Ánh sáng mặt trời chiếu xuống Trái đất là phổ gì

Ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất được coi là Ánh sáng Trái Đất(chùm sáng song song)

Ánh sáng hàng ngày bạn nhìn thấy đó là ánh sáng mặt trời, mặt trời là ngôi sao gần Trái đất nhất. Vậy ánh sáng Mặt trời bao nhiêu lux và ánh sáng Mặt trời là quang phổ gì?

1. Ánh sáng Mặt trời có bao nhiêu lux?

Lux là gì và nó có liên quan gì đến ánh sáng mặt trời? Lux chính là một đơn vị dẫn xuất được tính cho công suất ánh sáng chiếu trên diện tích 1m². Thông số trên công tắc về cường độ ánh sáng sẽ cho chúng ta biết là trong phạm vi cường độ đó, công tắc sẽ hoạt động tốt.

Ngoài ra, khi quan sát các khu vực có ánh sáng khác nhau, có một thông số cần chú ý tới đó là Minimum Illumination, hay còn được gọi là cường độ ánh sáng nhỏ nhất, thường được tính bằng lux.

Vậy ánh sáng Mặt trời bao nhiêu lux? Theo kết quả đã được nghiên cứu cho biết, ánh sáng Mặt trời trung bình trong ngày có độ rọi dao động trong khoảng từ 32.000 lux (32 klx) tới 100.000 lux (100 klx).

Ánh sáng mặt trời chiếu xuống Trái đất là phổ gì
Ánh sáng Mặt trời có độ rọi dao động trong khoảng từ 32.000 lux đến 100.000 lux

*** Có thể bạn quan tâm: Tia cực tím là gì? Có tác dụng và tác hại ra sao?

Ngoài ra, còn có một số ví dụ về cường độ sáng trong tự nhiên có thể bạn muốn biết, chẳng hạn như: các trường quay truyền hình được chiếu sáng với độ rọi khoảng 1000 lux; hay một văn phòng sáng sủa sẽ có độ rọi khoảng 400 lux; vào thời điểm bình minh hay hoàng hôn lên (trong trường hợp trời trong xanh) thì ánh sáng ngoài trời cũng có độ roi khoảng 400 lux; ánh sáng từ Mặt trăng có độ rọi rất thấp chỉ tới khoảng 1 lux và độ rọi từ các ngôi sao thậm chí còn thấp hơn chỉ khoảng 0,00005 lux.

Ánh sáng nói riêng, hay bức xạ điện từ nói chung, chúng ta tính từ bề mặt của Mặt Trời được xem là nguồn năng lượng chính cho Trái Đất. Ánh sáng Mặt Trời bị hấp thụ một phần trên bầu khí quyển Trái Đất sẽ tạo nên một phần nhỏ hơn mà chúng tới được bề mặt Trái Đất, khoảng gần 1000 Watt/m² năng lượng Mặt Trời tới Trái Đất trong điều kiện trời quang đãng. Do vậy mà ánh sáng do Mặt Trời tạo ra còn được gọi là ánh nắng (hay còn gọi là ánh sáng trắng trong đó bao gồm nhiều ánh sáng đơn sắc biến thiên liên tục từ đỏ đến tím).

2. Ánh sáng Mặt trời là quang phổ gì?

Ánh sáng có ba loại quang phổ là quang phổ liên tục, quang phổ vạch xuất phát và quang phổ vạch hấp thụ.

Theo sách giáo khoa Vật Lý lớp 12 thì quang phổ của ánh sáng trắng do Mặt trời phát ra chính là quang phổ liên tục. Tuy nhiên, ánh sáng Mặt trời mà chúng ta thu được trên Trái Đất lại là ánh sáng do Mặt trời phát ra nhưng đã đi qua lớp khí quyển của Trái Đất nên quang phổ của ánh sáng Mặt trời thu được trên Trái Đất là quang phổ vạch hấp thụ.

Quang phổ của Mặt Trời và của các vì sao tất cả đều là quang phổ vạch hấp thụ. Ánh sáng mà được phát ra từ phần lõi (ứng với quang phổ liên tục) sẽ đi qua lớp khí quyển của chúng có nhiệt độ thấp hơn để truyền ra ngoài. Do vậy chúng ta thu được quang phổ hấp thụ của lớp khí quyển đó.

Đây có thể là một câu hỏi trắc nghiệm dễ gây nhầm lẫn, vì vậy trong khi làm bài thi nếu gặp phải, bạn cần phải thật bình tĩnh và đọc kỹ câu hỏi cũng như câu trả lời.  Bình thường mọi người khi xét quang phổ của mặt trời hay bỏ qua chi tiết rằng nó đã đi qua khí quyển Trái đất cho nên khi xét nó đến Trái đất và thu trên máy quang phổ ta thu được quang phổ liên tuc.

3. Ánh sáng Mặt trời nhân tạo

Nếu theo dõi các tin tức về khoa học trên thế giới thì hẳn bạn đã biết rằng Đức là nơi tạo ra ánh sáng Mặt trời nhân tạo lớn nhất trên thế giới và ánh sáng của nó mạnh hơn ánh sáng tự nhiên tới 10.000 lần.

