Bài hát Nhà của tôi nhịp bảo nhiều

1. Mục đích

* Kiến thức:

 - Trẻ hát thuộc bài hát và hiểu nội dung bài hát “ Nhà của tôi” nhạc và lời Thu Hiền

 - Trẻ biết tên bài nghe hát “ Cho con”- st Phạm Trọng Cầu , hiểu được nội dung bài hát nói về tình cảm yêu mến mà bố mẹ dành cho con.

* Kỹ năng:

 - Trẻ hát nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát “Nhà của tôi”

 - Hát chính xác giai điệu, lời ca, thể hiện sắc thái vui tươi của bài hát “Nhà của tôi”.

 - Trẻ chú ý lắng nghe cô hát trọn vẹn bài hát “Cho con”,cảm nhận được giai điệu thiết tha, tình cảm của bài hát.

 - Rèn luyện phản xạ về tiết tấu qua trò chơi, qua đó phát triển thính giác cho trẻ

* Thái độ:

 - Trẻ hứng thú nghe cô hát, mạnh dạn tự tin và hào hứng tham gia vào hoạt động âm nhạc.

 - Dạy trẻ biết chăm sóc, yêu quý ngôi nhà của mình.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Gia đình – ngày 20 / 11 - Đề tài: Âm nhạc: dạy hát: nhà của tôi, nghe hát: Cho con trò chơi: Ai nhanh nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH – NGÀY 20/11 CHỦ ĐỀ NHÁNH : NHU CẦU GIA ĐÌNH LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ ĐỀ TÀI : Âm nhạc: Dạy hát: Nhà của tôi. Nghe hát: Cho con Trò chơi: Ai nhanh nhất Đối tượng : Trẻ 4- 5 tuổi Thời gian: 25- 30 phút Người soạn và dạy: Nguyễn Thị Chuẩn Địa điểm : Trường Đại học văn hóa- thể thao và du lịch Thanh Hóa 1. Mục đích * Kiến thức: - Trẻ hát thuộc bài hát và hiểu nội dung bài hát “ Nhà của tôi” nhạc và lời Thu Hiền - Trẻ biết tên bài nghe hát “ Cho con”- st Phạm Trọng Cầu , hiểu được nội dung bài hát nói về tình cảm yêu mến mà bố mẹ dành cho con. * Kỹ năng: - Trẻ hát nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát “Nhà của tôi” - Hát chính xác giai điệu, lời ca, thể hiện sắc thái vui tươi của bài hát “Nhà của tôi”. - Trẻ chú ý lắng nghe cô hát trọn vẹn bài hát “Cho con”,cảm nhận được giai điệu thiết tha, tình cảm của bài hát. - Rèn luyện phản xạ về tiết tấu qua trò chơi, qua đó phát triển thính giác cho trẻ * Thái độ: - Trẻ hứng thú nghe cô hát, mạnh dạn tự tin và hào hứng tham gia vào hoạt động âm nhạc. - Dạy trẻ biết chăm sóc, yêu quý ngôi nhà của mình. 2.Chuẩn bị. - Địa điểm tổ chức : Trong lớp học - Đồ dùng của cô: + Giáo án, giáo án điện tử + Nhạc bài hát “Nhà của tôi’’, “Cho con” + Vòng để trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh nhất” + Máy tính, ti vi,clíp bài hát “Cho con” do ca sĩ hát. - Một số dụng cụ âm nhạc: Phách, xắc xô 3. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động 1: Ổn định tổ chức Cô xin chào tất cả các con!các con ơi các con hãy lại gần đây với cô nào. Cô xin giới thiệu với các con cô là cô chuẩn đến từ trường mầm non Thạch Bình. Hôm nay đến thăm lớp mình cô thấy bạn nào cũng ngoan,bạn nào cũng xinh đẹp,vì vậy cô có một món quà tặng cho cả lớp,để biết đó là gì các con hãy chú ý nhìn lên màn hình nhé! - Hình ảnh gì đây các con? -Ngôi nhà này là nhà mấy tầng? - Xung quanh ngôi nhà có gi? - Ngôi nhà là nơi để làm gi? Ngôi nhà này rất là sạch sẽ, bởi vì bạn bé sống ở ngôi nhà này rất chăm chỉ giúp bà quét dọn nhà cửa, bố bạn ấy lại còn trồng nhiều cây xanh để môi trường sống của gia đình luôn trong lành nữa.Các con ạ mỗi người đều có một ngôi nhà của riêng mình,đó là nơi gia đình xum họp để quây quần bên nhau, có một bài hát rất hay nói về ngôi nhà, để biết đó là bài hát nào, cô mời các con hãy đọc bài thơ “Em yêu nhà em’’và nhẹ nhàng đi về chỗ. *Hoạt động 2: Nội dung - Các con vừa đọc xong bài thơ gì? - Các con có yêu ngôi nhà của mình không? - Vậy thì hôm nay các con hãy hát thật hay bài hát “Nhà của tôi” do cô Thu Hiền sáng tác nhé! + Dạy hát: Nhà của tôi.(NDTT) - Cô hát mẫu + Lần 1:Cô hát không có nhạc Cô chuẩn vừa hát bài hát “Nhà của tôi”của nhạc sĩ Thu Hiền + Lần 2:Cô hát cùng nhạc - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? - Bài hát nói về điều gì? Bài hát nói về một ngôi nhà, ngôi nhà đó rất gần gũi yêu thương, với tình yêu thương của tất cả các thành viên trong gia đình dành cho nhau và chúng ta rất yêu mến ,tự hào về ngôi nhà đó. - Các con hãy hát cùng cô bài hát này - Cô dạy trẻ hát + Lần 1: Cô cho trẻ hát cùng cô 3 lần, cô cho trẻ hát cùng nhạc đệm. - Trong khi trẻ hát cô lắng nghe sửa sai cho trẻ nếu có * Cách sửa: +Nếu trẻ hát sai về giai điệu: Cô hát mẫu trọn vẹn câu hát đó rồi cho trẻ hát trọn vẹn đến hết bài. + Nếu trẻ hát sai lời ca : cô có thể hát lại lời kết hợp hát mẫu rồi bắt lại cho trẻ hát lại câu hát sai đến hết bài. -Mời 3 tổ hát lần lượt có nhạc đệm - Sau đây cô xin giới thiệu ban nhạc “Những người bạn”nào, ai có thể lên đây biểu diễn cho cô và các bạn xem nào!