Bậc dinh dưỡng cấp 2 là gì

Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 43 trang 193: Hãy ghi chú tên các bậc dinh dưỡng thay cho các chữ a, b, c,… trong hình 43.2.

Trả lời:

a, Bậc dinh dưỡng cấp 1

b, Bậc dinh dưỡng cấp 2

c, Bậc dinh dưỡng cấp 3

d, Bậc dinh dưỡng cấp 4

e, Bậc dinh dưỡng cấp 5

Câu 1 trang 194 Sinh học 12: Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Cho ví dụ minh họa về 2 loại chuỗi thức ăn.

Trả lời:

– Chuỗi thức ăn là một dãy các sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích của chuỗi, một mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước.

– Lưới thức ăn là gồm nhiều chuỗi thức ăn có mắt xích chung trong một hệ sinh thái.

– Ví dụ về 2 loại chuỗi thức ăn:

+ Chuỗi bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng:

Cỏ → châu chấu → ếch → rắn → đại bang → sinh vật phân giải.

+ Chuỗi bắt đầu bằng sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ:

Mùn → ấu trùng ăn mùn → sâu bọ ăn ấu trùng → cá → sinh vật phân giải.

Câu 2 trang 194 Sinh học 12: Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên và 1 quần xã nhân tạo.

Trả lời:

– Quần xã tự nhiên: rừng mưa nhiệt đới

      + Bậc dinh dưỡng cấp 1: thực vật, vi sinh vật quang tự dưỡng

      + Bậc dinh dưỡng cấp 2: kiến, sóc, sâu, chim ăn hạt, nhím, thỏ, muỗi…

      + Bậc dinh dưỡng cấp 3: chim ăn sâu, chim gõ kiến, cáo, rắn, thằn lằn…

      + Bậc dinh dưỡng cấp 4: rắn, trăn, đại bàng

      + Bậc dinh dưỡng cấp 5: sinh vật phân giải.

– Quần xã nhân tạo: đồng lúa

      + Bậc dinh dưỡng cấp 1: lúa, cỏ

      + Bậc dinh dưỡng cấp 2: sâu, rệp, chuột, muỗi, ếch, cua, ốc

      + Bậc dinh dưỡng cấp 3: chim sâu, rắn, ốc

      + Bậc dinh dưỡng cấp 4: diều hâu

      + Bậc dinh dưỡng cấp 5: sinh vật phân giải.

Câu 3 trang 194 Sinh học 12: Phân biệt 3 loại tháp sinh thái.

Trả lời:

Tháp số lượngTháp sinh khốiTháp năng lượngCơ sở xây dựngSố lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng.Khối lượng tổng số của các cá thể sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.Số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.Ưu điểmDễ xây dựng.Mỗi bậc dinh dưỡng đều được biểu thị bằng số lượng chất sống, nên phần nào có thể so sánh được các bậc dinh dưỡng với nhau.Hoàn hảo nhất, biểu thị sự tương quan chính xác giữa các loài và quan hệ giữa chúng.Nhược điểm– Ít có giá trị vì kích thước cá thể cũng như chất sống cấu tạo nên các loài của các bậc dinh dưỡng khác nhau

– Không đồng nhất

– Việc so sánh không chính xác

– Thành phần hoá học và giá trị năng lượng của chất sống trong các bậc dinh dưỡng là khác nhau.

– Tháp sinh khối không chú ý tới yếu tố thời gian trong việc tích luỹ sinh khối ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Với giải bài 8 trang 95 sbt Sinh học lớp 9 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Sinh 9. Mời các bạn đón xem:

1 245 lượt xem

Trang trước

Chia sẻ

Trang sau  

Giải SBT Sinh 9 Bài tập tự luận

Bài 8 trang 95 sbt Sinh học lớp 9: Bậc dinh dưỡng là gì?

Lời giải:                                               

- Bậc dinh dưỡng là những loài cùng mức năng lượng và sử dụng thức ăn cùng mức năng lượng trong lưới thức ăn [hoặc chuỗi thức ăn]. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có 1 loài. Trong 1 lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài.

Trong bài học này, các em sẽ được học các kiến thức như: trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật [chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng], tháp sinh thái [định nghĩa, phân loại], mối quan hệ giữa các loài sinh vật thể hiện qua chuỗi và lưới thức ăn, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong quần xã 

ADSENSE

YOMEDIA

 

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật

a. Chỗi thức ăn

  • Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắc xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau
  • Ví dụ:

  • Có 2 loại chuỗi thức ăn:

    • Chuỗi thức ăn mở đầu bằng cây xanh → động vật ăn thực vật → động vật ăn động vật

      • Ví dụ: cây ngô → sâu ăn lá ngô → nhái → rắn hổ mang → diều hâu

    • Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải → sinh vật phân giải mùn, bã hữu cơ → động vật ăn sinh vật phân giải → các động vật ăn động vật khác

