Tiêm vacxin 5 trong 1 ở đâu

Vắc xin 5 trong 1 là 5 loại vắc xin phòng 5 bệnh khác nhau được kết hợp chỉ trong 1 mũi tiêm, nhằm chủ động bảo vệ trẻ khỏi 5 bệnh nguy hiểm hàng đầu, bao gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib gây ra.

Hiện vắc xin 5 trong 1 có 2 loại là Pentaxim [Pháp] và ComBE Five [Ấn Độ]. Trong đó:

  • Vắc xin 5 trong 1 ComBE Five được dùng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, có thể phòng ngừa các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae tuýp B. Trẻ được tiêm vắc xin 5 trong 1 ComBE Five cần uống và tiêm bổ sung vắc xin ngừa bại liệt.

  • Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim được dùng trong chương trình Tiêm chủng dịch vụ, có thể ngừa các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae tuýp B. Trẻ được tiêm Pentaxim cần tiêm bổ sung vắc xin viêm gan siêu vi B.

Cùng là vắc xin 5 trong 1, nhưng vắc xin Pentaxim là vắc xin thế hệ mới hơn so với vắc xin ComBE Five ở thành phần ho gà. Nếu ComBE Five chứa thành phần ho gà toàn tế bào [nghĩa là vắc xin tinh chế từ vi khuẩn ho gà sau khi được nuôi cấy tăng sinh trong môi trường và làm chết bằng nhiệt độ] thì Pentaxim là ho gà vô bào [chỉ chứa thành phần kháng nguyên đặc hiệu sau khi đã loại bỏ những thành phần kháng nguyên không cần thiết khác của vi khuẩn]. Chính vì thành phần ho gà vô bào được đánh giá là có phản ứng sau tiêm ít hơn cũng như ít sốt hơn nên các bậc phụ huynh có khuynh hướng chọn vắc xin Pentaxim để tiêm phòng cho con.

VÌ SAO TRẺ CẦN ĐƯỢC TIÊM VẮC XIN 5 TRONG 1?

Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh có thể trạng rất yếu, hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện, nếu không được chăm sóc và bảo vệ cẩn thận khỏi các tác nhân gây bệnh, trẻ rất dễ mắc phải các bệnh gây nguy hiểm đến hệ thần kinh, não bộ và thể chất.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 5 bệnh nguy hiểm hàng đầu đối với trẻ nhỏ đó là ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae tuýp B. Đây không chỉ là 5 bệnh trẻ dễ mắc phải, đặc biệt trong những tháng đầu đời mà còn là những căn bệnh để lại hậu quả vô cùng nặng nề, với tỷ lệ tử vong cao. Trẻ mắc bệnh, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của trẻ, có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển về trí óc, tiếp thu kém… Việc tiêm chủng bảo vệ trẻ bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể, những kháng thể này sẽ giúp hệ miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh.

Trong bối cảnh dịch bệnh có nhiều biến đổi phức tạp, vắc xin phối hợp 5 trong 1 đã đáp ứng được nhu cầu phòng bệnh của mọi người. Đặc biệt, điều ý nghĩa nhất là thay vì trẻ phải chịu 5 mũi tiêm như trước đây thì nay chỉ cần 1 mũi đã phòng được nhiều loại bệnh.

Vắc xin 5 trong 1 cần được khuyến nghị nên tiêm sớm, khi trẻ từ 6 tuần tuổi để trẻ được bảo tốt nhất. Cha mẹ cần bám sát lịch tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 để vắc xin hoạt động hiệu quả nhất:

  • 3 mũi cơ bản: tiêm cho trẻ ở thời điểm 2, 3, 4 tháng tuổi
  • Mũi tiêm nhắc: khi trẻ được 12 – 24 tháng tuổi
  • Lưu ý: Trẻ cần trải qua 3 mũi tiêm cơ bản trước 1 tuổi, mỗi mũi cách nhau tối thiểu 28 ngày.

