2. phân biệt phương pháp điều chỉnh của ngành luật đất đai với ngành luật hành chính, luật dân sự

Đất đai là tài sản của quốc gia, là xương máu của biết bao thế hệ đấu tranh quật cường để có được. Vì vậy, ngày nay trách nhiệm của chúng ta không chỉ giữ đất mà còn phải biết sử dụng đất sao cho hợp lí và hiệu quả nhất. Vì vậy, Luật đất đai trở thành một trong những ngành luật vô cùng quan trọng trong hệ thống pháp luật nước ta. Vậy đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật đất đai được quy định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai 

Điều 2, Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 [sau đây gọi tắt là Luật đất đai năm 2013] quy định về các đối tượng áp dụng của Luật đất đai bao gồm : 

“ 1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.

2. Người sử dụng đất.

3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất “

Căn cứ vào các đối tượng áp dụng trên, đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai có thể được xác định thành các nhóm sau :

1.1. Quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sở hữu, quản lý đất đai của Nhà nước.

Với vai trò là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thống nhất quản lý đất đai trên phạm vi cả nước, Nhà nước xây dựng bộ máy các cơ quan có thẩm quyền nhằm thực thi các nội dung cụ thể của quản lý nhà nước về đất đai.[1]

Trong Luật đất đai năm 2013, Nhà nước đã thể hiện vai trò của người đại diện chủ sở hữu thông qua việc phân công, phân cấp giữa từng hệ thống cơ quan để thực hiện các quyền của đại diện chủ sở hữu. 

Chính vì vậy, các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sở hữu, quản lý đất đai của Nhà nước thuộc nhóm các đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai năm 2013.

1.2. Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất

a. Các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức trong nước được nhà nước giao đất, cho thuê đất. 

Cùng với việc được sử dụng đất dưới hình thức pháp lý chủ yếu là giao đất và cho thuê đất, các tổ chức trong nước cũng được nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp. Tuy nhiên, quá trình khai thác và sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ vào dự án đầu tư và trình tự, thủ tục về giao đất, cho thuê đất. 

b. Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của tổ chức, các nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam. 

Hình thức pháp lý mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sử dụng đất tại Việt Nam chủ yếu là thuê đất. Tuy nhiên, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài [từ Luật đất đai năm 2003] và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam [từ sau Luật đất đai năm 2013] có thể được lựa chọn hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất khi thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam. 

c. Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện các giao dịch dân sự về đất đai 

Trên thực tế cho thấy, nhu cầu sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình không chỉ dừng lại ở việc khai thác các lợi ích vốn có của đất đai như trồng trọt, canh tác mà còn nằm ở việc xác lập các quyền như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn liên doanh,…Do đó, Luật đất đai xây dựng hành lang pháp lý giúp mở rộng tối đa quyền của các cá nhân, hộ gia đình. 

d. Các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng nhóm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng 

Các loại đất trên do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện khai thác, sử dụng với các cách thức riêng biệt để phù hợp với từng loại đất.

Do vậy, nhà nước phân loại, quy định cụ thể chế độ pháp lý đối với từng loại đất để có các biện pháp quản lý phù hợp, cũng như đảm bảo một cách thống nhất hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với và từng chủ thể sử dụng cụ thể. 

2. Phương pháp điều chỉnh của Luật đất đai 

Phương pháp điều chỉnh luật đất đai là cách thức mà nhà nước dùng pháp luật để tác động vào các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai. 

Ngành luật đất đai sử dụng 2 phương pháp điều chỉnh:

2.1. Phương pháp hành chính, mệnh lệnh

Đặc điểm của phương pháp này đó là không có sự bình đẳng về mặt địa vị pháp lý. Một bên trong quan hệ này là các cơ quan có thẩm quyền nhân danh nhà nước thực thi quyền lực nhà nước và một bên là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện các chỉ thị, mệnh lệnh được giao. Họ không có quyền thoả thuận với cơ quan nhà nước và phải thực hiện các phán quyết đơn phương từ phía nhà nước. Nếu không thực hiện bị coi là hành vi vi phạm pháp luật đất đai và bị cưỡng chế theo luật định.

Tuy nhiên, phương pháp hành chính – mệnh lệnh trong quan hệ pháp luật đất đai có tính linh hoạt và mềm dẻo. 

Ví dụ, khi giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về đất đai, các tổ chức, chính quyền tại địa phương nơi xảy ra tranh chấp có trách nhiệm thương lượng hoà giải. Khi các tranh chấp và khiếu nại không thể giải quyết bằng con đường hoà giải thì cơ quan nhà nước trực tiếp giải quyết theo luật định 

2.2. Phương pháp bình đẳng thoả thuận

Trong luật đất đai, người sở hữu không đồng nghĩa là người sử dụng.

