Ý nghĩa quan trọng nhất của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là gì

Các chiến sĩ phân đội 1 và 2 Quân giải phóng Trị Thiên Huế nghiên cứu sa bàn chuẩn bị các phương án tác chiến. [Nguồn: Thanhnien.vn]

[Thanhuytphcm.vn] - Sau khi đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ 2 của Mỹ năm 1966, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương chỉ đạo soạn thảo, bổ sung, từng bước hoàn chỉnh Dự thảo kế hoạch chiến lược Đông – Xuân 1967. Dự thảo thể hiện chủ trương tận dụng thời cơ, giành thắng lợi quyết định trong năm 1968 theo phương hướng đánh lớn. Quân ủy Trung ương cũng quyết định: hướng sức mạnh chủ yếu của chiến tranh cách mạng miền Nam vào đô thị - nơi đặt các cơ quan đầu não của địch. Từ ngày 20 đến 24/10/1967, tại Hội nghị mở rộng, Bộ Chính trị đã quyết định: về phương pháp, dùng tổng công kích – tổng khởi nghĩa; về hướng tiến công, nhằm vào đô thị trên toàn miền Nam; về phương thức, tiến công và nổi dậy đồng loạt; về thời điểm, bắt đầu vào dịp Tết Mâu Thân 1968.

Tiếp đó, các chiến trường mở những đợt tấn công Thu – Đông 1967 nhằm tạo thế và lực cho Tết Mậu Thân 1968. Tháng 11/1967, Bộ Chính trị họp bàn cụ thể về Kế hoạch Tổng khởi nghĩa ở các đô thị miền Nam. Sau Hội nghị, các chiến trường, địa phương bắt tay vào chuẩn bị trực tiếp cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

Ngày 28/12/1967, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp và hạ quyết tâm chuyển chiến tranh cách mạng miền Nam sang một thời kỳ mới – thời kỳ giành thắng lợi quyết định. Nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của Đảng ta trong thời kỳ mới là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định.

Theo kế hoạch, ngày 12/1/1968, liên quân Việt – Lào nổ súng mở màn chiến dịch tấn công Nậm Bạc. Cùng lúc đó, tại miền Nam Việt Nam, các sư đoàn, trung đoàn chủ lực Quân giải phóng bắt đầu hành quân hướng về các đô thị. Ngày 13/1/1968, phát hiện động thái chuẩn bị đánh lớn của quân ta, Mỹ - Ngụy phải hủy kế hoạch phản công chiến lược lần 3, lui về giữ vùng quanh Sài Gòn; đồng thời hủy các cuộc hành quân mang mật danh “York” và huy động lực lượng tăng cường cho mặt trận phía Bắc [tỉnh Thừa Thiên Huế].

Đêm 20/1/1968, các đơn vị chủ lực của ta tiến công nghi binh chiến lược vào tập đoàn cứ điểm Khe Sanh, uy hiếp tuyến phòng thủ Đường 9 của địch để chuẩn bị cho Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Chiến dịch nghi binh này đã thành công khi thu hút sự chú ý của giới cầm quyền tại chính quốc Hoa Kỳ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Trong khi phía Mỹ - Ngụy dồn tâm trí và lực lượng để chống lại cuộc tấn công nghi binh của quân ta tại Đường 9 – Khe Sanh, thì đêm 29, rạng ngày 30/1/1968, quân, dân các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung và Tây Nguyên đồng loạt tiến công vào các thành phố, thị xã, thị trấn, căn cứ quân sự, kho tàng, sân bay, sở chỉ huy của địch, mở màn cho cuộc Tống tiến công và nổi dậy 1968.

Quân giải phóng đánh chiếm Đài phát thanh Sài Gòn trong cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. [Nguồn: Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam]

24 giờ sau khi quân và dân các tỉnh ven biển miền Trung và Tây Nguyên nổ súng, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt nổ khắp miền Nam. Ngay từ đầu, bộ binh, đặc công, pháo binh, biệt động ta đã đánh mạnh, đánh trúng các mục tiêu trọng yếu của địch ở Sài Gòn, Huế, Quảng Trị, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt, Cần Thơ, Trà Vinh,… Hầu hết các cơ quan đầu não, hệ thống căn cứ quân sự, các tuyến giao thông huyết mạch, hệ thống kho tàng, sân bay, bến cảng,… của địch đều bị quân và dân ta tấn công.

