Bài tập định giá cổ phiếu theo mô hình chiết khấu dòng tiền

Chiết khấu dòng tiền [DCF] là một phương pháp định giá được sử dụng để ước tính giá trị của một khoản đầu tư dựa trên các dòng tiền dự kiến trong tương lai của nó. Phân tích DCF cố gắng tìm ra giá trị của một khoản đầu tư ngày hôm nay, dựa trên những dự đoán về số tiền mà nó sẽ tạo ra trong tương lai. Từ đó, nhà đầu tư có thể tính được giá trị nội tại của doanh nghiệp và xem cổ phiếu hiện tại có vượt quá giá trị nội tại không, hay là một món hời đối với nhà đầu tư.

  • Các nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn cần đến một mốc nhất định về giá trị thực của cổ phiếu để đưa ra quyết định để đầu tư. Để không bị mua hớ, hoặc biết khi nào giá giao dịch trên thị trường đang rẻ so với giá trị thực. Nếu có cơ hội mua một tờ 20,000 VNĐ với giá 10,000 VNĐ. Bạn có mua không?
  • Về cơ bản, giá giao dịch của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ ít khi trùng với giá trị “thực” của một cổ phiếu. Cho nên để biết mua đuơc cổ phiếu đắt hay rẻ cần ước tính giá trị thực [giá trị nội tại] của cổ phiếu.
  • Việc ước tính giá trị “thực” hoặc giá trị “nội tại” của một cổ phiếu, một công ty có thể được thực hiện thông qua phương pháp chiết khấu dòng tiền. [Discount cash flow]
  • DCF có những hạn chế, chủ yếu là nó dựa vào các ước tính về dòng tiền trong tương lai, điều này có thể không chính xác.
  • Để tiến hành phân tích DCF, nhà đầu tư phải ước tính về dòng tiền trong tương lai và giá trị cuối kỳ của khoản đầu tư, thiết bị hoặc tài sản khác. Nhà đầu tư cũng phải xác định tỷ lệ chiết khấu thích hợp cho mô hình DCF, tỷ lệ này sẽ thay đổi tùy thuộc vào dự án hoặc khoản đầu tư đang được xem xét, chẳng hạn như hồ sơ rủi ro của công ty hoặc nhà đầu tư và điều kiện của thị trường vốn. Nếu nhà đầu tư không thể tiếp cận các dòng tiền trong tương lai, hoặc dự án rất phức tạp, DCF sẽ không có nhiều giá trị và nên sử dụng các mô hình thay thế.
  • Đối với phương pháp DCF thì hai yếu tố quan trọng nhất và không thể thiếu được là dòng tiền thu nhập hàng năm lãi suất chiết khấu dòng tiền đó.
Làm thế nào để bạn tính DCF?

Tính toán DCF bao gồm ba bước cơ bản bao gồm một,

  • Một, Dự báo dòng tiền kỳ vọng từ khoản đầu tư.
  • Hai, bạn chọn một tỷ lệ chiết khấu, thường dựa trên chi phí tài trợ cho khoản đầu tư hoặc chi phí cơ hội được trình bày bởi các khoản đầu tư thay thế.
  • Ba, bước cuối cùng là chiết khấu dòng tiền dự báo trở lại thời điểm hiện tại, sử dụng máy tính tài chính, bảng tính hoặc tính toán thủ công.

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng một ví dụ. Một công ty trong tương lai sẽ làm ra tiền, lợi nhuận bằng tiền mặt [dòng tiền]. Tổng giá trị của tất cả các dòng tiền ấy chính là giá trị của công ty, của cổ phiếu, của khoản đầu tư.

Ví dụ: Chúng ta xem xét công ty ABC. Doanh thu dự kiến của công ty này là $500 triệu vào năm sau, và được kì vọng tăng trưởng với tốc độ 10%/năm trong hai năm tiếp theo và 8%/năm trong hai năm sau đó và 6% /năm cho đến vĩnh viễn. Chi phí bao gồm cả khấu hao là 60% doanh số. Đầu tư mới, đã bao gồm nhu cầu vốn luân chuyển và chi tiêu vốn trừ khấu hao, là 10% doanh thu. Do toàn bộ chi phí được tính theo tỷ lệ %/doanh thu nên dòng tiền đôi khi gọi là ” dòng tiền tự do” sẽ tăng trưởng cùng tốc độ với doanh thu. ABC là công ty sử dụng vốn cổ phần với 12 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Lãi suất chiết khấu cho công ty là 16%.

