Ems là viết tắt của từ gì năm 2024

Phát triển kinh tế xanh là hướng đi tất yếu đối với nền kinh tế thế giới của chúng ta trong tương lai. Đây được xem là một mô hình tăng trưởng kinh tế mà ở đó mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên. Hệ thống quản lý môi trường (EMS) được xem là một công cụ hữu ích cho nền kinh tế xanh. Theo đó, việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 đang ngày càng phổ biến giữa các nhà máy, doanh nghiệp trên toàn cầu.

1. Hệ thống quản lý môi trường là gì?

1.1 Hệ thống quản lý môi trường

Hệ thống quản lý môi trường - Environmental management system (EMS) là một tập hợp các quy trình và thực tiễn cho phép một tổ chức giảm đi các tác động của môi trường và tăng hiệu quả hoạt động một cách đồng thời. Hệ thống quản lý môi trường được mô tả chi tiết tại tiêu chuẩn ISO 14001. EMS như một khung nguyên tắc giúp tổ chức đạt được các lợi ích kinh tê lẫn mục tiêu môi trường thông qua việc xem xét, đánh giá và cải thiện hiệu suất môi trường nhất quán.

Ems là viết tắt của từ gì năm 2024

Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001

✍ Xem thêm: Tải tài liệu ISO 14001 bản PDF Tiếng Việt mới nhất

1.2 Đối tượng áp dụng hệ thống quản lý môi trường?

Hệ thống EMS có thể được áp dụng cho mọi loại hình tổ chức với các quy mô khác nhau trong phạm vi xác định. Đặc biệt EMS cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực, sản phẩm được đánh giá là có ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái toàn cầu.

Căn cứ theo các mục tiêu của tổ chức tại thời điểm đó mà hệ thống quản lý môi trường cần điều chỉnh để phù hợp.

1.3 Các yếu tố cơ bản của EMS

  • Xem xét các mục tiêu môi trường của tổ chức;
  • Phân tích tác động môi trường và các yêu cầu pháp lý của nó;
  • Giám sát và đo lường tiến độ trong việc đạt được các mục tiêu;
  • Đảm bảo nhận thức và năng lực môi trường;
  • Đặt mục tiêu môi trường để giảm tác động môi trường và tuân thủ các yêu cầu pháp lý;
  • Thiết lập các chương trình để đáp ứng các mục tiêu và mục tiêu này;
  • Xem xét tiến độ của EMS và cải thiện.

Ems là viết tắt của từ gì năm 2024

Công nghiệp xanh với hệ thống EMS theo tiêu chuẩn ISO 14001

✍ Xem thêm: Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ ISO 14001 | Khóa học mới nhất

2. Lợi ích khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001

Thực tiễn, đa số Chính phủ các nước trên toàn cầu đều có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề bảo vệ môi trường. Cụ thể đã có nhiều điều luật được ban hành, quy định nhằm hạn chế những tác động xấu do hoạt động sản xuất, xả thải,… Bên cạnh đó, không ít các chính sách miễn trừ, ưu đãi dành cho những tổ chức áp dụng các biện pháp môi trường. Chính vì vậy, việc xây dựng và áp dụng hiệu quả EMS đã và đang đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Giúp tổ chức giải quyết các nhu cầu pháp lý của mình một cách có hệ thống và hiệu quả về chi phí;
  • Giảm nguy cơ không tuân thủ và cải thiện các thực hành về sức khỏe và an toàn cho nhân viên và công chúng;
  • Phòng ngừa ô nhiễm, bảo tồn tài nguyên qua việc xác định những yếu tố tác động đến môi trường, và xây dựng các quy trình nhằm ngăn ngừa hoặc giảm tối đa tác động;
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức.
  • Mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng có thể được cải thiện thông qua việc quản lý nhất quán và giảm thiểu các tác động
  • Hình ảnh nâng cao với công chúng, cơ quan quản lý, người cho vay, nhà đầu tư.
  • Thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Ems là viết tắt của từ gì năm 2024

EMS giúp tổ chức đạt được các lợi ích kinh tê lẫn mục tiêu môi trường

✍ Xem thêm: Cấp Chứng nhận ISO 14001 quản lý môi trường | Tư vấn xây dựng EMS

3. Hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý môi trường tại doanh nghiệp

► Bước 1: Xây dựng chính sách môi trường

Chính sách môi trường là kim chỉ nam cho hoạt động xây dựng áp dụng hiệu quả một EMS. Một chính sách cần phải phản ánh sự cam kết của lãnh đạo cao nhất về việc tuân theo các yêu cầu của luật pháp và các yêu cầu khác được áp dụng, về ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục. Ngoài ra cần lưu ý xem xét chính sách thường xuyên để đảm bảo hệ thống được thực hiện và đầy đủ.

► Bước 2: Lập kế hoạch xây dựng EMS

Bước lập kế hoạch (Plan) được lấy từ chu trình PDCA. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp phải đạt được sự tuân thủ với các yêu cầu về pháp luật và tuân thủ với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 và những mong đợi kết quả môi trường do chính mình lập ra. Các công việc cần thực hiện gồm:

  • Xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường mà tổ chức phải tuân thủ
  • Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa: Tổ chức cần định đó các khía cạnh môi trường trong phạm vi hệ thống quản lý môi trường của mình, có tính đến đầu vào và đầu ra
  • Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra

► Bước 3. Thực hiện và điều hành hệ thống quản lý môi trường

Giai đoạn thực hiện (Do) cung cấp các công cụ, các quy trình và các nguồn lực cần thiết để vận hành EMS một cách bền vững.

