6 ngân hàng lưu trữ máu cuống rốn

Lưu trữ tế bào gốc màng bánh nhau

Từ thập niên 80, máu cuống rốn được xem như một nguồn dồi dào tế bào gốc hệ tạo máu [HSC], có thể thay thế cho tế bào gốc tủy xương trong điều trị các bệnh lý thuộc hệ tạo máu và gần đây, các nhà khoa học đã có thể phân lập các tế bào gốc trung mô [MSC] và biểu mô [EpSC] từ cuống rốn để nghiên cứu, điều trị lão hóa, thoái hóa thể chất và nhiều bệnh lý khác.

Các ngân hàng lưu trữ tế bào gốc hiện nay trên thế giới thường lưu trữ hai loại tế bào gốc từ trẻ sơ sinh: tế bào gốc máu cuống rốn và tế bào gốc từ mô cuống rốn. Các phát hiện mới đây về tiềm năng sinh học của tế bào gốc màng bánh nhau [AMSC] đã đánh dấu sự phát triển nhanh chóng của y học tái tạo, đồng thời mở ra nhiều cơ hội điều trị các bệnh lý khác.

Từ quá trình sinh con, có thể thu thập và lưu trữ các loại tế bào gốc: máu cuống rốn [HSC], mô cuống rốn [MSC và EpSC], và mới đây nhất là màng bánh nhau [Amniotic stem cells – AMSC]. Bánh nhau đảm nhận nhiệm vụ trao đổi thức ăn, không khí và chất thải cũng như cung cấp các hormone cần thiết cho thai nhi.

Gia đình cầu thủ Bùi Tiến Dũng – Nguyễn Khánh Linh lưu trữ tế bào gốc tại Cryoviva

Điều trị các rối loạn thần kinh bằng tế bào gốc màng bánh nhau

Màng bánh nhau, là bộ phận chứa nhiều tế bào gốc tiềm năng [bao gồm tế bào gốc trung mô và biểu mô] có thể biệt hóa thành tất cả các loại tế bào mô như xương, sụn, mỡ, tế bào gan, thận và tim…

Ngoài máu và mô cuống rốn, có thể lưu trữ tế bào gốc từ màng bánh nhau để điều trị bệnh cho bé và gia đình

Tế bào gốc màng bánh nhau có khả năng tương tự các tế bào gốc phôi và an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt, các tế bào gốc từ màng bánh nhau [AMSC] có thể vượt qua hàng rào máu não để giúp điều trị các rối loạn thần kinh.

Tế bào gốc từ màng bánh nhau có lợi thế sử dụng vì nhiều lý do: khả năng hình thành mạch máu, tính chống viêm, điều hòa miễn dịch, tính sinh miễn dịch thấp nên dễ được cơ thể khác gene chấp nhận khi ghép khác gene, không có khả năng gây nên khối u và việc thu thập, lưu trữ, điều trị tế bào gốc từ màng bánh nhau không vi phạm đạo đức.

Với tiềm năng sinh học đầy hứa hẹn, hiện nay, tế bào gốc từ màng bánh nhau đã được nghiên cứu lâm sàng để điều trị các rối loạn thần kinh: bệnh Parkinson, đột quỵ, chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống…

Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc màng bánh nhau đạt chuẩn AABB

Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc quốc tế Cryoviva là ngân hàng được AABB [Hiệp hội các ngân hàng máu Hoa Kỳ] công nhận đạt chuẩn cho: lưu trữ máu cuống rốn, lưu trữ mô cuống rốn và màng bánh nhau, tăng sinh tế bào mô cuống rốn và màng bánh nhau phục vụ điều trị bệnh.

AABB [American Association of Blood Banks - Hiệp hội các ngân hàng máu Mỹ] là một hiệp hội phi lợi nhuận quốc tế đại diện cho các cá nhân và tổ chức liên quan đến các lĩnh vực y học truyền máu và liệu pháp tế bào.

