100g rau càng cua bao nhiêu calo?

Rau càng cua thường được chế biến thành nhiều món ăn đồng quê bổ dưỡng. Rau càng cua cũng có thể ăn kèm với rau thơm hoặc nước chấm thịt, cá kho. Bên cạnh đó, rau càng cua có thể chế biến một số món ăn như các loại gỏi, canh thịt... Với hương vị thanh mát chua nhẹ, rau càng cua rất thích hợp ăn vào mùa hè trong năm và mang lại những tác dụng như sau:

  • Kháng khuẩn: Trong rau càng cua có 2 chất là patuloside A và axanthone glycoside. Đây là những chất kháng khuẩn hiệu quả, tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Giảm nồng độ axit uric: Chiết xuất từ rau càng cua có thể kìm hãm nồng độ axit uric trong máu lên đến 44% khi được thử nghiệm trên động vật. Từ đấy các nhà khoa học cho rằng, nhiều hợp chất trong cây rau càng cua có thể thay thế cho allopurinol, giúp điều chỉnh nồng độ axit uric trong máu.
  • Ngăn ngừa viêm khớp: Chiết xuất rau càng cua khi kết hợp cùng Ibuprofen giúp cải thiện đáng kể triệu chứng viêm khớp, đặc biệt là khớp gối. Ngoài ra dịch chiết xuất từ loại rau này cũng có khả năng chữa lành các chấn thương gãy xương nhanh hơn bình thường.
  • Ngăn ngừa ung thư: Một nghiên cứu đã tách các chất từ ​​lá càng cua cho thấy loại rau này ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư. Điều này cho thấy tiềm năng làm thuốc chữa ung thư của loại cây này.
  • Chống viêm: Rau càng cua là một vị thuốc dân gian được dùng để chữa sốt, ho, cảm, nhức đầu và viêm khớp. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy rau càng cua có tác dụng kháng khuẩn nhờ có chất prostaglandin tổng hợp bên trong. Ngoài ra cây rau này còn có tác dụng hạ sốt tương đương với Aspirin.
  • Ức chế rối loạn cảm xúc: Chiết xuất từ rau càng cua có tác dụng trong điều trị rối loạn cảm xúc quá mức sau khi được được thử nghiệm trên động vật. Đối với bà bầu, rau càng cua có tác dụng ổn định tinh thần do sự thay đổi hormone. Vì vậy trong thời gian mang thai có thể thêm rau càng cua vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Chống oxy hóa : Rau càng cua còn có khả năng thu thập và tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, chất beta-carotene trong loại rau này còn là chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp làm chậm quá trình lão hóa của tế bào.
  • Bổ sung sắt cho bà bầu: Khi mang thai, sắt là một trong những nhóm chất thai phụ cần phải bổ sung theo yêu cầu của bác sĩ. Ngoài bổ sung bằng thuốc, thai phụ có thể bổ sung qua đường ăn uống. Rau càng cua có công dụng bổ máu nên là một trong những thực phẩm nên sử dụng nhiều trong quá trình mang thai.
  • Hạn chế đái tháo đường thai kỳ: Tiểu đường thai kỳ là nỗi lo của hầu hết các thai phụ. Tuy nhiên rau càng cua lại có đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng mà hàm lượng calo lại rất thấp. Ngoài ra loại rau này có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau giúp ổn định lượng đường trong máu và nâng cao đề kháng cho thai phụ.

Với những tác dụng như trên, “rau càng cua trị bệnh gì” là thắc mắc mà nhiều người muốn giải đáp. Theo đó, các loại bệnh có thể được hỗ trợ điều trị nếu dùng rau càng cua đó là:

  • Điều trị mụn nhọt: Để đạt được hiệu quả điều trị mụn nhọt từ rau càng cua, bạn nên sử dụng bài thuốc này trong vòng ít nhất 1 tuần. Sử dụng 150g rau rửa sạch rồi ăn sống hoặc xay ra làm nước uống. Ngoài ra bạn có thể giã nát đắp nên vị trí mụn trên mặt hoặc cơ thể.
  • Viêm họng: Viêm họng là bệnh lý thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bạn có thể sử dụng 50-100g rau rửa sạch và xay lấy nước uống. Sử dụng trong khoảng từ 3-5 ngày, các triệu chứng viêm họng sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn.
  • Điều trị tiểu khó, buốt: Trong rau càng cua có những thành phần có lợi cho người mắc bệnh tiểu khó, buốt. Bạn dùng 200g rau càng cua nấu với 300ml nước sôi. Uống nước này 2 lần/ ngày trong vòng 5 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả.
  • Điều trị thiếu máu: Đối với người thiếu máu, sử dụng rau càng cua để đièu trị là phương pháp đơn giản và an toàn. Bài thuốc là sự kết hợp giữa rau càng cua và thịt bò. Nhờ có sự cộng hưởng của hai loại thực phẩm chứa nhiều sắt này giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu. Bạn có thể chế biến thành món gỏi rau càng cua thịt bò để sử dụng. 1 tuần nên ăn khoảng 3 lần bạn sẽ nhận thấy tình trạng thiếu máu được cải thiện đáng kể đấy.
  • Điều trị chín mé, sưng tấy có mủ: Nếu bạn bị chín mé hoặc mưng mủ thì có thể dùng rau càng cua giã nhỏ và đắp vào vết thương. Làm liên tục trong nhiều ngày sẽ giúp bạn giảm thiểu triệu chứng.

