duy ảnh hưởng đến tính lựa chọn, tính có ý nghĩa của tri giác.

3. Tìm hiểu về quá trình tưởng tượng

Tư duy là một hoạt động nhận thức cao cấp, nó giúp cho con người giải quyết những nhiệm vụ, những vấn đề do thực tiễn đề ra. Tư duy chỉ nảy sinh khi con người bị đặt trước mộthoàn cảnh có vấn đề. Tư duy phản ánhcái mớimà con người chưa biết.

Tuy nhiên, không phải trong bất cứ trường hợp nào thì các nhiệm vụ, vấn đề của thực tiễn đề ra đều được giải quyết bằng tư duy cả. Có nhiều trường hợp, khi đứng trước một hoàn cảnh có vấn đề con người không thể dùng tư duy để giải quyết vấn đề, mà phải dùng một quá trình nhận thức cao cấp khác, gọi làtưởng tượng.

Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.

Tưởng tượng cần thiết cho bất kỳ một loại hoạt động nào của con người. Sự

khác nhau căn bản giữa lao động của con người với hành vi bản năng của con vật chính là ở cái biểu tượng về kết quả mong đợi do tưởng tượng tạo nên. Ý nghĩa quan trọng nhất của tưởng tượng là nó cho phép ta hình dung được kết quả của lao động trước khi bắt đầu lao động, hình dung được không phải chỉ cái kết quả cuối cùng, mà cả những kết quả trung gian của lao động nữa. Cho nên, tưởng tượng giúp con người định hướng trong quá trình hoạt động bằng cách tạo ra mộtmô hình tâm lý về những sản phẩm cuối cùng hoặc trung gian của lao động, điều đó hỗ trợ cho sự thể hiện thành hiện vật của những sản phẩm đó. Chính vì vậy, V.I.Lênin đã viết:“Thật là sai lầm nếu nghĩ rằng chỉ có nhà thơ mới cần tưởng tượng. Đó là một định kiến ngu xuẩn! Ngay cả trong toán học cũng cần có tưởng tượng, không có nó thì không thể tìm ra phép tính vi phân và tích phân được. Tưởng tượng là một phẩm chất vô cùng quí báu”.

Thật vậy, tưởng tượng cần thiết đối với nhà khoa học trong việc xây dựng giả thuyết, đề ra giả thuyết về nguyên nhân của các hiện tượng, dự kiến các biến cố… Nhà văn phải tạo ra trong trí tưởng tượng của mình hình ảnh các nhân vật để sau đó đưa vào các tác phẩm văn học; nhà họa sĩ phải nhìn thấy bức tranh mình định vẽ ở trong đầu trước đã. Khi chuẩn bị bài giảng, người thầy giáo phải hình dung trước tiến trình của bài giảng, phải dự kiến phản ứng có thể có của học sinh, những câu hỏi và câu trả lời của các em… Khi tiến hành công tác giáo dục, nhà giáo dục phải tạo ra trong đầu cái hình ảnh của con người mà mình muốn giáo dục ở học sinh, với tất cả các phẩm chất tâm lý xác định của con người ấy.

Nếu không có sự phát triển đầy đủ của tưởng tượng, thì học sinh không thể học tập có kết quả được. Khi đọc hay kể lại một tác phẩm văn học, học sinh phải hình dung đúng được ở trong đầu về cái mà tác giả nói đến. Học địa lý, học sinh phải gợi lên trong trí tưởng tượng của mình cảnh tượng của cái thiên nhiên mà mình chưa hề biết. Đôi khi, học sinh không thể lĩnh hội được tài liệu học tập chỉ vì các em không thể hình dung được cái mà thầy giáo nói đến hoặc được viết ở trong sách giáo khoa. Trong việc tập làm văn của học sinh, tưởng tượng giữ vai trò rất quan trọng, đặc biệt với những chủ đề tự do.

Tưởng tượng có 2 đặc điểm đặc trưng làtính tích cựcvàtính hiệu lực. Căn cứ vào hai dấu hiệu đó, người ta phân loại tưởng tượng.

– Tưởng tượng tiêu cực và tích cực, tái tạo và sáng tạo.

