Bài tập xác định tư cách to tụng hình sự

Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI

1. Chuẩn bị làm bài thi

Để có thể hoàn thành tốt các yêu cầu của đề thi, trước khi làm bài thi học viên cần lưu ý một số điểm sau đây:

- Hệ thống hoá các kiến thức liên quan đến nội dung môn thi đặc biệt là cách giải quyết các tình huống thường xảy ra trong giai đoạn tố tụng mà đề thi sẽ đề cập tới.

- Chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho việc làm bài thi. Do đề thi chỉ cho phép sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh nên trước khi thi học viên cần nghiên cứu, nắm bắt nội dung các văn bản pháp luật có liên quan như các văn bản hướng dẫn, các biểu mẫu văn bản tố tụng. Các tài liệu cần được sắp xếp khoa học, có đánh dấu những nội dung liên quan đến phạm vi của đề thi nhằm tạo thuận lợi cho quá trình sử dụng, trích dẫn tài liệu.

2. Cách thức làm bài thi

a. Xác định yêu cầu của đề bài, thứ tự trả lời các câu hỏi

 Trước khi làm bài thi, học viên cần đọc kỹ đề thi nhằm xác định yêu cầu của từng câu hỏi, các nội dung trong đề thi liên quan đến câu hỏi và các quy định pháp luật có liên quan.

Do các tình tiết bổ sung trong đề thi độc lập với nhau nên học viên trả lời từng câu hỏi trên cơ sở dữ kiện chung của đề bài kết hợp với phần tình tiết bổ sung ngay trước câu hỏi đó; không được sử dụng các tình tiết bổ sung của các câu hỏi phía dưới câu hỏi đang trả lời để trả lời cho câu hỏi đó. Học viên có thể lựa chọn trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà không nhất thiết phải trả lời tuần tự các câu hỏi của đề thi. Nhìn chung, học viên nên trả lời những câu hỏi mà mình đã có đầy đủ tài liệu và có phương án giải quyết chắc chắn trước; những câu hỏi khó hơn, cần thời gian suy nghĩ và tìm tài liệu thì trả lời sau. Tuy nhiên, cần lưu ý phân bố thời gian hợp lý để có thể trả lời đầy đủ các câu hỏi của đề thi.

b.  Cách thức trả lời một số loại câu hỏi

Các câu hỏi trong đề thi khá đa dạng. Vì lẽ đó, không thể đưa ra công thức trả lời chung cho tất cả các loại câu hỏi. Bản hướng dẫn này chỉ đưa ra phương pháp trả lời một số loại câu hỏi thường gặp trong các đề thi.

* Câu hỏi về định tội danh và xác định điều khoản BLHS cần áp dụng

Đây là loại câu hỏi rất phổ biến trong các đề thi môn Kỹ năng tranh tụng trong vụ án hình sự và cũng là vấn đề mấu chốt khi giải quyết vụ án hình sự trong thực tế. Quá trình định tội danh là quá trình xác định sự giống nhau giữa các tình tiết cơ bản, điển hình của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể tương ứng được quy định trong Bộ luật hình sự. Để giải đáp câu hỏi về định tội danh cần thực hiện tuần tự các bước sau:

+ Tóm tắt và phân tích hành vi của người phạm tội trong vụ án: Học viên cần đọc kỹ đề thi đặc biệt là phần dữ kiện chung và phần kết quả xét hỏi tại phiên toà [nếu có] để nắm được những hành vi, những tình tiết có ý nghĩa cho việc định tội danh. Ví dụ: Hành vi dùng vũ lực, giá trị tài sản bị chiếm đoạt, trạng thái tinh thần của người phạm tội…

+ Xác định các quy định của BLHS cần kiểm tra, đối chiếu, nghiên cứu kỹ các dấu hiệu thuộc cấu thành tội phạm mà quy định đó đề cập tới.

