100 vrqc thẩm định và đánh giá năm 2024

  • 1. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --- BỘ NỘIVỤ -- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THỊ TRÀ MY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA TẠI CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM MÃ TÀI LIỆU: 80399 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 60 34 04 03
  • 2. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THỊ TRÀ MY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA TẠI CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LƯƠNG THANH CƯỜNG
  • 3. cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Hà Nội, ngày28 tháng 08 năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Thị Trà My
  • 4. xin gửi lời biết ơn sâu sắc dành cho gia đình, bố mẹ tôi đã tạo điều kiện và ủng hộ về vật chất cũng như động viên tinh thần để tôi học hành trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lương Thanh Cường, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài, thầy đã cung cấp nhiều tài liệu quan trọng, tận tình truyền đạt kiến thức và đưa ra những lời khuyên, lời phê bình, lời góp ý sâu sắc giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này. Cuối cùng là lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, các cô tại Học viện Hành chính Quốc gia đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi tiếp thu những kiến thức quý báu trong suốt hai năm qua. Cảm ơn các anh, các chị trong Lớp HC20B1 đã chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích và hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu và học tập tại trường. Tác giả luận văn Phạm Thị Trà My
  • 5. CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ATGT An toàn giao thông ĐKVN Đăng kiểm Việt Nam GTĐTNĐ Giao thông đường thủy nội địa GTVT Giao thông vận tải PTTNĐ Phương tiện thủy nội địa QLNN Quản lý nhà nước
  • 6. ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................ 1 CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNGTIỆNTHỦYNỘIĐỊA .................... 8 1.1. Phươngtiện thuỷ nội địa và đăng kiểm phươngtiện thuỷ nộiđịa................ 8 1.2. Cấu thành quản lý nhà nước về đăngkiểm phươngtiện thuỷ nội địa ........ 16 1.3. Những yếu tố tác độngđếnquản lý nhà nuớc về đăng kiểm phươngtiện thuỷ nội địa...................................................................................................... 29 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................ 35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆNTHỦYNỘIĐỊATẠICỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM. 36 2.1. Giới thiệu chung về Cục Đăngkiểm Việt Nam...................................... 36 2.2. Hiện trạng quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ nộiđịa tại Cục Đăngkiểm Việt Nam thờigian qua.............................................................. 45 2.3. Nhận xét về quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam...........................................................................62 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................ 72 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA TẠI CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM...................................................................... 74 3.1. Định hướng bảo đảm quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam................................................................. 74
  • 7. nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nuớc về đăng kiểm phươngtiện thuỷ nộiđịa tại Cục Đăngkiểm Việt Nam.................................. 79 TIỂU KÉT CHƯƠNG 3............................................................................ 95 KẾT LUẬN ............................................................................................. 97 DANHMỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 99 PHỤ LỤC...............................................................................................106
  • 8. SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ BẢNG Bảng 2.1: Số lượng thiết kế giữa năm 2015 và năm 2016............................ 50 Bảng 2.2: Số lượt phương tiện được giám sát năm 2014-2015..................... 58 Bảng 2.3: Số lượt phương tiện được giám sát năm 2015-2016..................... 60 SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Các lĩnh vực hoạt động của Cục Đăng kiểm Việt Nam................ 44 Sơ đồ 2.2: Tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam...................................... 47 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: So sánh số lượng thiết kế giữa năm 2015 và năm 2016...............50 Biểu đồ 2: So sánh số lượt phương tiện được giám sát năm 2014-2015........ 59 Biểu đồ 3: Số lượt phương tiện năm 2014 được giám sát phân theo loại hình ......................................................................................................................... 59 Biểu đồ 4: Số lượt phương tiện năm 2015 được giám sát phân theo loại hình ......................................................................................................................... 59 Biểu đồ 5: So sánh số lượt phương tiện được giám sát năm 2015-2016........ 61 Biểu đồ 6: Số lượt phương tiện năm 2016 được giám sát phân theo loại hình ......................................................................................................................... 61
  • 9. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận văn Cục Đăng kiểm Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (BGTVT), thực hiện chức năng QLNN về đăng kiểm đối với phương tiện giao thông và phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, container, nồi hơi và bình chịu áp lực sử dụng trong GTVT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng an toàn kỹ thuật các loại phương tiện, thiết bị GTVT và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển theo quy định của pháp luật. Nước ta có 3.260 km bờ biển, có gần 3.000 đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên diện tích hơn một triệu km2 mặt biển đã tạo thành nhiều tuyến vận tải biển và ven biển. Hệ thống cảng biển có 119 cảng được hình thành hầu hết trên các tỉnh, thành phố ven biển. Ngoài ra, chúng ta còn có 2.360 con sông, kênh lớn nhỏ với tổng chiều dài khoảng 220.000 km và có khoảng 6.000 cảng bến thủy nội địa, đây là điều kiện hình thành hệ thống giao thông nối liền các tỉnh, thành phố với nhau. Trong đó, GTĐTNĐ có khoảng 41.000 km sông, kênh được khai thác vào mục đích vận tải. Theo sự hình thành tự nhiên, hiện nay hệ thống sông, kênh từ nội địa đổ ra biển đã tạo nên hệ thống GTVT sông, biển liên hoàn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc GTVT thủy, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu quốc tế trên mọi lĩnh vực của đất nước. Nhằm phát huy thế mạnh của hệ thống GTVT thủy nội địa, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội thông qua hoạt động GTĐTNĐ, như tăng cường vận tải thủy nội địa giảm tải cho đường bộ; phát triển tuyến vận tải thủy nội địa ven bờ biển; kết nối các phương thức vận tải. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi phải tăng cường QLNN về giao thông
  • 10. địa, trong đó việc bảo đảm an toàn cho các PTTNĐ đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó gắn liền với sinh mạng con người và tài sản của người dân. Theo định nghĩa của Luật GTĐTNĐ, PTTNĐ là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa, cũng theo quy định của Luật GTĐTNĐ, Bộ GTVT có trách nhiệm quy định tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của PTTNĐ; quy định và tổ chức thực hiện thống nhất việc đăng kiểm trong phạm vi cả nước. Cục ĐKVN là đơn vị thuộc Bộ GTVT được giao trực tiếp thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực này. Quy định về công tác đăng kiểm PTTNĐ đã được Bộ GTVT quy định cụ thể tại Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22/9/2015, trong đó trách nhiệm QLNN về công tác đăng kiểm PTTNĐ của Cục ĐKVN được cụ thể như sau: - Xây dựng mới hoặc bổ sung, sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; xây dựng, ban hành các quy định về nghiệp vụ đăng kiểm để áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện. - Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ về đăng kiểm phương tiện và kiểm tra thực hiện quy định về đăng kiểm PTTNĐ. - Xây dựng, quản lý, hướng dẫn sử dụng thống nhất Cơ sở dữ liệu quản lý đăng kiểm PTTNĐ; nối mạng truyền số liệu và quản lý dữ liệu phương tiện của các đơn vị đăng kiểm. - Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ đăng kiểm. - Thực hiện việc xác nhận và thông báo năng lực đơn vị đăng kiểm; công bố hạng các đơn vị đăng kiểm trên trang thông tin điện tử của Cục ĐKVN.