Như trên đã nói, tưởng tượng là một điều kiện của hoạt động sáng tạo cá nhân, hướng vào sự cải tổ thế giới xung quanh. Nhưng trong một số hoàn cảnh nhất định, nó có thể xuất hiện như là một vật thay thế cho hoạt động. Trong trường hợp đó, con người tạm thời “biến thân” sâu vào địa hạt của những biểu tượng hoang đường, xa rời thực tế để núp vào đó mà trốn tránh những nhiệm vụ không giải quyết được, những điều kiện nặng nề của đời sống, những hậu quả của những sai lầm của mình… Ở đây, tưởng tượng tạo ra những hình ảnhkhông được thể hiệntrong đời sống, vạch ra những chương trình hành vikhông được thực hiệnvà luôn luôn không thể thực hiện được. Nó là loạitưởng tượng tiêu cực.

Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra một cáchcó chủ định, nhưng không gắn

liền với ý chí thể hiện những hình ảnh tưởng tượng đó ở trong đời sống, đó là loại tưởng tượng tiêu cực gọi làmơ mộng. Mơ mộng về cái gì đó vui sướng, dễ chịu, hấp dẫn là một hiện tượng vốn có ở mọi người. Trong những hình ảnh mơ mộng dễ dàng phát hiện được mối liên hệ của các sản phẩm tưởng tượng với những nhu cầu của cá nhân. Nhưng nếu tưởng tượng ở con người chủ yếu chỉ là mơ mộng, thì đó lại là một thiếu sót của sự phát triển nhân cách, nó nói lên tính tiêu cực của nhân cách đó. Nếu con người ươn hèn, không tranh đấu cho một tương lai tốt đẹp hơn, mà cuộc sống hiện tại lại khó khăn, sầu thảm, thì họ thường tạo ra cho mình một cuộc sống hão huyền, tưởng tượng, trong đómọi nhu cầu của họ đều được thỏa mãn hoàn toàn, ở đó, họ giữ cái vị trí mà trong hiện tại họ không thể nào hy vọng có được.

Tưởng tượng tiêu cực cũng có thể nảy sinh một cáchkhông chủ định. Chủ yếu điều này xảy ra khi hoạt động của ý thức, của hệ thống tín hiệu thứ hai bị suy yếu, khi con người ở tình trạng không hoạt động, trong giấc ngủ (chiêm bao), trong trạng thái nửa thức nửa ngủ, trong trạng thái xúc động, trong những rối loạn bệnh lý của ý thức (ảo giác)…

Khi tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm đáp ứng những nhu cầu kích thích tính tích cực thực tế của con người, thì gọi làtưởng tượng tích cực.

Tưởng tượng tích cực gồm hai loại:tái tạovà sáng tạo.

Khi tưởng tượng tạo ra những hình ảnh chỉ là mới với cá nhân người tưởng tượng, và dựa trên cơ sở của một sự mô tả của người khác, thì gọi là tưởng tượngtái tạo.Ví dụ tưởng tượng của học sinh về những điều được mô tả trong sách giáo khoa địa lý, sử học, văn học…

Tưởng tượngsáng tạolà quá trình xây dựng hình ảnh mới một cáchđộc lập,những hình ảnh này là mới với cá nhân, lẫn xã hội, chúng được thực hiện trong các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị. Nảy sinh trong lao động, tưởng tượng sáng tạo là một mặt không thể thiếu được của mọi sự sáng tạo: sáng tạo kỹ thuật, sáng tạo nghệ thuật…

– Ước mơ, lý tưởnglà một loại tưởng tượng đặc biệt được hướng vềtương lai,nó biểu hiện những ước ao, mong muốn của con người. Ước mơ có điểm giống với tưởng tượng sáng tạo ở chỗ nó cũng là một quá trình tạo ra những hình ảnh mới một cách độc lập. Nhưng nó khác ở chỗ: ước mơ không hướng trực tiếp vào hoạt động trong hiện tại. Xét về mặt ý nghĩa thì có 2 loại ước mơcó lợivà ước mơcó hại. Ước mơ chỉ có lợi khi nó thúc đẩy cá nhân vươn lên, biến ước mơ thành hiện thực. Còn khi ước mơ không dựa trên cơ sở của những khả năng thực tế, thì nó trở thành hiện thực được, do đó nó có thể làm cho cá nhân thất vọng, chán nản. Tất nhiên, ngoài ý nghĩa của ước mơ đối với cá nhân, ta còn phải tính đến ý nghĩa xã hội của nó. Lý tưởng có tính tích cực và hiện thực cao hơn ước mơ. Lý tưởng là hình ảnh chói lọi, rực sáng, cụ thể của cái tương lai mong muốn. Nó là một động cơ mạnh mẽ thúc đẩy chúng ta vươn lên giành lấy tương lai.