+ Đối chiếu các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm cụ thể với các dấu hiệu trong hành vi của bị can, bị cáo được nêu trong đề bài để tìm ra những điểm tương đồng.

+ Kết luận về tội danh và điều khoản BLHS cần áp dụng đối với bị can, bị cáo.

Tất cả các bước nêu trên sẽ giúp học viên trả lời được câu hỏi hành vi của bị can, bị cáo cấu thành tội gì, theo điều khoản nào của BLHS. Tuy nhiên, khi trình bày trong bài thi, học viên không cần trình bày đầy đủ, tuần tự các bước nêu trên mà cần phân tích ngắn gọn những điểm cơ bản nhất để xác định tội danh của bị can, bị cáo [thường tập trung vào dấu hiệu hành vi, giá trị tài sản bị chiếm đoạt, tỉ lệ thương tật của người bị hại, trạng thái tinh thần của bị can, bị cáo khi thực hiện tội phạm…]. Một số dấu hiệu khác như tuổi chịu trách nhiệm hình sự, năng lực trách nhiệm hình sự được giả thiết là đã thoả mãn, học viên không cần phân tích lại [trừ trường hợp trong đề thi có nêu những điểm đặc biệt liên quan tới các dấu hiệu nêu trên].

* Câu hỏi yêu cầu nhận xét các hoạt động tố tụng

Đối với loại câu hỏi này, học viên cần lưu ý xác định những hoạt động tố tụng cần nhận xét, các yếu tố liên quan đến từng hoạt động [thẩm quyền, thời hạn, nội dung, căn cứ…], đối chiếu từng yếu tố đó với các quy định pháp luật có liên quan để xác định hoạt động tố tụng có hợp pháp và có căn cứ hay không.

Ví dụ: Khi nhận xét về việc khởi tố vụ án, cần chú ý nhận xét cơ sở khởi tố, căn cứ khởi tố, thẩm quyền khởi tố có đúng với quy định của pháp luật tố tụng hình sự hay không.

* Câu hỏi yêu cầu giải quyết tình huống

Học viên cần đọc kỹ tình huống được nêu trong đề bài, xác định các quy định pháp luật có liên quan, vận dụng các quy định đó để giải quyết tình huống. Khi trả lời câu hỏi, cần lưu ý nêu rõ căn cứ cũng như hướng giải quyết tình huống đó về mặt nội dung.

Ví dụ: Tại phiên toà, sau khi luật sư trình bày lời bào chữa, bị cáo xin phép HĐXX được bổ sung ý kiến bào chữa nhưng chủ toạ phiên toà không đồng ý vì cho rằng luật sư đã trình bày đủ rồi. Với tình huống này, Học viên cần căn cứ vào khoản 2 Điều 217 BLTTHS để đưa ra hướng giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo: đề nghị HĐXX cho phép bị cáo trình bày ý kiến bổ sung.

* Câu hỏi yêu cầu soạn thảo văn bản

Đối với câu hỏi yêu cầu chuẩn bị văn bản kiến nghị tới các cơ quan tiến hành tố tụng, các loại đơn, bản bào chữa … học viên cần trình bày và luận giải được những lý lẽ luật sư đưa ra để kiến nghị, bào chữa, bảo vệ trên cơ sở quy định của pháp luật, sự việc xảy ra theo dữ kiện đề bài và các tình tiết bổ sung [nếu có]. Phải đưa ra được các kiến nghị, đề xuất cụ thể để bào chữa, bảo vệ cho thân chủ.

Trường hợp câu hỏi yêu cầu trình bày luận cứ bào chữa, bảo vệ, học viên cần:

-       Viết luận cứ bào chữa, bảo vệ theo cơ cấu đã được học [gồm 3 phần].

-       Chú ý viết kỹ phần nội dung và đề xuất [phải nêu được từng điểm chính bào chữa cho bị cáo, bảo vệ cho thân chủ].