Năm123456
Doanh thu500550605653,4705,67
-Chi Phí300330363392,04423,40
Thu nhập trước thuế200220242261,36282,27
-Thuế 40%808896,8104,54112,91
Lợi nhận120132145,2156,82169,36
-Đầu tư dòng505560,563,3470,57
Dòng tiền tự do707784,791,4898,79104.72[98,79x[1+6%]]
Số liệu dự báo dòng tiền của công ty trong 5 năm đầu. Đơn vị [ triệu ]

Bởi vì chúng ta giả định rằng dòng tiền tăng trưởng 6%/năm sau năm thứ 5 nên dòng tiền dự báo năm thứ 6 sẽ là 104,72.

Ta sử dụng công thức Dòng tiền đều tăng trưởng đều vĩnh viễn để tính được hiện giá của tất cả dòng tiền trong tương lai về năm thứ 5. Bởi vì sau năm thứ 5 [ tức bắt đầu từ năm thứ 6, công ty có một tỷ lệ tăng trưởng ổn định đều vĩnh viễn]

Công thức : PVo[giá hiện tại] = CF / R – g

Trong đó: – DCF là dòng tiền năm trưởng đều vĩnh viễn sau năm thứ 5

– R là lãi suất chiết khấu của công ty [ sử dụng mô hình CAPM để tính toán lãi suất] trên là đề bài cho trước]

– g là tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp

=> Giá trị doanh nghiệp năm thứ 5 = CF năm 6 / R – g = 104,72/ 16% – 6% = $1.047,72 [ million ]

Như vậy chúng ta đã tính được giá trị của doanh nghiệp năm thứ 5. Tiếp theo chúng ta sẽ chiết khấu tất cả các dòng tiền tự do của dòng tiền về năm hiện lại để tính giá trị hiện tại của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp năm thứ 5 quy về năm hiện tại, chúng ta sử dụng công thức Chiết khấu về giá trị hiện tại.

Công thức : Po[giá hiện lại ] = Giá trị tương lai/ [1+ R]^n

=>Giá trị doanh nghiệp năm thứ 5 quy về hiện tại

= Giá trị doanh nghiệp năm thứ 5 / [ 1+16%]^5 = 1,047,22/ [1+16%]^5= $498,59 [ million] [ 1]

Tiếp đến: Chúng ta chiết khấu dòng tiền của từng năm trong vòng 5 năm quay trở về hiện tại.

Sử dụng công thức trên ta có: PVo[ Giá trị hiện tại]= CF1/[1+g]^1 + CF2/[1+g]^2 + CF3[1+g]^3 + CF4/[1+g]^4 + CF5/[1+g]^5

= $70/[1+16%]^1 + $77/[1+16%]^2 ……. $98,79/[1+16%]^5

= $269,39 [ million] [2]

Giá trị doanh nghiệp hiện tại chính là tổng hai khoản tiền trên = [1] +[2] = $498,59+$269,37 = $767,98 [ million]

*Giả sử, nếu doanh nghiệp có cổ phiếu ưu đãi hoặc nợ hiện tại thì chúng ta trừ các khoản này đi.

Giá trị nội tại của cổ phiếu doanh nghiệp ABC = Giá trị nội tại doanh nghiệp / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

= $767,98/12 = $64 mỗi cổ phiếu đang lưu hành

Chiết khấu dòng tiền là một phương pháp phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu. Các mô hình định giá bằng chiết khấu dòng tiền thực sự như một “công trình nghệ thuật” về nghiên cứu, số liệu của người phân tích.

Do đó, có thể chính bản thân người phân tích cũng quá tự tin vào mô hình định giá này. Nếu người phân tích cổ phiếu không tham khảo thêm các phương pháp định giá tương đối như PE, PB,…, thì rất có thể kết quả của mô hình định giá chiết khấu dòng tiền sẽ còn mang tính “chủ quan”.

