Bài tập quản trị hàng tồn kho filetype doc

  • 1. QUỐC TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÀI THẢO LUẬN Môn : Quản trị tài chính Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Liên Hương Nhóm : 04 Lớp học phần : 22104FMGM0211 Đề tài thảo luận : Phân tích hàng tồn kho của 1 doanh nghiệp
  • 2. đầu 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 1.1. Khái niệm hàng tồn kho - quản trị hàng tồn kho: 2 a. Hàng tồn kho 2 b. Quản trị hàng tồn kho 2 1.2. Phân loại hàng tồn kho 3 1.3. Vai trò của quản trị hàng tồn kho 4 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ 4 1.5. Các chi phí tồn kho 5 1.6. Mô hình đặt hàng hiệu quả nhất (EOQ) 6 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HÀNG TỒN KHO Ở DOANH NGHIỆP BIBICA 10 2.1. Giới thiệu về công ty: 10 2.1.1. Giới thiệu chung 10 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh 11 2.1.3. Tình hình kinh doanh gần đây 12 2.2. Thực trạng quản trị công tác hàng tồn kho của doanh nghiệp: 13 2.2.1. Phân tích tình hình tài sản ngắn hạn và dài hạn của công ty Bibica 13 2.2.2. Phân loại hàng tồn kho của công ty 16 2.2.3. Phân tích mô hình hàng tồn kho EOQ của công ty Bibico 16 2.2.1. Số vòng quay hàng tồn kho 19 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO 20 3.1. Những ưu điểm trong công tác quản lý hàng tồn kho 20 3.2. Những nhược điểm trong công tác quản lý hàng tồn kho 20 3.3. Một số giải pháp đề xuất 21
  • 3. xu thế hiện nay, việc Việt Nam đã gia nhập sâu rộng vào tổ chức thương mại quốc tế (WTO)đã làm cho môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước diễn ra hết sức sôiđộng với nhiều cơ hội và những thách thức nguy hiểm. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp trong nước buộc phải thay đổiphương thức quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất để bảo đảm tính cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp mình. Đối với các doanh nghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp thương mại, công tác quản lý hàng tồn nguyên vật liệu là một vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt vì công tác quản lý tồn kho nguyên liệu được thực hiện tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí cho việc tồn trữ nguyên vật liệu, tránh được việc chiếm dụng nhiều vốn cho tồn kho, giảm chi phí cho việc thuê mướn mặt bằng, thuê kho để chứa nguyên vật liệu, đồng thời đảm bảo cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, tránh thiếu hụt nguyên vật liệu dẫn đến việc đình trệ dây chuyền sản xuất, thiếu hụt thành phần cung ứng cho thị trường dẫn đến giảm lợi nhuận, hay mất khách hàng, mất thị trường mất đi thị phần vốn có,… Hiện nay, công tác quản lý hàng tồn kho được đánh giá là một khâu rất quan trọng trong quản trị doanh nghiệp nhưng đôi khi nó chưa thực sự được coi trọng, quan tâm đúng mực tại các doanh nghiệp trong nước nói chung và những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sữa nói riêng. Chính bởi lẽ đó, đề tài:”Phân tích hàng tồn kho của một doanh nghiệp” để phần nào có cái nhìn tổng quát về công tác quản trị hàng tồn kho của một doanh nghiệp kinh doanh, từ đó có thể đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị này.