Sài Gòn – Gia Định là trọng điểm thứ nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Quân dân ta đã đồng loạt đánh vào các mục tiêu như Dinh Độc Lập, Bộ Tổng Tham mưu quân đội Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất, Đài phát thanh Sài Gòn, Tòa Đại sứ Mỹ. Xung quanh Sài Gòn – Gia Định, một loạt các căn cứ quân sự, trụ sở quân đội và chính quyền Sài Gòn ở Biên Hòa, Bình Dương, Hậu Nghĩa, Long An cũng bị quân và dân ta tấn công.

Tại Huế - một trong những đô thị lớn nhất miền Trung lúc bấy giờ, hầu hết các cơ quan đầu não của chính quyền và quân đội Sài Gòn ở Vùng 1 chiến thuật đã bị quân ta tiến đánh. Rạng sáng ngày 1/2/1968, phần lớn cố đô Huế do Quân giải phóng làm chủ. Đến sáng ngày 3/2/1968, quần chúng bắt đầu nổi dậy truy quét ác ôn và tàn binh địch, phá bỏ ách kìm kẹp, thiết lập chính quyền cách mạng.

Tại nhiều thị xã, thị trấn, quận lỵ khác trên toàn miền Nam, những mục tiêu trọng yếu trong nội đô cũng bị quần chúng nhân dân nổi dậy tấn công giành chính quyền. Sau đó, dân ta ra sức giúp đỡ bộ đội chủ lực với nhiều hình thức như chỉ đường, tiếp tế lương thực, cứu chữa thương binh, dựng chướng ngại vật trên đường phố để ngăn các cuộc phản công của địch.

Trước đòn tấn công bất ngờ, mạnh mẽ và toàn diện của quân và dân ta, quân Mỹ - Ngụy lúng túng chống đỡ trong giai đoạn đầu. Nhưng sau đó, địch đã huy động lực lượng lớn để tổ chức phản công. Quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng để chống trả các cuộc phản công của địch. Nhưng với ưu thế hỏa lực mạnh, số lượng đông, quân Mỹ - Ngụy đã nhanh chóng giành lại thế chủ động trên nhiều mặt trận. Chúng tổ chức bao vây ở nhiều đô thị làm quân và dân ta tổn thất khá nặng nề. Ở Huế, đêm 22/2/1968, quân ta được lệnh rút quân để bảo toàn lực lượng.

Bộ đội cao xạ chiến đấu bảo vệ đường vận tải chiến lược Trường Sơn trong Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. [Nguồn: Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam]

Từ tháng 3/1968, đợt 1 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân về cơ bản đã kết thúc. Trong gần hai tháng, quân và dân miền Nam đã tiến công vào 4 trong 6 thành phố lớn, 37 trong 44 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ. Chúng ta đã đánh mạnh, đánh trúng 4 bộ tư lệnh quân đoàn, 8 trong số 11 bộ tư lệnh sư đoàn quân Sài Gòn, 2 bộ tư lệnh dã chiến của Mỹ cùng nhiều bộ tư lệnh lữ đoàn, trung đoàn, các tiểu khu, chi khu và hàng trăm căn cứ quân sự, kho tàng, sân bay, bến cảng, đường giao thông. Đặc biệt, quân ta đã đánh chiếm và làm chủ Tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn trong nhiều giờ, đã làm cho chính quyền Nhà Trắng, Lầu Năm Góc ở Mỹ và lực lượng đồng minh Mỹ sửng sốt, kinh ngạc.

Sau khi rút kinh nghiệm đợt tấn công lần 1, Bộ Chính trị quyết định mở tiếp các đợt tấn công vào tháng 5 [đợt 2] và tháng 8 [đợt 3] năm 1968 với hướng chính vẫn nhằm vào khu vực đô thị. Trong đó, đợt 2 được thực hiện vào lúc 0 giờ 30 phút ngày 5/5/1968 tại 31 thành phố, thị xã; 58 thị trấn, quận lỵ. Trong đợt này, quân ta đã đánh trúng 10 bộ tư lệnh quân đoàn và sư đoàn, 30 sân bay, 20 căn cứ xuất phát hành quân của địch.