(2 nhóm) - Cô mời 1 bạn nam – 1 bạn nữ hát - Mời trẻ lên biểu diễn *Hát nâng cao - Cho trẻ hát đối đáp - Để bài hát hay hơn các con có thể hát kết hợp sử dụng dụng cụ âm nhạc nữa(cô cho trẻ đi lấy dụng cụ âm nhạc. - Cho trẻ hát +kết hợp dụng cụ âm nhạc - Cả lớp hát thể hiện động tác theo ý thích - Cô thâý lớp mình hôm nay bạn nào hát cũng hay và cả lớp đều xứng đáng được nhận một tràng pháo tay thật to. Qua bài hát “Nhà của tôi”các con cần phải biết yêu quý ngôi nhà của gia đình mình.Thường xuyên giúp bà, giúp mẹ chăm sóc cho ngôi nhà của mình ngày càng khang trang và sạch đẹp.Và một điều quan trọng mà các con cần nhớ là khi bố mẹ đi vắng,ở nhà một mình thì các nhớ là không được tiếp xúc và nhận quà của người lạ các con nhớ chưa. *Nghe hát:“Cho con”st PhạmTrọng Cầu (NDKH) Vừa rồi cô thấy lớp mình hát rất là hay nên cô cũng muốn trổ tài ca hát với lớp mình, và cô đã quyết định chọn một bài hát đó là bài “Cho con’’ do chú Phạm Trọng Cầu sáng tác, xin mời các con cùng thưởng thức ! - Cô hát lần 1: Thể hiện nét mặt cử chỉ Hỏi trẻ : Cô vừa hát bài gì? sáng tác của ai? - Cô hát lần 2 kết hợp điệu bộ : Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát. Bài hát “Cho con’’ nói về tình cảm yêu thương mà bố mẹ dành cho các con, bố mẹ luôn luôn là người chăm lo cho các con từng miếng ăn giấc ngủ,luôn che chở bảo vệ cho các con, vì vậy chúng mình nhớ phải chăm ngoan học giỏi và nghe lời ông bà, bố mẹ để bố mẹ không buồn lòng. - Lần hát lần 3: Kết hợp múa minh họa bài hát cho trẻ hưởng ứng cùng cô. + Bài hát nói về ai? + Các con có yêu bố mẹ không? + Các con sẽ làm gì để bố mẹ vui? Đúng rồi!Bố mẹ là người sinh ra chúng ta ngày ngày chăm sóc, nuôi dưỡng, che chở, bảo vệ chúng ta, không quản ngại khó khăn vất vả để chúng ta ngày càng lớn khôn,Vì vậy các con phải luôn chăm ngoan học giỏi, nghe lời ông bà bố mẹ.Đó là thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ. Vừa rồi các con đã hát rất là giỏi nên cô quyết định thưởng cho lớp chúng mình một trò chơi. * Trò chơi: Ai nhanh nhất - Cách chơi: Cô chuẩn bị những chiếc vòng xinh xắn,chúng mình vừa đi vừa hát những bài hát trong chủ đề gia đình.Khi nghe hiệu lệnh “Tìm vòng”,các con phải nhanh chân chạy vào vòng. - Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được chạy vào một vòng ai không tìm đươc vòng cho mình phải nhảy lò cò một vòng xung quanh lớp. Cô phổ biến trò chơi, nêu cách chơi luật chơi sau đó tổ chức cho trẻ chơi - Cho trẻ chơi 3-4 lần - Cô động viên, tuyên dương trẻ sau mỗi lần chơi. Hoạt động 3: Kết thúc: Cô khen ngợi trẻ, giáo dục trẻ biết kính trọng ông bà bố mẹ, biết giữ gìn ngôi nhà luôn sạch sẽ. Hôm nay cô thấy các con hát rất hay, chơi rất ngoan, nên cô quyết định thưởng cho lớp mình một chuyến du lịch đi ra sân trường để tham quan những ngôi nhà xung quanh trường nhé ! - Cô cho trẻ hát “Nhà của tôi” và ra chơi - Trẻ vỗ tay - Trẻ xúm xít lại gần cô - Ngôi nhà ạ - 2 tầng -có nhiều cây xanh. - Là nơi để gia đình ở và xum họp bên nhau - Trẻ đọc thơ + đi về chỗ ngồi -Bài thơ “Em yêu nhà em” - có ạ - Trẻ lắng nghe cô hát - Trẻ lắng nghe cô hát - Bài hát “Nhà của tôi” - Bài hát nói về ngôi nhà - Trẻ lắng nghe cô nói nội dung bài hát - Trẻ hát cùng cô - Cả lớp hát 3 lần - Cả lớp hát cùng cô - Tổ hát - Nhóm hát - Đôi nam- nữ hát - Cá nhân trẻ hát - Từng tổ hát đối đáp - Trẻ hát + đi lấy dụng cụ âm nhạc. - Trẻ hát với dụng cụ âm nhạc 1lần - Trẻ hát vận động minh họa theo nhịp điệu bài hát. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe -Trẻ nghe cô hát -Trẻ hát và hưởng ứng cùng cô - Nói về bố mẹ - Có ạ - Chăm ngoan học giỏi - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ lắng nghe cô nói -Trẻ lắng nghe cô phổ biến luật chơi,cách chơi - Trẻ chơi trò chơi -Trẻ hát + đi ra ngoài chơi