NHỮNG LƯU Ý KHI TIÊM PHÒNG VẮC XIN 5 TRONG 1 CHO TRẺ

Tất cả các loại vắc xin trước khi được đưa vào sử dụng rộng rãi đều đã trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt. Tuy nhiên, không chỉ vắc xin 5 trong 1, tất cả các loại vắc xin hiện nay đều hoạt động theo cơ chế: giúp các cơ thể trẻ tạo ra kháng nguyên, kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại bệnh. Quá trình tạo thành kháng thể có thể dẫn đến một số phản ứng sau tiêm không mong muốn, chẳng hạn như: đau, sưng tấy tại vị trí tiêm phòng, sốt nhẹ…

Một số cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1:

  • Nếu vết tiêm sưng và khiến trẻ đau nhiều, bố mẹ có thể bọc viên đá vào khăn xô sạch rồi nhẹ nhàng chườm lên vết tiêm cho trẻ.
  • Với những trẻ vẫn còn bú mẹ, hãy cố gắng cho trẻ bú nhiều hơn bình thường. Còn trong trường hợp trẻ sốt cao hơn 38,5 độ, bố mẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt một thành phần duy nhất là paracetamol để giúp con hạ nhiệt và bớt mệt mỏi trong người.
  • Nếu trẻ sốt 39 độ C trở lên, tốt nhất nên cho trẻ đi khám bác sĩ.
  • Nên cho con mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh mặc quần áo bó gây cảm giác bí bách, khó chịu, nhất là vào những ngày nóng.
  • Sau khi tiêm, bé thường có cảm giác chán ăn, do đó, hãy cho bé ăn những thức ăn dạng mềm, lỏng, dễ nuốt và đừng quên chia nhỏ bữa ăn.

Khoảng 10% trẻ sau tiêm phòng gặp phải tình trạng này, tuy nhiên, do có thành phần ho gà toàn tế bào nên trẻ tiêm vắc xin ComBE Five sẽ có tỷ lệ bị các tác dụng phụ như sốt, đau, sưng tấy tại chỗ tiêm… cao hơn so với trẻ tiêm vắc xin Pentaxim.

Tiêm phòng vắc xin 5 trong 1 là điều cần thiết. Tuy nhiên, nếu trẻ thuộc 1 trong những trường hợp sau, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng cho bé:

  • Trẻ đã từng sốt cao trên 40 độ trong vòng 48 giờ sau khi tiêm vắc xin.
  • Đã từng có biểu hiện co giật kèm theo sau khi tiêm vắc xin.
  • Đã từng sốc trong vòng 48 giờ sau khi tiêm phòng.
  • Ở những lần tiêm trước, trẻ khóc dai dẳng trong 3-48 giờ sau chủng ngừa.
  • Trẻ đang sốt, mệt mỏi hoặc mắc các bệnh cấp tính.

TIÊM VẮC XIN 5 TRONG 1 Ở ĐÂU GIÁ CẢ HỢP LÝ VÀ LUÔN CÓ ĐẦY ĐỦ VẮC XIN?

Lợi ích của vắc xin 5 trong 1 là vô cùng lớn nên nhu cầu tiêm ngừa các loại vắc xin này rất cao. Trong những năm gần đây, vắc xin 5 trong 1 thường xuyên đứng đầu trong danh sách những vắc xin khan hiếm nhất. Nhiều gia đình đã phải bỏ ra cho phí rất lớn để đưa con sang Singapore, Thái Lan chích ngừa hoặc túc trực ở khắp các trung tâm trên cả nước để săn lùng vắc xin cho con mỗi khi đến lịch tiêm. Làm thế nào để con được tiêm đủ số mũi Pentaxim theo đúng lịch để phòng bệnh hiệu quả là nỗi lo lắng của rất nhiều gia đình thời gian qua.

Gọi ngay số điện thoại CSKH : 0903196115 để được tư vấn

VẮC XIN 5 TRONG 1 – PHÒNG NGỪA ĐẾN 5 BỆNH CHỈ VỚI MỘT MŨI TIÊM

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Sau khi trẻ sinh ra, trẻ sẽ có sức đề kháng tự nhiên được tạo từ các kháng thể được truyền từ mẹ. Tuy nhiên lượng kháng thể này chỉ tồn tại từ 1 tháng đến 1 năm. Lúc này, cơ thể trẻ sẽ tự sản sinh ra những kháng thể đầu tiên. Tuy nhiên do chưa hoàn thiện nên sức đề kháng của trẻ khá kém, rất dễ nhiễm bệnh. Tiêm vắc xin sẽ hỗ trợ bảo vệ trẻ tránh khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như ho gà, uốn ván, sởi, Rubella,...

Tiêm chủng giúp phòng ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ sơ sinh

2. Vắc xin 5 trong 1 phòng ngừa những bệnh gì?

2.1. Bệnh ho gà

Mô tả: Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella gây ra. Đây là bệnh thường xuất hiện và nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Bệnh có lây từ người này qua người khác khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Nguyên nhân: Vi khuẩn Bordetella pertussis thuộc giống Bordetella.