Ánh sáng mặt trời chiếu xuống Trái đất là phổ gì
Mặt trời nhân tạo của Đức có ánh sáng mạnh hơn ánh sáng tự nhiên tới 10.000 lần

Theo đó, trong năm 2017, Đức đã hoàn thành một dự án có tên là Synlight – Ánh sáng kết hợp – vĩ đại. Mặt trời nhân tạo này của Đức có cấu trúc như một tổ ong với 149 bóng đèn, loại đèn xenon thường được sử dụng cho các máy chiếu có trong rạp phim. Và với số lượng bóng đèn lớn như vậy, khi bật lên cường độ sáng kết hợp mạnh hơn tới 10.000 lần so với  ánh sáng Mặt trời tự nhiên trên bề mặt Trái Đất và nhiệt độ của nó đạt tới con số kỷ lục là 3000℃.

Mỗi ngày, đều đặn có một nguồn năng lượng khổng lồ từ Mặt trời chiếu xuống trái đất của chúng ta. Mặc dù cho đến nay con người nói chung và nước Đức nói riêng cũng có nhiều cách để khai thác năng lượng mặt trời như thông qua các tấm pin nhưng phần lớn vẫn chưa được tận dụng triệt để.

Nước Đức đã phải chi trả bao nhiêu cho dự án này? Đức đã chi trả khoảng 3,8 triệu USD và đây chỉ đơn thuần là nỗ lực mới nhất của Đức trong việc chuyển đổi dần sang năng lượng tái tạo.

Toán 12

Ngữ văn 12

Tiếng Anh 12

Vật lý 12

Hoá học 12

Sinh học 12

Lịch sử 12

Địa lý 12

GDCD 12

Công nghệ 12

Tin học 12

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 12

Tư liệu lớp 12

Xem nhiều nhất tuần

Đây là vấn đề mà đã gây ra nhiều tranh cãi, là vấn đề nhạy cảm chắc sẽ ko thi đâu 

Mà nếu đề thi có hỏi quang phổ mặt trời thu được ở trên mặt đất là gì thì mình chọn là quang phổ vạch hấp thụ, là quang phổ của khí quyển xung quanh mặt trời em nhé. Trong SGK có viết: Nhờ có việc phân tích quang phổ hấp thụ của Mặt Trời mà người ta phát hiện hêli ở trên Mặt Trời, trước khi tìm thấy nó ở Trái Đất. 
Như vậy có thể hiểu là quang phổ của Mặt Trời là quang phổ liên tục nhưng đó tính là quang phổ tại mặt trời, còn quang phổ của nó khi con người phân tích thì là ở trên Trái Đất, và khi đó thì là quang phổ vạch hấp thụ.

Quang phổ của ánh sáng Mặt Trời mà ta thu tại mặt đất là

Quang phổ của ánh sáng Mặt Trời mà ta thu tại mặt đất là

A. quang phổ liên tục

B. quang phổ vạch

C. quang phổ hấp thụ của khí quyển Trái Đất

D. quang phổ hấp thụ của khí quyển Mặt Trời

Theo SGK vật lí 12 trang 202 - Quang phổ của ÁNH SÁNG TRẮNG do Mặt trời phát ra là quang phổ liên tục. Tuy nhên với câu hỏi "Quang phổ của mặt trời thu được trên Trái đất là loại quang phổ nào." thì em đọc trên mạng có rất nhiều ý kiến trái chiều, mong mọi người cho ý kiến về vấn đề này.

Theo SGK vật lí 12 trang 202 - Quang phổ của ÁNH SÁNG TRẮNG do Mặt trời phát ra là quang phổ liên tục. Ánh sáng mặt trời thu được trên Trái Đất là ánh sáng do Mặt Trời phát ra và đã đi qua lớp khí quyển của Trái Đất.
Vậy quang phổ của Mặt Trời thu được trên Trái Đất là quang phổ vạch hấp thụ.
Đi thi cứ chọn thế là ok em ;)

Đây là 1 câu trong Chuyên ĐHV lần 2.

Bài toán. Quang phổ mặt trời quan sát được ở mặt đất là :


A. Quang phổ vạch phát xạ
B. Quang phổ liên tục xen kẽ là quang phổ vạch phát xạ
C. Quang phổ vạch hấp thụ
D. Quang phổ liên tục.

Nhanh tay mình làm ngay D. Không ngờ về xem trên mạng người thì bảo Quang phổ Vạch Hấp thụ, người bảo quang phổ vạch phát xạ

Đáp án chuẩn là quang phổ vạch hấp thụ.

Phải mình thì mình cũng chọn liên tục, mong là thi đh không có mấy câu kiểu này, có rồi lại tranh cãi

Phải mình thì mình cũng chọn liên tục, mong là thi đh không có mấy câu kiểu này, có rồi lại tranh cãi

Nhưng chính xác là vậy mà. Không tranh cãi gì đâu bạn. Hai câu hỏi "Quang phổ do mặt trời phát ra" và "Quang phổ của mặt trời thu được trên trái đất" hoàn toán khác nhau.