5 5 âm lịch là ngày gì năm 2024

Tết Đoan Ngọ [còn được gọi là Tết Đoan Dương] diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hằng năm. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam... Ở mỗi quốc gia, ngày lễ này lại mang ý nghĩa riêng và có hình thức tổ chức riêng.

Với người Việt, Tết Đoan Ngọ còn được coi là Tết giết sâu bọ. Vào ngày này, người xưa sẽ phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sinh vật gây hại cho cây trồng, bảo vệ mùa màng. Vào ngày này, người ta cũng dâng hương cúng tổ tiên, trời đất nhằm cầu mùa màng bội thu.

Tết Đoan Ngọ năm 2023 - 5/5 âm lịch năm Quý Mão rơi vào thứ Năm ngày 22/6 dương lịch.

Theo ý nghĩa của từ Đoan Ngọ, Đoan là mở dầu, Ngọ dùng để chỉ giờ Ngọ [khoảng 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều].

Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được bắt nguồn từ một truyền thuyết.

Truyền thuyết kể rằng, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân rất vui mừng vì được mùa. Tuy nhiên, sâu bọ năm ấy lại kéo đến dày đặc, ăn hết các loại trái cây, thực phẩm mà người nông dân đã thu hoạch. Điều này khiến mọi người đau đầu, không biết làm thế nào để giải trừ nạn sâu bọ này. Đột nhiên, có một ông lão từ phương xa đến tự xưng là Đôi Truân.

Người này chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm trái cây, bánh tro và ra trước nhà vận động tập thể dục.

Người dân làm theo và chỉ sau một lúc, cả đám sâu bọ té ngã rã rượi.

Ông lão nói rằng vào ngày này hàng năm, sâu bọ rất hung hăng. Mỗi năm cứ đúng ngày này làm theo những gì ông đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn vì sự giúp đỡ này. Để tưởng nhớ, người ta gọi ngày này là ngày diệt sâu bọ. Ngoài ra, nhiều người gọi đó là Tết Đoan Ngọ vì giờ cúng thường vào giữa trưa.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Tùy vào phong tục vùng miền, quan niệm gia đình mà mâm cúng Tết Đoan Ngọ sẽ có sự thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung mâm cúng của ngày lễ này sẽ có hoa tươi, trái cây tươi, hương [nhang], vàng mã...

Mâm cúng của người miền Bắc thường có các loại trái cây theo mùa, rượu nếp...

Ở miền Trung, người ta thường cúng chè kê và thịt vịt. Người xưa chọn thịt vịt để cúng vào dịp này vì cho rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ làm mát cơ thể.

Ở miền Nam, mâm cúng không thể thiếu bánh ú, chè trôi nước...

Sau khi cúng xong, cả nhà sẽ quây quần bên mâm để thưởng thức những món này.

Nên làm gì trong ngày Tết Đoan Ngọ?

Theo quan niệm dân gian, vào ngày Tết Đoan Ngọ, người ta sẽ ăn hoa quả, rượu nếp để diệt trừ sâu bọ. Trong ngày này, phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ bay, sau đó ăn đến trái cây để diệt sâu bọ...

Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 Âm lịch, còn có tên gọi khác là Tết Đoan Dương. Đoan ngọ [Đoan là mở đầu, Ngọ là giữa trưa] là bắt đầu giữa trưa; Dương là mặt trời, là khí dương. Đoan Dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Tết Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,… Tại Việt Nam, ngày này còn được gọi với cái tên dân dã là ngày “giết sâu bọ”.

2.

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm, đây là thời điểm nắng nóng kéo dài, sâu bọ phát triển nhiều.

Theo truyền thuyết, vào một vụ mùa bội thu, người nông dân ăn mừng vì trúng mùa. Thế nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến đông đảo, ăn hết cây trái, thực phẩm đã thu hoạch được. Người dân rất lo lắng, đau đầu không biết cách gì để có thể giải quyết được nạn sâu bọ thì xuất hiện một ông lão xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm những lễ vật đơn giản: bánh gio, trái cây, sau đó đi ra trước nhà mình vận động thể dục. Mọi người làm theo lời ông thì chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn và để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày Tết “diệt sâu bọ", nhiều người gọi nó là Tết Đoan Ngọ vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

3.

Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ

Người dân làm lễ cúng Tết Đoan Ngọ nhằm mục đích phát động phong trào bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng và cầu mong một vụ mùa bội thu.

Theo quan niệm dân gian, người dân ăn hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5 là một cách để diệt trừ sâu bọ. Vào ngày này, cần phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó là ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Ở nhiều nơi, các gia đình còn có thói quen ăn bánh tro hay còn gọi là bánh gio, chè trôi nước, hạt sen... để diệt trừ sâu bọ, bệnh tật trong người.

4.

Tết Đoan Ngọ kiêng gì?

Tết Đoan Ngọ cần kiêng kỵ những điều sau để tránh gặp xui xẻo:

Chú ý không làm rơi mất tiền

Theo quan niệm dân gian, việc làm mất tiền vào ngày 5/5 bị coi như là tự đánh rơi tài lộc của mình khiến tài vận đi xuống. Vì thế, mọi người khi đi ra ngoài vào ngày này cần đặc biệt chú ý đến tài sản cá nhân, tránh làm rơi, mất.

Không dừng chân ở nơi u ám, âm u

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, khi đi ra khỏi nhà mọi người không nên dừng chân ở những nơi u ám, âm u, có nhiều tà khí như nghĩa trang, nhà tang lễ, bệnh viện,… vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Kiêng việc để dép lộn xộn

Trong tiếng Hán, từ giày dép đồng âm với từ “tà”, nếu để lộ xộn thì sẽ dễ chiêu dụ tà khí. Vì vậy, mọi người cần chú ý vào ngày 5/5 Âm lịch cần xếp giày dép gọn gàng, tránh những điều xui rủi đến đường tài lộc và tình duyên.

Tuyệt đối không soi gương sau nửa đêm

Dân gian quan niệm, sau 12 giờ đêm ngày mùng 5/5 Âm lịch thì âm khí hoạt động rất mạnh mẽ nên tuyệt đối không soi gương hay chụp ảnh trước gương, tránh việc dẫn dụ tà khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trên đây là bài viết về nguồn gốc, ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin tham khảo về ngày này.

Chủ Đề