Khi soạn thảo các văn bản tố tụng, học viên lưu ý sử dụng mẫu văn bản [nếu có], ghi nhớ cách thức soạn thảo các văn bản tố tụng đã được các giáo viên truyền đạt trên lớp, nắm được các dữ kiện có liên quan trong đề thi để soạn thảo văn bản vừa đúng về hình thức vừa đảm bảo các yêu cầu về nội dung.

* Câu hỏi trắc nghiệm

Một số đề thi trong Ngân hàng đề thi có sử dụng câu hỏi trắc nghiệm dưới hai hình thức: [i] yêu cầu lựa chọn phương án đúng hoặc sai và giải thích lý do; [ii] yêu cầu bình luận về từng phương án được đưa ra. Đối với những câu hỏi trắc nghiệm theo dạng thứ nhất học viên có thể phân tích về tính hợp lý của đáp án đúng hoặc phân tích để loại trừ các đáp án không đúng từ đó chỉ ra đáp án đúng theo yêu cầu của đề bài. Đối với những câu hỏi trắc nghiệm theo dạng thứ hai, học viên cần kết hợp giữa dữ kiện của đề bài với các quy định pháp luật để phân tích, nhận xét về tính hợp pháp và có căn cứ của từng đáp án được đưa ra. Cuối cùng, cần đưa ra kết luận về đáp án đúng hoặc nêu đáp án đúng của riêng mình [tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng câu hỏi].

3. Một số lưu ý về cách trình bày bài thi

Để bài thi đạt được kết quả tốt nhất, bên cạnh việc đảm bảo về nội dung, học viên cần lưu ý một số điểm sau:

- Đối với mỗi câu hỏi, học viên cần trả lời ngắn gọn, đủ ý, tránh trình bày dài dòng, lan man;

- Số thứ tự câu hỏi được ghi ra ngoài lề, tách biệt với phần nội dung trả lời để giáo viên chấm thi không bỏ sót câu trả lời;

- Học viên nên cố gắng trình bày bài thi sạch đẹp, tránh gạch xoá và tuyệt đối không sử dụng bút xoá khi làm bài.

Trên đây là một số hướng dẫn chung về phương pháp làm bài thi môn Kỹ năng tranh tụng trong vụ án hình sự.

 

ĐỀ THI HỌC PHẦN

Môn: Kỹ năng tranh tụng trong vụ án hình sự

Thời gian: 180 phút

Trần Văn Trung [sinh ngày 1/4/1984] và Trần Văn Thành [sinh ngày 20/8/1988, trú tại xã D, huyện B] là anh em con chú con bác. Trưa ngày 15/7/2004, Trung rủ Thành tìm cách lấy xe máy của người khác để làm phương tiện đi lại hoặc bán lấy tiền tiêu, Thành đồng ý. Trung bảo Thành mượn xe máy [hiệu Supper Halim biển số 100U1-5256] của mẹ Thành là bà Phạm Kiều Anh để thuận tiện cho việc thực hiện kế hoạch . Trung đưa Thành một biển số giả 100L1-3672 gắn vào xe, còn biển số thật cất tại nhà trọ của Trung. Trung đưa 3.000 đồng cho Thành ra chợ Bình Yên mua tiêu xay và ớt xay. Khi Thành mua về, Trung đem tiêu, ớt pha với nước lã cho vào chai nhựa [loại chai nước suối 0,5lít], còn lại một ít tiêu xay Trung bỏ vào bao thuốc lá hiệu Texas. Thành chuẩn bị 01 con dao dài 20cm [loại dao dùng rọc giấy], 01 khúc gỗ tròn dài 40cm, đường kính 3,5cm.