Các tổ chức, hộ gia đình, các cá nhân có quyền thoả thuận trên tinh thần hợp tác để thực hiện việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn liên doanh phù hợp với các quy định của pháp luật. Khi sử dụng phương pháp này, các chủ thể hoàn toàn có quyền tự do giao kết, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất vì lợi ích của các chủ thể.

Xem thêm: 

Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai được quy định như thế nào?

Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai ở nước ta được quy định như thế nào?

Luật Hoàng Anh

Phạm vi điều chỉnh của luật hiến pháp rộng hơn phạm vi điều chỉnh của luật hành chính. Phân biệt luật hành chính với các ngành luật khác.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Phân biệt luật hành chính với luật hiến pháp

Luật hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, chính sách đối ngoại và an ninh quốc phòng, địa vị pháp lí của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước v … Như vậy, phạm vi điều chỉnh của luật hiến pháp rộng hơn phạm vi điều chỉnh của luật hành chính. Các quy phạm luật hiến pháp là cơ sở cho việc ban hành các quy phạm hành chính. Do vậy, có nhiều quan hệ xã hội đồng thời được điều chỉnh bởi các quy phạm luật hiến pháp và các quy phạm luật hành chính. Các quy phạm luật hiến pháp quy định những vấn đề chung và cơ bản, còn quy phạm luật hành chính cụ thể hoá quy phạm luật hiến pháp để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động chấp hành – điều hành của nhà nước.

Nói cách khác , các quy phạm luật hiến pháp quy định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong trạng thái tĩnh , còn các quy phạm luật hành chính quy định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong trạng thái động

Phân biệt luật hành chính với luật dân sự

Việc phân biệt hai ngành luật này chủ yếu dựa vào phương pháp điều chỉnh. Phương pháp điều chỉnh chủ yếu của luật dân sự là bình đẳng, thoả thuận ; phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương.

Trong quan hệ pháp luật dân sự các chủ thể bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Trong quan hệ pháp luật hành chính các chủ thể không bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: Một bên có quyền ra mệnh lệnh còn bên kia có nghĩa vụ phải phục tùng.

Ngoài ra , để phân biệt hai ngành luật này còn có thể căn cứ vào đối tượng điều chỉnh của chúng. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là những quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá – tiền tệ và các quan hệ nhân thân. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chấp hành – điều hành. Trong một số trường hợp, hai ngành luật này cùng điều chỉnh những quan hệ về tài sản nhưng ở các góc độ khác nhau. Luật dân sự quy định nội dung quyền sở hữu , những hình thức chuyển nhượng , sử dụng , định đoạt tài sản … Luật hành chính quy định những vấn đề như thẩm quyền giải quyết và thủ tục cấp phát, thu hồi vốn, quy định thẩm quyền của các Cơ quan hành chính nhà nước đối với việc quản lí nhà nước

Phân biệt luật hành chính với Luật hình sự

Hai ngành luật này đều có các chế định pháp lí quy định hành vi vi phạm pháp luật và các hình thức xử lí đối với người vi phạm. Luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt. Luật hành chính quy định về các vi phạm hành chính, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các vấn đề khác có liên quan tới việc xử lý đối với cá nhân , tổ chức vi phạm hành chính. Trên thực tế việc phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính không phải lúc nào cũng đơn giản , dễ dàng bởi vì có những trường hợp vi phạm hành chính có khả năng ” chuyển hoá thành tội phạm. Đó là những hành vi như buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá , tiền tệ qua biên giới Việt Nam , hành vi trốn thuế v …

Những hành vi trên nếu được thực hiện lần đầu với số lượng không lớn thì là vi phạm hành chính , còn nếu với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn tái phạm thì đó là tội phạm . Trong những trường hợp tương tự , muốn xác định những hành vi đó là tội phạm hay vi phạm hành chính thì cần phân tích đồng thời các quy phạm tương ứng của cả hai ngành luật.

Xem thêm:Nguồn của luật hành chính và những vấn đề cần lưu ý

Đơn thư Tố cáo? Quy trình, thủ tục giải quyết?

Phân biệt luật hành chính với luật tài chính

Cả hai ngành luật để điều chỉnh hoạt động tài chính của Nhà nước và đều sử dụng phương pháp mệnh lệnh. Luật tài chính là tổng thể những quy phạm điều chỉnh hoạt động tài chính của Nhà nước. Đó là những quan hệ về thu chi ngân sách , quản lý và phân phối nguồn vốn của nhà nước, công tác tín dụng, quản lí lưu thông tiền tệ v , v .. Các quy phạm của luật hành chính chủ yếu quy định thẩm quyền của bộ máy quản lý tài chính, cơ cấu tổ chức cũng như trình tự, thủ tục hoạt động của bộ máy đó và thủ tục tiến hành các quan hệ tài chính. Còn các quy phạm của luật tài chính chủ yếu điều chỉnh bản thân các quan hệ tài chính , xác định nội dụng các quyết định của các cơ quan tài chính.

 Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật tố tụng được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

Video liên quan

Chủ Đề