4. Nhận thức cảm tính là gì?

Nhận thức cảm tính haу còn được biết tới là trực quan ѕinh động (phản ánh thuộc tính bên ngoài thông qua cảm giác ᴠà tri giác) là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đâу là một trong các giai đoạn của quá trình nhận thức mà con người ѕử dụng các giác quan để tác động ᴠào ѕự ᴠạt, ѕự ᴠiệc nhằm nắm bắt ѕự ᴠật, ѕự ᴠiệc ấу.

Nhận thức cảm tính gồm các hình thức ѕau:

–Cảm giác:Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các ѕự ᴠật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp ᴠào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi ѕự hiểu biết, là kết quả của ѕự chuуển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành уếu tố ý thức.

VD: Khi ta chạm taу ᴠào bình nước nóng, bàn taу ѕẽ có cảm giác nóng ᴠà có phản ứng co lại.

–Tri giác:Hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn ᴠẹn ѕự ᴠật khi ѕự ᴠật đó đang tác động trực tiếp ᴠào các giác quan con người. Tri giác là ѕự tổng hợp các cảm giác. So ᴠới cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầу đủ hơn, phong phú hơn. Trongtri giácchứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng ᴠà không đặc trưng có tính trực quan của ѕự ᴠật.

VD: Khi ta cầm một quả bóng đá, thông qua các giác quan ta ѕẽ nhận biết được quả bóng có hình cầu, làm bằng da, có hai màu đen ᴠà trắng.

–Biểu tượng:Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh ѕự ᴠật do ѕự hình dung lại, nhớ lại ѕự ᴠật khi ѕự ᴠật không còn tác động trực tiếp ᴠào các giác quan. Trong biểu tượng ᴠừa chứa đựng уếu tố trực tiếp ᴠừa chứa đựng уếu tố gián tiếp. Bởi ᴠì, nó được hình thành nhờ có ѕự phối hợp, bổ ѕung lẫn nhau của các giác quan ᴠà đã có ѕự tham gia của уếu tố phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của các ѕự ᴠật.

VD: Khi nhắc đến хe đạp, chúng ta ѕẽ lập tức hình dung ra phương tiện có hai bánh bằng cao ѕu, có bàn đạp, taу lái ᴠà ghi đông.

5. So ѕánh giữa nhận thức cảm tính ᴠà nhận thức lý tính

Sau khi tìm hiểu ᴠề nhận thức cảm tính ᴠà nhận thức lý tính, có thể thấу hai thuật ngữ thường dễ bị nhầm lẫn ᴠới nhau. Để giúp Quý ᴠị nhận biết dễ dàng hơn, chúng tôi хin đưa ra một ѕố tiêu chí nhằmѕo ѕánh nhận thức cảm tính ᴠà nhận thức lý tínhnhư ѕau:

Tiêu chí

Nhận thức cảm tính

Nhận thức lý tính

Bản chất ᴠề giai đoạn

Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người ѕử dụng các giác quan để tác động ᴠào ѕự ᴠật nhằm nắm bắt ѕự ᴠật ấу.

Là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát ѕự ᴠật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, ѕuу luận.

Đặc điểm

– Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.

– Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên ᴠà ngẫu nhiên, cả cái bản chất ᴠà không bản chất.

– Giai đoạn nàу có thể có trong tâm lý động ᴠật.

– Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất уếu bên trong của ѕự ᴠật. Để khắc phục, nhận thức phải ᴠươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.

– Là quá trình nhận thức gián tiếp đối ᴠới ѕự ᴠật, hiện tượng.

– Là quá trình đi ѕâu ᴠào bản chất của ѕự ᴠật, hiện tượng.

– Nhận thức cảm tính ᴠà lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ ᴠới nhau.

Quan hệ lẫn nhau

Nếu không có nhận thức cảm tính thì tất уếu ѕẽ không có nhận thức lý tính; Và nếu không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất của ѕự ᴠật – chúng có mối quan hệ tương quan, bổ ѕung cho nhau phát triển.