Việc tham khảo thêm phương pháp định giá tương đối sẽ giúp người phân tích đánh giá rằng, với cùng một đặc điểm kinh doanh như thế, các công ty cùng ngành đang được định giá là bao nhiêu. Điều này giúp mức giá đưa ra không quá xa rời thực tế.

LƯU Ý: Phương pháp định giá dòng tiền chiết khấu cũng có những hạn chế, vì nó đòi hỏi bạn phải thu thập một lượng dữ liệu đáng kể và đôi khi tạo nên sự khó khăn trong việc định giá chính xác. Dựa vào nhiều giả định:Chiết khấu dòng tiền phải đưa ra nhiều giả định để dự báo dòng tiền mà công ty sẽ làm ra trong tương lai nhiều năm. Tính toán lãi suất chiết khấu bằng mô hình định giá tài sản vốn CAPM.

Bài viết chỉ mang yếu tố tham khảo, mong mọi người đóng góp ạ.

Đọc thêm:

Xin chào các bạn, mình là Trần Việt MB – Chuyên gia tài chính, bảo hiểm thuộc công ty bảo hiểm nhân thọ Quân đội. Mình đã có một bài viết rất chi tiết về phương pháp định giá cổ phiếu theo P/E [tại đây] và ngày hôm nay, mình sẽ cùng các bạn thực hiện việc phân tích phương pháp định giá cổ phiếu chiết khấu dòng tiền để đưa đến cho các bạn một góc nhìn mới và một sự tham khảo mới trong quá trình đầu tư cổ phiếu nhé. 

1. Chiết khấu dòng tiền là gì ?

Công thức tính chiết khấu dòng tiền

PV = FV / [1 + r]^n

Trong đó:

  • r: lãi suất chiết khấu
  • n: năm tính [giả sử năm thứ 5 hoặc năm thứ 10]
  • FV: Giá trị tương lai của tiền được hiểu là giá trị tương tai của một khoản tiền hoặc dòng tiền ở thời điểm hiện tại.

Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp A trong tương lai tạo ra dòng tiền là 100.000.000 đồng/ năm , tỷ suất sinh lợi là 10%, dòng tiền này vào năm thứ 10 [n] sẽ tương đương bao nhiêu tiền ở thời điểm hiện tại ? Khi đó giá trị hiện tại của doanh nghiệp PV = 100.000.000 / [1 + 0,1]^10 = 38.610.000 đồng [tương đối]

Và khi chúng ta thực hiện công thức này với khoản đầu tư của mình từ năm 1, năm 2, năm 3…. năm n, thì khi đó giá trị hiện tại của doanh nghiệp sau 10 năm bằng tổng của PV của từng năm [khi tính theo công thức trên] và đó chính là giá trị hiện tại của doanh nghiệp.

Từ công thức chiết khâu dòng tiền trên, khi xem xét đánh giá một doanh nghiệp thì chỉ số FV được thay thế bởi Dòng tiền tự do của doanh nghiệp theo hàng năm.

Công thức tính giá trị tương lai của dòng tiền PV

Trường hợp 1: Tính theo lãi đơn [là tiền lãi chỉ được tính trên số dư vốn gốc, mà không ghép lãi]

Giá trị tương lai tính theo lãi đơn hay còn gọi là giá trị đơn được xác định theo công thức:

Ví dụ: Giả sử Việt có 200 triệu gửi tiết kiệm với lãi suất 6% trong 10 năm, nếu tính theo lãi đơn thì số tiền nhận được sẽ 10 năm sẽ là:

Fn = 200.000.000 [1+ 6% X 10] = 320.000.000 đồng

Trường hợp 2: Tính theo lãi kép [Có ghép lãi] 

Giá trị tương lai tính theo lãi kép hay còn gọi là giá trị kép được xác định theo công thức:

Ví dụ: Cũng với đề bài trên, Việt có 200 triệu gửi tiết kiệm với lãi suất 6% trong 10 năm, nếu tính theo lãi kép thì số tiền nhận được sẽ 10 năm sẽ là:

FVn = 200.000.000 X [1+6%]^10 = 358.169.953 đồng

Định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền theo tiếng anh là Discount Cash flow, viết tắt là DCF. Đây là phương pháp định giá cổ phiếu được thực hiện dựa trên một nguyên lý:

Giá trị nội tại [intrinsic value] của doanh nghiệp hiện tại là tổng các dòng tiền tương lai mà công ty sẽ trả cho cổ đông của mình. Từ đó nhà phân tích sẽ tìm cách dự tính giá trị của công ty trong tương lai 5 – 10 năm tới. Sau đó chiết khấu lại về giá trị hiện tại.