Có thể thấy, rau càng cua mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc nắm được những tác dụng của rau càng cua và cách sử dụng hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý.

Trong số các món ăn hải sản thì cua trở thành món ăn thượng hạng được nhiều người yêu thích. Trong số các bộ phận của cua thì phần càng cua có nhiều thịt nhất. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết càng cua bao nhiêu calo và ăn có béo không? Để giải đáp những thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin có trong nội dung bài viết sau đây được chia sẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng trên Review AZ.

Cua là động vật giáp xác, cua có nhiều loại khác nhau, trong đó có cua đồng và cua biển. Thông thường cua biển là những con cua khá lớn, giá trị dinh dưỡng cao, càng cua biển được tách ra từ bộ phận của cua, phần này có nhiều thịt. Cua được chế biến trong nhiều món ăn ngon khác nhau như luộc, hấp, chiên, nấu lẩu.,.Cua vốn từ lâu đã trở thành đặc sản với giá trị dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe có thể kể đến như: hàm lượng Protein và omega-3 axit béo cùng nhiều axit amin tốt cho sức khỏe….Với giá trị dinh dưỡng cao, nhiều chất tốt cho sức khỏe, bạn có thể lựa chọn trong thực đơn hàng ngày của mình.

Mục Lục

Toggle

Càng cua bao nhiêu calo?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, 100g càng cua có chứa khoảng 82 calo. Đây là phần dinh dưỡng, nhiều thịt nhất của con cua. Trong nó có giá trị dinh dưỡng cao, đa dạng gồm đầy đủ các nhóm dưỡng chất cho cơ thể như:  vitamin B, chất sắt, kali, canxi, đồng… Hơn thế, bạn có thể an tâm rằng trong số loại hải sản chứa nhiều thủy ngân như cá biển, cá ngừ thì cua thuộc loại hải sản chứa ít thủy ngân và kim loại nhất. Vì thế bạn có thể an tâm sử dụng trong chế biến các món ăn hàng ngày.

Tuy nhiên, trong khâu chế biến càng cua, bạn cần chú ý: càng cua không để được lâu ngày, nếu có bảo bảo trong tủ lạnh khoảng 5 ngày thịt cua sẽ bị bở, không ngon như lúc tươi, giảm giá trị dinh dưỡng. Nên mua càng của những con cua sống , về chế biến ngay sử dụng.  Dưới đây, chị em nội trợ có thể áp dụng các món ăn được chế biến từ càng cua như sau:

  1. Càng cua hấp

Chuẩn bị nguyên liệu: 100g càng cua, ½ lon bia, 1 nhánh gừng, sả, ớt, hành lá và các loại gia vị muối, tiêu.

Cách chế biến như sau: càng cua đã rửa sạch cho vào nồi, đổ ½ lon bia sau đó cho gừng, sả đã rửa sạch đập dập, thêm ớt, tiêu và chút muối…đậy vung hấp càng cua sôi khoảng 10 phút. Cuối cùng cho hành lá bên trên càng cua hấp, xếp càng cua ra đĩa là có thể thưởng thức.

  1. Súp càng cua

Để chế biến món ăn này có phần cầu kỳ bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu bao gồm: 200g càng cua biển, 100g thịt ức gà, 200g xương ống; ½ bắp ngô tách hạt, 1 quả trứng gà, 5 quả trứng cút và khoảng 20g bột năng và các gai vị hạt tiêu muối, dầu mè, rau mùi.

Cách chế biến:

–         Phần xương ống bạn rửa sạch rồi nấu cùng khoảng 1,5 lít nước- lấy nước dùng. Sau đó càng cua tươi rửa sạch và hấp chín, để nguội lọc lấu p0haanf thịt trong càng cua để ra bát riêng.

–         Phần ức gà luộc chín và xé sợi, trứng cút luộc chín và bóc vỏ để riêng

–         Phần nước dùng xương ống khi nấu nhừ, lọc bỏ bọt bên trên rồi cho muối, tiêu vừa miệng. Tiếp đến cho ngô vào nước dùng, cho gà xé sợi nấu chín mềm.

–         Phần bột năng hòa với nước lạnh rồi từ từ đổ vào nồi nước dùng, thêm phần trứng gà vừa đổ vào nồi vừa quấy tạo cho đường vân đẹp

–         Cuối cùng cho thịt cua vào đảo đều, thêm hành, rau mùi rồi tắt bếp.

