Bài kiểm tra sinh học lớp 7

Sinh học 7 là một phần trong chương trình giáo dục phổ thông. Môn Sinh 7 giúp các em học sinh tìm hiểu sâu hơn về Thế giới động vật, sự đa dạng các loài và bồi đắp cho các em tình yêu đối với thiên nhiên môi trường. Chương trình sinh học tập trung vào việc cung cấp cho các em trải nghiệm học tập tốt nhất, giúp các em áp dụng những kiến thức mình đã được học vào cuộc sống đời thường.

Nhằm hỗ trợ các em học sinh lớp 7 trong việc củng cố kiến thức, xây dựng hiểu biết về thế giới, Sytu.vn xin giới thiệu tới các em Bộ đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7. Trong đề có rất nhiều câu hỏi về cả lý thuyết lẫn bài tập, giúp các em nắm chắc kiến thức mà thầy cô đã giảng ở lớp. Ngoài ra, đây cũng là phương tiện hỗ trợ các em trong việc ôn thi giữa kì, cuối kì hiệu quả. Đề thi được chia thành các chương, theo sát chương trình sách giáo khoa như sau:

  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật

Chương 1: Ngành động vật nguyên sinh

  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 3: Thực hành: Quan sát một số động vật nguyên sinh
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 4: Trùng roi
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh

Chương 2: Ngành ruột khoang

  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 8: Thủy tức
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang

Chương 3: Các ngành giun

  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 11: Sán lá gan
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 13: Giun đũa
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 15: Giun đất
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 16: Thực hành: Mổ và quan sát giun đất
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt

Chương 4: Ngành thân mềm

  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 18: Trai sống
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 19: Một số thân mềm khác
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 20: Thực hành: Quan sát một số thân mềm
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm

Chương 5: Ngành chân khớp

  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 22: Tôm sông
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 23: Thực hành: Mổ và quan sát tôm sông
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 26: Châu chấu
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 28: Thực hành: Xem băng hình về tập tính của sâu bọ
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 30: Ôn tập phần 1 - Động vật không xương sống

Chương 6: Ngành động vật có xương sống

  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 31: Cá chép
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 32: Thực hành: Mổ cá
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 35: Ếch đồng
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 36: Thực hành: QUan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mỗ
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 41: Chim bồ câu
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 42: Thực hành: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 45: Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 46: Thỏ
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 48: Đa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 49: Đa dạng của lớp thú bộ dơi và bộ cá voi
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 50: Đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 51: Đa dạng của lớp thú các bộ móng guốc và bộ linh trưởng
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 52: Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của Thú

Chương 7: Sự tiến hóa của động vật

  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 53: Môi trường sống và sự vận động di chuyển
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 55: Tiến hóa về sinh sản
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 56: Cây phát sinh giới động vật

Chương 8: Động vật và đời sống con người

  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 57: Đa dạng sinh học
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 58: Đa dạng sinh học [tiếp theo]
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 60: Động vật quý hiếm
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 61,62: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương
  • Đề kiểm tra trắc nghiệm Sinh 7: Bài 63: Ôn tập

5 Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Sinh [Có ma trận]

Đề thi Sinh học lớp 7 học kì 1 năm 2021 - 2022 gồm 5 đề kiểm tra chất lượng cuối học kì 1 có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Sinh học được biên soạn với cấu trúc cả trắc nghiệm và tự luận, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Sinh 7. Bộ đề thi học kì 1 Sinh học 7 là tài liệu hữu ích giúp quý thầy cô và các em ôn tập củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi học kì 1 lớp 7 sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm một số đề thi học kì 1 lớp 7 năm 2021 như đề thi học kì 1 môn Ngữ văn, Vật lý, Địa lý, Lịch sử, GDCD, Công nghệ. Vậy sau đây là 5 đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Sinh 7 năm 2021, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Các chủ đề

Các mức độ nhận thức

Nhận biết

[40%]

Thông hiểu [30%]

Vận dụng cấp độ thấp [20%]

Vận dụng cấp độ cao [10%]

Tổng điểm

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

1.ĐV nguyên sinh

ĐVNS sống ký tự dưỡng [Câu 1]

5%= 0,5đ

20%= 2điểm

100%=0,5đ

2.Ruột khoang

Di chuyển của Thủy tức [Câu 2]

10%=1 điểm

100%=0,5đ

5%= 0,5đ

3.Ngành Giun dẹp – giun tròn

Đặc điểm thích nghi với lối sống kí sinh của sán lá gan [câu 3]

5%=0,5đ

45%=4,5 điểm

100%=0,5đ

4.Ngành giun đốt

Hệ cơ quan mới xuất hiện ở giun đốt [Câu 4]

5%=0,5đ

25%=2,5 điểm

100%=0,5đ

5.Ngành Thân mềm

Đặc điểm của các đại diện ngành thân mềm [câu 7-1đ]