  • 4. SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm hàng tồn kho - quản trị hàng tồn kho a. Hàng tồn kho - Hàng tồn kho là những mặt hàng sản phẩm được doanh nghiệp giữ để bán ra sau cùng. Nói cách khác, hàng tồn kho là những mặt hàng dự trữ mà một công ty sản xuất ra để bán và những thành phần tạo nên sản phẩm. Do đó, hàng tồn kho chính là sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỉ trọng lớn, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Hàng tồn kho, hay hàng lưu kho, là danh mục nguyên vật liệu và sản phẩm hoặc chính bản thân nguyên vật liệu và sản phẩm đang được một doanh nghiệp giữ trong kho. Nếu biết quản trị hàng tồn kho nếu được thực hiện đúng cách, có thể làm giảm các khoản chi phí và tăng lợi nhuận cho công ty. b. Quản trị hàng tồn kho - Quản trị hàng tồn kho là việc thực hiện các chức năng quản lý để thiết lập kế hoạch, tiếp nhận, cất trữ, vận chuyển, kiểm soát và cấp phát vật tư nhằm sử dụng tốt nhất các nguồn lực nhằm phục vụ cho khách hàng, đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp. - Quản trị hàng tồn kho là hoạt động kiểm soát sự luân chuyển hàng tồn kho thông qua chuỗi giá trị, từ việc xử lý trong sản xuất đến phân phối.
  • 5. hàng tồn kho ⮚ Phân loại theo mục đíchsử dụng và công dụng của hàng tồn kho: - Hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất: toàn bộ là hàng được dự trữ để phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất như nguyên vật liệu, bán thành phẩm, công cụ dụng cụ gồm cả giá trị sản phẩm dở dang. - Hàng tồn kho dự trữ cho tiêu thụ: phản ảnh toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ phục vụ cho mục đíchbán ra của doanh nghiệp như hàng hóa thành phẩm. ⮚ Phân loại theo nguồn hình thành: - Hàng mua từ bên ngoài: là toàn bộ hàng được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp ngoài hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. - Hàng mua nội bộ: là toàn bộ hàng được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp thuộc hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp như mua hàng giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng 1 Công ty, Tổng Công ty… - Hàng tồn kho tự gia công: là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp sản xuất, gia công tạo thành. - Hàng tồn kho được nhập từ các nguồn khác. ⮚ Phân loại tồn kho theo nhu cầu sử dụng, bao gồm: Hàng sử dụng cho sản xuất kinh doanh và hàng chưa cần sử dụng. ⮚ Phân loại hàng tồn kho theo kế hoạch dự trữ, sản xuất và tiêu thụ, bao gồm: hàng tồn trữ an toàn và hàng tồn trữ thực tế. ⮚ Phân loại hàng tồn kho theo phẩm chất, bao gồm: Hàng chất lượng tốt, hàng kém phẩm chất và hàng mất phẩm chất. ⮚ Phân loại hàng tồn kho theo địa điểm bảo quản, có: Hàng trong doanh nghiệp và hàng ngoài doanh nghiệp.
  • 6. của quản trị hàng tồn kho ⮚ Đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử dụng tiết kiệm các loại vật tư có tác động mạnh mẽ đến các mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. ⮚ Đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, đều đặn theo đúng kế hoạch và có đủ hàng hoá, thành phẩm để cung ứng ra thị trường. ⮚ Thúc đẩy quá trình luân chuyển nhanh vật tư, sử dụng vốn hợp lý có hiệu quả và tiết kiệm chi phí. ⮚ Kiểm tra tình hình thực hiện cung cấp vật tư, đốichiếu với tình hình sản xuất, kinh doanh và tình hình kho hàng để kịp thời báo cáo cho bộ phận thu mua có biện pháp khắc phục kịp thời. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ Tồnkho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản doanh nghiệp lưu trữ để sản xuất hoặc bán ra sau này. Trong các doanh nghiệp, tồn kho thường bao gồm nguyên liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất, sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ. Tùy theo ngành nghề kinh doanh mà tỷ trọng các loại tài sản trên có khác nhau. Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên liệu, nhiên liệu dự trữ thường chiếm tỷ trọng lớn. Trong các doanh nghiệp thương mại, tồn kho chủ yếu là hàng hóa chờ tiêu thụ. Mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp nhiều hay ít thường phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản sau: - Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa của
  • 7. bao gồm: Dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ. - Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường. - Thời gian vận chuyển hàng từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp. - Xu hướng biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu. - Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm. - Trình độ tổ chức sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. - Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm… Quản trị hàng tồn kho bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động nhằm vào nguồn nguyên liệu và hàng hóa đi vào, đi ra khỏi doanh nghiệp. Quản trị tồn kho phải trả lời được các câu hỏi: - Lượng hàng đặt là bao nhiêu để chi phí tồn kho nhỏ nhất? - Vào thời điểm nào thì bắt đầu đặt hàng? 1.5. Các chi phí tồn kho Chi phí tồn kho có liên quan trực tiếp đến giá vốn của hàng bán. Bởi vậy các quyết định tốt liên quan đến khối lượng hàng hóa mua vào và quản lý hàng tồn kho dự trữ cho phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập. Các chi phi gắn liền với hàng tồn kho (gọi là chi phí tồn kho) bao gồm: - Chi phí đặt hàng: bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và phát hành đơn đặt hàng như chi phí giao dịch, quản lý, kiểm tra và thanh toán. Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường tương đốiổn định không phụ thuộc vào số lượng hàng được mua. Trong mỗi kỳ kinh doanh chi phi đặt hàng thường tỷ lệ với số lần đặt hàng trong kỳ. Khi khối lượng hàng của mỗi lần đặt hàng nhỏ thì số lần đặt hàng tăng lên và chi phí đặt hàng do vậy cũng tăng lên và ngược lại.