  • 11. danh sách các đơn vị đăng kiểm được Cục ĐKVN ủy quyền thực hiện công tác đăng kiểm trên trang thông tin điện tử của Cục ĐKVN. - Kiểm tra, giám sát công tác đăng kiểm của các đơn vị đăng kiểm. Xử lý hoặc đề nghị xử lý sai phạm của cá nhân và đơn vị đăng kiểm theo quy định. - Quy định các biên bản, báo cáo kiểm tra kỹ thuật cấp cho phương tiện. - In ấn, quản lý, cấp phát các loại ấn chỉ, ấn phẩm sử dụng trong đăng kiểm phương tiện. - Báo cáo kết quả thực hiện công tác đăng kiểm theo quy định. - Thu phí, lệ phí theo quy định hiện hành. Bên cạnh các quy định về đăng kiểm PTTNĐ, Bộ GTVT cũng đã ban hành Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT ngày 22/9/2015 quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm PTTNĐ nhằm xây dựng nguồn nhân lực thực hiện công tác đăng kiểm PTTNĐ. Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng phương tiện, đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện thì yếu tố con người thực thi đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, việc chuẩn hóa nguồn nhân lực thông qua việc đưa ra các tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, thời gian đào tạo, nội dung đào tạo là rất cần thiết. Để trở thành đăng kiểm viên PTTNĐ, người được đào tạo phải đủ tiêu chuẩn theo quy định, được đào tạo lý thuyết và thực hành nghiệp vụ, sau một thời gian thực tập, thực hành nghiệp vụ mới được xem xét đánh giá và bổ nhiệm đăng kiểm viên PTTNĐ. Trong thời gian qua, Cục ĐKVN đã thực hiện tốt chức năng QLNN trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, bất cập trong quá trình thực hiện do các yếu tố chủ quan cũng như các yếu tố khách quan, cần phải được xem xét, nghiên cứu một cách rất khoa học nhằm tìm ra nguyên nhân của những tồn tại cũng như các giải pháp thực hiện nhằm nâng
  • 12. hiệu quả của công tác quản lý. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài luận văn: "Quản lýnhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam" là cần thiết và mang tính thời sự rất cao. 2. Tình hình nghiên cứu Việc tiếp cận và nghiên cứu chung về QLNN của ngành GTVT nói chung hoặc về QLNN trong một số lĩnh vực cụ thể của ngành giao thông nói riêng đã có một số đề tài và bài báo….. Trên thực tiễn các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước cũng đã có những tiếp cận chung ví dụ như: Đỗ Trung Dũng (2015) trong đề tài “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tại các cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn quản lý của Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I”. Trong nghiên cứu có những phân tích, đánh giá thực trạng cảng ,bến thuỷ, phương tiện, nguồn nhân lực công tác quản lý. Dựa trên những phân tích trên để đưa ra nhưng giải pháp tập trung nâng cao hiệu quả quản lý tại các cảng biển, bến thuỷ nội địa phù hợp tính chất đặc thù khu vực I Bùi Văn Minh, Lê Quốc Tiến (2016) trên bài “Thực trạng ngành hàng hải và giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải” (trên tạp chí Khoa học Hàng hải) đã phân tích những đóng góp của ngành hàng hải tác động đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nhất là các ngành, các lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển, kinh tế thương mại, du lịch; đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia cũng như bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường biển. Bài viết đã nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành, nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hải và kinh tế biển nói chung, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng giao thông hàng hải, phát huy vai trò là đầu mối kết nối với các ngành giao thông khác
  • 13. đề tài, bài báo đã phân tích và làm rõ một cách có hệ thống những vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước và đề xuất giải pháp góp phần giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý đối với một số lĩnh vực cụ thể của ngành giao thông vận tải. Tuy nhiên để nhấn mạnh vai trò của quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam có thể xem là đề tài đầu tiên 3. Mục tiêu của luận văn Mục tiêu của luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản, đánh giá đúng đắn thực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về hoạt động đăng kiểm PTTNĐ tại Cục ĐKVN. Để đạt được mục tiêu đó, Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN về đăng kiểm PTTNĐ tại Cục ĐKVN: Đưa ra được khái niệm, định nghĩa, đặc điểm, vai trò và nội dung, thẩm quyền QLNN về đăng kiểm PTTNĐ; thẩm quyền của Cục ĐKVN trong QLNN về đăng kiểm PTTNĐ. - Phân tích, đánh giá đúng đắn thực trạng QLNN về đăng kiểm PTTNĐ tại Cục ĐKVN thời gian qua: chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập. - Đềxuất phươnghướng, giải pháp,kiến nghịcụ thểnhằm nâng cao hiệulực, hiệu quả QLNN về đăng kiểm PTTNĐ tại Cục ĐKVN. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài Luận văn nghiên cứuthẩm quyền, nộidung, phạmvi, phươngthức thực hiện chức năng QLNN về đăng kiểm PTTNĐ tại Cục ĐKVN trong khoảng thời gian thực hiện Luật Giao thông đường thuỷ nội địa năm 2004, đặc biệt là tập trung vào giai đoạn từ năm 2015 đến nay – giai đoạn thực hiện Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22/9/2015 của Bộ GTVT quy định về đăng kiểm PTTNĐ và Thông tư số 49/2015/TT-BGTVT ngày 22/9/2015 của Bộ GTVT
  • 14. tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu luận văn, học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội cơ bản là: tổng hợp, thống kê, lịch sử, phân tích và so sánh. - Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm bảo đảm những nội dung được nghiên cứu vừa có tính hệ thống, khái quát, vừa có tính chuyên sâu về từng vấn đề được đề cập. - Luận văn thường xuyên sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử để nghiên cứu QLNN về đăng kiểm PTTNĐ tại Cục ĐKVN trong sự phát triển có tính lịch sử và so sánh đặc điểm, tính chất của nó giữa các giai đoạn lịch sử với nhau. Đồng thời, học viên còn so sánh QLNN về đăng kiểm PTTNĐ với các lĩnh vực QLNN khác, từ đó chỉ ra những điểm đặc thù cần phải quan tâm để nâng cao chất lượng hoạt động này. - Luận văn sử dụng phương pháp thống kê được để xử lý những số liệu thực tiễn, đặc biệt là thực hiện QLNN về đăng kiểm PTTNĐ tại Cục ĐKVN. Qua các số liệu thực tiễn, nhất là các số liệu tổng hợp trong các báo cáo trong thời gian qua, học viên xây dựng hệ thống các bảng biểu, đồ thị để khái quát những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Về lý luận, luận văn góp phần làm rõ những vần đề lý luận nghiên cứu hệ thống hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ qua đó đề xuất những giải pháp đổi mới công tác quản lý nhà nước tại Cục Đăng kiểm Việt Nam để phát huy những lợi thế và khắc phục những vấn đề còn tồn tại nhằm đảm bảo việc thực hiện các quy định của pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ mà vẫn tạo điều kiện cho doanh nghiệp, chủ phương tiện phát triển
  • 15. , Luận văn có thể là tài liệu tham khảo trong quá trình hoàn thiện QLNN về đăng kiểm PTTNĐ, đặc biệt là tổng kết được thực tiễn lĩnh vực này. Các giải pháp đưa ra có tính khả thi, đáp ứng được các yêu cầu về quản lý nhà nước trong giai đọan hiện nay và “đón đầu” xu hướng phát triển của ngành 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam Chương 3: Định hướng, giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam
  • 16. ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA 1.1. Phương tiện thuỷ nội địa và đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của phương tiện thuỷ nội địa Trong đời sống xã hội, thuật ngữ phương tiện thường được hiểu là những vật dùng để làm một việc gì đó, nhằm đến mục đích nào đó. Trong lĩnh vực GTVT, thuật ngữ "phương tiện" thường được dùng dưới cụm từ "phương tiện giao thông", đó là các vật dùng để di chuyển, đi lại công khai như xe, tàu điện, các phương tiện giao thông công cộng…. Trong mỗi loại phương tiện giao thông lại phân định thành các loại phương tiện giao thông khác nhau. Ví dụ, chỉ trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì phương tiện giao thông đường bộ bao gồm hai loại là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Ở Việt Nam, đường thủy nội địa được xác định là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch, hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nốicác đảo thuộc nộithủy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác GTVT. Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2011/TT-BGTVT ban hành ngày 31 tháng 03 năm 2011 thì đường thuỷ nội địa được phân thành thành 3 loạibao gồm:Đường thuỷ nội địa quốc gia, đường thuỷ nội địa địa phương và đường thuỷ nội địa chuyên dùng. Đường thuỷ nội địa quốc gia là tuyến đường thuỷ nội địa nối liền các trung tâm kinh tế, văn hoá xã hội, các đầu mối GTVT quan trọng phục vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia hoặc tuyến đường thuỷ nội địa có hoạt động vận tải thuỷ qua biên giới.