AABB công bố Tiêu chuẩn tự nguyện cho các dịch vụ trị liệu tế bào thường xuyên được cập nhật bởi một ủy ban chuyên gia trong lĩnh vực này để đảm bảo tiêu chuẩn cho các hoạt động thuộc lĩnh vực lưu trữ và trị liệu tế bào nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Hiện nay, các ngân hàng tế bào gốc thường chỉ lưu trữ máu cuống rốn và mô dây rốn, một số ít ngân hàng lưu trữ tế bào gốc đang hoạt động tại Việt Nam có chuẩn AABB cho lưu trữ máu cuống rốn.

Gia đình cầu thủ Công Phượng – Viên Minh cũng chọn lưu trữ tế bào gốc cho con đầu lòng tại Cryoviva

Cryoviva được nhiều gia đình nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam tin tưởng và lựa chọn là nơi lưu trữ tế bào gốc cho con: Hồ Ngọc Hà – Kim Lý, cầu thủ Công Phượng – Viên Minh, cầu thủ Bùi Tiến Dũng – Nguyễn Khánh Linh, diễn viên Phanh Lee…

Theo thông tin từ đại diện đơn vị, Cryoviva hiện đang có chương trình miễn phí nâng cấp số năm lưu trữ máu cuống rốn từ 21 lên 99 năm khi lưu trữ máu cuống rốn tại Singapore, áp dụng đến hết tháng 10/2021. Khách hàng quan tâm đến dịch vụ lưu trữ tế bào gốc cuống rốn và màng bánh nhau có thể liên hệ fanpage Cryoviva Vietnam hoặc gọi hotline 1900636716 – 0901247788 để biết thêm chi tiết.


PV

27/07/2021

Của để dành – Mẹ trao con

TỔNG QUAN VỀ LƯU TRỮ MÁU CUỐNG RỐN

Sau khi em bé chào đời và được kẹp, cắt rốn, phần còn lại của cuống rốn và bánh rau được bỏ đi như một loại rác thải y tế. Tuy nhiên gần đây người ta thấy rằng lượng máu còn lại trong cuống rốn ngoài các tế bào máu thông thường như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu còn chứa rất nhiều các tế bào gốc tạo máu, tế bào gốc trung mô… Đây là lượng tế bào gốc rất có giá trị có thể được lưu trữ và sử dụng để ghép tế bào gốc trong điều trị nhiều bệnh lý hiện nay. Cho tới nay, có trên 75 loại bệnh được điều trị bằng ghép tế bào gốc tạo máu, bao gồm các bệnh lý huyết học [tan máu bẩm sinh, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch…], các bệnh lý miễn dịch-tự miễn [suy giảm miễn dịch bẩm sinh thể kết hợp nặng, Wiskott Aldrich, giảm chức năng bạch cầu hạt, lupus ban đỏ hệ thống…] và điều trị/hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư như bệnh bạch cầu cấp, u lympho, u nguyên bào thần kinh…

Ưu điểm của máu cuống rốn là việc thu thập dễ dàng, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé. Chất lượng các tế bào gốc tạo máu trong máu cuống rốn tốt hơn nhiều so với tế bào gốc thu hoạch từ các nguồn khác. Nếu sử dụng tế bào gốc tạo máu từ máu cuống rốn thì liều ghép chỉ cần bằng 1/10 so với thu thập từ tủy xương hay máu ngoại vi. Đây thực sự là món quà sinh học có giá trị đầu tiên dành tặng cho em bé và gia đình. Vì vậy, hiện nay có nhiều Ngân hàng Tế bào gốc trên thế giới và Việt Nam tiến hành lưu trữ các đơn vị máu cuống rốn cộng đồng hoặc theo nhu cầu của khách hàng.