  • 8. lưu kho (hay chi phí bảo quản): Chi phí này xuất hiện khi doanh nghiệp phải lưu giữ hàng để bán, bao gồm chi phí đóng gói hàng, chi phí bốc xếp hàng vào kho, chi phí thuê kho, bảo hiểm, khấu hao kho và thiết bị kho, chi phí hao hụt, hư hỏng hàng hóa, lãi vay... Các yếu tố chi phí này phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa mua vào. Nếu khối lượng hàng đặt mua mỗi lần lớn, thì chi phí lưu kho tăng và ngược lại. - Các chi phí khác: + Chi phí giảm doanh thu do hết hàng: Có thể xem đây là một loại chi phí cơ hội do doanh nghiệp hết một loại hàng nào đó mà khách hàng có nhu cầu. Doanh nghiệp có thể xử lý tình trạng hết hàng bằng cách hối thúc một đơn đặt hàng từ người cung cấp loại hãng đó. Chi phí hối thúc cho lần đặt hàng sẽ bao gồm chi phí đặt hàng bổ sung cộng với chi phí vận chuyển (nếu có). Nếu không doanh nghiệp sẽ mất một khoản doanh thu do hết hàng. + Chi phi mất uy tín với khách hàng: đây cũng được xem là một loại chi phí cơ hội và được xác định căn cứ vào khoản thu nhập dự báo sẽ thu được từ việc bán hàng trong tương lai bị mất đi do việc mất uy tín với khách hàng vì việc hết hàng gây ra. + Chi phi gián đoạn sản xuất. Một số yếu tổ chi phí liên quan đến việc ra quyết định về hàng tồn kho và quản lý hàng bán không tồn tại trong hệ thống kế toán hiện hành. Chẳng hạn chi phí cơ hội là một yếu tố chi phí quan trọng nhưng không được ghi chép trong hệ thống kế toán. 1.6. Mô hình đặt hàng hiệu quả nhất (EOQ) Mô hình EOQ là một mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, có thể dùng nó để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp.