File đính kèm:

  • Bài hát Nhà của tôi nhịp bảo nhiều
    am nhac 4_12169248.doc

* Ổn định lớp: Gọi trẻ lại gần.

- “Nhắn tin, nhắn tin” Hôm nay trường mầm non Tân Lợi có tổ chức hội thi “ Giọng hát việt nhí” các con có muốn đến tham dự không? Nào chúng ta cùng đến tham dự hội thi nào!

Xin chào mừng các thí sinh về tham dự hội thi “ Giọng hát việt nhí” ngày hôm nay. Đến với hội thi hôm nay có 3 gia đình và tôi Phương Thảo dẫn chương trình. Thành phần không thể thiếu trong cuộc thi ngày hôm nay tôi xin giới thiếu chính là các vị giám khảo yêu mến của chúng ta ………..

Đến với hội thi hôm nay 3 gia đình phải trải qua 3 phần thi đó là:

+ Phần 1: Chung sức thi tài

+ Phần 2: Giao lưu cùng khán giả

+ Phần 3: Trò chơi âm nhạc “ Ô cửa bí mật”. Các gia đình đã sẵn sàng chưa?

* Hoạt động 1: Dạy hát “ Nhà của tôi”

Phần thi thứ nhất: Chung sức thi tài

- Sau đây xin mời các gia đình cùng nghe một đoạn nhạc và đoán xem đoạn nhạc đó là bài gì? Do ai sáng tác?( cô bật nhạc bài “ Nhà của tôi”)

Chính xác đó là bài hát “ Nhà của tôi” do nhạc sĩ Thu Hiền sáng tác. Và sau đây phần thi thứ nhất các đội phải cùng nhau thể hiện ca khúc “ Nhà của tôi” do nhạc sĩ Thu Hiền sáng tác!

