Bài giảng thực hành kế toán hành chính sự nghiệp năm 2024

Bài giảng thực hành kế toán hành chính sự nghiệp năm 2024

CHƯƠNG 6: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ

1/ TK 331: Phải trả người bán

HĐ HCSN:

a/ Khi đơn vị mua TS nhập kho hoặc chi phí dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán cho nhà

cung cấp:

Nợ TK TS (152, 153, 211, 213), CP ( 611, 614)

Có TK 331- chi tiết từng đối tượng phải trả

b/ Chi tiền mặt hoặc chuyển khoản trả nợ người bán:

+ Nợ TK 331 / Có TK 111, 112

+ Nợ TK 3371, 3373 / Có 366, 511, 514

+ Có 014 ( hoạt động thu phí)

c/ Rút dự toán nguồn kinh phí hoạt động chuyển trả cho người bán ( HĐTX)

Nợ TK 331 / Có 366, 511

+ Đồng thời: Có 008212

HĐSXKD

a/ Khi đơn vị mua TS nhập kho hoặc chi phí dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán cho nhà

cung cấp:

Nợ TK TS (152, 153, 156, 211, 213), CP ( 154, 642)

Nợ TK 133

Có TK 331- chi tiết từng đối tượng phải trả

b/ Chi tiền mặt hoặc chuyển khoản trả nợ người bán:

+ Nợ TK 331 / Có TK 111, 112

Nếu đơn vị trả nợ cho nhà cung cấp trước hạn quy định được hưởng chiết khấu thanh toán

-> TK 515

Nếu 1 đối tượng vừa phải thu vừa phải trả, nếu 2 bên đồng ý thì được phép bù trừ công nợ

( phải có biên bản bù trừ công nợ ) -> Nợ TK 331 / Có TK 131

Nếu đơn vị ứng trước tiền cho nhà cung cấp để mua TS vào tháng sau hoặc ứng trước chi

phí dịch vụ mua ngoài bằng tiền -> Nợ TK 331 / Có TK 111, 112

Khi mua TS, hoặc chi phí dịch vụ mua ngoài -> Nợ TK TS, CP , 133 ( nếu có ) / Có

TK 331

Cuối kỳ khi lập báo cáo tình hình tài chính , kế toán sẽ căn cứ vào sổ chi tiết từng đối

tượng phải trả để lập báo cáo. Nếu số dư cuối kỳ bên Có TK 331 -> Nợ phải trả ở chỉ

Uploaded by

Pham Thi Bao Linh QP0778

100% found this document useful (1 vote)

487 views

174 pages

Original Title

Slide-kế-toán-hành-chính-sự-nghiệp

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

Is this content inappropriate?

100% found this document useful (1 vote)

487 views174 pages

Slide kế toán hành chính sự nghiệp

Uploaded by

Pham Thi Bao Linh QP0778

Jump to Page

You are on page 1of 174

Search inside document

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Bài giảng thực hành kế toán hành chính sự nghiệp năm 2024

  • 1. TOÁN CÔNG TS. Hà Thị Phương Dung
  • 2. TRÌNH  CHƯƠNG 1: Tổng quan về hệ thống kế toán NSNN  CHƯƠNG 2: Kế toán tiền và các khoản phải thu  CHƯƠNG 3: Kế toán hàng tồn kho và TSNH khác  CHƯƠNG 4: Kế toán tài sản dài hạn  CHƯƠNG 5: Kế toán nợ phải trả  CHƯƠNG 6: Kế toán nguồn vốn và quỹ  CHƯƠNG 7: Kế toán thu, chi, xác định kết quả  CHƯƠNG 8: Báo cáo tài chính  CHƯƠNG 9: Báo cáo quyết toán
  • 3. LIỆU  Giáo trình Kế toán công (quyển 1)  Chế độ kế toán HCSN ban hành theo TT 107/2017/TT- BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài Chính  Luật Ngân sách nhà nước (2015)  Luật Kế toán (2015)  Chế độ tài chính hành chính sự nghiệp
  • 4. QUẢ HỌC TẬP  ĐÁNH GIÁ TRÊN LỚP (10%)  KIỂM TRA GIỮA KỲ (40%)  THI CUỐI KỲ (50%)
  • 5. về kế toán HCSN 1.2 Đặc điểm hệ thống kế toán HCSN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN HCSN
  • 6. VỀ KẾ TOÁN HCSN 1.1.1 Giới thiệu về đơn vị HCSN 1.1.2 Phân loại đơn vị HCSN 1.1.3 Quy trình quản lý tài chính trong đơn vị HCSN 1.1.4 Phương thức quản lý tài chính trong đơn vị HCSN
  • 7. về đơn vị HCSN  Khái niệm  Là đơn vị được Nhà nước thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý nhà nước về một hoạt động nào đó.  Đặc trưng cơ bản  Được NN trang trải các chi phí hoạt động và thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao bằng nguồn kinh phí từ NSNN hoặc quỹ công theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp  Quản lý chi tiêu đúng mục đích, đúng dự toán được phê duyệt theo từng nguồn kinh phí, từng nội dung chi tiêu theo tiêu chuẩn, định mức 7
  • 8. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP  Đơn vị HCSN bao gồm đơn vị hành chính thuần túy và đơn vị sự nghiệp có thu. Trong đó, các đơn vị hành chính thuần túy là các cơ quan công quyền trong bộ máy nhà nước (còn được gọi là các đơn vị quản lý hành chính nhà nước) được ngân sách cấp 100% kinh phí như: UBND quận, huyện.  Các đơn vị sự nghiệp có thu như sự nghiệp văn hóa, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp nghiên cứu khoa học…Nhóm đơn vị này bao gồm: đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí và Đơn vị tự đảm bảo 100% kinh phí. 8
  • 9. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP  Phân loại theo phân cấp quản lý tài chính  Đơn vị HCSN được tổ chức theo hệ thống dọc tương ứng với từng cấp ngân sách nhằm phù hợp với công tác chấp hành ngân sách cấp đó. Cụ thể đơn vị HCSN được chia thành 3 cấp:  Đơn vị dự toán cấp I: Là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân giao. Đơn vị dự toán cấp I thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới trực thuộc. 9
  • 10. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP  Phân loại theo phân cấp quản lý tài chính  Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp III (trường hợp được ủy quyền).  Đơn vị dự toán cấp III: Là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách. Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán theo quy định. 10
  • 11. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP  Phân loại theo lĩnh vực hoạt động, các đơn vị sự nghiệp được phân thành:  Các đơn vị sự nghiêp giáo dục gồm: Các trường học công lập từ mầm non đến đại học.  Các đơn vị sự nghiệp y tế bao gồm: Các bệnh viện, các cơ sở khám, chữa bệnh, các trung tâm y tế dự phòng (không bao gồm các bệnh viện tư). 11
  • 12. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP  Phân loại theo lĩnh vực hoạt động, các đơn vị sự nghiệp được phân thành:  Các đơn vị sự nghiệp văn hoá, thể thao  Các đơn vị sự nghiệp kinh tế bao gồm các đơn vị sự nghiệp hoạt động hỗ trợ cho sự nghiệp phát triển kinh tế như các viện nghiên cứu kinh tế, các trung tâm nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi.... 12
  • 13. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP  Phân loại theo cấp ngân sách:  Đơn vị dự toán cấp Trung ương: Sử dụng nguồn ngân sách cấp Trung ương;  Đơn vị dự toán cấp Tỉnh: Sử dụng nguồn ngân sách cấp Tỉnh;  Đơn vị dự toán cấp Huyện: Sử dụng nguồn ngân sách cấp Huyện. 13
  • 14. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP o Đơn vị được NSNN đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên o Đơn vị được NSNN đảm bảo một phần chi thường xuyên o Đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên o Đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư 14
  • 15. QUẢN LÍ TÀI CHÍNH  Lập dự toán thu, chi NSNN  Tổ chức chấp hành dự toán thu, chi  Quản lý sử dụng tài sản được NN giao  Chấp hành chế độ kế toán, thống kê  Lập báo cáo quyết toán thu, chi (quý, năm) 15
  • 16. QUẢN LÍ TÀI CHÍNH  Nguồn kinh phí của các đơn vị HCSN Kinh phí do NSNN cấp Thu SN và thu khác 1. KP bảo đảm HĐTX theo dự toán 2. KP thực hiện nhiệm vụ KHCN 3. KP chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBVC 4. KP thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia 5. KP thực hiện đơn đặt hàng của NN 6. KP thực hiện nhiệm vụ đột xuất 7. KP tinh giản biên chế 8. Vốn đầu tư XDCB, mua MMTB 9. Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài 10. Kinh phí khác 1. Phần được để lại từ số thu phi, lệ phí thuộc NSNN 2. Thu từ hoạt động dịch vụ 3. Thu SN khác 4. Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi ngân hàng 5. Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu 6. Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị 7. Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
  • 17. QUẢN LÍ TÀI CHÍNH  Phương thức Thu đủ, chi đủ  Phương thức Thu, chi chênh lệch  Phương thức quản lý theo định mức  Phương thức giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm 17
  • 18. HỆ THỐNG KẾ TOÁN HCSN 1.2.1 Khái quát chung về hệ thống kế toán HCSN 1.2.2 Hệ thống kế toán HCSN hiện hành
  • 19. chung về hệ thống kế toán HCSN 1.2.1.1 Phạm vi áp dụng và chức năng 1.2.1.2 Đối tượng của kế toán HCSN 1.2.1.3 Cơ sở kế toán 1.2.1.4 Các giả định và nguyên tắc kế toán
  • 20. áp dụng  Chế độ kế toán HCSN ban hành theo thông tư số 107/2017/TT-BTC áp dụng cho các loại đơn vị sau:  Các cơ quan nhà nước;  Các đơn vị sự nghiệp công lập;  Các tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước.  Trừ các đơn vị: sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành 20
  • 21. trong đơn vị hành chính – sự nghiệp là một bộ phận cấu thành hệ thống Kế toán Nhà nước, có chức năng: o Thông tin và kiểm tra về tình hình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán kinh phí o Thông tin và kiểm tra về tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư, tài sản công o Thông tin và kiểm tra tình hình chấp hành các dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định tại các đơn vị HCSN 1.2.1.1 Phạm vi áp dụng và chức năng
  • 22. vật tư và tài sản cố định • (2/6) Nguồn kinh phí, quỹ • (3/6) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán • (4/6) Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động • (5/6) Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước • (6/6) Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán • Nợ và xử lý nợ công • Tài sản công • .... 22 1.2.1.2 ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN HC,SN
  • 23. kế toán  Cơ sở dồn tích: nhằm mục đích lập báo cáo tài chính của các đơn vị của Nhà nước. Phân biệt thời điểm ghi nhận thu nhập, chi phí với thời điểm thu, chi tiền.  Cơ sở tiền: nhằm mục đích lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước. Ghi nhận Thu, Chi NSNN theo thời điểm thu, chi tiền. 23
  • 24. đặc thù: phù hợp với từng cấp dự toán, quy mô hoạt động và khối lượng nghiệp vụ phát sinh  Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả  Nguyên tắc bất kiêm nhiệm 24 1.2.1.4 CÁC GIẢ ĐỊNH VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
  • 25. Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng  NHẤT QUÁN: Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm 1.2.1.4 CÁC GIẢ ĐỊNH VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 25
  • 26. Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh  CÔNG KHAI: Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định  Ghi nhận doanh thu: Doanh thu phải được xác định bằng giá trị lợi ích kinh tế đơn vị nhận được hoặc sẽ nhận được khi bán hàng, cung cấp dịch vụ. 1.2.1.4 CÁC GIẢ ĐỊNH VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 26
  • 27. Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán  Trọng yếu: Theo nguyên tắc này, việc ghi chép và trình bày tách biệt một nghiệp vụ hoặc một đối tượng nếu chúng là trọng yếu. 1.2.1.4 CÁC GIẢ ĐỊNH VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 27
  • 28. tổ chức bộ máy kế toán 1.2.2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán - Tổ chức chứng từ kế toán - Tổ chức tài khoản kế toán - Tổ chức sổ sách kế toán - Chế độ báo cáo quyết toán ngân sách và báo cáo tài chính 28 1.2.2 HỆ THỐNG KẾ TOÁN HCSN
  • 29. tổ chức bộ máy kế toán  Tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị HCSN là tổ chức sử dụng nhân sự để thực hiện công tác kế toán trong đơn vị HCSN. Nội dung tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị HCSN bao gồm các nội dung sau:  Xác định số lượng lao động kế toán;  Phân công, phân nhiệm để thực hiện các phần hành kế toán; 29 1.2.2 HỆ THỐNG KẾ TOÁN HCSN
  • 30. tổ chức bộ máy kế toán  Xác lập mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán cũng như với các bộ phận khác có liên quan trong đơn vị để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho những người sử dụng;  Xây dựng kế hoạch công tác, quy trình làm việc của bộ phận kế toán nhằm đảm bảo quy định của nhà nước và các tổ chức nghề nghiệp; 30 1.2.2 HỆ THỐNG KẾ TOÁN HCSN
  • 31. tổ chức bộ máy kế toán  Tùy theo quy mô của đơn vị HCSN mà đơn vị có thể được tổ chức theo một trong các mô hình sau:  Mô hình kế toán tập trung  Mô hình kế toán phân tán  Mô hình kế toán hỗn hợp 31 1.2.2 HỆ THỐNG KẾ TOÁN HCSN
  • 32. tổ chức công tác kế toán  Hệ thống chứng từ kế toán  Hệ thống tài khoản kế toán  Hệ thống sổ kế toán  Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán 32 1.2.2 HỆ THỐNG KẾ TOÁN HCSN
  • 33. tổ chức công tác kế toán  Chế độ chứng từ kế toán  Cơ sở pháp lí của chế độ chứng từ kế toán:  Luật kế toán và các Nghị định hướng dẫn thi hành  Thông tư 107/2017/TT-BTC  Các văn bản pháp quy khác 33
  • 34. tổ chức công tác kế toán  Chế độ chứng từ kế toán  Biểu mẫu chứng từ kế toán:  Chứng từ theo biểu mẫu bắt buộc (theo TT107):  Chứng từ không bắt buộc: đơn vị tự thiết kế biểu mẫu đáp ứng quy định của Luật kế toán  Chế độ lập, luân chuyển, bảo quản, lưu trữ chứng từ kế toán thực hiện theo Luật Kế toán STT TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU 1 Phiếu thu C40-BB 2 Phiếu chi C41-BB 3 Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng C43-BB 4 Biên lai thu tiền C45-BB 34
  • 35. tổ chức công tác kế toán  Chế độ tài khoản kế toán:  Các tài khoản trong bảng (loại 1 đến loại 9):  Chức năng: ghi nhận, xử lí thông tin về tình hình tài chính, phục vụ lập báo cáo  Đặc điểm: ghi kép  Nội dung phản ánh: tài sản, công nợ, nguồn, doanh thu, chi phí, thặng dư, thâm hụt  Áp dụng: tất cả các đơn vị  Các tài khoản ngoài bảng (loại 0):  Chức năng: theo dõi các khoản kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nước.  Đặc điểm: ghi đơn 35
  • 36. tổ chức công tác kế toán  Chế độ tài khoản kế toán:  Nguyên tắc vận dụng hệ thống tài khoản:  Xây dựng hệ thống tài khoản của đơn vị trên cơ sở lựa chọn từ hệ thống TKKT ban hành theo TT107.  Bổ sung tài khoản:  Bổ sung tài khoản chi tiết cho các tài khoản đã có trong danh mục TKKT theo TT107: đơn vị tự quyết định  Bổ sung các tài khoản ngang cấp với các tài khoản đã có trong danh mục: phải có sự chấp thuận bằng văn bản của BTC trước khi áp dụng. 36
  • 37. tổ chức công tác kế toán  Chế độ sổ sách kế toán  Quy định về các loại và biểu mẫu sổ kế toán:  Sổ kế toán chi tiết  Sổ kế toán tổng hợp:  Nhật kí: theo dõi các nghiệp vụ theo trình tự thời gian  Sổ cái: theo dõi nghiệp vụ theo nội dung kinh tế, tài khoản  Sổ theo dõi riêng theo mục lục NSNN: đối với các đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN cấp, kinh phí viện trợ, vay nợ nước ngoài, nguồn kinh phí được khấu trừ, để lại (mục đích lập báo cáo quyết toán)  Đơn vị được phép bổ sung chỉ tiêu trên sổ chi tiết 37
  • 38. tổ chức công tác kế toán  Chế độ sổ sách kế toán  Quy định về hình thức sổ kế toán:  Hình thức Nhật kí chung  Hình thức Nhật kí – Sổ cái  Hình thức Chứng từ ghi sổ 38
  • 39. tổ chức công tác kế toán  Chế độ sổ sách kế toán  Quy định về hình thức sổ kế toán:  Hình thức Nhật kí chung 39
  • 40. tổ chức công tác kế toán  Chế độ sổ sách kế toán  Quy định về hình thức sổ kế toán:  Hình thức Nhật kí – Sổ cái 40
  • 41. tổ chức công tác kế toán  Chế độ sổ sách kế toán  Quy định về hình thức sổ kế toán:  Hình thức Chứng từ ghi sổ 41
  • 42. tổ chức công tác kế toán  Chế độ báo cáo tài chính:  Mục đích của BCTC đơn vị HCSN:  Cung cấp thông tin về: tình hình tài chính, kết quả hđ tài chính, luồng tiền của đơn vị làm cơ sở cho các đối tượng sử dụng ra quyết định về các hđ tài chính, ngân sách của đơn vị.  Tăng tính minh bạch trong báo cáo về tình hình sử dụng ngân sách, nguồn lực  Cung cấp thông tin đầy đủ về tình hình tài chính và NSNN trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.  Phục vụ hợp nhất báo cáo tài chính của cấp trên, ngành. 42
  • 43. tổ chức công tác kế toán  Chế độ báo cáo tài chính:  Quy định về BCTC đơn vị HCSN:  Kì báo cáo: theo Luật Kế toán, Luật Ngân sách, các văn bản pháp quy khác: bắt buộc vào cuối năm tài chính  Thời hạn nộp: 90 ngày kể từ ngày kết thúc kì kế toán năm  Biểu mẫu báo cáo:  Dạng đầy đủ: tất cả các đơn vị HCSN  Dạng đơn giản: một số cơ quan nhà nước và đơn vị SN công lập thoả mãn điều kiện  Thực hiện loại trừ: đối với các đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp, phải loại trừ các giao dịch nội bộ 43
  • 44. tổ chức công tác kế toán  Chế độ báo cáo tài chính:  Danh mục BCTC đơn vị HCSN STT Ký hiệu biểu Tên biểu báo cáo Kỳ hạn lập báo cáo Nơi nhận Cơ quan Tài chính (1) Cơ quan Thuế (2) Cơ quan cấp trên (1) 1 2 3 4 5 6 7 I. Mẫu báo cáo tài chính đầy đủ 1 B01/BCTC Báo cáo tình hình tài chính Năm x x x 2 B02/BCTC Báo cáo kết quả hoạt động Năm x x x 3 B03a/BCTC Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp trực tiếp) Năm x x x 4 B03b/BCTC Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp gián tiếp) Năm x x x 5 B04/BCTC Thuyết minh báo cáo tài chính Năm x x x II Mẫu báo cáo tài chính đơn giản 6 B05/BCTC Báo cáo tài chính Năm x x x 44
  • 45. tổ chức công tác kế toán  Chế độ báo cáo tài chính:  Quy trình lập báo cáo tài chính nhà nước:  Tiếp nhận, kiểm tra báo cáo cung cấp thông tin  Thực hiện hợp cộng các chỉ tiêu  Loại trừ các giao dịch nội bộ  Tổng hợp, lập BCTCNN theo quy định 45
  • 46. tổ chức công tác kế toán  Chế độ báo cáo tài chính:  Các giao dịch nội bộ được loại trừ:  Giao dịch giữa các cơ quan, đơn vị thuộc ĐVDT cấp 1 này với các cơ quan đơn vị thuộc ĐVDT cấp 1 khác;  Giao dịch giữa các cấp ngân sách  Các khoản phải thu, phải trả nội bộ  Bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho NS cấp dưới  Cho vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ (UBND tỉnh vay)  NSNN cấp kinh phí HĐ, KP chương trình, dự án, KP thực hiện đơn đặt hàng, KP ĐT XDCB 46
  • 47. tổ chức công tác kế toán  Chế độ báo cáo quyết toán:  Mục đích:  Tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước của đơn vị hành chính, sự nghiệp, được trình bày chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước  Cung cấp thông tin phục vụ việc đánh giá tình hình tuân thủ, chấp hành quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các cơ chế tài chính khác mà đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện  Cung cấp thông tin phục vụ kiểm tra, đánh giá, giám sát và điều hành hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị 47
  • 48. tổ chức công tác kế toán  Chế độ báo cáo quyết toán:  Đối tượng lập báo cáo quyết toán:  Các đơn vị HCSN có sử dụng NSNN lập báo cáo quyết toán với phần kinh phí do NN cấp  Đơn vị HCSN phát sinh các khoản thu, chi từ các nguồn khác nếu có quy định phải quyết toán như đối với NSNN thì phải lập báo cáo quyết toán đối với các nguồn này. 48
  • 49. tổ chức công tác kế toán  Chế độ báo cáo quyết toán:  Kì lập báo cáo quyết toán:  Kì kế toán năm  Số liệu lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm là số liệu thu, chi thuộc năm ngân sách của đơn vị hành chính, sự nghiệp, được tính đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước (ngày 31/01 năm sau) theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.  Số liệu lập báo cáo quyết toán là số thu, chi thuộc nguồn khác của đơn vị hành chính, sự nghiệp, được tính đến ngày kết thúc kỳ kế toán năm (ngày 31/12). 49
  • 50. tổ chức công tác kế toán  Chế độ báo cáo quyết toán:  Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo quyết toán:  - Đối với báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước:  + Số quyết toán ngân sách nhà nước bao gồm số kinh phí đơn vị đã nhận và sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp trong năm, bao gồm cả số liệu phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.  + Số liệu quyết toán ngân sách nhà nước của đơn vị phải được đối chiếu, có xác nhận của Kho bạc nhà nước nơi giao dịch.  + Số quyết toán chi ngân sách nhà nước là số đã thực chi, có đầy đủ hồ sơ chứng từ, riêng khoản chi thuộc nguồn phải ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước thì chỉ quyết toán khi đã có thủ tục xác nhận ghi thu - ghi chi vào ngân sách nhà nước của cơ quan có thẩm quyền.  - Đối với báo cáo quyết toán nguồn khác:  Số liệu quyết toán bao gồm số thu, chi từ nguồn khác không thuộc ngân sách nhà nước mà đơn vị đã thực hiện từ đầu năm đến hết ngày 31/12 hàng năm 50
  • 51. tổ chức công tác kế toán  Chế độ báo cáo quyết toán:  Danh mục báo cáo quyết toán: STT Ký hiệu biểu Tên biểu báo cáo Kỳ hạn lập báo cáo Nơi nhận Cơ quan Tài chính (1) Cơ quan cấp trên (2) 1 2 3 4 5 6 1 B01/BCQT Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động Năm x x 2 F01-01/BCQT Báo cáo chi tiết chi từ nguồn NSNN và nguồn phí được khấu trừ, để lại Năm x x 3 F01-02/BCQT Báo cáo chi tiết kinh phí chương trình, dự án Năm x x 4 B02/BCQT Báo cáo thực hiện xử lý kiến nghị của kiểm toán, thanh tra, tài chính Năm x x 5 B03/BCQT Thuyết minh báo cáo quyết toán Năm x x 51
  • 52. tổ chức công tác kế toán  Chế độ báo cáo quyết toán: Tiêu thức phân biệt BÁO CÁO TÀI CHÍNH BÁO CÁO QUYẾT TOÁN Khái niệm Hệ thống báo cáo lập sau mỗi kì kế toán Hệ thống báo cáo lập sau kì kế toán năm, đã được chỉnh lí Nguồn số liệu Số dư, số phát sinh của các tài khoản liên quan - Số dư, số phát sinh của các tài khoản liên quan - Các quyết định chỉnh lí báo cáo Kỳ hạn lập báo cáo Định kỳ: tháng – quý – năm Cuối kì kế toán năm, kết thúc dự án, chương trình, đề tài Nguyên tắc lập báo cáo Tuân thủ nguyên tắc chung Tuân thủ nguyên tắc chung Phương pháp lập Không được điều chỉnh số liệu kể từ khi khoá sổ lập báo cáo Được điều chỉnh trong thời gian cho phép 52