Chất thải y tế nguy hại là gì năm 2024

Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế do Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 31/12/20215 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2016:

1. Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế.

2. Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.

► Phân định chất thải y tế

Chất thải y tế nguy hại là gì năm 2024

1. Chất thải lây nhiễm bao gồm:

  1. Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác;
  1. Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;
  1. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;
  1. Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm.

2. Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:

  1. Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
  1. Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất;
  1. Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng;
  1. Chất hàn răng amalgam thải bỏ;

đ) Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại (sau đây gọi tắt là Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT).

3. Chất thải y tế thông thường bao gồm:

  1. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;
  1. Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại;
  1. Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.

4. Danh mục và mã chất thải y tế nguy hại bao gồm:

  1. Danh mục và mã chất thải nguy hại quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT được quy định cụ thể cho chất thải y tế nguy hại tại Phụ lục số 01 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;
  1. Danh mục chất thải y tế thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế quy định tại Phụ lục số 01 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.

PHỤ LỤC SỐ 1

DANH MỤC VÀ MÃ CHẤT THẢI Y TẾ (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

  1. Danh mục chất thải y tế thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế

TT Loại chất thải Yêu cầu I Chất thải là vật liệu giấy 1 Giấy, báo, bìa, thùng các-tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy Không chứa yếu tố lây nhiễm hoặc đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại II Chất thải là vật liệu nhựa 1

- Các chai nhựa đựng thuốc, hóa chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất

- Các chai, lon nước giải khát bằng nhựa và các đồ nhựa sử dụng trong sinh hoạt khác

Không chứa yếu tố lây nhiễm

Không thải ra từ các phòng điều trị cách ly

2 Các chai nhựa, dây truyền, bơm tiêm (không bao gồm đầu sắc nhọn) Không chứa yếu tố lây nhiễm III Chất thải là vật liệu kim loại 1 Các chai, lon nước uống giải khát và các vật liệu kim loại khác Không thải ra từ các phòng điều trị cách ly IV Chất thải là vật liệu thủy tinh 1 Các chai, lọ thủy tinh thải bỏ đã chứa đựng các loại thuốc, hóa chất Chứa đựng các loại thuốc, hóa chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất

► Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế

1. Bao bì (túi), dụng cụ (thùng, hộp, can), thiết bị lưu chứa chất thải y tế thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và Khoản 7 Điều này. Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải có biểu tượng theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ sở y tế không phải thực hiện các quy định có liên quan về bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.

2. Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm và có kích thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa.

3. Màu sắc của bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế quy định như sau:

  1. Màu vàng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm;
  1. Màu đen đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm;
  1. Màu xanh đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế thông thường;
  1. Màu trắng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải tái chế.

4. Bao bì, dụng cụ đựng chất thải y tế sử dụng phương pháp đốt không làm bằng nhựa PVC.

5. Thùng, hộp đựng chất thải có nắp đóng, mở thuận tiện trong quá trình sử dụng.

6. Ngoài các quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thùng, hộp đựng chất thải sắc nhọn phải có thành, đáy cứng không bị xuyên thủng.

7. Thùng, hộp đựng chất thải có thể tái sử dụng theo đúng mục đích lưu chứa sau khi đã được làm sạch và để khô.

Chất thải nguy hại không lây nhiễm gồm những gì?

Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm hóa chất thải bỏ có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại; dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào; vỏ chai, lọ đựng thuốc, hoá chất; thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân, cadimi (Cd); pin, ắc quy thải bỏ; vật liệu ...

Rác thải y tế có tính chất gì của chất thải nguy hại?

Chất thải y tế nguy hại là chất thải chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy hoàn toàn.

Chất thải không nguy hại là gì?

Rác thải không nguy hại là rác thải không chứa hoặc chứa ít các hợp chất có đặc tính gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người.

Rác thải nguy hại sẽ thải bỏ vào xe rác máu gì?

– Màu Đen: Chất thải hóa học nguy hại gây độc tế bào hoặc chất thải phóng xạ. – Màu Xanh hoặc tông màu xanh: Chất thải thông thường.