  • 17. địa địa phương là tuyến đường thuỷ nội địa thuộc phạm vi quản lý hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chủ yếu phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Đường thuỷ nội địa chuyên dùng là luồng chạy tàu, thuyền nối liền vùng nước cảng, bến thuỷ nội địa chuyên dùng với đường thuỷ nội địa quốc gia hoặc đường thuỷ nội địa địa phương, phục vụ cho nhu cầu GTVT của tổ chức, cá nhân đó. Hiện nay, với một hệ thống đường thuỷ nội địa rất phong phú gồm hơn 2.360 sông kênh, có tổng chiều dài 42.000km, cùng các hồ, đầm, phá, hơn 3.200km bờ biển và hàng nghìn km đường từ bờ ra đảo tạo thành một hệ thống vận tải thuỷ thông thương giữa mọi vùng đất nước, từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến hải đảo, góp phần tích cực vào việc vận chuyển hàng hóa và hành khách. Ưu thế của vận tải đường thủy nội địa là chi phí thấp, vận chuyển hàng hoá khối lượng lớn và ít gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, vận tải đường thủy nội địa giữ tỷ trọng khoảng 25% tổng khối lượng hàng hoá vận tải của toàn ngành GTVT, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%; đặc biệt khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vận tải đường thủy nội địa đảm nhiệm khoảng 60-70% tổng khối lượng vận tải hàng hoá trong khu vực với mức tăng trưởng bình quân khoảng 20% năm. GTVT đường thủy nội địa có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hôi, bảo đảm an ninh, quốc phòng và góp phần giao lưu với một số quốc gia lân cận, đồng thời là ngành có tính chất xã hội hoá cao, nhiều thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh vận tải thủy nội địa. Với lợi thế đó, ngành vận tải thuỷ nội địa ở Việt Nam là một ngành vận tải truyền thống, khả năng phát triển các thành phần kinh tế rộng rãi với khả năng thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn, nhất là cho việc đóng mới phương tiện.
  • 18. lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa rất đa dạng, bao gồm hoạt động của người, phương tiện tham gia GTVT trên đường thủy nội địa; quy hoạch phát triển, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ GTĐTNĐ và QLNN về giao thông đường thuỷ nội địa….Trong đó, hoạt động của các PTTNĐ là nòng cốt, gắn liền với nhu cầu vận tải của người dân và xã hội, đòi hỏi phải chịu sự quản lý chặt chẽ từ phía nhà nước. PTTNĐ ở Việt Nam rất đa dạng, gồm nhiều loại khác nhau. Theo Khoản 8 Điều 5 Nghị định số 40 ngày 05 tháng 07 năm 2013 về bảo đảm trật tự, an toàn GTĐTNĐ thì Phương tiện thuỷ nội địa bao gồm: - Tàu, thuyền có động cơ hoặc không có động cơ; - Bè mảng; - Các cấu trúc nổi được sử dụng vào mục đích giao thông, vận tải hoặc kinh doanh dịch vụ trên đường thuỷ nội địa.[26] Để bảo đảm tính khái quát, Luật GTĐTNĐ đã quy định: Phương tiện thuỷ nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.[70] Phương tiện thuỷ nội địa có các đặc điểm sau: Thứ nhất, PTTNĐ hoạt động gắn liền với hệ thống đường thủy nội địa. Trong các loại phương tiện GTVT nói chung thì PTTNĐ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và giao thương, đồng thời là ngành có tính chất xã hội hóa cao, nhiều thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh vận tải thủy nội địa. Có những thời điểm PTTNĐ đã khẳng định được vị trí trọng yếu trong đời sống xã hội của đất nước. Ví dụ như năm 1967, khi địch bắn phá ác liệt miền Bắc nước ta, vận tải đường sông chiếm 48,7%, tiếp đó mới đến vận tải đường sắt (chiếm 26,8%), vận tải bằng ô tô (chiếm 21,7%), vận tải đường biển (chiếm 0,2%).
  • 19. chủ yếu sử dụng vào mục đích phục vụ, tham gia trực tiếp vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện. PTTNĐ có thể coi là một trong những mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ mạng lưới GTVT thủy nội địa. Vì thế, những nơi gần các tuyến vận tải thủy nội địa lớn, các đầu mối GTVT cũng là nơi tập trung các ngành sản xuất, dịch vụ và dân cư. Điều kiện bảo đảm hoạt động của PTTNĐ được quy định tại Điều 24 Luật GTĐTNĐ (sửa đổi, bổ sung năm 2014) như sau: - Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau: + Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 26 của Luật này; + Có giấy chứng nhận đăng ký PTTNĐ, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện; + Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên theo quy định. - Đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. - Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công
  • 20. dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải có giấy chứng nhận đăng ký PTTNĐ và bảo đảm điều kiện an toàn như sau: + Thân phương tiện phải chắc chắn, không bị rò nước vào bên trong; phương tiện phải thắp một đèn có ánh sáng trắng ở nơi dễ nhìn nếu hoạt động vào ban đêm; phương tiện chở người phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện và có đủ áo phao hoặc dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện; + Máy lắp trên phương tiện phải chắc chắn, an toàn, dễ khởi động và hoạt động ổn định; + Phương tiện phải được kẻ hoặc gắn số đăng ký, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện; + Phương tiện phải được sơn vạch dấu mớn nước an toàn và khi chở người, chở hàng không được ngập qua vạch dấu mớn nước an toàn. Dấu mớn nước an toàn của phương tiện được sơn một vạch có màu khác với màu sơn mạn phương tiện; vạch sơn có chiều rộng 25 milimét, chiều dài 250 milimét nằm ngang trên hai bên mạn tại vị trí giữa của chiều dài lớn nhất của phương tiện; mép trên của vạch sơn cách mép mạn 100 milimét đối với phương tiện chở hàng, cách mép mạn 200 milimét đối với phương tiện chở người. - Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện an toàn quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. Để được tham gia GTĐTNĐ thì các PTTNĐ phải bảo đảm còn niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa Việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện là nhu cầu cần thiết, nhằm đưa phương tiện vào quản lý, đồng thời xác lập quyền chủ sở hữu tài sản của chủ
  • 21. bảo trật tự an toàn giao thông. Trong lĩnh vực GTVT, các văn bản pháp luật chưa có giải thích thống nhất về thuật ngữ "đăng kiểm" mà chỉ có những quy định chung về tiêu chuẩn an toàn cho các phương tiện giao thông và một số quy định mô tả nội dung của của hoạt động này từ góc độ thực hiện nhiệm vụ QLNN. Ví dụ, theo Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ thì xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (gọi là kiểm định). Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định. Việc kiểm định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định. Trong lĩnh vực GTĐTNĐ, các PTTNĐ chỉ được sử dụng theo đúng công dụng và đúng vùng hoạt động theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm. Phương tiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 24 của Luật GTĐTNĐ thuộc diện đăng kiểm; chủ các loại phương tiện này phải thực hiện quy định sau đây: - Khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện phải có hồ sơ thiết kế được cơ quan đăng kiểm phê duyệt; - Trong quá trình phương tiện hoạt động phải chịu sự kiểm tra về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan ĐKVN; chịu trách nhiệm bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện theo các tiêu chuẩn quy định giữa hai kỳ kiểm tra.