Giai đoạn này yêu cầu cập nhật liên tục những thay đổi, như phân công lại trách nhiệm cho các nhân viên khi các hoạt động hoặc sản phẩm của tổ chức thay đổi, hay những thay đổi nhu cầu đào tạo theo thời gian, hay chính sách và các thủ tục thông qua sự cải tiến liên tục. Các công việc cần thực hiện gồm:

  • Cơ cấu và trách nhiệm: Tổ chức chỉ định một hoặc một nhóm người có trách nhiệm và quyền hạn để thực hiện và duy trì hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các nguồn lực cần thiết.
  • Năng lực, đào tạo và nhận thức: Thực hiện các nội dung đào tạo thích hợp cho các đối tượng quản lý, các nhóm nhân công, nhóm quản lý dự án và các cán bộ điều hành chủ chốt của nhà máy.
  • Thông tin liên lạc: Thiết lập và triển khai hệ thống thông tin nội bộ và bên ngoài nhằm tiếp nhận và phản hồi các thông tin về môi trường và phổ biến các thông tin cho những cá nhân/phòng ban liên quan.
  • Văn bản hóa tài liệu của hệ thống quản lý môi trường.
  • Kiểm soát điều hành: Thực hiện các quy trình điều hành.
  • Sự chuẩn bị và ứng phó với tình trạng khẩn cấp.

► Bước 4: Kiểm tra và hành động khắc phục

Đây là giai đoạn để xem xét cải tiến quá trình hoặc quyết định những thay đổi cho các giai đoạn khác. Giai đoạn thể hiện bước Kiểm tra (Check) trong chu trình PDCA. Các công việc cần thực hiện gồm:

  • Giám sát và đo: Tiến hành thủ tục giám sát và đo tiến trình của các dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra, hiệu quả hoạt động của các quá trình so với các tiêu chí đã đặt ra, định kỳ kiểm tra sự tuân thủ của tổ chức với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của mình.
  • Đánh giá sự tuân thủ: Sự không phù hợp và hành động khắc phục và phòng ngừa.
  • Hồ sơ: thực hiện thủ tục lưu giữ hồ sơ của hệ thống quản lý môi trường,
  • Đánh giá hệ thống quản lý môi trường.

► Bước 5: Xem xét của lãnh đạo

Quá trình xem xét yêu cầu thu thập các thông tin liên quan tới EMS và thông báo các thông tin tới lãnh đạo cấp cao theo kế hoạch định trước. Mục đích của quá trình xem xét này gồm:

  • Đảm bảo tính phù hợp liên tục của hệ thống EMS;
  • Xác định tính đầy đủ;
  • Thẩm tra tính hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường;
  • Tạo điều kiện cải tiến liên tục hệ thống, các quá trình và thiết bị môi trường…

Từ kết quả xem xét của lãnh đạo về các thiết bị và nhân lực sử dụng trong quá trình áp dụng hệ thống cũng như các kết quả hoạt động về môi trường, tổ chức sẽ quyết định được điều kiện hiện tại có thể chấp nhận được, và cần phải thay đổi những gì. Giai đoạn này là bước Đánh giá (Act) trong chu trình PDCA.

Ems là viết tắt của từ gì năm 2024

Áp dụng chu trình PDCA để xây dựng và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường

✍ Xem thêm: Tín chỉ carbon là gì? Hướng dẫn xây dựng tín chỉ carbon hiệu quả

4. Tư vấn chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001

Vinacontrol CE là đơn vị tư vấn chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 hàng đầu tại Việt Nam. Xuyên suốt quá trình hoạt động, chúng tôi đã tiến hành tư vấn chứng nhận thành công cho hàng nghìn doanh nghiệp, đối tác trong nước và quốc tế. Vinacontrol CE tự tin và cam kết đem lại lợi ích lớn nhất cho khách hàng bởi:

  • Thương hiệu Vinacontrol hơn 65 năm uy tín có bề dày lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam trong ngành giám định, chứng nhận. Chứng chỉ của Vinacontrol khẳng định thêm uy tín và giá trị của chứng chỉ;
  • Đội ngũ chuyên gia có trình độ, chuyên môn cao cùng kinh nghiệm tư vấn, chứng nhận lâu năm mang đến trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp cho đối tác khách hàng;
  • Luôn tận tình, tận tâm giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp xung quanh các vấn đề pháp lý;

Hệ thống văn phòng, phòng thí nghiệm hiện đại, trải rộng toàn quốc, hỗ trợ khách hàng mọi nơi mọi lúc;

EMS nghĩa là gì?

EMS (express mail service) là loại dịch vụ nhận gửi, vận chuyển và phát các loại thư, tài liệu, vật phẩm hàng hoá (bưu gửi) theo chỉ tiêu thời gian được Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam công bố trước.

EMS là gì điện tử?

ĐỊNH NGHĨA Dịch vụ EMS Thương mại điện tử là dịch vụ chuyển phát cho khách hàng Thương mại điện tử (TMĐT) và thực hiện thu hộ/không thu hộ một khoản tiền theo yêu cầu để hoàn thành hoạt động giao dịch mua bán trực tuyến.

Gia công EMS là gì?

Các dịch vụ sản xuất điện tử (EMS) là một thuật ngữ được sử dụng cho các công ty thiết kế, sản xuất, thử nghiệm, phân phối và cung cấp dịch vụ trả lại / sửa chữa linh kiện điện tử và hội đồng cho các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM). Khái niệm này cũng được gọi là sản xuất hợp đồng điện tử (ECM).

Đường thứ cấp 1 là gì?

  1. Bưu cục cấp 1 là gì? Cấp 1 được hình thành tại trung tâm tỉnh/ thành phố, chịu trách nhiệm khai thác bưu gửi nội tỉnh, thành phố (hoặc khu vực). Trong 1 tỉnh/ thành phố tùy vào quy mô mà tổ chức 1 hay nhiều cấp 1 để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng.