Anh/chỉ có đồng tình với quan điểm đã là con người thì phải lao động không vì sao

- Mở bài:

Giới thiệu bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Giới thiệu bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Giới thiệu vấn đề nghị luận : Vẻ đẹp xứ Huế qua hai tác phẩm

- Thân bài :

Luận điểm 1 : Phân tích vẻ đẹp xứ Huế trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

+ Cảnh vườn cây đẹp trong nắng ban mai với cành lá mơn mởn ướt sương, ánh như ngọc được miêu tả trực tiếp, qua những hình ảnh cụ thể, sinh động. Con người xứ Huế hiền lành, phúc hậu.

+ Sau vườn cây xứ Huế là thiên nhiên xứ Huế. Cảnh trời, mây, sông, nước ở đây thật đẹp, nhất là cảnh một dòng sông được tưới đẫm ánh trăng với con thuyền chở đầy ánh trăng nhưng tất cả đều thấm đượm nỗi buồn.
+ Khổ thơ thứ ba thể hiện một nỗi niềm canh cánh của thi nhân trong không gian bao la của trời, mây, sông, nước đã thấm đẫm ánh trăng. Đó là sự hy vọng, chờ đợi, mong mỏi và một niềm khắc khoải khôn nguôi. Vẫn ở trong mộng ảo, vì vậy cảnh và người ở đây đều hư hư, thực thực.

Tóm lại : Cảnh đẹp, giàu sức sống, thơ mộng nhưng đượm một nỗi buồn bâng khuâng, da diết.

Luận điểm 2 : Phân tích vẻ đẹp xứ Huế trong bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Thực chất là phân tích vẻ đẹp của dòng sông Hương

+ Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên

+ Vẻ đẹp sông Hương nhìn từ góc độ văn hóa.

+ Vẻ đẹp nhìn từ góc độ lịch sử

+ Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng đầy tài hoa của tác giả

+ Sông Hương với huyền thoại

Luận điểm 3 : Chỉ ra nét tương đồng và khác biệt

*Nét tương đồng:

+  Cả hai nhà thơ đều lấy những địa danh nổi tiếng của xứ Huế [Vĩ Dạ và sông Hương] làm điểm nhấn và khởi hứng cảm xúc.

+  Cùng tái hiện được vẻ đẹp của thiênnhiên, cảnh sắc con người xứ Huế rất riêng, rất thơ mộng. Có được điều đó chứng tỏ mảnh đất, con người Huế đã chiếm chỗ sâu bền nhất trong lòng các tác giả.

+  Cả hai đều là những cây bút tài hoa,tinh tế, nhạy cảm trong văn chương, có tâm hồn hết sức lãng mạn, phong phú.

*Nét khác biệt:

+ Đây thôn Vĩ Dạ: Bài thơ được gợi cảm hứng từ tấm bưu thiếp mà Hoàng Cúc gửi cho Hàn Mặc Tử nên điểm nhìn cảm xúc trong một khônggian hẹp, cái nhìn từ kí ức. Cảnh vật của xứ Huế hiện lên với những nét đặctrưng rất bình dị, quen thuộc, gần gũi nhưng cũng thật lãng mạn: cảnh khu vườn mướt như ngọc, sông trăng huyền ảo, con người với vẻ đẹp đằm thắm, dịudàng…cảnh vật in đậm cảm xúc về tình đời, tình người.

+  Ai đã đặt tên cho dòng sông?: Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn điểm nhìn là sông Hương, đặt trong một không gian phóng khoáng, rộng lớn hơn. Vẻ đẹp của xứ Huế hiện lên ở rất nhiều góc độ từ quá khứ cho đến hiện tại, từ lịch sử, thơ văn đến địa lí, văn hóa….Vì thế vùng đất cố đô hiện lên toàn diện hơn, hiện thực hơn bởi sông Hương chính là linh hồn của Huế,là nơi tích tụ những trầm tích văn hóa lâu đời của mảnh đất kinh thành cổ xưa.

Luận điểm 4 : Lí giải sự khác biệt

+Xuất phát từ đặc điểm của thể loại thơ và bút kí là khác nhau. Thơ nghiêng về cảm xúc, tâm trạng. Bút kí không chỉ đòi hỏi có cảm xúc mà ít nhiều có tính xác thực và khách quan.

+ Đối với Hàn Mặc Tử, Huế là nơi tác giả từng gắn bó, giờ đã trở thành kỉ niệm. Còn Hoàng Phủ Ngọc Tường là người con của xứ Huế nên chất Huế đã thấm sâu vào tâm hồn máu thịt của ông.

Kết bài : Đánh giá chung về sự sáng tạo của mỗi tác giả

0,5

1,0

1,0

0,5

0,25

0,5

[Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề]

I.  Đọc hiểu [3.0 điểm]

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :

Tỉ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn hộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích hành động của mình:”Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”. Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt ” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Ngườị giàu nhất thế giới — Bill Gates — từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?

[…]. Có người nói rằng, có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.

[Theo Nhật Huy, Không để lại tiền cho con, Dẫn theo báo Tuổi trẻ, ngày 10/5/2015]

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 2. Vì sao những người cha tỉ phú như Pang-Lin, Bill Gates… không muốn để lại nhiều của cải cho con cái?

Câu 3. Anh/ Chị hiểu “ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm” nghĩa là gì?

Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến được nêu ở đoạn kết trong phần đọc hiểu: “Có người… để tự chịu trách nhiệm” không? Vì sao?

II. Làm Văn [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]:

Hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 200 từ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu trả lời của Bill Gates thể hiện trong phần Đọc hiểu: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội.

Câu 2 [5,0 điểm]

Có ý kiến cho rằng: “Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là những xúc cảm sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu biết phong phú về địa lí, văn hoá và lịch sử cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa”

Phân tích đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”  trong bài kí cùng tên của Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm sáng tỏ nhận định trên.

Page 2

 Viết một đoạn văn ngắn [khoảng 200 từ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu trả lời của Bill Gates thể hiện trong phần Đọc hiểu…

Gợi ý chi tiết

  • Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề. Khẳng định đây là câu nói đúng, có nhiều ý nghĩa;
  • Giải thích: con người thì phải tự kiếm sống: con người khi bước vào đời phải biết sống tự lập. Không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội: Sống tự lập đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội. Ý cả câu nói: Khuyên con người phải ý thức trách nhiệm của bản thân, lấy lao động làm động lực để làm nên cuộc sống cá nhân và làm thay đổi xã hội.
  • Phân tích, chứng minh, bình luận ý nghĩa câu nói: Sống tự lập giúp tăng cường sự tự tin trong việc tự quyết định nhiều vấn đề cho bản thân mà không cần phụ thuộc vào người khác. Có tự kiếm sống, tự làm ra đồng tiền bằng mồi hôi, nước mắt, con người mới quý trọng đồng tiền và khi còn đi học thì cố gắng hết mình. Học vì đó là mục tiêu cốt yếu cho bản thân chứ không phải miễn cưỡng hay vì cha mẹ. Có tự kiếm sống, con người mới nếm trải những khó khăn thử thách, biết rút ra nhiều kinh nghiệm để bước tiếp. Như thế, con người sẽ có được nhiễu kĩ năng sống, tự tin, bản lĩnh, biết xử lí nhiều tình huống trước cuộc sống muôn màu, đa dạng và phức tạp. Một khi đã tự kiếm sống, con người sẽ xây đắp hạnh phúc cho mình, đồng thời góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ.
  •  Phê phán những người sống ỷ lại, lười biếng, chủ quan. Hậu quả: trở thành người sống lệ thuộc vào người khác, dù đó là người thân. Họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội…
  •  Câu kết đoạn: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân phù hợp, chân thành.

Câu 2 [5,0 điểm]

Gợi ý chi tiết

1. Giới thiệu tác giả và vấn đề cần nghị luận:

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.

- “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” viết tại Huế năm 1981, in trong tập sách cùng tên. Bài kí là những xúc cảm sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu biết phong phú về địa lí, văn hoá và lịch sử cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.

2. Phân tích

Bài kí thể hiện vốn hiểu biết phong phú về địa lí, văn hoá, lịch sử của nhà văn. Với vốn kiến thức uyên bác, nhà văn đã tái hiện hình ảnh sông Hương mang vẻ đẹp trên nhiều phương diện. Qua đó, thể hiện cái nhìn đa chiều và bút pháp tài hoa của nhà văn.

Vốn hiểu biết phong phú về địa lí nhà văn đã khám phá vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương trên hành trình về với Huế:

- Ở thượng nguồn: sông Hương mang vẻ đẹp hùng vĩ với nhiều tiết tấu: dữ dội “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn…” lúc “dịu dàng say đắm…hoa đỗ quyên rừng”.