Giá trị nội tại của một doanh nghiệp là gì ? 

Giá trị nội tại của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng được xác định bởi dòng tiền ra và dòng tiền chảy vào – được chiết khấu với lãi suất phù hợp – mà có thể được dự kiến sẽ xảy ra trong suốt quá trình hoạt động còn lại của doanh nghiệp.

Đây là phương pháp định giá doanh nghiệp thông qua việc dự đoán dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp đó rồi chiết khấu về thời điểm hiện tại, với giả định rằng giá trị của doanh nghiệp bằng tổng giá trị hiện tại của dòng tiền mà doanh nghiệp đó kỳ vọng tạo ra trong tương lai.

Công thức định giá doanh nghiệp theo phương pháp DCF:

Trong đó:

➤  CF: Dòng tiền dự kiến của công ty trong các năm 1, 2,…,n.

➤  r: Tỷ lệ chiết khấu.

➤  DCF [Discounted Cash Flows]: Các dòng tiền đã được chiết khấu, đại diện cho Giá trị của doanh nghiệp.

Như đã nói ở trên, bạn cần dự đoán năng lực tài chính của công ty trong các năm tới, và năng lực tài chính này thể hiện ở dòng tiền của công ty . Thường thường các công ty thường dự đoán cho 5 năm [đôi khi là 10 năm] tới.

Trong dự toán tài chính, bạn sẽ cần dự đoán doanh thu, các khoản chi phí và đầu tư trong những năm tới, thể hiện thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, cân đối kế toán và lưu chuyển tiền tệ làm cơ sở để dự toán tương lai.

Bước 2: Xác định “Dòng tiền tự do” [Free Cash Flows]

Dòng tiền tự do cho doanh nghiệp [Free Cashflow for the firm – FCFF] là dòng tiền còn lại sau khi tài trợ cho các dự án ròng có hiệu quả cho doanh nghiệp. Đây là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng để so sánh và phân tích sức khoẻ tài chính cũng như là định giá cổ phiếu.

Dòng tiền tự do là những con số đại diện cho năng lực tài chính của công ty. Dòng tiền tự do được định nghĩa là dòng tiền cần thiết để giữ công ty vận hành trong thời gian ngắn, cụ thể là lượng tiền còn lại của công ty sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí ngắn hạn.

Có nhiều công thức để xác định dòng tiền tự do, một công thức phổ biến trong số đó là:

FCFF = EBIT x [1 – thuế suất thuế TNDN] + khấu hao – chi phí vốn – tăng giảm vốn lưu động

Dòng tiền tự do – Nguồn Thinkzone

Bước 3: Tính các thừa số chiết khấu

Thừa số chiết khấu chính là các hạng tử 1/[1+r]^n trong công thức, thể hiện xem CF trong tương lại sẽ được còn lại bao nhiêu phần giá trị ở thời điểm hiện tại. Và bài toán của chúng ta là xác định r.

Người ta thưởng sử dụng WACC [Weighted Average Cost of Capital – Chi phí sử dụng vốn bình quân] cho r [WACC = r] . WACC thể hiện chi phí sử dụng vốn ở toàn bộ các nguồn, nó bao gồm cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi và nợ. Chi phí của từng loại được tính theo tỉ lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại thuần của một doanh nghiệp.

Mục đích của WACC chính là xác định chi phí của từng cấu trúc vốn của công ty dựa trên tỷ lệ vốn chủ sở hữu, nợ và cổ phiếu ưu đãi mà nó có. Mỗi thành phần sẽ có một chi phí cho công ty. Công ty sẽ trả lãi suất cố định cho các khoản nợ, cộng thêm lãi suất cố định trên cổ phiếu ưu tiên của doanh nghiệp.

Về căn bản, WACC đại diện cho rủi ro trong tương lai của các dòng tiền, WACC càng cao tương ứng với rủi ro càng lớn, dẫn đến Thừa số chiết khấu càng nhỏ, và định giá doanh nghiệp cũng càng nhỏ.