Thời gian ủ bệnh: 7 – 20 ngày.

Phương thức lây truyền: Đường hô hấp, dịch niêm mạc mũi họng, sinh hoạt trong không gian khép kín,...

Triệu chứng

- Không sốt hoặc sốt nhẹ.

- Chán ăn.

- Mệt mỏi.  

- Viêm long đường hô hấp trên.

- Ho:

  • Cơn ho ngày càng nặng, kịch phát trong 1 – 2 tuần, kéo dài 1 – 2 tháng, không thể kìm hãm.
  • Sau cơn ho là tiếng thở rít như tiếng gà gáy và chảy nhiều đờm dãi, nôn ói.

Biến chứng

- Viêm phế quản phổi.

- Viêm não.

- Lồng ruột.

- Thoát vị.

- Sa trực tràng.

- Có thể vỡ phế nang.

- Tràn khí màng phổi, xuất huyết võng mạc.

- Bội nhiễm vi khuẩn khác.

2.2. Bạch hầu

Mô tả: Bạch hầu nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính và có khả năng ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên đối tượng thường xuyên bị bệnh tấn công nhất là trẻ em không được miễn dịch. Mùa cao điểm của bạch hầu xảy ra khi thời tiết chuyển lạnh. Năm 2000, trong 30000 trường hợp mắc bệnh bạch hầu trên toàn thế giới thì đã có hơn 3000 ca được báo cáo là đã tử vong do bệnh.

Nguyên nhân: Vi khuẩn Corynebacterium diphtheria.

Thời gian ủ bệnh: 7 – 20 ngày.

Phương thức lây truyền: Tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua các đồ dùng chứa vi khuẩn.

Triệu chứng

- Hình thành các mảng màu xám, dày ở họng và amidan.

- Sưng các tuyến ở cổ.  

- Ớn lạnh.

- Sốt.

- Ho.

- Chảy nước dãi...

Biến chứng

- Viêm cơ tim do nhiễm độc: Thường xảy ra vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 của bệnh.

- Liệt cục bộ các dây thần kinh sọ [số 4, số 10]: xuất hiện sớm nhất vào ngày thứ 5.

- Biến chứng viêm dây thần kinh ngoại biên: Xảy ra 12 tuần sau thương tổn cục bộ.

2.3. Uốn ván

Mô tả: Uốn ván xảy ra phổ biến ở các khu vực nông thôn, hoặc những nơi không có thủ tục vô trùng đạt chuẩn. Tỷ lệ gây tử vong của bệnh ở trẻ sơ sinh khá cao. Mặc dù vậy, uốn ván không lây từ người này sang người khác.

Nguyên nhân: Do ngoại độc tố tetanus exotoxin của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra

Thời gian ủ bệnh: 3 – 21 ngày.

Phương thức lây truyền

- Nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương bị nhiễm đất bẩn, phân người, phân súc vật.

- Trẻ sơ sinh bị bệnh uốn ván do nha bào xâm nhập qua dây rốn khi cắt rốn bằng dụng cụ chưa được vô trùng.

Triệu chứng

- Cơ [hàm, cổ, vai, lưng,...] có thể bị căng cứng.

- Xuất hiện những cơn co giật đau đớn trong vòng 7 ngày sau khi bị thương hoặc vi khuẩn xâm nhập.

Biến chứng

- Gãy xương sống hoặc xương khác có thể xảy ra do co thắt cơ và co giật.

- Nhịp tim bất thường.

- Có thể hôn mê.

- Có thể xuất hiện các nhiễm trùng khác.

Vaccine 5 trong 1 có khả năng ngăn ngừa nhiều bệnh gây tử vong cao ở trẻ nhỏ

2.4. Viêm màng não, viêm phổi do Hib

Mô tả: Hib là một loại vi khuẩn gây viêm phổi nặng, viêm màng não và các bệnh xâm lấn khác. Loại vi khuẩn này hầu như chỉ ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi. Năm 2000, WHO ước tính Hib đã gây ra khoảng 3 triệu ca bệnh nghiêm trọng, trong đó có đến 386 000 ca tử vong ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân gây bệnh: Vi khuẩn Haemophilus influenza týp B [Hib].

Phương thức lây truyền: Vi khuẩn Hib tồn tại ở mũi, họng, lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp.

Biến chứng

- Làm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

- Viêm màng não nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều di chứng nặng nề về thần kinh như: điếc, khó khăn khi vận động, trí tuệ sa sút, mất khả năng học tập...