Ý nghĩa về cách dinh dưỡng của trai [câu 10-1đ]

20%=2đ

50%=1đ

50%=1đ

6.Ngành Chân khớp

Đặc điểm chung ngành Chân khớp [câu 8-3đ]

-Giá trị thực phẩm của lớp giáp xác [câu 5-0,5đ]

-Đặc điểm gây hại mùa màng của châu chấu [câu 6-0,5đ]

40%=4đ

75%=3đ

25%=1đ

7.Ngành ĐVCXS

Phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương [Câu 9.a – 1đ]

Bảo vệ nguồn lợi của cá [câu 9.b – 1đ]

20%=2đ

Số câu

Tổng số điểm:

100%= 10 điểm

2 câu = 1 điểm

1 câu = 3 điểm

3 câu = 2 điểm

1 câu = 1 điểm

2 câu = 1điểm

1 câu =1 điểm

1 câu = 1 điểm

100%= 10 điểm

A.TRẮC NGHIỆM: [4 điểm]

I.Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Động vật nguyên sinh có khả năng tự dưỡng và dị dưỡng là:

A.trùng roi xanh

B.trùng biến hình

C.trùng giày

D.trùng kiết lị và trùng sốt rét.

Câu 2: Hình thức di chuyển của thủy tức là:

A.lộn đầu

B.bò trên cây;

C.kiểu sâu đo

D.chỉ có a và c đúng

Câu 3: Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với lối sống kí sinh là:

A.Mắt phát triển;

B.Giác bám phát triển;

C.Lông bơi phát triển;

D.Tất cả các đặc điểm trên

Câu 4: Ở giun đốt, xuất hiện hệ cơ quan mới so với các ngành trước nó là:

A.Hệ tiêu hóa;

B.Hệ thần kinh;

C.Hệ tuần hoàn;

D. Hệ hô hấp.

Câu 5: Trong ngành Chân khớp, lớp nào có giá trị thực phẩm lớn nhất ?

A.Giáp xác;

B.Hình nhện;

C.Sâu bọ;

D.Lớp nhiều chân

Câu 6: Tại sao châu chấu bay đến đâu thì gây ra mất mùa đến đó?

A.châu chấu đậu vào hoa màu làm dập nát, thui chột, làm dập nát các phần non của cây.

B.Châu chấu phàm ăn, cắn phá cây dữ dội;

C.châu chấu mang theo bệnh gây hại hoa màu;

II. Câu 7: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A.

Đại diện Thân mềm [A]

Đặc điểm [B]

1.Trai

2.Sò

3.Ốc sên

4.Mực

a/sống ở biển, bơi nhanh,vỏ tiêu giảm,

b/Sống ở nước ngọt,bò chậm chạp,có vỏ xoắn ốc

c/sống vùi lấp ở biển, có 2 mảnh vỏ

d/sống ở cạn, bò chậm chạp, có vỏ xoắn ốc.

e/Sống vùi lấp ở nước ngọt, có 2 mảnh vỏ

B.TỰ LUẬN: [6 điểm]

Câu 8 : [3 điểm] Nêu đặc điểm chung của ngành Chân khớp.

Câu 9 [2điểm]:

a/Nêu đặc điểm phân biệt giữa lớp cá sụn và lớp cá xương. Cho ví dụ.

b/Để bảo vệ nguồn lợi của cá ta cần phải làm gì?

Câu 10 [1 điểm]: Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường nước?

Đáp án đề thi Sinh học lớp 7 học kì 1

A.Trắc nghiệm: [4 điểm]

I.Chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

A

D

B

C

A

B

Mỗi câu đúng: 0,5 điểm

II.Ghép đôi: Câu 7: 1 điểm

1-e; 2-c; 3-d; 4 -a

Mỗi ý đúng: 0,25 điểm.

B.Tự luận: [6 điểm]

Câu 8[3 đ] : Đặc điểm chung của ngành Chân khớp:

-Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau----------------------------------1 điểm

-Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ---------------------------1 điểm

-Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với xự lột xác------------------------------1 điểm

Câu 9 [2 điểm]:

Câu a/[1đ]:

Đặc điểm để phân biệt lớp Cá sụn và lớp Cá xương là:

- Lớp cá sụn: Bộ xương bằng chất sụn, ví dụ như: Cá nhám, cá đuối…

- Lớp cá xương: Bộ xương bằng chất xương, ví dụ như: Cá chép, cá trắm…

[Mỗi ý đúng: 0,5điểm]

Câu b/[1đ]: Để bảo vệ nguồn lợi cá thì ta cần:

- Tận dụng và cải tạo các vực nước tự nhiên để nuôi cá.

- Nghiên cứu, thuần hoá các loài cá mới có giá trị.

- Nghiêm cấm đánh bắt cá còn nhỏ, cá bố mẹ trong mùa sinh sản.

- Cấm đánh cá bằng mìn, bằng chất độc, bằng lưới có mắt lưới bé.