  • Giữa lòng Trường Sơn:“hình ảnh của cô gái Di-gan phóng khoáng, man dại”
  • Ra khỏi rừng già: “mang đẹp dịu dàng, trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của vùng văn hoá xứ sở”

- Khi qua đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế:

  • Vẻ đẹp của cô gái ngủ mơ màng rồi chuyển dòng liên tục, uốn mình theo những đường cong thật mềm.
  • Chảy dưới những rừng thông u tịch với những lăng mộ, nó mềm như tấm lụa, sắc nước biến ảo theo thời gian và mang vẻ đẹp trầm mặc như triết lý, cổ thi.

 - Khi vào thành phố Huế:

  • Sông Hương đẹp trong vóc dáng mền mại “ uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến…tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”
  • Vẻ đẹp độc đáo, huyền áo lúc về đêm “ lập loè ánh lửa thuyền chài mà không một thành phố hiện đại nào có được”.
  • Giữa lòng thành phố Huế, dòng sông trở nên tĩnh lặng, in bóng cầu Tràng Tiền xa trông như “những vành trăng non”

- Khi chia tay Huế: mang vẻ đẹp của sự chung tình, chung thuỷ, vấn vương: “ôm lấy đảo Cồn Hến lưu luyến ra đi”…Qua Vĩ Dạ , con sông đẹp mơ màng trong sương khói, ở góc thị trấn Bao Vinh, sông Hương đẹp trong “nỗi vương vấn, có cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”…

Vốn hiểu biết phong phú về văn hoá xứ sở, nhà văn đã khám phá vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn văn hóa: sông Hương còn hàm chứa trong bản thân nó nền văn hóa phi vật chất.

- Sông Hương - dòng sông âm nhạc: là nơi sản sinh ra những điệu hò dân gian và toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế, là cảm hứng để Nguyễn Du viết nên khúc đàn của Kiều.

- Sông Hương – dòng sông của thi ca: Sông Hương với vẻ đẹp thơ mộng trong thơ Tản Đà, vẻ đẹp hùng tráng trong thơ Cao Bá Quát, nỗi quan hoài vạn cổ trong thơ Huyện Thanh Quan, sức mạnh phục sinh trong thơ Tố Hữu,...

Vốn hiểu biết phong phú về lịch sử, nhà văn đã khám phá vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn lịch sử:

Sông Hương – dòng sông anh hùng với nhiều chiến công gắn liền với quá trình giữ nước qua các thời kì lịch sử: cổ đại, trung đại, hiện đại [thời kì chống Pháp và chống Mỹ]

3. Bài kí thể hiện một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa

- Quan sát tinh tường, tỉ mỉ, tưởng tượng phong phú [miêu tả sông Hương từ góc nhìn địa lí, hành trình sông Hương tìm về với Huế như về với tình nhân của mình ]

- Sử dụng nhiều hình ảnh đẹp, mang tính hình tượng cao, ngôn từ gợi cảm, câu văn giàu nhạc điệu: “những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà”, “lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ…”

- Cách so sánh liên tưởng gợi cảm: “Chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời nhỏ nhắn như những vành trăng non”…

- Bút pháp kể, tả kết hợp nhuần nhuyễn tài tình [ Sông Hương nhìn trong mối quan hệ với Huế], sông Hương được cảm nhận bằng con mắt của hội hoạ của cái nhìn đắm say, của trái tim đa tình

- Một cái tôi uyên bác, tài hoa; người viết đã vận dụng những tri thức phong phú, những hiểu biết sâu sắc về nhiều mặt [lịch sử, địa lý, thơ ca, âm nhạc, hội họa…] để làm giàu cho giá trị nhận thức của tác phẩm; tác giả đã có một hồn thơ thật sự trong văn xuôi để làm đẹp cho ngôn từ, để viết nên những câu văn rất hay [“chiếc cầu trắng…nhỏ nhắn như những vành trăng non”, “sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ… một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”…]

4. Đánh giá chung: “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là tác phảm tiêu biểu cho thể loại bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm đã thể hiện một cái tôi tài hoa, uyên bác, say mê tìm kiếm cái đẹp, gắn bó với thiên nhiên với một tình yêu tha thiết dành cho quê hương, xứ sở.

Video liên quan

Chủ Đề