- Cô thể hiện hiện bài hát

+ Cô vừa thể hiện bài hát gì? Do ai sáng tác?

- Cô và trẻ cùng thể hiện bài hát.

- Cô mời các gia đình hát.

- Cô mời nhóm bạn trai, nhóm bạn gái lên hát.

- Cô mời cá nhân trẻ lên hát

- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.

- Mời các bạn ở 3 đội trong ban nhạc Đồ Rê Mí lên thể hiện bài hát.

- Cho cả lớp lên hát thể hiện theo dàn hợp xướng khi cô đánh nhịp lên cao thì các con hát to, khi cô đánh nhịp ngang tầm trước mặt thì các con hát vừa, khi tay cô đánh nhịp xuống thấp thì các con hát bé.

- Giáo dục: Các con phải biết giữ gìn bảo vệ ngôi nhà của mình luôn sạch đẹp và phải biết yêu thương gia đình mình.

* Qua phần thi thứ nhất cô xin công bố kết quả tất cả các gia đình của chúng ta đều giành chiến thắng.
* Hoạt động 2: Nghe hát: “ Ba ngọn nến lung linh”

Xin mời các gia đình bước vào phần thứ 2: Giao lưu cùng khán giả

- Các gia đình hát rất hay. Sau đây ban tổ chức quyết định tặng các gia đình một bài nói về tình cảm gia đình rất hay. Đó là bài “ Ba ngọn nến lung linh” Nhạc và lời của nhạc sĩ Phương Thảo- Ngọc Lễ xin mời các gia đình cùng lắng nghe.

- Cô hát lần 1: Có nhạc

+ Các gia đình vừa được nghe bài hát gì?

+ Giai điệu của bài hát như thế nào ạ?

- Lần 2: Cho trẻ xem video ca sĩ hát và đứng lên đu đưa theo giai điệu.

* Trong phần thi thứ hai này, các thí sinh của chúng ta đã rất tích cực hưởng ứng cùng ca sĩ và trả lời câu hỏi của ban tổ chức rất chính xác nên tôi xin tuyên bố tất cả các gia đình đều giành chiến thắng.

* Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc: “Ô cửa bí mật”

* Bây giờ các gia đình cùng bước vào phần thi thứ 3 đó là phần thi “Trò chơi âm nhạc” có tên “ Ô cửa bí mật”.

- Để hoàn thành tốt phần thi này các gia đình hãy chú ý lắng nghe cô phổ biến luật chơi, cách chơi nhé!

- Cô cho 3 gia đình ngồi thành 3 nhóm, mỗi gia đình cử 1 bạn làm đội trưởng cầm một chiếc xắc xô.

- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi.

Trên màn hình có một ngôi nhà có rất nhiều ô cửa. Sau mỗi ô cửa có một hình ảnh nói về nội dung của một bài hát nào đó, nhiệm vụ của các đội là sẽ cùng nhau thống nhất chọn ô cửa số mấy sau khi hình ảnh xuất hiện các đội phải suy nghĩ thật nhanh xem có bài hát nào liên quan đến hình ảnh đó đội nào lắc xắc xô nhanh nhất sẽ được quyền trả lời sau đó phải đứng lên hát được đúng bài hát đó. Nếu đội bạn trả lời sai thì hai đội còn lại tiếp tục được quyền lắc xắc xô để trả lời ô cửa đó. Mỗi lần trả lời đúng, sẽ được thưởng một thẻ hoa. Kết thúc trò chơi đội nào dành được nhiều thẻ hoa hơn sẽ là đội chiến thắng.

- Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần.

- Kết thúc: Cô nhận xét khen trẻ và mời ban giám khảo lên tặng quà cho các đội rồi về lớp.

- Tin gì- tin gì

- Trẻ đi về chỗ

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ vỗ tay

- Sẵn sàng

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ đoán

- Trẻ lắng nghe và hưởng ứng

- Bài Nhà của tôi- Thu Hiền

- Trẻ hát

- Trẻ chọn dụng cụ âm nhạc và hát

- Trẻ chọn dụng cụ âm nhạc và biểu diễn

- Trẻ hát theo hiệu lệnh của cô

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ vỗ tay

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe cô hát

- Ba ngọn nến lung linh

- Nhẹ nhàng, tình cảm

- Trẻ xem và đu đưa theo giai điệu

- Trẻ vỗ tay

- Trẻ vỗ tay

- Trẻ tạo thành 3 nhóm

- Trẻ lắng nghe cô phổ biến luật chơi, cách chơi.

- Trẻ chơi

- Trẻ nhận quà, vỗ tay