  • 9. định trong quản trị hàng tồn kho là dự báo chính xác khối lượng các loại hàng hóa cần dự trữ trong kỳ nghiên cứu - thưởng là một năm. Những doanh nghiệp có nhu cầu dự trữ hàng hóa mang tính thời vụ có thể chọn kỳ dự bảo phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình. Sau khi đã có số liệu dự báo chính xác về mức dự trữ hàng năm, doanh nghiệp có thể xác định số lần đặt hàng trong năm và khối lượng hàng hóa trong mỗi lần đặt hàng. Mục đíchcủa những tính toán này là tìm được cơ cấu tồn kho có tổng chi phí nằm ở mức tối thiểu. Giữa chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản hàng tồn kho có mối quan hệ tương quan tỷ lệ nghịch. Khi số lần đặt hàng nhiều, khối lượng hàng hóa tồn kho bình quân thấp, dẫn tới chi phí tồn kho thấp song chi phi đặt hàng cao. Ngược lại, khi số lần đặt hàng giảm đi thì khối lượng hàng trong mỗi lần đặt hàng cao, lượng tồn kho lớn hơn, do đó chỉ phi tồn trữ hàng hóa cao và chi phí đặt hàng giảm. Như vậy, vấn đề quan trọng đầu tiên của việc quản lý hàng tồn kho là quyết định cần đặt mua bao nhiêu đốivới một loại hàng nhất định. Mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ) xác định số lượng hàng mua tối ưu trong mỗi lần đặt hàng để dự trữ. Mô hình này giả thiết rằng: - Lượng hàng mua trong mỗi lần đặt hàng là như nhau. - Nhu cầu, chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản là xác định. Thời gian mua hàng (Purchase order lead time) - thời gian từ khi đặt một đơn hàng tới khi nhận được hàng - Chi phí mua của mỗi đơn vị không bị ảnh hưởng bởi số lượng hàng được đặt. Giả thiết này làm cho chi phí mua hàng sẽ không ảnh hưởng đến mô hình EOQ bởi vì chi phí mua hàng của tất cả các hàng hoá mua vào sẽ như nhau bất kể quy mô đơn hàng với số lượng hàng đặt là bao nhiêu.
  • 10. ra hiện tượng hết hàng: một lý do biện hộ cho gia thiết này là ở chỗ chi phí cho một lần hết hàng là quá đắt. Chúng ta phải luôn duy trì một lượng tồn kho thích hợp để đảm bảo hiện tượng hết hàng không xảy ra. Với những giả thiết này, phân tíchEOQ bỏ qua các chi phí cơ hội như như chi phí giảm doanh thu do hết hàng, chi phi mất uy tín với khách hàng, chi phi gián đoạn sản xuất... Để xác định EOQ, chúng ta phải tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản. Tổng chi phí tồn kho = Tổng chi phí đặt hàng + Tổng chi phí bảo quản = (D/EOQ) x P + (EOQ/2) x C Như vậy, theo lý thuyết về mô hình số lượng hàng đặt có hiệu quả thì: - Ưu điểm của EOQ là giúp tối thiểu hóa chi phí đặt hàng cũng như lưu kho. Nhưng hạn chế là phải đáp ứng nhiều giả thuyết mới cho ra kết quả chính xác, dễ làm mất đi tính thực tế và tạo sự chênh lệch → Vậy nên doanh nghiệp cần cân nhắc và ứng dụng vào hoạt động doanh nghiệp để có ước tính chính xác nhất chi phí tiêu tốn cho việc lưu trữ hàng hóa.
  • 11. quan hệ giữa chi phí tồn kho và khối lượng đặt hàng Hình trên cho thấy mối quan hệ giữa các chi phí thành phần và tổng chi phí với số lượng hàng hóa trong mỗi lần đặt hàng (Q). Khi Q tăng, tổng chi phí giảm dần và đạt đến điểm cực tiểu và sau đó bắt đầu tăng lên. Khối lượng hàng hóa tối ưu trong mỗi lần đặt hàng.