Khoảng 22h30 cùng ngày, Trung bảo Thành điều khiển xe chở Trung, Thành giấu dao trong người, khúc gỗ để ở ba-ga xe, Trung đem theo một ca nhựa [loại ca dùng uống nước] cùng chai nước đã pha tiêu và ớt xay. Khi đến đoạn đường vắng, phát hiện người điều khiển xe máy đi một mình, cả hai thống nhất Thành sẽ điều khiển xe chạy áp sát xe người đi đường, Trung sẽ đổ nước có pha tiêu và ớt xay vào ca nhựa rồi tạt vào mặt làm họ cay mặt, mất phương hướng mà ngã xuống đường. Thành sẽ lấy xe bỏ chạy. Nếu người này chống cự thì Thành dùng dao và Trung dùng khúc gỗ để tấn công, khống chế để cướp xe máy, lấy được xe thì cả hai quay về nhà trọ của Trung.

Khoảng 23h30 cùng ngày, khi Trung và Thành đang chạy xe trên đường Lê Lợi, hướng từ Lê Lợi về Trần Hưng Đạo, đến khu vực xã A, huyện B thì bị lực lượng tuần tra của công an xã A, huyện B phát hiện xe gắn biển số giả. Công an xã đã yêu cầu Thành dừng xe lại để kiểm tra giấy tờ xe. Trong quá trình kiểm tra, các đồng chí công an đã phát hiện những công cụ mà cả hai chuẩn bị nên đưa về công an xã lập hồ sơ.

Sau khi tiến hành điều tra ban đầu, ngày 17/7/2004, cơ quan điều tra công an huyện B ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Văn Trung và Trần Văn Thành. Ngày 18/7/2004, cơ quan điều tra công an huyện B ra lệnh tạm giam Trung, Thành 4 tháng.

Theo xác minh của cơ quan điều tra, Thành không có tiền án, tiền sự.

Ngày 1/8/2004, gia đình Thành đã mời anh [chị] bào chữa.

Câu hỏi 1: Với dữ kiện nêu trên, anh [chị] hãy xác định tội danh và điều khoản BLHS cần áp dụng đối với hành vi của Trần Văn Trung và Trần Văn Thành.

Nếu nhận bào chữa cho Trần Văn Thành, với những tình tiết nêu trên, luật sư cần chú ý những vấn đề gì để bảo vệ quyền lợi cho Thành?

Tình tiết bổ sung

Sau khi hồ sơ vụ án được chuyển sang VKSND huyện B, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, luật sư phát hiện tại biên bản hỏi cung bị can vào ngày 25/7/2004 của cơ quan điều tra công an huyện B, Trần Văn Thành khai “ con dao và khúc gỗ là do cháu chuẩn bị vì anh Trung nói phải làm thế, cháu cũng muốn có ít tiền đi chơi hè nên mới đồng ý đi với anh Trung” và trong phần chữ ký của người đại diện hợp pháp của bị can lại là chữ ký của Trần Văn Trung.

Mặt khác, tại biên bản hỏi cung ngày 3/8/2004 của cơ quan điều tra công an huyện B, Thành khai “trên  đường đi cháu thấy sợ nên đòi về, cháu đã trả lại dao cho anh Trung và nói cháu không tham gia nữa, cháu phải về trả xe cho mẹ. Anh Trung bảo cháu không tham gia thì thôi nhưng đèo anh ý đến đường Trần Hưng Đạo rồi về, vì đường đấy cũng về xã cháu được. Chúng cháu đang đi thì bị công an giữ lại”

Câu hỏi 2: Với tư cách là luật sư bào chữa cho Trần Văn Thành, anh [chị] cần trao đổi và đề xuất những vấn đề gì với VKSND huyện B để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ?

Câu hỏi 3: Nếu lời khai của Thành tại biên bản hỏi cung ngày 3/8/2004 là đúng, theo anh [chị] nó có ảnh hưởng đến việc xác định trách nhiệm hình sự của Thành hay không? Tại sao?

Tình tiết bổ sung

VKSND huyện B truy tố Trần Văn Trung và Trần Văn Thành về tội danh và khoản mà anh [chị] đã xác định tại câu 1 với tình tiết tăng nặng định khung “có tổ chức”, “có tính chất chuyên nghiệp” và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho TAND huyện B.