  • 22. kiểm khi thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật của phương tiện phải tuân theo hệ thống quy phạm, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành. Người đứng đầu cơ quan đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện kiểm tra phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra. Từ thực tiễn hoạt động nghiệp vụ đăng kiểm hiện nay, có thể quan niệm như sau: Đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa là việc kiểm tra và xác nhận tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành cho các phương tiện thuỷ nội địa. Hoạt động đăng kiểm PTTNĐ có những đặc điểm sau: Thứ nhất, hoạt động đăng kiểm PTTNĐ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục và nội dung được pháp luật quy định. Hoạt động đăng kiểm PTTNĐ là một nội dung của QLNN về PTTNĐ, nằm trong nội dung QLNN về GTĐTNĐ. Thứ hai, nội dung đăng kiểm PTTNĐ gồm nhiều hoạt động cụ thể, gắn liền với việc so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và môi trường. Ở đây, có sự phân định giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. Quy chuẩn kỹ thuật được hiểu là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.[72]
  • 23. kiểm bao gồm nhiều hoạt động khác nhau và gắn liền với toàn bộ quá trình tồn tại và vận hành của PTTNĐ. Nội dung đăng kiểm PTTNĐ bao gồm: - Thẩm định hồ sơ thiết kế và tài liệu hướng dẫn của tàu. - Kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường PTTNĐ cho phương tiện nhập khẩu. - Kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận cho sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện. Sản phẩm công nghiệp sử dụng cho PTTNĐ gồm: Vật liệu, máy móc và các trang thiết bị được sử dụng trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi lắp đặt trên PTTNĐ. - Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường PTTNĐ cho phương tiện trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi. - Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường PTTNĐ cho phương tiện trong quá trình hoạt động. - Đo đạc xác định trọng tải toàn phần và dung tích của phương tiện. - Đo đạc xác định mạn khô và vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện. - Sao và thẩm định mẫu định hình; thẩm định thiết kế thi công, thiết kế hoàn công cho phương tiện. Với nội dung đăng kiểm như trên, hoạt động đăng kiểm khác với hoạt động kiểm định. Hoạt động kiểm định chỉ là một trong những nội dung trong hoạt động đăng kiểm. Kiểm định là việc tiến hành kiểm tra định kỳ, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các phương tiện để cấp chứng nhận có đủ điều kiện tham gia GTVT. Hoạt động đăng kiểm PTTNĐ cũng khác với đăng ký PTTNĐ. Theo quy định của pháp luật, phương tiện có nguồn gốc hợp pháp, đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ
  • 24. quy định của pháp luật thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký. Việc đăng ký PTTNĐ chủ yếu nhằm mục đích quản lý các PTTNĐ về mặt pháp lý và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đăng ký phương tiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GTVT. Thứ tư, hoạt động đăng kiểm PTTNĐ gắn liền với việc kiểm tra phương tiện với nhiều hình thức khác nhau như: kiểm tra lần đầu, kiểm tra theo chu kỳ và kiểm tra bất thường. - Kiểm tra lần đầu, bao gồm: kiểm tra phương tiện khi đóng mới, phương tiện nhập khẩu, phương tiện đăng ký hành chính lần đầu; - Kiểm tra chu kỳ, bao gồm: kiểm tra định kỳ; kiểm tra hàng năm; kiểm tra trên đà; kiểm tra trung gian; - Kiểm tra bất thường theo quy định tại Danh mục các các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với PTTNĐ. 1.2. Cấu thành quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa Hiện nay có nhiều cách giải thích thuật ngữ "quản lý". Có quan điểm cho rằng quản lý là cai trị, áp đặt ý chí của người quản lý lên đối tượng chịu sự quản lý nhưng cũng có quan niệm cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy, có sự tham gia của cả chủ thể quản lý và đối tượng chịu sự quản lý. Thuật ngữ quản lý cũng được sử dụng ở nhiều phương diện khác nhau, ví dụ như quản lý xã hội, quản lý công, quản lý nguồn nhân lực… Trong lĩnh vực thực thi quyền lực nhà nước, khái niệm "QLNN" cũng được nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu, giáo trình đề cập đến. Tuy nhiên, dù quan niệm như thế nào thì khái niệm "QLNN" vẫn được hiểu một cách chung nhất là sự tác động của quyền lực nhà nước lên các mối quan hệ xã hội
  • 25. mục tiêu xác định mà nhà nước đề ra. Khi đề cập đến quyền lực nhà nước, do cách tiếp cận từ những góc độ khác nhau mà quan niệm về QLNN có nội hàm khác nhau. Do đó, nội dung QLNN có thể được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, QLNN được hiểu là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp. Cơ quan có thẩm quyền QLNN theo nghĩa rộng gồm cả Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, chính quyền địa phương…Với quan niệm này, đối tượng QLNN cũng rất rộng, bao gồm toàn bộ các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia vào các mối quan hệ pháp luật trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo nghĩa hẹp, QLNN chỉ bao gồm hoạt động hành pháp. Ở đây, quyền hành pháp là một bộ phận cấu thành của quyền lực nhà nước, có nhiệm vụ thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào tổ chức xã hội và quản lý xã hội. Quyền hành pháp do một bộ máy hành chính nhà nước phức tạp trải rộng từ trung ương tới địa phương thực hiện. Cơ quan có thẩm quyền QLNN theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp và một số cơ quan khác được trao quyền hành pháp. Đối tượng QLNN theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào mối quan hệ quản lý hành chính nhà nước. Trong mối quan hệ này, nhà nước thực hiện quyền quản lý bằng biện pháp hành chính, chủ yếu bằng phương thức quyền uy. Các đối tượng chịu sự quản lý phải tuân thủ các quy định do nhà nước ban hành để thi hành pháp luật, nếu vi phạm sẽ bị xử lý. Trong lĩnh vực GTVT nói chung và đăng kiểm PTTNĐ nói riêng, quản lý được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là quá trình thực thi quyền hành pháp để đảm bảo hoạt động đăng kiểm PTTNĐ đạt được mục tiêu đề ra.
  • 26. niệm: Quản lý nhà nuớc về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền hành pháp đối với quá trình đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành cho các phương tiện thuỷ nội địa. Với quan niệm như trên, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ có những đặc điểm sau: Thứ nhất, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ là hoạt động thực thi quyền hành pháp trong lĩnh vực GTĐTNĐ. Trước hết, hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ phải do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước thông qua việc thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh này với nhiều nội dung khác nhau từ việc xây dựng, ban hành chủ trương, chính sách pháp luật, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, hợp tác quốc tế... Việc thực hiện nội dung QLNN về đăng kiểm PTTNĐ cũng được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau nhưng chủ yếu là biện pháp mệnh lệnh- phục tùng thể hiện rõ nét bản chất của việc thực thi quyền hành pháp trong mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Bên cạnh đó, các chủ thể quản lý trong lĩnh vực QLNN về đăng kiểm PTTNĐ còn sử dụng biện pháp giáo dục, thuyết phục để bảo đảm đạt được mục đích đề ra. Thứ hai, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ chỉ được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp, được tổ chức thành hệ thống chặt chẽ. Chủ thể có thẩm quyền cụ thể trong QLNN về đăng kiểm PTTNĐ bao gồm Chính phủ, Bộ GTVT, Cục ĐKVN và các chủ thể khác được trao thẩm quyền cụ thể trong lĩnh vực này. Các chủ thể được trao thẩm quyền QLNN về đăng kiểm PTTNĐ được tổ chức thành hệ thống chặt chẽ có sự phân cấp trong quản lý bảo đảm sự liên tục trong hoạt động hành pháp, vừa thể hiện tính tập trung trong thực thi quyền hành pháp nhưng đồng thời bảo đảm sự
  • 27. việc đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chính vì đặc điểm này nên trong QLNN về đăng kiểm PTTNĐ luôn phải xác định tính hợp lý thẩm quyền của mỗi cấp quản lý. Thứ ba, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ có tính chấp hành và điều hành Do QLNN về đăng kiểm PTTNĐ là một nội dung trong QLNN nói chung nên thể hiện rõ nét tính chấp hành và điều hành. Tính chất đó được thể hiện trên thực tế qua những hoạt động trong quá trình quản lý luôn phải bảo đảm được tiến hành trên cơ sở pháp luật và nhằm mục đích thực hiện pháp luật. Trong quản lý hành chính nhà nước nói chung và QLNN về đăng kiểm PTTNĐ nói riêng mặc dù trong những giới hạn nhất định luôn có tính chủ động sáng tạo của chủ thể quản lý nhưng không được vượt quá khuôn khổ pháp luật và phân cấp thẩm quyền. Cấp dưới phải chấp hành quy định và chỉ đạo của cấp trên. Các cấp quản lý phải điều hành cấp dưới của mình, thực hiện việc dụng pháp luật hoặc tổ chức những hoạt động thực tiễn nhằm bảo đảm các quy định của pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành được thực thi. Thứ tư, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ là hoạt động mang tính liên tục Đây cũng là đặc điểm chung của hoạt động QLNN và phân biệt hoạt động QLNN (theo nghĩa hẹp) với các hoạt động thực thi quyền lực nhà nước khác như hoạt động lập pháp và tư pháp. Hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ luôn cần có tính liên tục, kịp thời và linh hoạt để đáp ứng sự vận động không ngừng của đời sống xã hội trong lĩnh vực GTĐTNĐ. Chính điểm đặc thù đòi hỏi tính liên tục trong việc QLNN về đăng kiểm PTTNĐ mà Nhà nước đã ban hành các quy định về tổ chức và hoạt động đăng kiểm PTTNĐ, quy định rõ chế độ trách nhiệm của các chủ thể khác nhau bao gồm chế độ trách nhiệm của cả cơ quan QLNN và trách nhiệm công vụ của công chức trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ.