- Khi trở nặng, viêm màng não và viêm phổi có thể gây tử vong ở trẻ.

2.5. Viêm gan siêu vi B [chỉ có trong vắc xin ComBE Five]

Mô tả: Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan của. Bệnh có hai dạng là cấp tính và mãn tính. Viêm gan B gây tổn thương đến các cơ quan, khiến suy gan và ung thư. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh: Virus HBV.

Thời gian ủ bệnh: Khoảng 3 tháng.

Phương thức lây truyền: Đường máu, sinh dục, mẹ sang con.

Triệu chứng: Các triệu chứng của viêm gan B thường không rõ ràng. Tuy nhiên bố mẹ có thể tham khảo một số triệu chứng phổ biến sau:

  • Vàng da
  • Sốt
  • Mệt mỏi kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng
  • Xuất hiện các vấn đề liên quan đến dạ dày như chán ăn và buồn nôn.
  • Đau bụng.

Biến chứng: Xơ gan, ung thư gan, suy gan cấp.

2.6. Bệnh bại liệt [chỉ có trong vắc xin Pentaxim]

Mô tả: Bệnh bại liệt là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính qua đường tiêu hóa và có khả năng gây tử vong. Đây là bệnh do poliovirus gây ra. Siêu vi khuẩn này lây lan từ người sang người và có thể xâm nhập não và tủy sống của người bị nhiễm bệnh, gây tê liệt toàn thân.

Nguyên nhân gây bệnh: Virus Polio

Thời gian ủ bệnh

- Với các trường hợp có dấu hiệu liệt thực thể: 7 - 14 ngày. 

- Thời kỳ ủ bệnh phổ biến: 3 - 35 ngày.

Phương thức lây truyền: Ô nhiễm vào nguồn nước, thực phẩm rồi vào người qua đường ruột.

Triệu chứng

- Sốt cao trên 38 độ C

- Đau họng

- Đau bụng

- Nhức mỏi các cơ

- Cảm thấy mệt mỏi

Biến chứng

- Yếu cơ

- Teo cơ

- Cứng khớp

- Xuất hiện dị dạng, ví dụ chân xoắn

3. Các loại vacine 5 trong 1 được sử dụng hiện nay

Hiện nay có hai loại vacine 5 trong 1 là vắc xin 5 trong 1 ComBE Five và vắc xin 5 trong 1 Pentaxim:

 Loại

Vắc xin 5 trong 1 ComBE Five

Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim

Nơi sản xuất

Sản xuất tại công ty Biological E - Ấn Độ.

Sản xuất tại Pháp và Canada bởi công ty Sanofi Pasteur, thuộc tập đoàn Sanofi-Aventis, Pháp.

Quy mô sử dụng

Được lưu hành tại Ấn Độ từ năm 2010, sử dụng ở hơn 43 quốc gia với hơn 400 triệu liều.

Được cấp giấy phép vào năm 1997 tại Thủy Điển và được chủng ngừa tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Phòng các bệnh

  • Phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.
  • Mũi vắc xin chống bại liệt sẽ được tiêm riêng.
  • Thành pần vaccine ho gà là loại toàn tế bào, sử dụng tế bào của bi khuẩn ho gà đã chết => kích thích tạo miễn dịch với bệnh.
  • Phòng 5 bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.
  • Mũi viêm gan siêu vi B sẽ được tiêm riêng.
  • Thành phần vaccine ho gà là loại vô bào, được chiết xuất từ tế bào của vi khuẩn ho gà => kích thích tạo miễn dịch với bệnh.

Nơi tiêm

Tại các cơ sở tiêm chủng công lập như: trạm y tế phường/xã.

Tiêm dịch vụ tại các cơ sở tiêm chủng trong và ngoài công lập.

Chi phí

Miễn phí vì là vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.

Mất phí.

Những điều cần biết về vắc xin Combe Five

Vắc xin 5 trong 1 ComBE Five là loại loại vắc xin mới, thay thế vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Nguyên nhân của sự thay thế này là do nhà sản xuất Berna Biotech Hàn Quốc đã ngừng sản xuất loại vắc xin Quinvaxem. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, hầu hết các địa phương tại Việt Nam [trừ Hà Nam, Bình Định, Kon Tum và Đồng Tháp đã được dùng ComBE Five] vẫn được sử dụng vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem. Theo bộ Y tế, sự thay thế Quinvaxem bằng ComBE Five sẽ được tiến hành ở các địa phương còn lại vào tháng 6 hoặc 7/ 2018.

