Bài tập xa dinh kich thuoc mong băng năm 2024

Chào all member! Em đọc sách một số sách nền móng thì thấy công thức xác định kích thước móng đơn theo sức chịu tải của đất nền tức là, dựa vào điều kiện: P<=R và Pmax<=1,2R. Trong đó R là sức chịu tải của đất nền tính theo công thức của Terzaghi P áp lực đáy móng. em băn khoăn ở đây là trong công thức tính áp lực đáy móng P thì có sách sử dụng tải trọng tiêu chuẩn để tính, có sách thì sử dụng tải trọng tính toán để tính. Theo e hiểu thì việc tính toán diện tích móng theo trạng thái giới hạn về cường độ (TTGH 1)thì sử dụng tải trọng tính toán tính P mới đúng chứ. xin mọi người góp ý

Có 90 câu trả lời!!

Có thể bạn chưa biết: Mẹo để tính chi phí xây nhà đơn giản và nhanh chóng nhất là: lấy báo giá xây nhà trọn gói tăng thêm 5-7% rồi nhân với diện tích xây dựng

Bài tập xa dinh kich thuoc mong băng năm 2024
Bài toán về cường độ người ta dùng công thức khác, mới hơn công thức này Còn Cái Rtc này chỉ là điều kiện để áp dụng các công thức tính lún ( biến dạng) nên dùng tải tiêu chuẩn. Trong tc 45-78 cũng dùng Rtc. trangyu lan
Bài tập xa dinh kich thuoc mong băng năm 2024
Bạn hiểu nhầm câu hỏi của tôi rồi. R ở trên là sức chịu tải của đất nền tính theo công thức của Terzaghi hoặc vesic chứ không phải là Rtc (áp lực tiêu chuẩn) trong 45-78. RobbertooWig
Bài tập xa dinh kich thuoc mong băng năm 2024

Nếu theo Tezaghi thì ptt < Pgh/k = qult/FS Tính theo TTGH I thì dùng tải tính toán Bạn có thể up công thức tính theo tải TC gì đó lên đây ko?

Donaldsor

Bài tập xa dinh kich thuoc mong băng năm 2024
Bạn xem trang 8 cuốn ví dụ đồ án nền móng trên diễn đàn có down về xem thử. tungch46
Bài tập xa dinh kich thuoc mong băng năm 2024
Bạn đúng rồi. Ngày xửa ngày xưa vào những năm của Thiên niên kỷ trước thì người ta có dùng cái Rtc để xác định kích thước móng. Vì cái Rtc là thuộc về bài toán kiểm tra lún nên người ta lấy tải tiêu chuẩn để kiểm tra. Bây giờ vẫn còn lại vài cuốn sách cũ mà bạn đã đọc được. Thế là vẫn còn may đấy. Nếu đọc mấy cuốn từ cách đây 200 năm trước thì bạn sẽ còn nhiều sắc mắc hơn nữa. truongtiengka
Bài tập xa dinh kich thuoc mong băng năm 2024
Bạn ấy đang thắc mắc cái tải trọng cột tác dụng xuống ấy bác à muaxanh
Bài tập xa dinh kich thuoc mong băng năm 2024
Thì tôi đã giải thích vì sao ngày xưa cái tải trọng bên trên truyền xuống để xác địnhkichs thước móng lại lấy theo tải tiêu chuẩn rồi đó. Đọc kỹ lại xem. AlfomzoMl
Bài tập xa dinh kich thuoc mong băng năm 2024
hiện nay tôi thầy tài liệu của thầy Ân, và thầy Quảng, và giáo trình... vẫn đang sử dụng Rtc. nhưng thấy mọi người nói là biểu thức đấy quá cũ.... vậy theo các bác lấy biểu thức nào để xác định kích thước móng sẽ không lỗi thời vậy? thanhtruc
Bài tập xa dinh kich thuoc mong băng năm 2024
Thanks bác Ngọc. Hiện tại vẫn còn một số trường vẫn dạy sinh viên làm đồ án theo cái Rtc này. Không biết ai bịa ra cái điều kiện tính móng theo Rtc nhỉ, trong QP 45-78 cũng quy định giá trị Rtc để đảm bảo nền biến dạng tuyến tính, còn tính móng vãn theo sức chịu tải của đất nền mà. Em thử tính theo 2 công thức thì thấy cái Rtc cũng xấp sĩ bằng Pgh/Fs tính theo terzaghi, không biết sao nữa. viet toan 12
Bài tập xa dinh kich thuoc mong băng năm 2024
Mấy ông Lốp Bốp Lép Bép bịa ra cái Rtc. Tính xấp xỉ là đúng rồi bời vì: Rtc < R vẹc sic Ptc < Ptt Chúng đều đồng thời nhỏ như nhau nên khi chia ra thì kích thước xấp xỉ nhau. Nhưng .....không phải lúc nào cũng như vậy. StevenKl
Bài tập xa dinh kich thuoc mong băng năm 2024
Nhân đây bác Ngọc cho tôi hỏi luôn là: Khi tính SCT theo công thức của ông Vesic, thì nó có tôii 5 cái hệ số hiệu chỉnh trong công thức: Hệ số hiệu chỉnh do ảnh hưởng của hình dạng móng Hệ số hiệu chỉnh độ nghiêng của tải trọng Hệ số hiệu chỉnh độ sâu đặt móng Hệ số hiệu chỉnh độ nghiêng của mặt đất Hệ số hiệu chỉnh độ nghiêng của đáy móng Nhưng khi thiết kế móng thực tế thấy rằng, tải trọng công trình thường tác dụng thẳng đứng, mặt đất nằm ngang, đáy móng nằm ngang.. nên khi tính chỉ xét đến hệ số hiệu chỉnh hình dạng móng, còn các hệ số khác lấy =1 có hợp lý không bác Ngọc. chứ ngồi tính ra hết 5 cái hệ số trên chắc quáng gà mất. PrikoliSsSSdda
Bài tập xa dinh kich thuoc mong băng năm 2024

Đúng đó bác, Ngay trong sách của Whitlow cũng có chỉ ra các hệ số trong trường hợp thông thường như bạn nói rồi mà.

Robertvove

Bài tập xa dinh kich thuoc mong băng năm 2024
Thực ra thì nó là 2 phương pháp khác nhau bạn à. Cái Rtc (như công thức trong các sách chính xác là sức chịu tải theo trạng thái giới hạn thứ 2 RII theo 45-78) là liên quan đến phương pháp tính toán nền theo trạng thái giới hạn về biến dạng (TTGH II) Sức chịu tải của nền được chọn tương ứng với vùng biến dạng dẻo phát triển từ đáy móng đến độ sâu b/4, sao cho nền đất còn ứng xử như một vật liệu đàn hồi để có thể áp dụng lý thuyết đàn hồi vào tính toán các ứng suất trong nền. Nó là điều kiện cần để áp dụng các công thức tính lún phổ biến hiện nay.Thực ra xác đinh Rtc theo 45-78 cũng chưa chặt chẽ về mặt lý thuyết lắm vì sự phát triển của vùng biến dạng dẻo của đất cũng khác với vật thể đàn hồi. Tuy nhiên khi vùng biến dạng dẻo còn nhỏ thì sai khác đó cũng không lớn, công thức này chúng ta thường dùng nhất. Cái áp dụng công thức Terzaghi là tính toán nền theo trạng thái ứng suất cho phép (Trạng thái giới hạn về cường độ và ổn định). Còn cái R trong trường hợp này: R=Pu/Fs (Pu là sức chịu tải cực hạn của nền xác định theo phương pháp giả thuyết cân bằng giới hạn điểm; Fs hệ số an toàn tổng thể có giá trị từ 2-3 phụ thuộc vào thành phần tải trọng tuy nhiên việc lấy trị số Fs bằng bao nhiêu vẫn chưa thông nhất) Vậy thì hai cái R ấy là ở 2 phương pháp tính khác nhau rồi. Do vậy việc tính cường độ tính toán của nền đất theo phương pháp nào sao cho phù hợp thực tế của nền đất và tính chất công trình để đảm bảo tối ưu. Có thể tính theo 1 cái rồi kiếm tra theo cái thứ 2 giống như việc tính toán cấu kiện bê tông cốt thép ấy. thanhtruc
Bài tập xa dinh kich thuoc mong băng năm 2024
Cái màu đỏ là chưa đúng đâu, 2 cách này vốn là 1 đấy. ArthurGip
Bài tập xa dinh kich thuoc mong băng năm 2024
Theo tôi quan điểm tính 2 cách này nó khác nhau. TÍnh móng theo điều kiện áp lực tiêu chuẩn Rtc nó không theo 1 trạng thái giới hạn nào.Tính móng theo điều kiện này nó quá an toàn và gây lãng phí. Còn tính móng theo sức chịu tải của đất nền là tính theo trạng thái giới hạn về cường độ và ổn định (TTGH 1) trytrytr tr453434
Bài tập xa dinh kich thuoc mong băng năm 2024
Cái màu đỏ bạn hiểu nhầm rồi, Rtc người ta gọi là áp lực tiêu chuẩn của nền chứ không phải là sức chịu tải của đất nền. Robertbura
Bài tập xa dinh kich thuoc mong băng năm 2024
Công thức R trong 45-78 là sức chịu tải theo trạng thái giới hạn thứ 2 đấy bạn được chọn tương ứng với vùng biến dạng dẻo phát triển từ đáy móng đến độ sâu b/4 đấy bạn. Đó là tôi rút ra từ các tài liệu đã được học. Mong các cao thủ chỉ giáo thêm. Tôi sợ nhất tôi hiểu sai mà lại cứ nghĩ là tôi đúng thì nguy to. Vì vậy tôi cũng mạnh dạn trình bày theo cách hiểu và đúc rút ra là vậy. RobertDum
Bài tập xa dinh kich thuoc mong băng năm 2024

Rõ ràng cái Rượu thịt chó và cái R sức chịu tải theo trạng thái giới hạn cường độ và ổn định là theo 2 trạng thái giới hạn khác nhau (TTGH I và TTGH II). Cũng giống như trong bê tông cốt thép thôi. Ban đầu thường ta tính theo điều kiện cường độ (TTGH I) sau rồi không yên tâm ta lại kiểm tra lại theo võng, nứt (TTGH II). Mỗi cái có cái ưu điểm riêng, tính như thế nào còn tùy vào trường hợp cụ thể. Hoặc yên tâm hơn thì áp dụng cả 2. P/S: Trong phần mềm MDW (tính móng đơn) của CIC cũng để người sử dụng tùy chọn đấy: Lựa chọn kích thước móng theo Pu hoặc theo Rtc. Hoặc nó sẽ lấy giá trị thiên về an toàn theo 1 trong 2 cách. Ai dùng rồi thì biết, không thì lập excel cũng được. Nói như bác Ngoc_IBST rất đúng, bây giờ khác ngày xưa nhiều lắm. Công thức tính mỗi tiêu chuẩn cũng có cái khác nhau. Chúng ta phải bắt kịp những cái tiên tiến hơn. Nhưng khổ một điều là lâu nay học sao ra làm vậy, tài liệu thì chả có (tiếng anh thì trình còn gà ), tiêu chuẩn Việt Nam thì vẫn theo cái cũ.