  • 28. hiện nay và nhu cầu hoạt động giao thông, vận tải trong phát triển kinh tế xã hội thì hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ có vai trò đặc biệt quan trọng. Vai trò đó được thể hiện trên các phương diện sau: Thứ nhất, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ góp phần trực tiếp vào quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực giao thông nói chung và GTĐTNĐ nói riêng. Thứ hai, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ là điều kiện đầu tiên góp phần bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành cho các PTTNĐ, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự hình thành các PTTNĐ trước hết xuất phát từ nhu cầu của đời sống xã hội có tính lịch sử lâu dài. Đây là đặc thù của các quốc gia có hệ thống GTĐTNĐ phát triển. Do đặc thù về lĩnh vực GTĐTNĐ, sự tham gia của nhiều chủ thể với các loại phương tiện rất đa dạng như tàu, thuyền, bè, mảng và các cấu trúc nổi khác… Một nhu cầu khách quan là các phương tiện khi tham gia GTĐTNĐ phải bảo đảm an toàn cho con người, hàng hóa và các tài sản khác. Việc kiểm tra và đánh giá mức độ an toàn đối với các phương tiện này không thể dựa vào ý chí chủ quan mà phải căn cứ vào các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và môi trường và bảo đảm phải được áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước. 1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa Việc xác định chủ thể QLNN về đăng kiểm PTTNĐ phải dựa trên cơ sở quy định của Hiến pháp và pháp luật về tổ chức quyền lực hành pháp. Ở Việt Nam, Nhà nước là chủ thể QLNN trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Nhà nước thành lập các cơ quan và giao cho các cơ quan đó các chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện hoạt động quản lý của mình.
  • 29. có thẩm quyền QLNN về đăng kiểm PTTNĐ bao gồm: Chính phủ; Bộ Giao thông – Vận Tải; Cục ĐKVN; Thanh tra giao thông; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; Sở giao thông vận tải. Các Chi Cục, Chi nhánh, Trung tâm Đăng kiểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đóng vai trò trực tiếp quản lý công tác đăng kiểm, thanh tra, kiểm tra phương tiện, thực thi các quyết định do trung ương ban hành và thu thập số liệu tại địa bàn được phân công báo cáo . 1.2.2.1. Chính phủ Quyền QLNN theo ngành và lĩnh vực được trao cho Chính phủ. Điều 94 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội". Tiếp đó, khoản 3 Điều 94 Hiến pháp cũng trao cho Chính phủ quyền: Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Thẩm quyền QLNN về đăng kiểm PTTNĐ của Chính phủ nằm trong QLNN về lĩnh vực GTĐTNĐ, được quy định tại Điều 99 Luật GTĐTNĐ: Chính phủ thống nhất QLNN về giao thông đường thuỷ nội địa. 1.2.2.2. Bộ Giao thông – Vận Tải Theo Điều 39 Luật Tổ chức Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng QLNN về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Trong lĩnh vực GTVT, Điều 1 Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT ghi rõ: Bộ GTVT là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về GTVT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa,
  • 30. không trong phạm vi cả nước; QLNN các dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền QLNN về đăng kiểm PTTNĐ của Bộ GTVT nằm trong QLNN về lĩnh vực GTĐTNĐ, được quy định tại Điều 99 Luật GTĐTNĐ: Bộ GTVT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về giao thông đường thuỷ nội địa. 1.2.2.3. Cục Đăng kiểm Việt Nam Theo Thông tư số 862/QĐ-BGTVT ngày 05/04/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục ĐKVN, Cục ĐKVN là tổ chức trực thuộc Bộ GTVT, thực hiện chức năng QLNN về đăng kiểm đối với phương tiện giao thông và phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, container, nồi hơi và bình chịu áp lực sử dụng trong GTVT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng an toàn kỹ thuật các loại phương tiện, thiết bị GTVT và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển theo quy định của pháp luật. 1.2.2.4. Chi cục, Chi nhánh, Trungtâm Đăng kiểm thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam và tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Các chi cục, Chi nhánh, Trung tâm Đăng kiểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là các tổ chức trực thuộc Cục ĐKVN có thẩm quyền trực tiếp thực hiện công tác đăng kiểm PTTNĐ theo quy định tại Thông tư số 862/QĐ-BGTVT ngày 05/04/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục ĐKVN. 1.2.2.5. Thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa Thanhtra giao thôngđườngthuỷnộiđịa là thanh tra chuyênngành, có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn kỹ thuật và quản lý đốivớikết cấuhạ tầnggiao thông đường thuỷ nộiđịa, vận tảiđường
  • 31. phương tiện, thuyền viên và ngườiláiphương tiện. Tổ chức và hoạt động của thanh tra giao thông đường thuỷ nộiđịa theo quy định của pháp luật về thanh tra. 1.2.2.6. Sở Giao thông vận tải Trách nhiệm chủ yếu trong QLNN về đăng kiểm PTTNĐ thuộc về ngành GTVT. Ở địa phương, Sở GTVT có vai trò quan trọng trong QLNN về GTVT nói chung, trong đó có quản lý về GTĐTNĐ. Sở GTVT là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN về các lĩnh vực: giao thông (cầu, đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị); vận tải; kết cấu hạ tầng khác có liên quan đến GTVT (cấp thoát nước, công viên cây xanh, chiếu sáng công cộng và bãi đỗ xe đô thị, kè bảo vệ bờ trên các tuyến đường thủy nội địa, tuyến hàng hải); an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật. Trong thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở GTVT có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ GTVT. 1.2.2.7. Ủy ban nhân dân các cấp Ủy ban nhân dân các cấp có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm pháp luật về GTĐTNĐ được thi hành, trong đó có các quy định về đăng kiểm PTTNĐ. Ví dụ, trong lĩnh vực GTĐTNĐ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các sở, ban, ngành trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa, chống lấn, chiếm hành lang bảo vệ luồng, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và chịu trách nhiệm về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa tại địa phương; tổ chức cứu nạn,
  • 32. quả các vụ tai nạn trên đường thuỷ nội địa trong phạm vi địa phương; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển GTVT đường thủy nội địa của địa phương; tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa theo thẩm quyền; áp dụng các biện pháp thiết lập trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa tại địa phương. 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa 1.2.3.1. Ban hành chính sách, pháp luật về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa Chính sách, pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ là nội dung đầu tiên của QLNN về đăng kiểm PTTNĐ được quy định trong nhiều văn bản khác nhau. Chính sách, pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ được ban hành ở nhiều cấp độ khác nhau do các cơ quan có thẩm quyền QLNN về đăng kiểm PTTNĐ ban hành. Ở Việt Nam, khái niệm "chính sách" được hiểu theo nghĩa khác nhau, có quan điểm cho rằng các "chính sách" bao gồm cả chính sách của Đảng. Có quan điểm cho rằng, chính sách chỉ có thể do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nghiên cứu QLNN về đăng kiểm PTTNĐ là nghiên cứu về một nội dung cụ thể của quản lý hành chính nhà nước. Vì vậy, các chính sách về QLNN về đăng kiểm PTTNĐ chủ yếu được thể hiện trong các văn bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Các quy định của pháp luật về QLNN về đăng kiểm PTTNĐ nằm trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Trong lĩnh vực này, các quy định pháp luật chủ yếu nằm trong Luật
  • 33. định của Chính phủ và Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT. 1.2.3.2. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa Một trong những nội dung quan trọng của QLNN nói chúng và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Trong lĩnh vực QLNN về đăng kiểm PTTNĐ, việc tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật là nội dung quan trọng nhất. Việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực này nhằm đạt được mục tiêu quản lý bằng pháp luật. Các cơ quan QLNN về đăng kiểm PTTNĐ phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật một cách có hiệu quả, hiệu lực nhất. Yêu cầu đặt ra đối với tổ chức thực hiện pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ phải tuân thủ là phải bảo đảm công khai, minh bạch, sự công bằng, bình đẳng, nhất quán và nghiêm minh. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ hiểu là hoạt động triển khai thực hiện các chính sách quy định pháp luật áp dụng vào thực tiễn, bao gồm cả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Trong nội dung thực hiện pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ có quy định việc trực tiếp thực hiện việc đăng kiểm PTTNĐ là nhiệm vụ chủ yếu của ngành ĐKVN và gắn liền với đăng ký PTTNĐ. Theo Điều 24 Luật GTĐTNĐ năm 2014 phương tiện được chia thành 4 loại, trong đó, phương tiện thuộc khoản 1 và khoản 2 là những phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người trở lên là những phương tiện thuộc diện phải đăng kiểm. Phương tiện thuộc khoản 3, khoản 4 là những phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 15 tấn trở xuống hoặc có sức chở từ 12 người trở xuống, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức
  • 34. sức chở dưới 5 người, phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè là những phương tiện không thuộc diện phải đăng kiểm. Theo quy định tại Điều 26 của Luật GTĐTNĐ, Bộ GTVT quy định tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện (trừ phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh); quy định và tổ chức thực hiện thống nhất việc đăng kiểm phương tiện trong phạm vi cả nước. 1.2.3.3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong việc đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm là nội dung trong QLNN về đăng kiểm PTTNĐ với mục đích nhằm kịp thời phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trong thực hiện pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ. Thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong việc đăng kiểm PTTNĐ được trao cho nhiều cơ quan khác nhau theo sự phân cấp quản lý. - Theo quy định của pháp luật về thanh tra, thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hoạt động thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó. Hoạt động thanh tra việc đăng kiểm PTTNĐ có thể được thực hiện bằng cả hai loại hình là thanh
  • 35. và thanh tra chuyên ngành. Trong đó, các cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền thanh tra cơ quan QLNN về đăng kiểm PTTNĐ trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ. Các cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra đối với các PTTNĐ trong việc tuân thủ các quy định về đăng kiểm. - Hoạt động kiểm tra việc đăng kiểm PTTNĐ hiện nay bao gồm kiểm tra của Thủ trưởng, cơ quan thẩm quyền QLNN về đăng kiểm PTTNĐ đối với đối với tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý và kiểm tra của cơ quan QLNN về đăng kiểm PTTNĐ đối với các PTTNĐ trong việc thực hiện pháp luật về đăng kiểm. - Ở Việt Nam, hoạt động giám sát được hiểu một cách chung nhất bao gồm giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp) và giám sát của xã hội. Trong phạm vi QLNN về đăng kiểm PTTNĐ, hoạt động giám sát thường được hiểu theo nghĩa là giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước đối với các cơ quan QLNN về đăng kiểm PTTNĐ trong việc thực hiện chính sách, pháp luật. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc đăng kiểm PTTNĐ là những kênh thông tin quan trọng để phát hiện vi phạm pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ từ đó có hình thức xử lý kịp thời. Tuy theo mức độ vi phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà hành vi vi phạm đó có thể bị xử lý hình sự hoặc hành chính. Ví dụ, các phương tiện vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm tàu thuyền sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 93/2013/NĐ-CP ngày 20/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa. 1.2.3.4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luậtvề đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa
  • 36. biến pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ là một trong những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và toàn xã hội về thực hiện pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ góp phần thực hiện pháp luật về GTĐTNĐ nói chung. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, lồng ghép vào tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông nói chung Theo Điều 6 Luật GTĐTNĐ, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa được quy định như sau: - Tổ chức liên quan đến giao thông đường thuỷ nội địa có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa cho nhân dân và cán bộ, công chức, người lao động trong phạm vi quản lý của mình. - Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân. - Cơ quan QLNN về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa trong các cơ sở giáo dục phù hợp với đặc điểm của từng vùng lãnh thổ. 1.2.3.5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa Đăng kiểm PTTNĐ liên quan đến các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật. Vì vậy, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ là nội dung đảm bảo nâng cao hiệu quả QLNN về đăng kiểm PTTNĐ. Hoạt động hợp tác quốc tế về đăng kiểm PTTNĐ đòi hỏi phải đặt dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của lãnh đạo Bộ GTVT. Theo quy định tại Nghị định số 107/2012/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT thì Bộ
  • 37. thẩm quyền thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GTVT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, hoạt động hợp tác quốc tế về đăng kiểm PTTNĐ đòi hỏi phải có sự phối hợp của của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ GTVT để tạo điều kiện tốt giúp Cục ĐKVN mở cửa, cải cách hành chính và chủ động hợp tác quốc tế để phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp và khẳng định uy tín trên trường quốc tế. Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ gồm nhiều nội dung, bao gồm hợp tác song phương và đa phương thông qua các hoạt động ký kết các thỏa thuận quốc tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu trao đổi kinh nghiệp trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ. 1.3. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nuớc về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa. 1.3.1. Mức độ hoàn thiện của chính sách, pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa Một trong những nguyên tắc cơ bản trong QLNN nói chung là quản lý bằng pháp luật. Điều này được thể hiện rõ tại Điều 8 Hiến pháp năm 2013: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Hoạt động đăng kiểm PTTNĐ là việc thực thi quyền lực nhà nước. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp và pháp luật; được làm tất cả những việc mà Hiến pháp và pháp luật cho phép làm; hoạt động trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp và pháp luật; công cụ QLNN về đăng kiểm PTTNĐ chủ yếu bằng Hiến pháp và pháp luật. Ở nước ta nguồn duy nhất của pháp luật là các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành. Chính vì vậy, mức độ hoàn thiện của chính sách, pháp luật về
  • 38. vực GTĐTNĐ là yếu tố đầu tiên tác động đến hiệu quả QLNN về đăng kiểm PTTNĐ. Pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ là công cụ để Nhà nước quản lý hiệu quả các lĩnh vực này. Chỉ khi quản lý bằng pháp luật đối với lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ thì mục đích của việc quản lý mới đạt được và có hiệu quả cao. Bằng các quy định của pháp luật, Nhà nước ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể trong việc đề ra các kế hoạch và chính sách, xác định cơ cấu, tổ chức và hoạt động, trình tự, thủ tục đăng kiểm PTTNĐ, xác định các biện pháp kiểm tra, giám sát của nhà nước, đưa ra các biện pháp hữu hiệu để xử lý các vi phạm. Hệ thống pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ có thể thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho cho công tác đăng kiểm nếu đó là hệ thống pháp luật hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ cũng có thể là trở ngại kìm hãm hoạt động đăng kiểm PTTNĐ nói riêng và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của lĩnh vực GTĐTNĐ và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. 1.3.2. Năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức, viên chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam QLNN về đăng kiểm PTTNĐ là một trong những nội dung hoạt động của nền hành chính. Hiện nay, sự vận hành của nền kinh tế thị trường đã kéo theo sự thay đổi và nhìn nhận lại vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế. Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ: “Nhà nước phải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển”, tức là nhà nước phải thực sự là “bà đỡ” của nền kinh tế. Các hoạt động QLNN nói chung phải hướng đến mục tiêu phục vụ. Muốn thực hiện tốt chức năng và vai trò của nhà nước thì phải yêu cầu quan trọng là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức cấp cao làm việc ở các bộ, ngành Trung ương. Đối với hoạt động QLNN trên các lĩnh vực thì sự nhiệt huyết, trình độ chuyên môn và đạo đức công vụ của công chức có tính chất quyết định đến hiệu quả công
  • 39. đó tác động trực tiếp đến hiệu quả QLNN. Nếu chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thấp thì công việc sẽ không đạt được mục tiêu đề ra và gây khó khăn, tiêu cực, tham nhũng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Hiện nay, một trong những vấn đề bức xúc đang đặt ra đối với bộ máy nhà nước là tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, công chức. Điều này đã được ghi rõ trong nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc... Hoạt động đăng kiểm PTTNĐ cũng phụ thuộc nhất nhiều vào năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức, viên chức của Cục ĐKVN. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đăng kiểm PTTNĐ cũng đứng trước đòi hỏi phải được xây dựng và củng cố đáp ứng các yêu cầu của cải cách hành chính như một trong 5 mục tiêu quan trọng của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”. Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức cũng xác định mục tiêu: xây dựng một nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”. 1.3.3. Sự phát triển của khoa học công nghệ trong quy mô quản lý giao thông đường thuỷ nội địa Đăng kiểm PTTNĐ là hoạt động đòi hỏi phải tuân theo đúng thẩm quyền với trình tự, thủ tục chặt chẽ và gắn liền với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an
