Cứ di chuyển bằng cách nào

Bảo Trân Ngày 07/09/2021

Không di chuyển được icon trên Android làm cho người dùng khó chịu, bạn không thể đặt chúng ở vị trí như mong muốn. Chúng tôi sẽ giúp bạn xử lý ngay trong vòng “1 nốt nhạc” với các thủ thuật dưới đây!

Sắp xếp icon trên màn hình điện thoại là điều cần thiết. Thao tác này không chỉ giúp chúng ta tìm kiếm các ứng dụng nhanh hơn, mà con tạo nên sự thẩm mỹ cho màn hình của dế yêu. Thông thường việc duy chuyển, sắp xếp các icon trên smartphone android khá dễ dàng. Nhưng trong một số trường hợp, người sử dụng vẫn gặp phải tình trạng không di chuyển được icon trên Android. Đâu là cách để khắc phục vấn đề này?

Không di chuyển được icon trên android do đâu?

Hiện nay, hệ điều hành android được cho là có khả năng hỗ trợ tùy biến rất cao. Do đó người dùng có thể thiết lập rất nhiều thứ trên điện thoại theo ý muốn của mình. Một trong số đó là việc di chuyển và sắp xếp icon trên màn hình. Nhưng trong một số trường hợp thì bạn sẽ không thể thực hiện được điều này, bắt nguồn từ những nguyên nhân dưới đây

1: Bạn đã khóa di chuyển icon trên android

Thông thường, trên điện thoại android sẽ có các chế độ sắp xếp icon như “sắp xếp theo bảng chữ cái”, “sắp xếp theo thời gian cài đặt” và “tùy chỉnh sắp xếp”. Như vậy thì chỉ khi bạn cài đặt điện thoại ở chế độ tùy chỉnh sắp xếp. Lúc này bạn mới có thể di chuyển và sắp xếp icon trên màn hình điện thoại của mình. Ngược lại, khi bạn chọn cài đặt như “sắp sếp theo bảng chữ cái”, lúc này các icon trên màn hình sẽ bị khóa và không thể di chuyển cũng như sắp xếp.

2: Bạn đang sử dụng một launcher không tương thích với điện thoại

Hiện nay, có rất nhiều người sử dụng một loại launcher được bên thứ 3 cung cấp. Laucher này có thể giúp chúng ta thay đổi giao diện của điện thoại để tránh nhàm chán, cũng như rất nhiều tính năng hấp dẫn khác. Thế nhưng, dế yêu của bạn có thể không thực sự tương thích với những launcher này. Điều này khiến cho một vài chức năng trên máy không được đảm bảo. Trong đó cũng có trường hợp không di chuyển được icon trên android.

Cách di chuyển biểu tượng trên android dễ như ăn kẹo

Sau đây FASTCARE sẽ hướng dẫn bạn cách di chuyển ứng dụng trên android. Để có thể thực hiện được thao tác này, bạn phải đáp ứng một số điều kiện sau:

Điện thoại của bạn phải được cài đặt tùy chỉnh sắp sếp ứng dụng. Thông thường trong màn hình chính của máy, bạn có thể thiết lập cài đặt này bằng cách nhấn vào dấu 3 chấm cạnh ô tìm kiếm. Lúc này sẽ hiện lên các cài đặt như “sắp xếp”, “dọn dẹp trang” “cài đặt màn hình chờ”. Bạn nhấn chọn vào ô sắp xếp và chọn “thứ tự tùy chỉnh”.

Bạn cũng nên sử dụng launcher của chính nhà phát triển điện thoại đang dùng.

Khi đáp ứng điều kiện trên thì bạn hãy thao tác như sau, để di chuyển icon trên màn hình điện thoại:

B1: Nhấn giữ vào một icon bất kỳ trên màn hình chính của điện thoại.

B2: Giữ và di chuyển icon đến vị trí mà bạn mong muốn.

B3: Thả tay để đặt icon vào vị trí mà bạn muốn.

Với thao tác này thì bạn đã có thể di chuyển icon trên điện thoại android của mình rồi! Các trường hợp như không di chuyển được icon trên samsung hay LG, OPPO… bạn cũng có thể thực hiện theo cách tương tự. Trên mỗi dòng điện thoại khác nhau sẽ có những cài đặt di chuyển icon khác nhau. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi thao tác nhé.

Mong rằng bạn không phải gặp sự cố không di chuyển được icon trên Android, sau khi đã đọc bài viết này.

Những loài di chuyển chậm chạp

Bùi Loan

13:35 30/05/2016

Dân gian ta thường có câu: “chậm như sên” hay “chậm như rùa”, điều này hoàn toàn đúng bởi tốc độ di chuyển chậm chạp của chúng. Tuy nhiên, trong thế giới tự nhiên, vẫn còn nhiều loài di chuyển chậm không kém sên và rùa.

1. Ốc sên

Ốc sên hay ốc sên hoa [danh pháp khoa học: Achatina fulica] là loài động vật thân mềm sống trên cạn. Đây là loài bản địa của Đông Phi, hiện nay phân bố rộng rãi tại châu Á, các đảo thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cũng như Tây Ấn.

