Bác hồ có bao nhiêu bí danh

tổng hợp giới thiệu 182 tên gọi, bí danh, bút danh của Người từ năm 1890 đến năm 1969. Trong đó, Người sử dụng nhiều tên gọi, bí danh, bút danh nhất là vào các năm 1925, 1930, 1931. Và ước tính trong suốt cuộc đời mình, trung bình mỗi năm Người sử dụng 3 tên gọi, bí danh, bút danh khác nhau. Các tên gọi, bí danh, bút danh trong cuốn sách được nghiên cứu và xác minh dựa trên tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh và qua một số sách, báo, tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được công bố. Xung quanh mỗi tên gọi, bí danh và bút danh, nhóm tác giả đưa một số thông tin để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về từng tên gọi, bí danh và bút danh gắn liền với những sự kiện lịch sử của đất nước, với những cột mốc, chặng đường lịch sử của dân tộc, với hành trình cách mạng nhiều gian nan, thử thách, hi sinh nhưng đầy vinh quang và phong phú của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ Nguyễn Sinh Cung [1890] đến tên gọi Văn Ba [1911] khi xuất dương tìm đường cứu nước, rồi trở thành Nguyễn Ái Quốc [1919] - Hồ Chí Minh [1942], rồi đến Bác Hồ [1946] kính yêu của nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Ngoài những tên gọi, bí danh, bút danh chính thức, cuốn sách còn giới thiệu 26 tên gọi, bí danh, bút danh khác của Chủ tịch Hồ Chí Minh cần được tiếp tục nghiên cứu và xác minh thêm. Cuốn sách là tài liệu quý giúp bạn đọc và các nhà nghiên cứu tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cả cuộc đời Bác là dành cho dân tộc, người dân Việt Nam. Vì thế, 175 tên gọi, bí danh hay bút danh khác nhau của bác đều gắn liền với lợi ích cách mạng.

Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890, mất ngày 2/9/1969. Có tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung. Người xuất thân từ quê làng Kim Liên [làng Sen], xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Sinh thời, Người là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20, một chiến sĩ cộng sản quốc tế.

Người xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Trước khi tham gia hoạt động cách mạng Người học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế, có thời gian dạy học tại trường Dục Thanh [Phan Thiết].

Sống trong gia đình có truyền thống yêu nước, chứng kiến cảnh lầm than, đau khổ của dân tộc khi bị giặc xâm lăng, Hồ Chí Minh luôn có một khao khát cháy bỏng. Đó là khát vọng đất nước có cuộc sống tự do, no ấm, hạnh phúc. Chính lòng yêu nước, ý thức dân tộc đã đưa Nguyễn Tất Thành đi sang Pháp và các nước phương Tây để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ, bị áp bức, bóc lột.

Bến cảng Nhà Rồng - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.

Ngày 5/6/1911, Bác Hồ rời bến cảng Nhà Rồng đi sang nước Pháp tìm đường cứu nước. Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình.

Trong sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình, Bác đã sử dụng 175 tên gọi, bút danh và bí danh. Một số tên của Người được biết đến đông đảo đó là Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Sinh Côn, Văn Ba, Nguyễn Văn Thành, Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Lý An Nam, Hồ Chí Minh... Mỗi tên gọi, bí danh hay bút danh khác nhau của bác đều gắn liền với lợi ích cách mạng.

Chi tiết về sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh

Sau khi sang nước ngoài tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh tiếp tục sang nhiều nước khác như châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng.

Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị Versailles [Pháp] Bản yêu sách của nhân dân An Nam, yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

Tháng 12/1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1921, tại Pháp, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa. Người viết nhiều bài đăng trên các báo “Người cùng khổ”, “Đời sống thợ thuyền”…

Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộc địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền trong mọi tầng lớp nhân dân.

Ngày 30/6/1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa ngay trên đất nước Lênin vĩ đại. Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân [10/1923], Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân.

Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được cử làm cán bộ Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á.

Năm 1925, tại Quảng Châu [Trung Quốc], Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long [Hồng Kông], Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản ở nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.

Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Sam Cao, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.

Tháng 8/1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Thay mặt Chính phủ lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Người tuyên bố trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Tháng 9/1945, thực dân Pháp cấu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực lượng phản động Quốc dân Đảng [Trung Quốc] trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam và lấn dần từng bước kéo quân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Ngày 9/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước.

Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tháng 7/1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Géneva được ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Tháng 9/1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2/9/1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

Chủ Đề