Cách tính thời gian trong lịch sử vở bài tập năm 2024

Bài 1 trang 9 Vở bài tập Lịch sử 6: Em hãy sắp xếp các bức tranh sau theo thứ tự thời gian bằng cách đánh lại số thứ tự (trước sau) nếu ghi được mốc thời gian năm tháng thì càng tốt.

Trả lời:

1. Hình 2: Hình ảnh người nông dân Việt Nam khi nước nhà chưa độc lập (Thời Pháp thuộc)

2. Hình 4: Bác Hồ quan sát trận địa trong chiến dịch Biên giới (Năm 1950)

3. Hình 1: Máy bay Mĩ bị bắn rơi trên đường Hoàng Hoa Thám – Hà Nội (Năm 1972)

4. Hình 3: Xe tăng của ta tiến vào dinh Độc Lập (Năm 1975)

Bài 2 trang 10 Vở bài tập Lịch sử 6: a) Em hãy cùng bạn em trao đổi với nhau: Dựa vào những chu kì di chuyển nào nào sau đây mà người xưa đã làm ra lịch? Đó là loại lịch nào?

  1. Em hãy giải thích cách ghi ngày tháng trên tờ lịch này. Vì sao lại phải ghi như vậy? Em có biết tờ lịch này gắn với những sự kiện lịch sử nào của đất nước ta?

Trả lời:

  1. Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất và sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời mà người xưa đã làm ra lịch. Đó là âm lịch và dương lịch.
  1. Trên tờ lịch ngoài ngày tháng năm dương lịch còn ghi thêm ngày tháng năm âm lịch.

Vì ở nước ta lịch âm gắn liền với các thời vụ trong nông nghiệp và các ngày lễ lớn của ta.

Ngày 19 tháng 5 là ngày sinh nhật Bác Hồ.

Bài 3 trang 11 Vở bài tập Lịch sử 6: Nếu xếp các sự kiện đã ghi (năm xảy ra) vào các thế kỉ cho gọn để dễ nhớ thì em sẽ sắp xếp như thế nào?

Con người sáng tạo ra các cách tính thời gian phổ biến trên thế giới dựa trên cơ sở nào? A. Sự lên, xuống của thuỷ triểu. B. Các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp,..

Xem lời giải

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 6 bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử tổng hợp lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6. Hi vọng rằng lời giải bài tập Lịch sử 6 này sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Bài tập 1 trang 6 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử lớp 6

Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Phải xác định thời gian để biết và dựng lại lịch sử quá khứ vì

  1. các sự kiện đều xảy ra vào những thời gian khác nhau.
  1. cần xác định niên đại của các cổ vật trong nghiên cứu lịch sử.
  1. muốn hiểu và dựng lại lịch sử, phải sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian
  1. mọi sự vật đều có quá trình hình thành, phát triển và suy vong theo thời gian.

2. Con người sáng tạo ra cách tính thời gian là nhờ

  1. trí thông minh của một số người nào đó.
  1. qua quan sát, con người thấy các hiện tượng ngày, đêm, mùa nóng, mùa lạnh,... luôn lặp lại theo chu kì và có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng,
  1. dựa vào chu kì quay của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời.

3. Theo em, âm lịch là loại lịch

  1. dựa theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
  1. dựa theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.
  1. dựa theo sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất và sự di chuyển của Mặt Trăng, Trái Đất quanh Mặt Trời.
  1. dựa theo chu kì quay của Trái Đất quanh trục của nó.

4. Trên các tờ lịch của chúng ta đều có ghi cả âm lịch và dương lịch vì

  1. cả âm lịch và dương lịch đều chính xác như nhau.
  1. ở nước ta vẫn dùng hai loại lịch âm và lịch dương song song với nhau.
  1. âm lịch là theo phương Đông, còn dương lịch là theo phương Tây.
  1. nước ta đã dùng dương lịch theo lịch chung của thế giới, nhưng trong nhân dân vẫn dùng âm lịch theo truyền thống.

Trả lời

Bài tập 2 trang 6 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử lớp 6

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ s (sai) vào các ô □ đầu các câu sau.

1. Các sự kiện sau đây được ghi theo âm lịch hay dương lịch?

□ Ngày 2-1 năm Mậu Tuất: khởi nghĩa Lam Sơn - ghi theo âm lịch.

□ Ngày 2-9-1945: ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập - ghi theo dương lịch.

□ Ngày 5-1 năm Kỉ Dậu: chiến thắng Đống Đa - ghi theo dương lịch.

□ Tháng 2 năm Canh Tí: khởi nghĩa Hai Bà Trưng - ghi theo âm lịch.

2. Cách tính thời gian như sau là đúng hay sai?

□ Năm 40 cách ngày nay 2050 năm.

□ Năm 179 TCN cách ngày nay 2192 năm.

□ Thiên niên kỉ I TCN cách ngày nay 1011 năm.

□ Thế kỉ XV cách ngày nay 512 năm.

Trả lời

1. Đ, Đ, S, Đ

2. S, Đ, S, S.

Bài tập 3 trang 7 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử lớp 6

Hãy điền con số chính xác vào chỗ trống (....) trong các câu sau.

1. Khởi nghĩa Lý Bí nổ ra năm 542, cách ngày nay............ năm.

2. Khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra năm 248, cách ngày nay............. năm.

3. Năm 1418 là năm thuộc thế kỉ........

4. Năm 1750 TCN là năm thuộc thế kỉ.........

5. Năm 728 TCN là năm thuộc thiên niên kỉ.......

6. Năm 2009 là năm thuộc thiên niên kỉ..........

Trả lời

1. 1474 năm

2. 1768 năm

3. 15

4. 18

5. 8

6. 21

Bài tập 4 trang 7 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử lớp 6

Theo em, âm lịch và dương lịch khác nhau ờ những điểm nào ?

Trả lời

Âm lịch và dương lịch khác nhau về cách tính thời gian trong năm: Dương lịch dựa vào chu kì vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời nên chính xác hơn.

Bài tập 5 trang 7 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử lớp 6

Hãy vẽ trục thời gian thể hiện các sự kiện lịch sử quan trọng dưới đây theo trình tự thời gian diễn ra.