Bạch cầu cao có nghĩa là gì

Bạch cầu là thành phần vô cùng quan trọng có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các bệnh về nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc…

Bạch cầu [hay còn gọi là hạch bạch huyết, tế bào miễn dịch] là thành phần quan trọng của máu, có chức năng chống lại các tác nhân lạ đi vào cơ thể. Khi phát hiện tác nhân lạ, virus, vi khuẩn… bạch cầu sẽ tiến hàng khử độc, sản xuất kháng thể, giải phóng các chất dẫn truyền hóa học để bảo vệ cơ thể.

Bạch cầu là thành phần vô cùng quan trọng có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể

Có nhiều loại bạch cầu khác nhau và đảm nhận những chức năng khác nhau nhưng đều chung một mục tiêu là bảo vệ cơ thể. Căn cứ vào hình dáng của nhân và có hoặc không có hạt bào tương trong tế bào, sẽ phân ra các loại bạch cầu gồm:

Bạch cầu hạt [bạch cầu đa nhân]

Chứa những hạt lớn trong bào tương. Trong bạch cầu hạt lại chia ra: bạch cầu trung tính, bạch cầu ái kiềm và bạch cầu ái toan.

+ Bạch cầu trung tính: Chiếm phần lớn các tế bào bạch cầu trong cơ thể, có nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn và nấm trong cơ thể nếu có.

+ Bạch cầu ái kiềm: Chiếm ít hơn 1% tế bào bạch cầu trong cơ thể và thường tăng số lượng sau một phản ứng dị ứng.

+ Bạch cầu ái toan: Chịu trách nhiệm đáp ứng với tình trạng nhiễm trùng do ký sinh trùng gây ra. Đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch, phản ứng viêm của cơ thể.

Tế bào lympho

Tế bào lympho bao gồm:

+ Tế bào lympho B: Tạo ra các kháng thể để giúp hệ thống miễn dịch gắn kết với phản ứng với nhiễm trùng.

+ Tế bào lympho T:  Giúp nhận biết và loại bỏ các tế bào gây nhiễm trùng. Sau khi được hoạt hóa, bạch cầu Lympho T sẽ tấn công các kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể bằng cách tấn công trực tiếp hoặc giải phóng lymphokin. Lymphokin sẽ thu hút bạch cầu hạt đến xâm nhập, tấn công kháng nguyên.

Bạch cầu không hạt [bạch cầu đơn nhân]

Chiếm khoảng 2 – 8% tổng số tế bào bạch cầu trong cơ thể. Các tế bào bạch cầu này xuất hiện khi cơ thể chống lại nhiễm trùng mãn tính, chúng sẽ phá hủy các tế bào gây nhiễm trùng.

Chỉ số Wbc [White Blood Cell] thể hiện số lượng bạch cầu trong một thể tích máu, gồm 3 trường hợp:

Mức độ bình thường của bạch cầu

Trẻ sơ sinh 13000 – 38000/ mm3

Trẻ 2 tuần tuổi 5000 – 20000/ mm3

Người trưởng thành 4500 – 11000/ mm3

Thai phụ vào thời kì tam cá nguyệt thứ 3 số lượng bạch cầu dao động trong khoảng từ 5800 – 13200/mm3

Số lượng bạch cầu cao

Số lượng bạch cầu cao có thể do các nguyên nhân sau:

– Phản ứng dị ứng của cơ thể như cơn hen;

– Những nguyên nhân khiến tế bào chết như bỏng, đau tim và chấn thương;

– Tình trạng viêm: viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột, viêm mạch máu;

– Nhiễm vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng;

– Bệnh bạch cầu;

– Các thủ thuật, phẫu thuật khiến tế bào chết cũng có thể gây ra số lượng bạch cầu cao.

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

Số lượng bạch cầu thấp

Các tình trạng có thể gây giảm lượng bạch cầu bao gồm:

– Điều kiện tự miễn dịch như lupus và HIV

– Tổn thương tủy xương, chẳng hạn như từ hóa trị liệu, xạ trị hoặc tiếp xúc với độc tố.

– Rối loạn tủy xương;

Bệnh bạch cầu;

– Ung thư hạch;

– Nhiễm trùng huyết;

– Thiếu vitamin B-12.

Số lượng bạch cầu tăng cao hoặc giảm là những chỉ số quan trọng để bác sĩ có thể tiên lượng được tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Để được tư vấn về các chương trình ưu đãi cũng như những kiến thức bổ ích về chăm sóc sức khỏe, vui lòng truy cập fanpage:  //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc

Bạch cầu tăng cao có ý nghĩa gì? Bạch cầu là những tế bào thuốc hệ thống miễn dịch của cơ thể tham gia vào việc bảo vệ cơ thể chống lại các vật thể lạ [vi khuẩn, ký sinh trùng,…] xâm nhập. Bạch cầu tăng cao là một dấu hiệu báo động cơ thể đang gặp phải một tình trạng nguy hiểm. Cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây

Bạch cầu là gì?