[Mỗi ý đúng: 0,25 điểm]

Câu 10: 1 điểm] Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa đối với môi trường nước:

Lọc nước, lấy các cặn vẩn ấy làm thức ăn và tiết chất nhờn kết dính các cặn vẩn ấy lắng xuống đáy bùn. Do đó, cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa làm sạch môi trường nước.

Đề kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Sinh năm 2021 - Đề 2

Ma trận đề thi Sinh học lớp 7 học kì 1

PHÒNG GD&ĐT……….

TRƯỜNG THCS………..

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2021-2022

Môn: SINH HỌC - Lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút [Không kể thời gian giao đề]

I. TRẮC NGHIỆM [4 điểm]:

Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Bệnh sốt rét lây truyền qua vậtchủ trung gian nào?

A.Ruồi

B. Muỗi thường

C. Muỗi anophen

D. Gián

Câu 2: Biện pháp nàosau đây giúp chúng ta phòng tránh được bệnh kiết lị?

A. Mắc màn khi đi ngủ.

B. Diệt bọ gậy.

C. Đậy kín các dụng cụ chứa nước.

D. Ăn uống hợp vệ sinh.

Câu 3: Cách dinh dưỡng của ruột khoang?

A. Tự dưỡng

B. Dị dưỡng

C. Kí sinh

D. Cả A và B

Câu 4: Môi trường kí sinh của giun đũa ở người là:

A. Gan

B. Thận

C. Ruột non

D. Ruột già

Câu 5: Châu chấu di chuyển bằng cách nào?

A. Nhảy.

B. Bay

C. Bò.

D. Tất cả các ý đều đúng

Câu 6: Mực tự bảo vệ bằng cách nào?

A. Co rụt cơ thể vào trong vỏ

B. Tiết chất nhờn

C. Tung hỏa mù để chạy trốn

D. Dùng tua miệng để tấn công

Câu 7: Phát biểu nào sau đây khi nói về ý nghĩa thực tiễn của ngành Thân mềm là sai?

A. Là vật chủ trung gian truyền bệnh ngủ.

B. Làm sạch môi trường nước.

C. Có giá trị về mặt địa chất.

D. Làm thức ăn cho các động vật khác.

Câu 8: Đối tượng nào thuộc lớp sâu bọ, phá hại cây trồng mà phải phòng trừ tiêu diệt ?

A. Châu chấu.

B. Ong mật.

C. Bọ ngựa

D. Ruồi.

II. TỰ LUÂN [6 điểm]:

Câu 1 [1,5 điểm]: Em hãy kể tên một số đại diện của ngành ruột khoang? Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang?

Câu 2 [1,5 điểm]: Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người.

Câu 3 [1,5 điểm]: Em hãy kể tên các đại diện của lớp giáp xác? Nêu vai trò của lớp giáp xác?

Câu 4 [1,5 điểm]: Nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Sinh học 7

I. Trắc nghiệm: 4,0 điểm Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

Câu12345678
Đáp ánCDBCDCAA

II. Tự luận: 6,0 điểm

Câu

Nội dung

Điểm

1

[1,5]

a. Các đại diện của ngành ruột khoang là: Thủy tức, sứa, hải quỳ, san hô…

b. Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:

- Cơ thể đối xứng toả tròn.

- Ruột dạng túi.

- Cấu tạo thành cơ thể gồm hai lớp tế bào.

- Sử dụng tế bào gai để tự vệ và tấn công.

0,5

1,0

2

[1,5]

Biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người:

- Giữ vệ sinh ăn uống: Ăn chín uống sôi, không ăn rau sống, gỏi cá, tiết canh, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, che đậy thức ăn bằng lồng bàn, tủ kính…

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ:

+ Diệt trừ triệt để ruồi nhặng, vệ sinh nơi công cộng.

+ Sử dụng nhà tiêu hố xí hợp vệ sinh

- Tẩy giun định kỳ 1-2 lần/ năm.

0,5

0,5

0,5

3

[2,0]

a. Một số đại diện của lớp giáp xác: Mọt ẩm, con sun, rận nước, chân kiếm, cua đồng, cua nhện, tôm ở nhờ.

b. Vai trò của lớp giáp xác:

- Là nguồn thức ăn cho cá.

- Là nguồn cung cấp thực phẩm.

- Là nguồn lợi xuất khẩu.

- Có hại cho giao thông đường thủy.

- Có hại cho nghề cá.

- Truyền bệnh giun sán.

0,5

1,5

4

[1,0]

- Cơ thể có 3 phần: Đầu, ngực, bụng.

- Phần đầu có một đôi râu, phần ngực có ba đôi chân và hai đôi cánh.

- Hô hấp bằng ống khí.

0,5

0,5

.....................

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung đề thi kì 1 Sinh 7

Cập nhật: 19/12/2021

Video liên quan

Chủ Đề