WACC = [E / V x Re] + [[D / V x Rd] x [1-T]

Trong đó:

E: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu

D: Giá trị thị trường của nợ công ty

V: Tổng giá trị vốn [Vốn chủ sở hữu + Nợ]

E / V: Phần trăm vốn chủ sở hữu

D / V: Phần trăm vốn nợ

Re: Chi phí vốn chủ sở hữu [Tỷ suất lợi nhuận bắt buộc]

Rd: Chi phí nợ [Lãi suất đến hạn trên nợ hiện có]

T: Thuế

Qua cách tính trên, lưu ý rằng chúng ta mới chỉ đang tính giá trị của dòng tiền tương lai về dòng tiền hiện tại ở một số năm nhất định nào đó, dự kiến có thể là 5 – 10 năm, và giờ chúng ta sang bước cuối cùng là tính giá trị dòng tiền tự do của các năm sau đó [giả định]

Bước 4: Tính Terminal Value – Giá trị cuối cùng 

Giá trị cuối cùng là giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền trong tương lai, với giả định tăng trưởng ổn định vĩnh viễn. Giá trị cuối cùng thường bao gồm một tỉ lệ lớn trong tổng giá trị được đánh giá.

Terminal Value là giá trị đại diện cho Free Cash Flows của công ty cho những năm sau. Về cơ bản, đó là giới hạn của tổng các hạng số CF/[1+r]^n khi cho n chạy đến dương vô cực [với n > 5].

Để tính giới hạn này, ta sẽ giả sử tỷ lệ tăng trưởng CF sau mỗi năm là g. Khi đó Terminal Value sẽ có giá trị là:

Mô hình biểu đạt cách tính chiết khấu dòng tiền trong 5 năm và giá trị cuối cùng Terminal Value

Bước 5: Cộng các dòng tiền đã chiết khấu lại với nhau 

Với các dòng tiền đã chiết khấu, ta chỉ cần cộng chúng lại với nhau là ra được định giá của startup theo phương pháp DCF.

4. Các loại hình định giá bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền 

Hiện tại, các nhà phân tích đang sử dụng 3 phương pháp chiết khấu dòng tiền là:

  • Chiết khấu dòng tiền cổ tức [DDM]
  • Chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu [FCFE]
  • Chiết khâu dòng tiền doanh nghiệp [FCFF] – Chúng ta đã phân tích phương pháp này ở trên

Ở những bài sau mình sẽ phân tích về các loại chiết khấu dòng tiền còn lại nhé.

5. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chiết khấu dòng tiền 

Dù bạn có đầy đủ dự kiện, thì bạn chỉ có thể kiểm soát, đối chiếu và dự đoán kết quả tương lai một cách tương đối. Dự đoán tương lai là một việc thực sự khó khăn. Khi chúng ta uớc tính tất cả các dòng tiền trong tương lai mà một khoản đầu tư nên tạo ra, chiết khấu chúng về giá trị hiện tại của chúng và tổng hợp tất cả chúng lại với nhau thành giá trị hợp lý của khoản đầu tư, là cả một nghệ thuật và khoa học.

Nếu khoản đầu tư của bạn đạt được dòng tiền trong tương lai mà bạn mong đợi, thì phương trình sẽ tính cho bạn biến số mà bạn đang cần tìm [DCF], cho dù đó là giá hợp lý hay tỷ suất lợi nhuận dự kiến. Nếu bạn biết dòng tiền trong tương lai và tỷ suất lợi nhuận mục tiêu của bạn, điều này sẽ cho bạn biết một cách khoa học mức tối đa bạn nên trả cho khoản đầu tư.

Vấn đề là ước tính của bạn về dòng tiền trong tương lai cần phải chính xác, đó là lý do tại sao đây cũng là một nghệ thuật. Nếu bạn sai về dòng tiền trong tương lai mà bạn sẽ nhận được, thì phương trình sẽ không tác dụng cho bạn. Đôi khi các dự án thất bại, và đôi khi các doanh nghiệp gặp phải những trở ngại mà không ai ngờ tới, và những điều này có thể làm gián đoạn dòng tiền. Ngoài ra, một sản phẩm có thể bán gấp 10 lần so với mọi người nghĩ và dòng tiền trong tương lai có thể cao hơn nhiều so với bất kỳ ai dám hy vọng.