Một số lưu ý khi ăn càng cua:

  • Những người vừa phẫu thuật, có vết thương hở không nên ăn nhiều
  • Trường hợp bị bệnh gout hay có cơ địa dị ứng với cua biển không nên ăn.
  • Chế biến cua kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Chỉ lấy càng cua chế biến từ những con cua còn sống để sử dụng tốt nhất.

Ăn càng cua có béo không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, thịt cua nói chung và càng cua nói riêng chứa rất ít calo. Vì thế, ăn càng cua sẽ không béo. Mặc dù vậy vấn đề tăng hay giảm cân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: bạn chế biến càng cua như thế nào, ăn bao nhiêu càng cua, thức ăn bạn dung nạp hàng ngày là gì? có vượt ngưỡng calo cho phép hay không?

Theo tính toán của Tổ chức Y tế thế giới, một ngày một người trưởng thành cần khoảng 2000 calo. Như vậy nếu chia 3 bữa ăn chính mỗi bữa cần 667 calo. Với mức năng lượng này được cho là phù hợp để giữ vóc dáng. Nếu như bạn muốn tăng cân thì cần nạp 2000 calo trở lên và nếu muốn giảm cân thì chỉ cần dưới 1500 calo.

Như vậy, để duy trì cân nặng phù hợp nhất, bạn cần phải xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý nhất. Bên cạnh đó cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để có một sức khỏe tốt nhất.

NÊN XEM THÊM:

  • + Cá tai tượng chiên xù bao nhiêu calo và ăn có béo không?
  • + Cá ngân bao nhiêu calo và ăn có béo không?
  • + Cá nhám bao nhiêu calo và ăn có béo không?

Trên đây là những thông tin cơ bản về chủ đề càng cua bao nhiêu calo và ăn có béo không. Nếu bạn còn thắc mắc có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY để được giải đáp.

Chúc bạn sức khỏe.

Vũ Bích Ngọc

Học Tập : CỬ NHÂN KHOA VĂN Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Kết quả học tập: 3.29 Kinh Nghiệm Làm Việc: DOANH NGHIỆP XÃ HỘI KHÁC 01/2017 - 02/2019 Nhân viên Truyền thông - Viết bài truyền thông cho doanh nghiệp trên trang fanpage. Hỗ trợ sự kiện cho doanh nghiệp BÁO LAO ĐỘNG 04/2018 - 09/2018 Thực tập sinh ban Thời sự - Biên tập và dịch các tin bài quốc tế. Bên cạnh đó còn viết các bài về mảng giáo dục CÔNG TY THỜI TRANG EMSPO 9/2018 - 1/2019 Thực tập sinh truyền thông nội bộ - Xây dựng kịch bản truyền thông nội bộ cho công ty [Thu âm và phát thanh radio hàng ngày] - Tô chức sự kiện cho công ty [sinh nhật cán bộ công nhân viên] CÔNG TY TRUYỀN THÔNG VÀ GIÁO DỤC CẦU VỒNG 10/2019 - 4/2020 Biên tập viên - Xây dựng và lên nội dung ý tưởng ấn phẩm tạp chí cho công ty. - Viết bài theo nội dung đã lên sẵn Hoạt Động CHƯƠNG TRÌNH MOTTAINAI - BÁO PHỤ NỮ 8/2018 - 10/2018 Thành viên ban Truyền thông - Viết bài truyền thông trên fanpage - Tham gia hỗ trợ ngày hội chính CTV TRAVEL MAG 8/2018 - 10/2018 CTV Tin tức + Kinh doanh + Giải trí - Viết bài

Canh rau càng cua bao nhiêu calo?

Thành phần dinh dưỡng của rau càng cua với 92% nước cùng 8% là các vitamin, khoáng chất như beta caroten [tiền vitamin A], sắt, kali, magiê, vitamin C… Cụ thể, 100gram rau càng cua cung cấp 24 calo cho cơ thể, gồm: 277mg kali. 224mg canxi.

100g rau đay bao nhiêu calo?

Theo phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế thì trong 100g rau đay có chứa 24 calo đây là hàm lượng calo cực thấp, bên cạnh đó trong 100g rau đay này còn chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng khác gồm: 7 mg sắt, 495 mg canxi, 650 mg kali, 168mg vitamin C… đây đều là thành phần dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe.

Rau càng cua có tác dụng gì cho sức khỏe?

3 Công dụng của rau càng cua theo Đông y Do đó, loại rau này được sử dụng như một loại thuốc thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày - ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét và chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau.

Những ai không được ăn rau càng cua?

Rau Càng Cua có rất ít tác hại, rau không thích hợp cho những người bị bệnh sỏi thận, người đang bị tiêu chảy, bụng kêu óc ách, khó tiêu, bụng sình hơi. Rau Càng Cua là một loại rau có ít năng lượng rất phù hợp cho người muốn giảm cân.

Chủ Đề