  • 12. TÍCH HÀNG TỒN KHO Ở DOANH NGHIỆP BIBICA 2.1. Giới thiệu về công ty 2.1.1. Giới thiệu chung Tiền thân của công ty là phân xưởng kẹo của nhà máy Đường Biên Hòa được thành lập từ năm 1990. Năm 1998, Công ty Đường Biên Hòa từ một bộ phận của doanh nghiệp nhà nước thành Công ty CP Bánh Kẹo Biên Hòa. Công ty CP Bánh Kẹo Biên Hòa chính thức đổitên thành "Công Ty CP Bibica" kể từ ngày 17/1/2007. Đến năm 2001, mã cổ phiếu BBC của công ty được niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Công ty CP Bibica là 1 trong 5 công ty bánh kẹo lớn nhất trong ngành với sản phẩm kẹo dẫn đầu trong cả nước chiếm 7.2% thị phần, dòng bánh khô của Bibica cũng chiếm khoảng 20% thị phần bánh khô cả nước. Hiện nay công ty có 3 nhà máy tại Biên Hòa, Bình Dương, Hưng Yên với tổng công suất thiết kế các dây chuyền khoảng 19.000 tấn sản phẩm các loại/năm. Với hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, dây chuyền sản xuất hiện đại đáp ứng các nhu cầu, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, công ty đang ngày càng mở rộng quy mô, hoạt động góp phần khẳng định vị thế trên thị trường. Nhờ những nỗ lực đã đạt được trong nhiều năm qua, các sản phẩm của công ty luôn được bìnhchọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm và có uy tín đối với người tiêu dùng.
  • 13. phần Bibica đã được người tiêu dùng bìnhchọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao trong suốt 20 năm hoạt động. Bước ngoặt của công ty bắt đầu sau khi trở thành đốitác chiến lược, Tập đoàn Lotte đã hỗ trợ Bibica trong lĩnh vực công nghệ, bán hàng và tiếp thị, nghiên cứu phát triển; tạo điều kiện giúp Bibica mở rộng và phát triển kinh doanh. Hiện nay, Bibica có hệ thống phân phối hơn 100.000 điểm bán, 120 nhà phân phối, trên 600 siêu thị/cửa hàng tiện lợi, thương hiệu Bibica cònlan rộng ra 21 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Cuba. Tầm nhìn đến năm 2020, Bibica luôn đảm bảo cung cấp những sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giá trị dinh dưỡng và phấn đấu trở thành công ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam. 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh ● Sản xuất mua bán các sản phẩm đường, bánh kẹo, nha bột dinh dưỡng, sữa và các sản phẩm từ sữa. ● Kinh doanh thực phẩm công nghệ, vật tư, hóa chất và nguyên liệu. ● Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản. ● Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống… ● Dịch vụ liên quan đến vận tải 2.1.3. Tình hình kinh doanh gần đây - Năm 2020 công ty ghi nhận doanh thu đạt gần 1.219 tỷ (đạt 85,7% so với năm 2018 và 81% so với năm 2019), hoàn thành được 80,7% so với kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế đạt 96,6 tỷ đồng (đạt 101% so với năm 2019 và 88% so với năm 2018) - Năm 2021 công ty ghi nhận doanh thu đạt gần 1.092 tỷ (đạt 73% so với năm 2019 và đạt 90% so với năm 2020), hoàn thành được 90,5% so với kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế đạt 22,4 tỷ đồng (lỗ 23% so với năm 2020 và lỗ 24% so với năm 2019)
  • 14. quản trị công tác hàng tồn kho của doanh nghiệp: 2.2.1. Phân tích tình hình tài sản ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp Bibica Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021 I - TÀI SẢN NGẮN HẠN 744,872 841,532 717,590 578,230 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 299,811 403,522 112,811, 202,816 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 177,564 133,326 97,438 5,383 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 142,663 152,453 348,649 208,097 4. Hàng tồn kho 101,126 116,077 126,216 85,603 5. Tài sản ngắn hạn khác 23,706 36,152 32,473 76,329 II - TÀI SẢN DÀI HẠN509,764 728,915 825,511 1,061,307 1. Các khoản phải thu dài hạn 28 2. Tài sản cố định 220,584 192,505 474,719 607,031 3. Bất động sản đầu tư 22,513 4. Tài sản dở dang dài hạn 123,032 370,513 2,450 201,918 5. Đầu tư tài chính dài hạn 200,000 6. Tài sản dài hạn khác 166,146 165,896 148,342 229,814 Tổng cộng tài sản 1,254,636 1,570,448 1,543,102 1,639,538 I - NỢ PHẢI TRẢ 337,074 566,570 447,380 658,073 1. Nợ ngắn hạn 318,535 548,163 430,844 520,240
  • 15. hạn 18,539 18,407 16,535 137,833 II - VỐN CHỦ SỞ HỮU 917,562 1,003,877 1,095,722 981,464 I. Vốn chủ sở hữu 917,562 1,003,877 1,095,722 981,464 2. Nguồn kinh phí và các quỹ khác III - LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ Tổng cộng nguồn vốn 1,254,636 1,570,448 1,543,102 1,639,538 (Đơn vị: Triệu đồng) → Nhìn vào bảng ta có thể thấy tài sản của công ty có xu hướng tăng dần quan các năm, trong đó công ty đầu tư cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn giảm từ 744,872 triệu đồng năm 2018 xuống còn 578,230 triệu đồng năm 2021, tài sản dài hạn tăng từ 509,764 triệu đồng năm 2018 lên tới 1,061 triệu đồng đồng năm 2021. Bốn quý gần đây: Chỉ tiêu Quý 1-2021 Quý 2-2021 Quý 3-2021 Quý 4-2021 I - TÀI SẢN NGẮN HẠN 658,097 776,679 598,166 650,061 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 156,309 301,891 138,991 177,172 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 77,687 67,754 30,728 31,027 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 317,673 281,624 283,176 207,495 4. Hàng tồn kho 66,520 66,699 74,040 161,765 5. Tài sản ngắn hạn khác 39,906 58,709 71,229 72,599 II - TÀI SẢN DÀI HẠN806,867 632,076 755,606 1,059,161
  • 16. phải thu dài hạn 23 23 23 28 2. Tài sản cố định 458,331 441,936 424,833 607,031 3. Bất động sản đầu tư 22,513 4. Tài sản dở dang dài hạn 4,384 26,515 168,896 201,918 5. Đầu tư tài chính dài hạn 200,000 6. Tài sản dài hạn khác 144,128 163,601 161,853 227,669 Tổng cộng tài sản 1,464,964 1,408,755 1,353,773 1,709,223 I - NỢ PHẢI TRẢ 361,773 305,460 316,004 651,917 1. Nợ ngắn hạn 345,127 289,318 299,933 614,083 2. Nợ dài hạn 16,645 16,142 16,071 37,833 II - VỐN CHỦ SỞ HỮU 1,103,191 1,103,294 1,037,768 1,057,306 I. Vốn chủ sở hữu 1,103,191 1,103,294 1,037,768 1,057,306 2. Nguồn kinh phí và các quỹ khác (Đơn vị: Triệu đồng) Quý IV năm 2021, tổng tài sản của Bibica đạt 1,709,223,687,140 đồng, tăng 26.25% so với năm quý III 2021. Trong đó hàng tồn kho quý IV năm 2021 tăng 1.184 lần so với hàng tồn kho quý III năm 2021. 2.2.2. Phân loại hàng tồn kho của công ty: Bibica phân loại hàng tồn kho theo Chuẩn mực số 02 là một trong 26 chuẩn mực kế toán được ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ- BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
  • 17. 2020 - 2021 Số cuối năm Số đầu năm Giá gốc Dự phòng Giá gốc Dự phòng Nguyên liệu, vật liệu 48,873 (3,468) 54,870 (3,268) Thành phẩm, hàng hóa 27,390 (4,108) 63,567 (708) Công cụ, dụng cụ 10,231 (157) 8,793 (669) Kinh doanh, dở dang 6,841 - 3,632 Tổng cổng 93,337 (7,733) 130,864 (4,647) (Đơn vị: Triệu đồng) 2.2.3. Phân tích mô hình hàng tồn kho EOQ của công ty Bibica Áp dụng mô hình EOQ tính lượng đặt hàng tối ưu của Công ty Bibica: Các giả định của mô hình EOQ như sau: ● Nhu cầu về hàng tồn kho ổn định ( không thay đổi). ● Thời gian chờ hàng kể từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng là xác định và không thay đổi. ● Công ty tiếp nhận toàn bộ số hàng đặt mua từ nhà cung ứng tại cùng một thời điểm. ● Chỉ có duy nhất 2 loại chi phí là chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản. ● Không có sự thiếu hụt xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện đúng hạn, tức là nếu việc đặt hàng sau khi xác định được lượng hàng tồn kho tối ưu và đặt hàng được thực hiện đúng hạn thì sẽ hoàn toàn không có tình trạng thiếu hụt hàng tồn kho dẫn đến gián đoạn sản xuất và tiêu thụ.