Vì không ai trong chúng ta có thể nhìn thấy tương lai, dòng tiền trong tương lai mà chúng ta đặt vào phương trình chỉ là ước tính. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm là chia vấn đề thành các phần nhỏ và đảm bảo rằng ước tính của chúng ta cho các phần đó là hợp lý.

Để bù đắp cho điều này, các nhà đầu tư có kinh nghiệm làm hai việc.

  1. Áp dụng một biên độ an toàn. Nếu sau khi sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền, giá của cổ phiếu là 50, thì chúng ta sẽ mua với giá 40, nếu là 100 thì chúng ta sẽ mua với giá 80. Theo cách đó, ngay cả khi công ty không hoạt động tốt như họ mong đợi, họ vẫn có một tỷ lệ sai sót để vẫn nhận được tỷ suất hoàn vốn mà họ mong muốn.
  2. Đa dạng hóa thành nhiều khoản đầu tư bằng cách chia khả năng tài chính của bạn ra nhiều loại hình đầu tư để giảm thiểu rủi ro.

Khi hai phương thức này được kết hợp, điều đó có nghĩa là bạn đánh giá một cách có hệ thống giá trị hợp lý của các khoản đầu tư, chỉ mua chúng với giá thấp hơn giá trị hợp lý của chúng và đủ đa dạng để ngay cả khi bạn thỉnh thoảng sai, bạn vẫn sẽ tiếp tục.

Phân tích dòng tiền chiết khấu là một cái sườn mạnh mẽ để xác định giá trị hợp lý của bất kỳ khoản đầu tư nào dự kiến ​​sẽ tạo ra dòng tiền. Và hãy nhớ bất kỳ một phương pháp định giá nào cũng là một nhánh của cách này hay cách khác và đều mang tính chất tương đối và làm cơ sở dữ liệu cho việc phân tích. 

Bài viết có tham khảo, bổ sung và sử dụng một số hình ảnh trên Internet

————————————

Về tớ – Trần Việt MB

  • Gương mặt tư vấn tài chính xuất sắc trên Website MB Ageas: Tại đây 
  • Vietnamnet: Tại đây

———————————–

Lĩnh vực hoạt đông tại MB Bank

1. Tư vấn bảo hiểm nhân thọ Quân đội MB Ageas [BHNT Quân đội][Tớ luôn cam kết nếu không tư vấn đầy đủ hoàn tiền 100%]

2. Tư vấn đầu tư chứng khoán tại Chứng khoán MB – MBS.

3. Tư vấn đầu tư quỹ mở MB Capital.

Bạn có thể chỉ dành 5 phút mở tài khoản MB Bank để nhận được chính sách:

  • Miễn 6 loại phí ngân hàng: Phí quản lý tài khoản; phí chuyển tiền trọn đời; Phí thông báo số dư biến động; Phí duy trì, Phí rút tiền, Phí phát hành
  • Miễn phí Số đẹp + Tài khoản số điện thoại

Mình gửi link đăng ký hỗ trợ mở tài khoản: Tại đây

4. Khoá học:” Money Game Winner – Chiến thắng trò chơi tiền bạc” , mình có xây dựng và triển khai khoá học ưu đãi 599.000 đồng trong 3 buổi học liên tục [Giá gốc 1.800.000 đồng]. Bạn có thể xem tại đây

———————————–

Hỗ trợ miễn phí

  • Điều chỉnh tư vấn hợp đồng bảo hiểm lỗi.
  • Hỗ trợ quy trình giải quyết quyền lợi bảo hiểm của 18 công ty trên thị trường

———————————–

Một số kênh liên hệ:

  1. Nhóm Zalo dành cho khách hàng đang tìm hiểu: Tại đây
  2. Nhóm Facebook hỗ trợ tư vấn viên” Tại đây  / Nhóm Zalo hỗ trợ tư vấn viên: Tại đây
  3. Nhóm Chia sẻ giá trị về Kỹ năng làm cha mẹ: Tại đây

Kênh mạng xã hội

1. Fanpage: Trần Việt MB 

2. Zalo: 090.226.1286

3. Email: / .

4.Website: Trần Việt MB

5. Youtube: Trần Việt MB

Video liên quan

Chủ Đề