Những vấn đề anh [chị] đề xuất có liên quan đến việc giải quyết vụ án, VKSND huyện B đều chưa làm rõ. Sau khi thụ lý hồ sơ vụ án, TAND huyện B vẫn tiếp tục tạm giam Trần Văn Thành. Gia đình Thành muốn luật sư giúp Thành được tại ngoại.

Câu hỏi 4: Anh [chị] cần đề xuất vấn đề gì với TAND huyện B để bảo vệ quyền lợi của thân chủ?

Câu hỏi 5: Hãy giúp gia đình Thành viết đơn xin tại ngoại?

Tình tiết bổ sung

Đồng tình với quan điểm của VKSND huyện B, ngày 5/1/2005, TAND huyện B ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Ngày 25/1/2005, TAND huyện B mở phiên toà xét xử sơ thẩm đối với Trần Văn Trung và Trần Văn Thành.Tại phiên toà, đại diện Viện kiểm sát cho rằng việc Trung và Thành chuẩn bị kỹ lưỡng công cụ, phương tiện phạm tội, bàn tính, dự liệu tình huống xảy ra cũng như phương án xử lý cho thấy các bị cáo rất chuyên nghiệp. Do đó, Hội đồng xét xử cần áp dụng tình tiết tăng nặng định khung “có tính chất chuyên nghiệp”.

Câu hỏi 6: Luật sư cần đối đáp lại ý kiến của vị đại diện Viện kiểm sát như thế nào?

Tình tiết bổ sung

Qua xét hỏi và tranh luận tại phiên toà đã làm rõ được sự việc xảy ra ngày 15/7/2004 đúng như lời khai của Thành tại cơ quan điều tra ngày 3/8/2004. Theo đó, sự thật là Thành đã trả lại dao cho Trung và nói không tham gia nữa.

Câu hỏi 7: Hãy viết những nội dung chính trong luận cứ bào chữa cho Trần Văn Thành?

Tình tiết bổ sung

Hội đồng xét xử tuyên phạt Trần Văn Thành 2 năm tù về tội danh và điều khoản anh [chị] đã xác định ở câu 1. Gia đình Thành cho rằng toà án xét xử không chính xác và nhờ luật sư tiếp tục giúp đỡ để Thành được tại ngoại, tiếp tục đi học.

Câu hỏi 8: Anh [chị] hãy giúp Thành làm đơn kháng cáo?

[Học viên được sử dụng BLHS, BLTTHS và các pháp lệnh có liên quan]

 

                                                                ĐÁP ÁN            

C©u hái

§iÓm

§iÓm ®¹t ®­îc

1

* Tội danh và điều khoản BLHS cần áp dụng đối với hành vi của Trần Văn Trung và Trần Văn Thành là điểm a, d khoản 2 Điều 133 BLHS. Vì:

- Trần Văn Trung và Trần Văn Thành đã cùng nhau bàn bạc, chuẩn bị hung khí, chuẩn bị phương tiện và đang trên đường tìm kiếm người có tài sản để khống chế nhằm chiếm đoạt tài sản;

- Hành vi của Trung và Thành tuy chưa trực tiếp dùng vũ lực đe dọa người có tài sản, nhưng họ đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thực hiện hành vi cướp tài sản là tội rất nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự an toàn về tính mạng, sức khỏe và sự bất khả xâm phạm đến tài sản hợp pháp của công dân.

* Nếu nhận bào chữa cho Thành, luật sư cần chú ý những vấn đề sau:

-       Hành vi của Thành mới ở giai đoạn chuẩn bị thực hiện tội phạm;

-       Hậu quả của tội phạm chưa xảy ra;

-       Vai trò của Thành trong vụ án là người bị rủ rê;

-       Thành mới 15 tuổi 11 tháng nên có yếu tố bị người đã thành niên xúi giục vì mọi kế hoạch đều do Trung đề ra và yêu cầu Thành làm theo;

-       Các tình tiết về nhân thân có lợi cho việc bào chữa như độ tuổi, khả năng nhận thức hạn chế …