  • 18. cầu số lượng 1 loại sản phẩm trong mỗi quý d: Tổng nhu cầu số lượng 1 loại sản phẩm trong ngày P: Chi phí cho mỗi lần đặt hàng EOQ: Số lượng đặt hàng hiệu quả C: Chi phí bảo quản trên một tấn hàng tồn kho TC: Tổng chi phí tồn kho L: Thời gian chờ từ lúc đặt hàng đến khi nhận được hàng n*: Số lượng đặt hàng tối ưu trong năm T*: Khoảng thời gian dự trữ tối ưu Ta giả sử các số liệu về sản phẩm bánh kẹo của doanh nghiệp Bibica Ta có các số liệu sau: Thứ nhất là nhu cầu số lượng sản phẩm: (đơn vị:tấn sản phẩm ) Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Nhu cầu số lượng sản phẩm mỗi năm (D) 245.150 265.000 Thứ hai , xác định nhu cầu số lượng sản phẩm một ngày (d) biết mỗi năm công ty làm việc 365 ngày ( đơn vị:tấn sản phẩm) Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021
  • 19. lượng sản phẩm 1 ngày (d) 850 900 Xác định chi phí đặt hàng cho 1 đơn hàng : ( đơn vị:đồng ) Chỉ tiêu Các chi phí cụ thể Năm 2020 Năm 2021 Chi phí đặt hàng cho 1 lần đặt hàng (P) -Gọi điện, thư giao dịch -Chi phí vận chuyển -Chi phí giao nhận, kiểm tra hàng hóa 300.000 151.000.00 0 180.000.00 0 300.000 169.000.00 0 230.000.00 0 Tổng 331.300.00 0 399.300.00 0 Chi phí bảo quản: ( đơn vị:đồng ) Chi tiêu Năm 2020 Năm 2021 Chi phí bảo quản (C) 62.540 65.500 Dựa vào C,P,Dvừa tính được (Theo giả định) ở trên để tính mức tồn kho tối ưu (EOQ*), tổng chi phí tồn kho tối thiểu (TCmin), Khoảng thời gian dự trữ tối ưu (T*), điểm tái đặt hàng của công ty (R) và số lượng đơn đặt hàng tối ưu trong năm (n*). Biết rằng giả định thời gian chờ từ lúc đặt hàng đến lúc nhận được hàng (L) trong cả 2 quý là 7 ngày làm việc. Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2020 Năm 2021
  • 20. tối ưu (EOQ) 50.964 (sản phẩm) 56.842 (sản phẩm) Tổng chi phí tồn kho (TC) TC= (D/EOQ) x P + (EOQ/2) x C 3.187.282.829 (đồng) 3.723.130.336 (đồng) Khoảng thời gian dự trữ tối ưu (T*) T*= EOQ : d 60 (ngày) 63 (ngày) Điểm tái đặt hàng (R) R= d x L 5950 (sản phẩm) 6300 (sản phẩm) Số lượng đơn đặt hàng tối ưu trong năm (n*) n*= D : EOQ 5 lần 4 lần 2.2.4. Số vòng quay hàng tồn kho năm (đơn vị: Triệu đồng) - Dựa theo số liệu năm 2020-2021 của doanh nghiệp Bibica: Số vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu / Giá trị kho trung bình = 1,091,174 / 85,603 = 13 (vòng) Số ngày của 1 vòng quay = Số ngày trong chu kì / Số vòng quay hàng tồn kho = 365 / 13 = 28 (ngày) CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