      • Ví dụ: lá, cành khô → mối → nhện → thằn lằn

b. Lưới thức ăn

  • Lưới thức ăn trong một quần xã gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
  • Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp
  • Ví dụ: Lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng

c. Bậc dinh dưỡng

  • Trong 1 lưới thức ăn, tập hợp các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.
  • Trong quần xã có nhiều bậc dinh dưỡng:
    • Bậc dinh dưỡng cấp 1 [sinh vật sản xuất]: sinh vật tự dưỡng
    • Bậc dinh dưỡng cấp 2 [sinh vật tiêu thụ bậc 1]: động vật ăn sinh vật sản xuất
    • Bậc dinh dưỡng câp 3 [sinh vật tiêu thụ bậc 2]: động vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1
    • Bậc dinh dưỡng cấp 4, cấp 5 [sinh vật tiêu thụ bậc 3, bậc 4]
    • Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất: bậc cuối cùng trong chuỗi thức ăn.
  • Ví dụ: Bậc dinh dưỡng của quần xã sinh vật

2.2. Tháp sinh thái

  • Là độ lớn của các bậc dinh dưỡng được xác định bằng số lượng cá thể, sinh khối hay năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng

Có 3 loại tháp sinh thái:

  • Tháp số lượng: được xây dựng trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

 

  • Tháp sinh khối: được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.

  • Tháp năng lượng: là hoàn thiện nhất, được xây dựng trên số năng lượng được tích luỹ trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích trong 1 đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.

 

3. Luyện tập Bài 43 Sinh học 12

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được mối quan hệ dinh dưỡng: chuỗi [xích] và lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng
  • Nêu được các tháp sinh thái, hiệu suất sinh thái
  • Nâng cao ý thức bảo vệ MT thiên nhiên và đa dạng sinh học

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 43 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn? 

    • A. Tảo → chim bói cá → cá → giáp xác
    • B. Giáp xác → tảo → chim bói cá → cá
    • C. Tảo → giáp xác → cá → chim bói cá
    • D. Tảo → giáp xác → chim bói cá → cá
  • Câu 2:

    Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là

    • A. Châu chấu và sâu 
    • B. Rắn hổ mang
    • C. Chim chích và ếch xanh
    • D. Rắn hổ mang và chim chích
  • Câu 3:

    Nguyên nhân quyết định sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái theo dạng hình tháp do

    • A. Sinh vật thuộc mắt xích phía trước là thức ăn của sinh vật thuộc mắt xích phía sau nên số lượng luôn phải lớn hơn
    • B. Sinh vật thuộc mắt xích càng xa vị trí của sinh vật sản xuất có sinh khối trung bình càng nhỏ
    • C. Sinh vật thuộc mắt xích phía sau phải sử dụng sinh vật thuộc mắt xích phía trước làm thức ăn, nên sinh khối của sinh vật dùng làm thức ăn phải lớn hơn nhiều lần
    • D. Năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường bị hao hụt dần

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé! 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 12 Bài 43 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Sinh vật dinh dưỡng bậc 2 là gì?

Cấp 2: Động vật ăn cỏ, ăn thực vật và được gọi là sinh vật tiêu thụ bậc 1. Cấp 3: Động vật ăn thịt, ăn động vật ăn cỏ và được gọi là sinh vật tiêu thụ bậc 2. Cấp 4: Động vật ăn thịt, ăn những động vật ăn thịt khác và được gọi là sinh vật tiêu thụ bậc 3.

Dinh dưỡng bậc 3 là gì?

+ Bậc dinh dưỡng cấp 3 [sinh vật tiêu thụ bậc 2]: bao gồm các động vật ăn thịt, chúng ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1. + Bậc dinh dưỡng cấp n [sinh vật tiêu thụ bậc n-1]. + Bậc cuối cùng là bậc dinh dưỡng cấp cao nhất. - Độ lớn các bậc dinh dưỡng không bằng nhau và được xác định bằng số cá thể, sinh khối hoặc năng lượng.

Sinh vật bậc 1 là gì?

Sinh vật tiêu thụ cấp 1 là động vật ăn cỏ, các loài ăn thực vật. Sinh vật tiêu thụ cấp 2, mặt khác, động vật ăn thịt, và nhắm vào các loài động vật khác. Động vật ăn tạp, loài ăn cả thực vật và động vật, cũng có thể được coi là sinh vật tiêu thụ thứ cấp.

Thế nào là chuỗi thức ăn sinh 12?

Chuỗi thức ăn [hay quan hệ thức ăn hoặc xích thức ăn] một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau. Mỗi loài được coi một mắt xích trong chuỗi thức ăn, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước nhưng cũng bị sinh vật mắt xích phía sau tiêu thụ.

Chủ Đề