NGÂN HÀNG TẾ BÀO GỐC – BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Bệnh viện Nhi Trung ương là cơ sở Y tế đầu ngành về Nhi khoa trong cả nước. Việc phát triển và ứng dụng phương pháp ghép tế bào gốc đã được thực hiện rất sớm. Kể từ ca ghép tủy đầu tiên năm 2006, cho đến nay đã có rất nhiều bệnh nhân thuộc nhiều nhóm bệnh khác nhau được thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu thành công tại Bệnh viện. Đặc biệt, Bệnh viện Nhi Trung ương là cơ sở đầu tiên trong cả nước thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu nửa thuận hợp, mở ra cơ hội được cứu sống cho những bệnh nhân không tìm được người cho phù hợp.

Bên cạnh việc ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh, Ngân hàng tế bào gốc – máu cuống rốn, Bệnh viện Nhi Trung ương được thành lập từ năm 2010 thực hiện lưu trữ các mẫu máu cuống rốn cho các gia đình có nhu cầu. Cho đến nay, chúng tôi đã lưu trữ an toàn hàng nghìn mẫu máu cuống rốn, một số trong các mẫu đó đã được sử dụng để ghép điều trị cho các bệnh nhân là anh chị em trong gia đình không may bị bệnh. Ngân hàng Tế bào gốc tập trung đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, luôn cố gắng nâng cao chuyên môn và chất lượng dịch vụ nhằm đem lại sự yên tâm cho khách hàng đã trao gửi niềm tin.

LƯU TRỮ TẾ BÀO GỐC MÁU CUỐNG RỐN

Tại sao nên lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?

Việc lưu trữ máu cuống rốn mục đích để dự phòng, đề phòng những trường hợp rủi ro cần phải dùng đến. Việc thu thập và lưu trữ máu cuống rốn không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và em bé và chỉ có một cơ hội lưu trữ duy nhất trong đời.

Ai có thể lưu đăng ký trữ được máu cuống rốn cho con mình?

Sản phụ [người mẹ] trên 18 tuổi có hành vi dân sự bình thường đều có quyền đăng ký lưu trữ mẫu máu cuống rốn cho con mình tại Ngân hàng Tế bào gốc, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Lợi ích từ việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn là gì?

Lưu trữ mẫu máu cuốn rốn được ví như mua bảo hiểm sinh học cho con bạn và gia đình. Trong trường hợp con bạn không may mắc một trong số các bệnh lý như trên thì có thể dùng tế bào gốc đang lưu trữ để điều trị.

Tế bào gốc máu cuống rốn của con bạn còn có thể dùng để điều trị cho anh chị em ruột [xác xuất phù hợp hoàn toàn là 25%, xác xuất nửa phù hợp là 50%] hoặc các thành viên khác trong gia đình, thậm chí dùng cho ai đó trong cộng đồng mắc bệnh khi có sự phù hợp gen.

Quá trình lưu trữ máu cuống rốn diễn ra như thế nào?

Ngân hàng Tế bào gốc, Bệnh viện Nhi đã liên kết với nhiều các Bệnh viện lớn trong và ngoài công lập trong việc thu thập máu cuống rốn. Nhân viên của chúng tôi sẽ đến trực tiếp và thu thập máu máu cuống rốn của em bé ngay sau sinh. Sau đó, mang mẫu máu về Ngân hàng Tế bào gốc để xử lý và lưu trữ trong Nitơ lỏng nhằm đảm bảo chất lượng và thời gian lưu trữ lâu dài.

Tôi liên hệ với ai để được tư vấn và làm thủ tục lưu trữ máu cuống rốn?

Các bạn có thể liên hệ với Ngân hàng Tế bào gốc, Bệnh viện Nhi Trung ương để được tư vấn. Từ tuần thai thứ 32 trở đi có thể đăng ký, làm xét nghiệm sàng lọc và ký Hợp đồng với Bệnh viện. Các thủ tục nhanh gọn, chi phí hợp lý và đảm bảo uy tín, chất lượng, xứng đáng là nơi tin cậy để lưu trữ máu cuống rốn cho con bạn.

TS.BS. Nguyễn Thanh Bình
Trung tâm Tế bào gốc, Bệnh viện Nhi Trung ương

Video liên quan

Chủ Đề