  • 21. điểm trong công tác quản lý hàng tồn kho - Nhà quản trị doanh nghiệp chú trọng tới công tác quản lý hàng tồn kho. - Quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp được phân cho các cá nhân, mỗi cá nhân phụ trách một công việc riêng biệt và có liên quan đến nhau, thuận lợi cho việc phân công nhiệm vụ và truy cứu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra. - Các cá nhân phụ trách quản lý kho có tinh thần trách nhiệm cao; ý thức làm việc năng suất. - Tổ trưởng tổ quản lý kho luôn tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân viên để công tác quản lý đạt hiệu quả hơn. 3.2. Những nhược điểm trong công tác quản lý hàng tồn kho - Do cơ sở hạ tầng - kỹ thuật tại kho của doanh nghiệp cònnhiều hạn chế nên một số ít hàng hóa trong quá trình bóc dở, bảo quản bị rách vỏ bao bì, biến tính sản phẩm,... - Trình độ nghiệp vụ và khả năng đánh giá đối với chất lượng hàng lưu kho của nhân viên còn ở mức trung bình, dẫn tới xảy ra sai sót trong một số ít báo cáo tồn kho. - Chưa xác định được lượng đặt hàng tối ưu, dẫn tới phát sinh chi phí không đáng có ( lượng đặt hàng quá lớn so với mức hàng lưu kho làm trì hoãn thời gian giao hàng hoặc đơn hàng đó bị hủy do công ty không có khả năng cung ứng; lượng đặt hàng quá thấp so với mức hàng tồn kho làm phát sinh rủi ro biến tính; giảm chất lượng; thiếu hụt; mất mát trong quá trình bóc dỡ và bảo quản).
  • 22. luôn trong tình trạng bị động do không có khả năng dự đoán trước về lượng đặt hàng của khách; do đó khả năng phản ứng kịp thời với sự thay đổi về nhu cầu của thị trường còn thấp. - Hàng hóa phát sinh các hao mòn vô hình (chi phí đốivới những sản phẩm bị lỗi khi không còn bán được với mức giá ban đầu do không tiêu thụ hết và sản phẩm mới cùng loại được sản xuất, nhập về có tính năng ưu việt hơn. Do đó, doanh nghiệp chỉ có thể lựa chọnmột trong hai phương án: chấp nhận bán giá thấp nhằm thu hồi vốn hoặc vứt bỏ. Sản phẩm có hao mòn vô hình lớn nhất trong danh mục hàng tồn kho kho của công ty là sữa tươi. 3.3. Một số giải pháp đề xuất ✔ Công ty nên đầu tư cơ sở hạ tầng đủ đáp ứng nhu cầu hàng hóa của doanh nghiệp để tránh tình trạng hàng hóa xếp chồng, dẫn đến công tác bảo quản hàng hóa bị hư hỏng, giảm chất lượng. ✔ Đào tạo chuyên nghiệp đội ngũ nhân viên cũng như đội ngũ kế cận có đủ các kiến thức chuyên môn về công tác để tránh xảy ra tình trạng sai sóttrong quá trình báo cáo hàng hóa . ✔ Nhà quản trị cần xác định rõ khối lượng khách đặt hàng, cũng như lượng hàng hóa còn lại trong kho để đáp ứng đúng, đủ nhu cầu của người mua hàng. Nếu hàng hóa trong kho còn lại không đủ số lượng đặt mua của khách hàng thì côngty cần có những giải pháp kịp thời để giải quyết với khách hàng cũng tránh để xảy ra tình trạng hàng hóa bị tồn kho quá nhiều. ✔ Doanh nghiệp nên chủ động trong tình huống nhu cầu đặt hàng của khách hàng để có những đáp ứng tốt nhất, phản ứng kịp thời với những thay đổivề yếu tố thị trường. ✔ Công ty nên có những tính toán chính xác dự báo nhu cầu hàng hóa trong thời điểm sắp tới để lưu trữ hàng trong kho, số lượng hàng hóa
  • 23. được tồn tại ở mức cho phép, tránh để tình trạng tồn quá nhiều dẫn đến chất lượng hàng hóa bị hao mòn, cũng như chi phí về kho vận, bảo quản tốn kém.