  • 40. và môi trường. Hoạt động đăng kiểm PTTNĐ là hoạt động hành chính và có tính “phục vụ” rất cao. Đăng kiểm PTTNĐ không chỉ để nhằm đạt được mục tiêu của quản lý mà còn trực tiếp phục vụ nhu cầu chính đáng của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Chính vì vậy, ứng dụng khoa học công nghệ vào các hoạt động trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ là nhu cầu khách quan trong quản lý giao thông đường thủy nói chung và là trụ cột không thể thiếu trong QLNN về đăng kiểm PTTNĐ hiện nay. Sự phát triển của khoa học công nghệ tác động trực tiếp đến hiệu quả QLNN về đăng kiểm PTTNĐ. Tại Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 đã xác định nghiệm vụ là: “Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước để đến năm 2020: 90% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc; bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong các cơ quan; hầu hết các giao dịch của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phương tiện; hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ ở mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau; Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công”. Những nội dung này đã thể hiện rõ vai trò
  • 41. động của khoa học công nghệ đối với cải cách hành chính nói chung và trong phục vụ trực tiếp nhu cầu của xã hội nói riêng. 1.3.4. Sự phối hợp giữa Cục Đăng kiểm Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong thực hiện chức năng quản lý nhà nuớc về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa QLNN về đăng kiểm PTTNĐ gồm nhiều nội dung và thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan như đã phân tích ở các phần trên. Chính vì vậy, hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ đòihỏi phải có sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức đơn vị trong ngành GTVT và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị của ngành GTVT với các cơ quan khác, đặc biệt là sự hợp tác trong tổ chức thực hiện và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ. Trong các cơ quan có thẩm quyền QLNN về đăng kiểm PTTNĐ, Cục ĐKVN có vai trò đặc biệt quan trọng, là đầu mối tổ chức công tác đăng kiểm PTTNĐ và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo cũng như tham mưu cho Bộ trưởng Bộ GTVT trong lĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Cục Đẳng kiểm Việt Nam rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương. 1.3.5. Ý thức pháp luậtcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành quy định về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa Ý thức pháp luật là một hình thái của ý thức xã hội, là một trong những biểu hiện của trình độ văn hoá xã hội. Ý thức pháp luật nói chung tác động trực tiếp đến cả quá trình xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật. Vì vậy, ý thức pháp luật có các động rất lớn đến QLNN với nguyên tắc quản lý bằng pháp luật; Trước hết, ý thức pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc ban hành các quy định về đăng kiểm PTTNĐ là tiền đề trực tiếp tác động đến quá trình xây dựng pháp luật, soạn thảo, xây dựng các đề án, dự thảo văn bản
  • 42. đó, nếu ý thức pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cao thì các văn bản quy phạm cũng như chính sách được ban hành sẽ phù hợp với thực tiễn, có tính điều chỉnh cao, có chất lượng, phù hợp cuộc sống. Trong trường hợp ngược lại - sẽ cho ra đời văn bản không khách quan, không phù hợp cuộc sống, không khả thi... Đối với cán bộ, công chức có thẩm quyền trong lĩnh vực đăng kiểm thì ý thức pháp luật cũng có vai trò to lớn, có tác động mạnh mẽ bởi lẽ việc thực hiện Ngoài ra, các quy định pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ phụ thuộc vào trình độ nhận thức pháp luật và tâm lý của chính những cá nhân đó. Bên cạnh đó, trong việc đăng kiểm PTTNĐ, về bản chất đây là quá trình áp dụng pháp luật. Vì vậy, ý thức pháp luật của những người này tác động trực tiếp đến tính đúng đắn của các quyết định áp dụng pháp luật. Ngoài ra, ý thức tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành quy định về đăng kiểm PTTNĐ cũng là một nội dung quan trọng. Khi chủ phương tiện có ý thức pháp luật cao về đăng kiểm PTTNĐ thì sẽ giúp cơ quan QLNN về đăng kiểm PTTNĐ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
  • 43. 1 Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN về đăng kiểm PTTNĐ có thể rút ra một số kết luận sau: Thứ nhất, QLNN về đăng kiểm PTTNĐ là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền hành pháp đối với quá trình đăng kiểm PTTNĐ nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành cho các PTTNĐ. QLNN về đăng kiểm PTTNĐ lànội dungquan trọng trong thực hiện các chủtrương, chínhsách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực giao thông nói chung và GTĐTNĐ nói riêng, góp phần bảo đảm an toàn cho các PTTNĐ, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Thứ hai, hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện với nhiều nội dung khác nhau được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp, được tổ chức thành hệ thống chặt chẽ. Thẩm quyền QLNN về đăng kiểm PTTNĐ chủ yếu được giao cho các cơ quan sau: Chính phủ; Bộ Giao thông – Vận Tải Cục; ĐKVN; Chi cục, Chi nhánh, Trung tâm Đăng kiểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa; Sở GTVT; Ủy ban nhân dân các cấp. Thứba, nộidung của QLNN về đăng kiểm PTTNĐ rất rộng, bao gồm:Ban hành chính sách, pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ; thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong việc đăng kiểm PTTNĐ; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng kiểm PTTNĐ;hợp tác quốctếtronglĩnh vực đăng kiểm PTTNĐ. Những nộidung này thuộc thẩm quyền của các cơ quan khác nhau. Trong đó, Bộ GTVT và trực tiếp là Cục ĐKVN có thể được coilà đầu mốiquan trọng và trực tiếp nhất trong thực hiện chức năng QLNN về đăng kiểm PTTNĐ. Thứ tư, hoạt động QLNN về đăng kiểm PTTNĐ chịu tác động của nhiều yếu tố, liên quan đến chính sách, pháp luật, năng lực thực thi công vụ của đội
  • 44. viên chức, sự phát triển của khoa học công nghệ, sự phối hợp giữa các cơ quan, ý thức pháp luật của ngườidân trong việc chấp hành quy định về đăng kiểm PTTNĐ. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA TẠI CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu chung về Cục Đăng kiểm Việt Nam 2.1.1. Địa vị pháp lý và nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Đăng kiểm Việt Nam Cục ĐKVN đã có lịch sử hơn 50 năm phát triển kể từ khi Bộ trưởng Bộ GTVT ký Quyết định số 345-TL ngày 25/4/1964 thành lập Ty Đăng kiểm
  • 45. Installation Tàu sông, tàu biển River and Sea-going Ships Đường bộ, đường sắt Road and Rail Way Công nghiệp Industrial Lĩnh vực hoạt động của Cục ĐKVN trực thuộc Bộ GTVT. Ngày 19/7/1979, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ký Quyết định số 267/CP chuyển Ty Đăng kiểm thành Cục ĐKVN với nhiệm vụ: “Cục ĐKVN là cơ quan chịu trách nhiệm đăng ký và kiểm tra kỹ thuật an toàn, đo dung tích tàu và xác định phân cấp tàu thuỷ; đăng ký và kiểm tra kỹ thuật an toàn nồi hơi và bình chịu áp lực sử dụng trong GTVT”. Hiện nay, Cục ĐKVN (tên giao dịch bằng tiếng Anh là: VIETNAM REGISTER, viết tắt là: VR) hiện nay là tổ chức trực thuộc Bộ GTVT, thực hiện chức năng QLNN về đăng kiểm đối với phương tiện giao thông và phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, container, nồi hơi và bình chịu áp lực sử dụng trong GTVT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng an toàn kỹ thuật các loại phương tiện, thiết bị GTVT và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển theo quy định của pháp luật. Cục ĐKVN có tư cách pháp nhân, có con dấu hành chính và con dấu nghiệp vụ, được mở tài khoản tại Ngân hàng, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.[16] Hoạt động của ĐKVN tập trung vào bốn lĩnh vực chủ yếu là: Công nghiệp; đường bộ, đường sắt, Tàu sông, tàu biển và Công trình biển. Có thể khái quát các lĩnh vực hoạt động chủ yếu và nội dung từng lĩnh vực như sau: Sơ đồ 2.1: Các lĩnh vực hoạt động của Cục ĐKVN
  • 46. tô các loại Tàu khách Dàn cố định Máy móc Trang thiết bị Thiết bị nâng Nồi hơi Bình chịu áp lực Container Thử không phá hủy Xe máy công trình Xe máy Đầu máy Toa xe Tàu hàng khô Tàu dầu Tàu Container Tàu cao tốc Phà Tàu huấn luyện Tàu nguyên cứu Dán di động Tàu chứa Đường ống Phao buộc tàu Nhà máy hóa dầu Trong lĩnh vực đăng kiểm, Cục ĐKVN được giao các nhiệm vụ và có quyền hạn như sau: - Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ GTVT chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các đề án phát triển về đăng kiểm phương tiện, thiết bị GTVT trong phạm vi cả nước. - Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ GTVT các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật khác về đăng kiểm; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quản lý chuyên ngành về đăng kiểm. - Chủ trì xây dựng trình Bộ trưởng ban hành hoặc Bộ trưởng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phương tiện và thiết bị GTVT và các danh mục sản phẩm cơ khí GTVT theo phạm vi quản lý. - Tổ chức thực hiện, kiểm tra thực hiện và rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan tới hoạt động đăng kiểm sau khi được ban hành hoặc phê duyệt. - Chủ trì hoặc phối hợp trong việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đăng kiểm.