Bạch cầu [hay còn gọi là tế bào máu trắng] là một trong những thành phần của máu chiếm khoãng 1% tổng số tế bào máu, có tính di động cao. Bạch cầu rất cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ miễn dịch cơ thể. Tủy xương liên tục tạo ra các tế bào bạch cầu. Chúng được lưu trữ trong máu và hệ thống bạch huyết cho đến khi chúng cần thiết để chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể. Ở một người khỏe mạch bình thường, số lượng bạch cầu có thể nằm trong khoãng từ 4.000 – 10.000 tế bào/mm3 máu.

Hình ảnh tế bào bạch cầu trong máu

Nguyên nhân gây nên số lượng bạch cầu tăng cao có thể do tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc hay ký sinh trùng cụ thể như viêm phổi, viêm tụy, viêm mô tế bào, nhiễm giun lươn,… Ngoài ra một số tình trạng khác không liên quan đến cả 3 yếu tố trên như cơ thể có dị vật, ung thư hệ tạo máu, mất máu quá nhiều, sau ăn no hoặc sau hoạt động [vì vậy không nên lấy máu để xét nghiệm lúc này].

Một số nguyên nhân gây ra sự sụt giảm bạch cầu có thể kể ra như bệnh sốt rét, thương hàn, bệnh do vi-rút [viêm phổi không điển hình, thủy đậu, cúm,…], do thuốc.

Bạch cầu tăng là bệnh gì?

Ở đại đa số người dân Việt Nam, giá trị bạch cầu thường nằm trong khoãng từ 4.000 đến 10.000 tế bào trong một đơn vị mm3 máu. Giá trị bạch cầu tăng có thể lớn hơn 10.000 thường gặp trong các bệnh nhiễm trùng hoặc đôi khi lên đến cả 100.000, lúc đó cần phải cân nhắc đến các bệnh ung thư hệ tạo huyết. Số lượng bạch cầu máu tăng cao có thể gặp trong 4 trường hợp sau:

  • Tăng sản xuất các tế bào bạch cầu để chống lại tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc, nhiễm ký sinh trùng.
  • Phản ứng thuốc làm tăng sản xuất bạch cầu.
  • Một số bệnh về tủy xương, gây sản xuất bạch cầu tăng cao bất thường.
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch làm tăng sản xuất bạch cầu.
Xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh khi bạch cầu tăng cao

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác nhưng bạch cầu thường tăng không đáng kể. Trên lâm sàng, người bác sĩ không chỉ dựa vào số lượng bạch cầu tăng đơn thuần thông qua xét nghiệm máu để kết luận mà còn dựa vào tình trạng của người bệnh cùng với các xét nghiệm đặc hiệu khác để đánh giá và đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Số lượng bạch cầu tăng cao chứng tỏ hệ thống miễn dịch đang hoạt động để tiêu diệt các tác nhân gây hại và bạch cầu sẽ trở lại giá trị ban đầu khi cơ thể đẩy lùi được chúng. Trường hợp bạch cầu tăng cao quá mức và kéo dài, chúng không giúp hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường mà còn ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và một số chức năng quan trọng của hệ tạo máu.

Các dấu hiệu bạch cầu tăng cao

Các dấu hiệu bạch cầu tăng cao còn phụ thuộc vào tình trạng và bệnh lý gây ra chúng. Đôi khi sự dao động số lượng bạch cầu có thể không gây ra bất kì triệu chứng gì. Sau khi thăm khám, các bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm máu để đánh giá số lượng bạch cầu và các xét nghiệm kiểm tra khác để xác định chính xác nguyên nhân của vấn đề. Một số dấu hiệu thường gặp của tình trạng tăng bạch cầu:

  • Người bệnh thường sốt không rõ nguyên nhân, có thể sốt dai dẳng kéo dài hoặc chỉ sốt trong vài ngày.
  • Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đau nhức cơ xương, không linh hoạt như thường ngày.
  • Sụt cân mà không rõ nguyên nhân.
  • Xuất hiện tình trạng nổi mề đay, ngứa khu trú hoặc toàn cơ thể.
  • Rất dễ bị chảy máu, hay bị bầm tím và thường ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.
  • Ngoài ra còn có thể gặp một số dấu hiệu khác gợi ý nguyên nhân của việc tăng bạch cầu như: vết thương do tai nạn, ho dai dẳng, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,…
Sốt – dấu hiệu thường gặp của bạch cầu tăng cao

Người bệnh cần chú ý các dấu hiệu và triệu chứng đi kèm để khai báo với bác sĩ từ đó giúp bác sĩ nghĩ tới các hướng chẩn đoán thích hợp. Tuy nhiên ban đầu, bạn có thể rất khó khăn khi xác định các dấu hiệu của bệnh do bệnh thường hay có triệu chứng chống lấp lên các bệnh khác rất dễ gây nhầm lẫn.

Kết luận

Bạch cầu là một tế bào quan trọng của hệ miễn dịch cơ thể, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại. Bạch cầu tăng cao thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể có những nguyên nhân không nguy hiểm nhưng bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác gây hậu quả nghiêm trọng.

Bài viết được tham khảo bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

Nguồn tham khảo: High white blood cell count: Causes, types, and other imbalances [medicalnewstoday.com]

Video liên quan

Chủ Đề