Như vậy, sau nhiều năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, lần đầu tiên toàn bộ hệ thống phòng thủ đô thị của Mỹ - Ngụy bị tiến công với quy mô lớn, đồng loạt và kéo dài; hậu phương, hậu cứ chiến tranh của chúng trở thành chiến trường, nơi đọ sức quyết liệt giữa các bên tham chiến trong nhiều tuần, nhiều tháng. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã khiến giới cầm quyền Hoa Kỳ kinh hoàng. Họ buộc phải soát xét lại toàn bộ đường lối và cách thức tiến hành chiến tranh ở Việt Nam. Đặc biệt, với thất bại này, người Mỹ ý thức rằng nếu tiếp tục theo đuổi cuộc chiến, chắc chắn Mỹ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề hơn cả.

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tạo ra bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định trong toàn bộ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 như một nhát dao chí tử buộc chính quyền Mỹ - Ngụy phải đơn phương tuyên bố chấm dứt các hoạt động chiến tranh phá hoại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ vĩ tuyến 20 trở ra Bắc, sẵn sàng ngồi đàm phán với ta. Đó cũng là hồi chuông cuối cùng báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở Việt Nam.

Nguyễn Hồ Phong

Tin liên quan

Cách đây nửa thế kỷ, vào đúng dịp Tết Mậu Thân năm 1968, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, quân và dân ta đã đồng loạt mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên khắp chiến trường miền Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại, tạo ra bước ngoặt quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, viết thêm trang sử hào hùng cách mạng vẻ vang về đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.



Các chiến sĩ phân đội 1 và 2 quân giải phóng Trị Thiên Huế nghiên cứu sa bàn
chuẩn bị các phương án tác chiến . Ảnh : Tư liệu Thanhnien.vn


Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968 diễn ra trong bối cảnh đế quốc Mỹ ngoan cố leo thang chiến tranh, chúng quyết tâm thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, đồng thời tiến hành “chiến tranh phá hoại” đối miền Bắc hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến, hòng gỡ lại sự thất bại hoàn toàn của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” trước đó. Chúng đã huy động một bộ máy chiến tranh khổng lồ với các lực lượng hải, lục, không quân được trang bị tối tân hiện đại nhất để chống lại nhân dân ta với ý đồ chiến lược hòng tiêu diệt lực lượng kháng chiến ở miền Nam, phá hoại và xâm lấn ra miền Bắc, đẩy lùi sự phát triển lớn mạnh của chủ nghĩa xã hội ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung.

Nhận định thời cơ thuận lợi chuyển cuộc kháng chiến của dân tộc ta sang một bước phát triển mới, trên cơ sở chuẩn bị từ trước và lợi dụng yếu tố bất ngờ trong dịp Tết Nguyên đán, Trung ương Đảng đã “hạ quyết tâm mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968, nhằm mục đích giáng cho đế quốc Mỹ một đòn chí tử thất bại nặng nề cả về quân sự và chính trị, đập tan ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang và cùng ta giải quyết chiến tranh theo những điều kiện có lợi cho ta”.

Đúng đêm giao thừa Tết Mậu Thân 1968, quân và dân ta bất ngờ đồng loạt tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, đánh vào toàn bộ các cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn, Huế, các căn cứ quân sự của Mỹ-ngụy, các thành phố, thị xã và đánh địch khắp các vùng nông thôn bị tạm chiếm; tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng sinh lực và phá hủy một khối lượng lớn phương tiện chiến tranh của địch với số lượng quân lúc đó tới trên một triệu hai mươi vạn quân Mỹ, ngụy và chư hầu được trang bị vũ khí hết sức hiện đại. Trong đó, có những trận đánh gây tiếng vang mạnh mẽ không chỉ trong nước và cả trên thế giới, như trận đánh vào tòa Đại sứ Mỹ, Dinh độc lập, Bộ Tổng tham mưu, Đài phát thanh của ngụy quyền Sài Gòn và 25 ngày đêm làm chủ thành phố Huế…phối hợp, hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ với các cuộc tiến công vào đô thị của các lực lượng vũ trang và nhân dân Nam bộ nổi dậy, làm tan rã phần lớn bộ máy kìm kẹp của ngụy quyền ở thôn, xã, giành quyền làm chủ ở nhiều vùng, mở rộng và củng cố vùng giải phóng.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 đã dành thắng lợi to lớn chỉ sau ba năm, kể từ khi địch chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”, trong bối cảnh địch đã leo thang đến mức cao nhất, tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược với quy mô lớn nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu Nước của nhân dân ta, tạo ra bước ngoặt của chiến tranh, đánh dấu sự thất bại cơ bản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải chuyển sang chiến lược phòng ngự trên toàn chiến trường; xuống thang chiến tranh, chuyển sang “phi Mỹ hóa”, “Việt Nam hóa” chiến tranh để hợp lý hóa con đường bắt đầu rút quân về nước; chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàn phán với ta tại Hội nghị Paris về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 của quân và dân ta đã thúc đẩy nhân dân Mỹ đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt hơn với chính quyền Mỹ, đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, đưa con em của họ về nước. Đồng thời, nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới càng thấy rõ sức mạnh và và tính tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu Nước chính nghĩa của dân tộc ta, thấy rõ sự thất bại tất yếu của đế quốc Mỹ và ngày càng ủng hộ giúp đỡ nhân dân ta chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 đã trở thành biểu tượng của tinh thần quyết chiến, quyết thắng, khí phách kiên cường, sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh; đánh dấu bước phát triển mới trong Học thuyết và nghệ thuật quân sự Việt Nam về phát động một cuộc tiến công đồng loạt trên khắp chiến trường rộng lớn nhằm vào các sào huyệt của địch mà vẫn giữ được yếu tố bí mật, bất ngờ. Sau thắng lợi có ý nghĩa bước ngoặt lịch sử này đã tạo ra cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu Nước của nhân dân ta những thời cơ và thuận lợi mới để tiến đến thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ muôn vàn kính yêu căn dặn toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta rằng: “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào/ tiến lên chiến sỹ, đồng bào/ Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn” - Nghĩa là giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, thu Giang Sơn về một mối.