  • 47. thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện, thiết bị GTVT và các phương tiện, thiết bị khác (trừ phương tiện, thiết bị phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá), bao gồm: + Thẩm định các thiết kế để sản xuất, sửa chữa, hoán cải phương tiện, thiết bị GTVT và các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển; + Kiểm tra công nhận kiểu loại, phạm vi hoạt động theo mức độ an toàn cho phép của các phương tiện, thiết bị GTVT và các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển; + Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải, nhập khẩu và khai thác sử dụng các loại phương tiện và thiết bị GTVT; + Kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho tàu biển, các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế liên quan đến an toàn hàng hải mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; + Đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho hệ thống quản lý an toàn, hệ thống an ninh, kế hoạch an ninh tàu biển Việt Nam theo quy định của Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế và Bộ luật An ninh cho tàu biển và cảng biển; + Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho các tàu biển nước ngoài theo thông lệ quốc tế hoặc theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; + Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật đối với thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, container, nồi hơi, bình chịu áp lực và các phương tiện, thiết bị chuyên dùng khác sử dụng trong GTVT;
  • 48. và cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, bảo vệ môi trường theo yêu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; + Giám định trạng thái kỹ thuật phương tiện, thiết bị GTVT và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước hoặc chủ phương tiện thiết bị; + Xem xét ủy quyền cho các tổ chức đăng kiểm nước ngoài thực hiện kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn cho tàu biển, các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển theo yêu cầu của chủ phương tiện, thiết bị; + Hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức đăng kiểm trong nước và nước ngoài thực hiện công tác đăng kiểm phương tiện, thiết bị GTVT; + Tổ chức thu phí, lệ phí đăng kiểm theo quy định của pháp luật. - Xây dựng trình Bộ trưởng kế hoạch hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế về đăng kiểm; tham gia xây dựng, đàm phán ký kết, gia nhập các Điều ước và thỏa thuận quốc tế, các tổ chức quốc tế về đăng kiểm; tổ chức thực hiện các hoạt động về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế về đăng kiểm theo phân cấp quản lý. - Xây dựng trình Bộ trưởng công bố tiêu chuẩn đơn vị đăng kiểm. Tổ chức đánh giá, chứng nhận điều kiện hoạt động của các đơn vị đăng kiểm, các cơ sở thử nghiệm phục vụ công tác đăng kiểm theo quy định của pháp luật. - Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, quy định tiêu chuẩn đăng kiểm viên, đánh giá viên, nhân viên nghiệp vụ. Tổ chức đào tạo, cấp giấy chứng nhận cho đăng kiểm viên, đánh giá viên và nhân viên nghiệp vụ theo quy định của pháp luật; đào tạo cán bộ quản lý an toàn, sỹ quan an ninh tàu biển, cán bộ an ninh của các tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật
  • 49. quản lý an toàn và Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển. - Quy định quản lý và phát hành các loại ấn chỉ trong hoạt động đăng kiểm. - Về quản lý các dự án đầu tư trong lĩnh vực đăng kiểm: + Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng theo phân cấp, ủy quyền của Bộ GTVT; + Thực hiện chức năng của cơ quan QLNN có thẩm quyền đối với các dự án đầu tư về đăng kiểm. - Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong hoạt động đăng kiểm. - Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước của Bộ GTVT. - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền của Cục. - Xây dựng trình Bộ trưởng quyết định cơ cấu tổ chức của Cục; quản lý tổ chức bộ máy, định biên của Cục; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam Cơ cấu tổ chức của Cục ĐKVN gồm bộ máy lãnh đạo vào các phòng, đơn vị chức năng. Cục ĐKVN có Cục trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ GTVT và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục ĐKVN. Giúp việc Cục trưởng có các Phó Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và pháp luật về nhiệm vụ được Cục trưởng phân công.
  • 50. ĐKVN do Bộ trưởng Bộ GTVT bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các Phó Cục trưởng Cục ĐKVN do Bộ trưởng Bộ GTVT bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục ĐKVN. Hiện nay, Cục ĐKVN có 04 Phó Cục trưởng phụ trách các lĩnh vực khác nhau. Tổ chức các đơn vị chức năng của Cục ĐKVN bao gồm các tổ chức giúp việc cho Cục trưởng, các Chi cục, Chi nhánh, Trung tâm Đăng kiểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức khác trực thuộc. Các tổ chức giúp việc Cục trưởng bao gồm: - Phòng Quy phạm; - Phòng Công trình biển; - Phòng Công nghiệp; - Phòng Tàu biển; - Phòng Tàu sông; - Phòng Chất lượng xe cơ giới; - Phòng Kiểm định xe cơ giới; - Phòng Đường sắt; - Phòng Pháp chế - ISO; - Phòng Khoa học công nghệ và Môi trường; - Phòng Kế hoạch - Đầu tư; - Phòng Hợp tác quốc tế; - Phòng Tổ chức cán bộ; - Phòng Tài chính - Kế toán; - Văn phòng. Các tổ chức khác trực thuộc bao gồm: - Tạp chí Đăng kiểm; - Trung tâm Đào tạo; - Trung tâm Tin học;
  • 51. Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và an toàn (VRQC); - Trung tâm Thử nghiệm xe cơ giới (VMTC); - Trung tâm Thử nghiệm khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (NETC). Hệ thống đăng kiểm PTTNĐ trong cả nước là một bộ phận của Ðăng kiểm Việt Nam, bao gồm hệ thống thống nhất từ cơ quan trung ương đến các địa phương. Tại cơ quan trung ương có phòng Tàu sông. Tại các địa phương có các Chi cục, Chi nhánh trực thuộc Cục Ðăng kiểm Việt Nam và các Phòng, Ban, Trạm đăng kiểm thủy trực thuộc các Sở GTVT – được gọi chung là các Ðơn vị đăng kiểm. Hiện nay, hệ thống giám sát kỹ thuật của Cục Ðăng kiểm Việt Nam bao gồm 28 Chi cục, Chinhánh trực thuộc và 43 Phòng, Ban, Trạm đăng kiểm trực thuộc các Sở GTVT. Các Ðơn vị đăng kiểm thủy nội địa thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra kỹ thuật và chứng nhận chất lượng cho PTTNĐ theo Thông tư 48/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 "Quy định về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa " của Bộ GTVT và Thông tư 49/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 “Quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm PTTNĐ”. Các Phòng, Ban, Trạm đăng kiểm thuộc Sở GTVT chịu sự kiểm tra, chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đăng kiểm của Cục Ðăng kiểm Việt Nam.