Khi ốc sên di chuyển, chúng ta thường thắc mắc “chân” của nó đâu. Sự thực thì cả phần dư không nằm trong vỏ là “bàn chân” đầy đủ của ốc sên. Chúng phẳng và trơn, song cũng có các cơ bắp đầy đủ, giúp ốc sên đi trượt trên mặt đất. Để tiện cho việc di chuyển, bàn chân có một số tuyến nhỏ, tiết ra một chất dịch nhớt. Do đó, nói một cách chính xác, ốc sên di chuyển bằng cách trượt trên một mặt phẳng theo dạng sóng.

Dù vậy, chính “cấu tạo” cơ thể khác lạ này cũng biến ốc sên trở thành động vật di chuyển chậm nhất thế giới với tốc độ tối đa 1,3 cm/giây. Điều này có nghĩa nó phải mất hơn 21 tiếng để đi hết 1km.

2. Rùa khổng lồ

Phần lớn các loài rùa trong tự nhiên đều di chuyển cực chậm. Đứng đầu trong danh sách này phải kể đến loài rùa khổng lồ có nguồn gốc từ quần đảo Galápagos, một quần đảo núi lửa cách đại lục Ecuador khoảng 1.000 km về phía Tây. Cũng chính nơi xuất thân này mà rùa khổng lồ còn được gọi là rùa Galápagos hoặc rùa khổng lồ Galápagos.

Với trọng lượng lên tới 400 kg và chiều dài mai khoảng 1,8m, rùa khổng lồ là loài rùa cạn còn sống lớn nhất và là 1 trong 10 loài bò sát còn sống nặng nhất. Tuy nhiên, cũng chính vì thân hình nặng nề này mà chúng khá vất vả khi di chuyển, vì vậy nên chúng được mệnh danh là loài bò sát chậm nhất hành tinh. Bên cạnh đó, rùa khổng lồ cũng là một trong các loài động vật có xương sống sống lâu nhất với tuổi thọ trong tự nhiên là hơn 100 năm.

3. Quái vật Gila

Quái vật Gila [tên khoa học: Heloderma suspectum] là một loài thằn lằn độc nguồn gốc ở Tây Nam Hoa Kỳ và Tây Bắc bang Sonora của Mexico. Chúng sinh sống ở bụi rậm, các sa mạc có cây mọng nước và rừng gỗ sồi, tìm nơi trú ẩn trong hang hốc, bụi rậm, và dưới các hốc đá ở vị trí dễ tiếp cận hơi ẩm.

Dài khoảng 60 cm và nặng khoảng 350-700 g, quái vật Gila được biết đến là loài thằn lằn có nọc độc bản địa Mỹ và là một trong hai loài thằn lằn có nọc độc đã được biết đến ở Bắc Mỹ, loài còn lại là thằn lằn đính cườm [H. horridum].

Mặc dù quái vật Gila có nọc độc, nhưng bản chất chậm chạp khiến nó ít gây được mối đe dọa đến con người. Chúng di chuyển với tốc độ chỉ khoảng 0,6 cm/giây. Bên cạnh đó, chúng tiêu thụ thức ăn bằng một phần ba trọng lượng của chúng, và lưu trữ chất béo trong cơ thể. Vì vậy, chúng hiếm khi tìm kiếm thức ăn.

4. Lười

Lười là một phân bộ động vật gồm những loài thú cỡ trung bình, với đặc trưng là sự chậm chạp và lười vận động cùng ngoại hình trông khá ngu đần, thờ ơ. Động tác của nó trông giống như kỹ thuật chiếu chậm được dùng trong điện ảnh, lúc nào cũng chậm đến mức như bất động và hòa mình vào môi trường. Khi dịch chuyển trên đất, tốc độ nhanh nhất mà lười có thể đạt được là 3cm/giây.

Lười sử dụng ít năng lượng. Một ngày chúng có thể ngủ hơn 20 giờ. Chúng lười đến mức, trên lông của chúng bị rong rêu bám đầy, chúng cũng không quan tâm. Thậm chí, khi sinh con, con của chúng cứ việc nằm và ngủ trên bụng con lười mẹ. Ngay cả ăn uống và đi vệ sinh, lười con cũng thực hiện ngay trên mình mẹ nó.

5. Sao biển

Trên thế giới có khoảng 1.800 loài sao biển còn sống hiện diện trong tất cả các đại dương, bao gồm cả Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Cực và các vùng đại dương phía Nam, trên một phạm vi sâu rộng từ các bãi triều đến độ sâu thẳm [6.000 m].

Sao biển có đặc điểm chung là di chuyển khá chậm chạp. Tốc độ trung bình của nó khoảng 0,89-2,7 cm/giây. Sao biển bọc da di chuyển chậm nhất với tốc độ 0,25 cm/giây, còn sao biển cát di chuyển nhanh nhất với tốc độ 4,7 cm/giây.

Dưới làn nước trong vắt, những chú sao biển đầy màu sắc tô thêm vẻ đẹp cho đại dương xanh thẫm. Nhưng ít ai có thể ngờ rằng, loài sinh vật tuyệt đẹp này lại là những động vật vô cùng phàm ăn. Thức ăn chủ yếu của nó là tảo, nhím biển, bọt biển, hải sâm, san hô...thậm chí ngay cả đồng loại của mình.

Chủ đề: động vật di chuyển chậm ốc sên lười rùa khổng lồ quái vật gila sao biển

Video liên quan

Chủ Đề