Bài học về câu chuyện Cô be Lọ Lem

Câu truyện Cô bé Lọ Lem là một truyện cổ tích quen thuộc và quá đỗi bình thường khi ta nghe ai đó nhắc đến. Thế nhưng có bao giờ bạn nghĩ đến những giá trị giáo dục to lớn ẩn trong một câu truyện khá là ngắn gọn như vậy chưa? Hay các bạn vẫn luôn đọc câu truyện đó và kể cho trẻ nghe mà không hề nghĩ đến giá trị giáo dục của câu truyện. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về 5 bài học lớn trong cuộc sống mà không chỉ trẻ em,  chính người lớn cũng cần phải học. 

Câu truyện Cô bé Lọ Lem. [Nguồn internet]

1, Có ý thức về thời gian.

Có ý thức về thời gian, nói dễ hiểu có nghĩa là phải đúng giờ. Trong cuộc sống ngày nay với nhịp sống bận rộn và nhiều việc chi phối nên hiên tượng giờ dây thun hay trễ giờ là điều thường được bắt gặp. Đó là một hiện tượng xấu, không chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân khi làm rối loạn tiến độ công việc của mình mà nhiều khi còn gây ảnh hưởng đến tập thể. Việc đúng giờ còn giúp gây dựng uy tính, rèn luyện phẩm chất, tính tự chủ, và tạo nhiều cơ hội hơn cho cá nhân trong cuộc sống. Vì lý do đó, bài học về sự tôn trọng thời gian và dạy trẻ có ý thức về giờ giấc là vô cùng quan trọng.

Trong truyện “Cô bé Lọ Lem”, bà tiên đã dặn nhiều lần với cô bé là cô bé phải về nhà trước 12 giờ và không được về trễ. Trong 2 đêm đầu tiên Lọ Lem đã làm rất tốt nhưng đến đêm thứ 3 cô bé lại mải vui mà quên mất giờ về. Vì trễ giờ nên cô bé phải vội vã chạy  về trong hốt hoảng. Tất cả mọi thứ xe, váy, người hầu,  ngựa,…đều biến mất. Điều đó khiến cô bé gặp khó khăn và suýt không về nhà được. Đây là một chi tiết nổi bật của truyện mà phụ huynh có thể vận dụng vào việc dạy trẻ kết hợp với đọc truyện cho trẻ nghe giúp trẻ dễ tiếp thu.

Ý thức về thời gian. [Nguồn internet]

2, Có ý thức chỉnh chu về ngoại hình khi xuất hiện trước mặt người khác. 

Không cầm phải giải thích nhiều thì mỗi người chúng ta đều hiểu được việc chỉnh chu gọn gàng khi xuất hiện trước mọi người là hết sức quan trọng. Trong tất cả những mối quan hệ hầu như mọi đánh giá sẽ được thành lập thông qua việc xem xét bề ngoài và trang phục. Việc có một ngọai hình gọn gàng chỉnh chu sẽ giúp chúng ta gây dựng ấn tượng tốt với mọi người trong những buổi gặp mặt và khiến mộ việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra việc xuất hiện chỉnh chu là phép lịch sự tối thiểu khi ta muốn bày tỏ sự tôn trọng của bản thân đối với người khác.

Trong câu truyện “Cô bé Lọ Lem”, cô bé chỉ đi gặp hoàng tử khi được bà tiên ban cho váy áo đẹp và những món đồ cần thiết cho một buổi tiệc sang trọng. Và Lọ Lem cũng nhận lại được sự tôn trọng và tán thưởng của mọi người cùng với sự yêu thích của hoàng tử với trang phục phù hợp và xinh đẹp. Như thế, ta có thể dạy trẻ ý thức về việc chuẩn bị trang phục sạch sẽ chỉnh chu và phù hợp với công việc. Đây cũng là một bài học với cả người lớn, rằng việc lựa chọn trang phục để phù hợp với công việc không phải là một việc kém quan trọng. Một buổi gặp mặt quan trọng có thể kém vui nhiều với một bộ trang phục nhăn nheo, và một cơ hội trong cuộc sống cũng có thể vuột mất với sự cẩu thả về ngoại hình.

Cô bé Lọ Lem. [ nguồn internet]

3, Biết trân trọng những người xung quanh.

Trong câu truyện cổ tích này, chúng ta nhận thấy sự xuất hiện đầy xinh đẹp của Lọ Lem là sự chung tay giúp đỡ của mọi người xung quanh. Đó là bà tiên đã cho váy mới và giày xinh, là những người bạn như thạch sùng, chuột,… Trở thành ngựa và người đánh xe đưa cô đến buổi tiệc. Nàng Lọ Lem chắc chắn sẽ chẳng thể nào gặp được hoàng tử ở buổi tiệc sang trọng đó nếu không có váy mới, nếu không có những chú ngựa và người đánh xe đưa đi,… Và nếu không gặp được hoàng tử thì cô bé Lọ Lem sẽ sẽ chẳng thể hạnh phúc và trở thành công chúa như kết cục của câu truyện.