-       Các văn bản pháp luật liên quan đến việc bào chữa cho Thành như những quy định về chính sách đối với người chưa thành niên phạm tội, về các giai đoạn thực hiện tội phạm …

1,5®

2

Luật sư cần trao đổi với VKSND huyện B những vấn đề sau:

-       Việc cơ quan điều tra để Trần Văn Trung ký vào phần chữa ký của người đại diện hợp pháp trong biên bản hỏi cung Thành ngày 25/7/2004 là vi phạm thủ tục tố tụng vì Trung không phải là người đại diện hợp pháp của Thành.

-       Xác minh làm rõ lời khai của Thành trong biên bản hỏi cung ngày 3/8/2004 vì lời khai này ảnh hưởng đến việc xác định trách nhiệm hình sự của Thành

Luật sư cần đề xuất:

-       VKSND huyện B phúc cung để làm rõ việc Thành đã từ chối  thực hiện tội phạm cùng Trung một cách dứt khoát ngay từ giai đoạn chuẩn bị phạm tội; Thành đèo Trung đến đường Trần Hưng Đạo vì thuận đường về nhà chứ không phải giúp Trung thực hiện tội phạm.

-       Việc Thành  tự mình không tiếp tục cùng Trung thực hiện tội phạm tuy không có gì ngăn cản tức là Thành đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, do đó VKSND huyện B cần đình chỉ vụ án đối với Thành theo quy định tại Điều 169 BLTTHS.

1,5®

3

Nếu lời khai của Thành tại biên bản hỏi cung ngày 3/8/2004 là đúng thì Thành được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm là tội “cướp tài sản” vì Thành đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. [Điều 19 BLHS]

4

Luật sư đề xuất TAND huyện B:

-       Thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với Thành từ tạm giam sang bảo lĩnh hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú;

-       Trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung làm rõ việc Thành đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

1,5®

5

Luật sư có thể giúp gia đình Thành viết đơn xin bảo lĩnh hoặc cấm đi khỏi nơi cú trú gửi chánh án TAND huyện B.

Lý do:

-       Thành chưa đủ 16 tuổi, hiện đang đi học và có nơi cứ trú rõ ràng;

-       Hành vi của Thành mới ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội;

-       Thành bị Trung xúi giục thực hiện tội phạm;

-       Thành đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

6

Luật sư cần đối đáp: ý kiến của đại diện viện kiểm sát đề nghị áp dụng tình tiết tăng nặng “có tính chất chuyên nghiệp” là không có cơ sở vì:

- Hành vi chuẩn bị dao, gậy, biển số xe giả … của Trung và Thành chỉ là hành vi chuẩn bị phạm tội;

- Không có căn cứ nào chứng minh Thành thực hiện tội phạm mang tính thường xuyên và coi đó là nghề để kiếm sống.

7

Nội dung chính trong luận cứ bào chữa cho Thành:

-       Trung là người chủ động bàn bạc và hướng dẫn phương thức hành động cho Thành. Thành là người chưa thành niên [chưa đủ 16 tuổi] bị Trung xúi giục cùng thực hiện tội phạm;

-       Hành vi phạm tội của Thành ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội;

-       Thành đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội;

-       Thành là người chưa thành niên và có nhân thân tốt;

-       Đề xuất Hội đồng xét xử miễn trách nhiệm hình sự cho Thành theo quy định tại Điều 19 BLHS và trả tự do cho Thành ngay tại phiên toà.

1,5®

8

Viết đơn kháng cáo theo mẫu đảm bảo các nội dung sau:

-       Đơn gửi đến toà án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm;

-       Lý do: Thành đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội nên phải được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 19 BLHS

-       Đề nghị: cấp phúc thẩm xem xét miễn trách nhiệm hình sự và trả tự do cho Thành.

Người viết đơn

1đ

Video liên quan

Chủ Đề