Đường phố Sài Gòn bị quân giải phóng tiến công. Ảnh : Tư liệu TTXVN


Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 đã thể hiện sức mạnh vô song của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh; để lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn hết sức sâu sắc. Đó là sự thể hiện khát vọng “không có gì quý hơn độc lập tự do”, là niềm tin tuyệt đối vào tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong đường lối và trong chiến lược đấu tranh cách mạng; là sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là tinh thần quyết chiến, quyết thắng, dám đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân và dân ta; là sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại và tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 có ý nghĩa lịch sử và bài học to lớn cho toàn dân tộc Việt Nam về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, về tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong hòa bình, đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời tinh thần và ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân mậu Thân 1968 đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị thời đại. Nó vẫn đang có ảnh hưởng, tác động vô cùng mạnh mẽ đối với phong tào cộng sản và công nhân quốc tế nói chung trong việc hoạch định đường lối cách mạng và chỉ đạo chiến lược đấu tranh cách mạng, đối với các nước vẫn luôn bị chủ nghĩa đế quốc đe dọa “thôn tính, khuất phục” bằng sức mạnh quân sự nói riêng. Bởi lẽ, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 đã chứng minh cho nhân loại tiến bộ thấy rõ, sẽ không có sức mạnh nào bằng sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Có sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là tạo được sức mạnh vô địch mà không một kẻ thù nào chiến thắng được, dù kẻ thù đó có mạnh đến đâu. Hơn thế nữa, Nó còn cổ vũ mãnh liệt cho các nước bé nhỏ tinh thần quyết chiến, quyết thắng, biết dựa vào sức mạnh của nhân dân, với đường lối “lấy ít địch nhiều”, “ lấy yếu thắng mạnh”, “ lấy chí nhân để thay cường bạo”, “ lấy đại nghĩa để thắng hung tàn” trên nền tảng sáng tạo của nghệ thuật trong Học thuyết quân sự “Chiến tranh nhân dân” do người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam - học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hiện thực hóa tư tưởng của Bác về đường lối quân sự vào cách mạng Việt Nam. Với nội dung cốt lõi của nghệ thuật trong Học thuyết là xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp của ba thứ quân, đó là: Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương và dân quân, du kich; kết hợp ba mũi giáp công là vũ trang, chính trị và binh vận.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, đất nước đang đứng trước những thời cơ, vận hội phát triển mới với nhiều khó khăn thách thức đan xen, chúng ta lại càng phải thấm nhuần tinh thấn quyết chiến, quyết thắng của dân tộc ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong hòa bình, đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trước những biến động, thay đổi nhanh chóng của thế giới. Song, dù thế giới có biến động và thay đổi như thế nào, đến đâu đi chăng nữa thì tinh thần quyết chiến, quyết thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã, đang và sẽ mãi mãi cổ vũ mạnh mẽ cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta vượt qua mọi khó khăn thách thức, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội./.

Hoàng Bằng Giang

Trường Chính trị tỉnh

Cách đây nửa thế kỷ, vào đúng dịp Tết Mậu Thân năm 1968, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, quân và dân ta đã đồng loạt mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên khắp chiến trường miền Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại, tạo ra bước ngoặt quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, viết thêm trang sử hào hùng cách mạng vẻ vang về đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Các chiến sĩ phân đội 1 và 2 quân giải phóng Trị Thiên Huế nghiên cứu sa bàn chuẩn bị các phương án tác chiến . Ảnh : Tư liệu Thanhnien.vn Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968 diễn ra trong bối cảnh đế quốc Mỹ ngoan cố leo thang chiến tranh, chúng quyết tâm thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, đồng thời tiến hành “chiến tranh phá hoại” đối miền Bắc hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến, hòng gỡ lại sự thất bại hoàn toàn của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” trước đó. Chúng đã huy động một bộ máy chiến tranh khổng lồ với các lực lượng hải, lục, không quân được trang bị tối tân hiện đại nhất để chống lại nhân dân ta với ý đồ chiến lược hòng tiêu diệt lực lượng kháng chiến ở miền Nam, phá hoại và xâm lấn ra miền Bắc, đẩy lùi sự phát triển lớn mạnh của chủ nghĩa xã hội ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung. Nhận định thời cơ thuận lợi chuyển cuộc kháng chiến của dân tộc ta sang một bước phát triển mới, trên cơ sở chuẩn bị từ trước và lợi dụng yếu tố bất ngờ trong dịp Tết Nguyên đán, Trung ương Đảng đã “hạ quyết tâm mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968, nhằm mục đích giáng cho đế quốc Mỹ một đòn chí tử thất bại nặng nề cả về quân sự và chính trị, đập tan ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang và cùng ta giải quyết chiến tranh theo những điều kiện có lợi cho ta”. Đúng đêm giao thừa Tết Mậu Thân 1968, quân và dân ta bất ngờ đồng loạt tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, đánh vào toàn bộ các cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn, Huế, các căn cứ quân sự của Mỹ-ngụy, các thành phố, thị xã và đánh địch khắp các vùng nông thôn bị tạm chiếm; tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng sinh lực và phá hủy một khối lượng lớn phương tiện chiến tranh của địch với số lượng quân lúc đó tới trên một triệu hai mươi vạn quân Mỹ, ngụy và chư hầu được trang bị vũ khí hết sức hiện đại. Trong đó, có những trận đánh gây tiếng vang mạnh mẽ không chỉ trong nước và cả trên thế giới, như trận đánh vào tòa Đại sứ Mỹ, Dinh độc lập, Bộ Tổng tham mưu, Đài phát thanh của ngụy quyền Sài Gòn và 25 ngày đêm làm chủ thành phố Huế…phối hợp, hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ với các cuộc tiến công vào đô thị của các lực lượng vũ trang và nhân dân Nam bộ nổi dậy, làm tan rã phần lớn bộ máy kìm kẹp của ngụy quyền ở thôn, xã, giành quyền làm chủ ở nhiều vùng, mở rộng và củng cố vùng giải phóng. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 đã dành thắng lợi to lớn chỉ sau ba năm, kể từ khi địch chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”, trong bối cảnh địch đã leo thang đến mức cao nhất, tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược với quy mô lớn nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu Nước của nhân dân ta, tạo ra bước ngoặt của chiến tranh, đánh dấu sự thất bại cơ bản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải chuyển sang chiến lược phòng ngự trên toàn chiến trường; xuống thang chiến tranh, chuyển sang “phi Mỹ hóa”, “Việt Nam hóa” chiến tranh để hợp lý hóa con đường bắt đầu rút quân về nước; chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàn phán với ta tại Hội nghị Paris về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 của quân và dân ta đã thúc đẩy nhân dân Mỹ đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt hơn với chính quyền Mỹ, đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, đưa con em của họ về nước. Đồng thời, nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới càng thấy rõ sức mạnh và và tính tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu Nước chính nghĩa của dân tộc ta, thấy rõ sự thất bại tất yếu của đế quốc Mỹ và ngày càng ủng hộ giúp đỡ nhân dân ta chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 đã trở thành biểu tượng của tinh thần quyết chiến, quyết thắng, khí phách kiên cường, sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh; đánh dấu bước phát triển mới trong Học thuyết và nghệ thuật quân sự Việt Nam về phát động một cuộc tiến công đồng loạt trên khắp chiến trường rộng lớn nhằm vào các sào huyệt của địch mà vẫn giữ được yếu tố bí mật, bất ngờ. Sau thắng lợi có ý nghĩa bước ngoặt lịch sử này đã tạo ra cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu Nước của nhân dân ta những thời cơ và thuận lợi mới để tiến đến thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ muôn vàn kính yêu căn dặn toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta rằng: “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào/ tiến lên chiến sỹ, đồng bào/ Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn” - Nghĩa là giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, thu Giang Sơn về một mối. Đường phố Sài Gòn bị quân giải phóng tiến công. Ảnh : Tư liệu TTXVN Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 đã thể hiện sức mạnh vô song của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh; để lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn hết sức sâu sắc. Đó là sự thể hiện khát vọng “không có gì quý hơn độc lập tự do”, là niềm tin tuyệt đối vào tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong đường lối và trong chiến lược đấu tranh cách mạng; là sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là tinh thần quyết chiến, quyết thắng, dám đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân và dân ta; là sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại và tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 có ý nghĩa lịch sử và bài học to lớn cho toàn dân tộc Việt Nam về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, về tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong hòa bình, đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời tinh thần và ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân mậu Thân 1968 đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị thời đại. Nó vẫn đang có ảnh hưởng, tác động vô cùng mạnh mẽ đối với phong tào cộng sản và công nhân quốc tế nói chung trong việc hoạch định đường lối cách mạng và chỉ đạo chiến lược đấu tranh cách mạng, đối với các nước vẫn luôn bị chủ nghĩa đế quốc đe dọa “thôn tính, khuất phục” bằng sức mạnh quân sự nói riêng. Bởi lẽ, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 đã chứng minh cho nhân loại tiến bộ thấy rõ, sẽ không có sức mạnh nào bằng sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Có sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là tạo được sức mạnh vô địch mà không một kẻ thù nào chiến thắng được, dù kẻ thù đó có mạnh đến đâu. Hơn thế nữa, Nó còn cổ vũ mãnh liệt cho các nước bé nhỏ tinh thần quyết chiến, quyết thắng, biết dựa vào sức mạnh của nhân dân, với đường lối “lấy ít địch nhiều”, “ lấy yếu thắng mạnh”, “ lấy chí nhân để thay cường bạo”, “ lấy đại nghĩa để thắng hung tàn” trên nền tảng sáng tạo của nghệ thuật trong Học thuyết quân sự “Chiến tranh nhân dân” do người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam - học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hiện thực hóa tư tưởng của Bác về đường lối quân sự vào cách mạng Việt Nam. Với nội dung cốt lõi của nghệ thuật trong Học thuyết là xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp của ba thứ quân, đó là: Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương và dân quân, du kich; kết hợp ba mũi giáp công là vũ trang, chính trị và binh vận. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, đất nước đang đứng trước những thời cơ, vận hội phát triển mới với nhiều khó khăn thách thức đan xen, chúng ta lại càng phải thấm nhuần tinh thấn quyết chiến, quyết thắng của dân tộc ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong hòa bình, đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trước những biến động, thay đổi nhanh chóng của thế giới. Song, dù thế giới có biến động và thay đổi như thế nào, đến đâu đi chăng nữa thì tinh thần quyết chiến, quyết thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã, đang và sẽ mãi mãi cổ vũ mạnh mẽ cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta vượt qua mọi khó khăn thách thức, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội./. Hoàng Bằng Giang Trường Chính trị tỉnh

Các bài khác

  • Triển khai thực hiện Tết trồng cây Xuân Mậu Tuất 2018 [23/01/2018]
  • Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác thanh tra năm 2018 [18/01/2018]
  • Hoạt động chỉ đạo, điều hành trọng tâm của tỉnh từ 1-15/1/2018 [18/01/2018]
  • Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 10 [khóa XVI] [17/01/2018]
  • Cục Thuế tỉnh triển khai nhiệm vụ 2018 [16/01/2018]
  • Các cơ quan, đơn vị triển khai nhiệm vụ năm 2018 [15/01/2018]
  • Thủ tướng gửi thư biểu dương đồng bào và các lực lượng chống thiên tai [09/01/2018]
  • Chuẩn bị các điều kiện đón Tết [09/01/2018]
  • Hội Nông dân tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2018 [09/01/2018]
  • Các ban Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy triển khai nhiệm vụ năm 2018 [09/01/2018]
Xem thêm »

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Video liên quan

Chủ Đề