Mối quan hệ giữa bạn bè là sự sẻ chia lúc khó khăn, giúp đỡ khi cần, và chung vai đi qua gian khó. Một tình bạn bền vững chỉ có thể xây lên trên nền tẳng của sự trân trọng. Chỉ khi trân trọng mối quan hệ với người bạm đó chúng ta mới biết quan tâm chia sẻ,  mới biết yêu thương và cho đi những cảm xúc của mình. Tình bạn sẽ được xây dựng trên nền tảng đó và trong những lúc chúng ta không ngờ nhất sẽ đưa đến những điều kỳ diệu bất ngờ. Như hạnh phúc của cô bé Lọ Lem vậy, hạnh phúc ấy không chỉ là khi cô gặp được hoàng tử mà hạnh phúc ấy còn là những người bạn, người thân luôn quan tâm yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ cô. 

Trân trọng những người bạn. [Nguồn internet]

4, Nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ.

Trong cuộc sống chúng ta mỗi sự việc luôn được hình thành bởi nhiều lý đó là mỗi chúng ta sẽ có một cách nhìn khác nhau. Ở vị trí khác nhau thì góc độ nhìn nhận vấn đề sẽ có nhiều sự khác biệt. Chúng ta không nên nhìn nhận vấn đề ở góc nhìn phiến diện mà nên đặt mình vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để nhìn nhận vấn đề ở nhiều bình diện và có cái nhìn tổng quát hơn, chính xác hơn và lựa chọn cách cư sử đúng mực đối với vấn đề. Đây chính là điều mà ta có thể dạy trẻ thông qua câu truyện.

Chúng ta có thể khơi gợi trẻ tư duy theo cách nghĩ của các nhân vật trong truyện,  và đặt câu hỏi cho trẻ về việc người mẹ kế không cho Lọ Lem đi dự tiệc. Việc đó có đúng hay không? Tại sao vậy? Nếu là con thì con có cho Lọ Lem đi đến buổi tiệc hay không? Chúng ta cần cho trẻ hiểu rằng mâu thuẫn giữa người mẹ kế và cô bé Lọ Lem không phải là một điều hiển nhiên đã được mặc định sẵn mà trẻ phải hiểu rằng mẫu thuẫn giữa người mẹ kế và Lọ Lem xuất hiện vì người mẹ kế thương con gái mình, và sự xuất hiện của Lọ Lem có thể mang đến thiệt thòi và làm mất đi lợi ích của con gái bà ta.

Tất nhiên chúng ta sẽ hướng dẫn trẻ theo cách dễ hiểu hơn chứ không quanh co như vậy, vì tư duy của trẻ không thể lý giải theo cách của người lớn. Việc chúng ta cần làm là hướng dẫn trẻ bên cạnh việc ghét người mẹ kế vì đã hành hạ và không cho Lọ Lem đi dự tiệc, thì với tư cách là mẹ của hai người con gái của mình người mẹ kế còn làm vậy vì lợi ích của con gái mình. Đó là điều ta cần trẻ hiểu. Trẻ sẽ nhìn nhận vấn đề theo nhiều góc độ như vậy, và cảm xúc yêu hay ghét; tán thành hay phản đối là tùy ở trẻ. Như vậy trẻ sẽ dần học được cách suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề ở những góc độ khác nhau và lựa chọn cách đối mặt.

Nhân vật người mẹ kế và cách nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ. [Nguồn internet]

5, Biết đánh giá sự việc

Khả năng biết đánh giá sự việc là là một kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Khi tiếp súc với sự việc, trẻ cần đánh giá được việc đó là đúng hay sai, sai ở đâu, sai như thế nào và có được đánh giá, nhận xét của bản thân.

Trong câu truyện “Cô bé Lọ Lem” chúng ta dễ dàng nhận thấy được một lỗi trong tình tiết truyện là chiếc giày thủy tinh của cô bé không bị biến mất khi chuông điểm qua 12 giờ mà vẫn còn nguyên vẹn trong suốt chuỗi ngày dài. Chúng ta có thể gợi mở cho trẻ, đặt câu hỏi để trẻ trả lới sau khi đọc xong câu truyện với ý đại khái rằng con có nhận thấy có chi tiết nào không phù hợp trong truyện không. Trong trường hợp trẻ không nhận ra chúng ta có thể gợi nhắc, hướng dẫn trẻ tìm ra câu trả lời. Việc này sẽ giúp trẻ hiểu rằng có thể sẽ có những lỗi sai trong những gì mà con nhìn thấy hoặc tiếp xúc, trẻ sẽ học được cách đánh giá các vấn đề mình gặp được và có lý giải riêng của bản thân.

Đồng thời, chúng ta có thể thông qua chi tiết này để dạy trẻ rằng một tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới cũng có thể có lỗi sai thì trong cuộc sống việc con phạm lỗi hay thất bại hoàn toàn không quan trọng. Chỉ cần con biết nhận lỗi và sửa chửa chúng đi, ngày càng hoàn thiện và tài giỏi hơn thì sai lầm chính là điều cần có.

Chiếc giày thủy tinh. [Nguồn internet]

Lời kết

Câu truyện “Cô bé Lọ Lem” không chỉ là một câu truyện cổ quen thuộc với trẻ em trên toàn thế giới mà nó còn là một tác phẩm có giá trị giáo dục cao nếu chúng ta biết khai thác đúng cách. Trẻ em vì thích câu truyện này nên những bài học được lồng ghép vào câu truyện sẽ giúp trẻ hứng thú và dễ tiếp thu hơn so với những bài học khô khan. Thông qua việc đọc sách cho trẻ, phụ huynh sẽ tăng thêm quỹ thời gian ở cùng con, trở nên thân thiết gần gũi hơn với trẻ.

229 views

Share FacebookTwitterPin It

Video liên quan

Chủ Đề