So với Quinvaxem, ComBE Five có thành phần và hiệu quả phòng bệnh tương tự như vắc xin Quinvaxem. Ngoài ra, cách đóng gói của hai loại vắc xin cũng giống nhau, tức là đều đóng 01 liều/lọ, gắn chỉ thị nhiệt độ để giám sát nhiệt độ khi bảo quản, vận chuyển. Vắc xin 5 trong 1 ComBE Five đã đạt tiêu chuẩn thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới [WHO] vào năm 2012 và được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

4. Lịch chủng ngừa vắc xin 5 trong 1 cho trẻ

Lịch tiêm chủng vaccine 5 trong 1 Combe Five và Pentaxim gồm 3 mũi, được tiêm vào lúc trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi. Khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu là 4 tuần [1 tháng]. Nếu bỏ lỡ lịch tiêm chủng, ví dụ trẻ đã tiêm mũi thứ nhất nhưng sau 4 tuần vẫn chưa tiêm mũi thứ hai thì bố mẹ cần sắp xếp để đưa trẻ đi tiêm trong thời gian sớm nhất và không cần tiêm lại mũi thứ nhất.

Trong trường hợp trẻ đã được tiêm vắc xin Quinvaxem nhưng chưa hết 3 mũi thì vẫn có thể tiêm Combe Five hoặc Pentaxim mà không cần phải tiêm lại mũi trước đó. Ví dụ nếu trẻ đã tiêm mũi thứ nhất hoặc thứ hai vắc xin Quinvaxem sẽ được tiếp tục tiêm vắc xin Combe Five ở mũi thứ hai hoặc thứ ba.

5. Các phản ứng thường gặp sau tiêm

Tương tự như những loại vaccine khác, sau khi tiêm trẻ sẽ có các phản ứng như:

- Sưng, đỏ và đau [hơi nhức] tại vị trí tiêm.

- Sốt nhẹ dưới 38 độ.

- Quấy khóc.

- Ăn/bú kém hơn bình thường.

Đây đều là những phản ứng thông thường sau khi tiêm vaccine. Bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm bởi các phản ứng trên thường tự khỏi sau từ 24 đến 48 giờ.

Sau khi tiêm từ 1 đến 2 ngày, trẻ sẽ hay quấy khóc và khó chịu trong người

Tuy nhiên nếu xuất hiện các biểu hiệu sau, bố mẹ càn đưa trẻ đến bệnh viên ngay lập tức:

- Sốt cao trên 39 độ và kéo dài hơn 24 giờ.

- Trẻ quấy khóc, vật vã, lờ đờ.

- Khó thở.

- Nôn trớ, bỏ bữa, bú kém.

- Co giật.

- Phát ban.

6. Những lưu ý bố mẹ cần biết khi tiêm ngừa cho bé

Lưu ý

Nguyên nhân

Trước khi tiêm

Không cho trẻ ăn/ bú quá no hoặc để trẻ đói.

Có thể làm trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.

Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ

Tránh nhiễm trùng tại vị trí tiêm.

Cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng mát

Bác sĩ/ Y tá có thể dễ dàng thực hiện các thao tác tiêm hơn.

Trao đổi với Bác sĩ về:

- Tình trạng sức khỏe của bé

- Tiền sử bệnh tật

- Dị ứng thuốc, hóa chất

- Có dấu hiệu sốt, dị ứng ở những mũi tiêm trước

Giúp bác sĩ cân nhắc xem có nên thực hiện mũi tiêm không hoặc có phương án xử lý kịp thời trong tình huống khẩn cấp.

Mang theo sổ tiêm chủng

Các thông tin trong sổ sẽ giúp bác sĩ tham vấn đến bố mẹ:

- Thời điểm tiêm nhắc lại,

- Tiêm bù các mũi bỏ sót [nếu có].

- Tiêm thêm những mũi còn thiếu [nếu có].

Sau khi tiêm

Ở lại theo dõi trẻ 15 – 30 phút

Đề phòng trẻ bị sốc phản vệ

Theo dõi các phản ứng của trẻ tối thiểu 24 giờ sau khi tiêm

Tùy thuộc theo phản ứng hoặc biểu hiện của trẻ mà bố mẹ sẽ có cách giải quyết phù hợp:

- Phản ứng thông thường:

  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc uống thêm nhiều nước.
  • Sốt nhẹ từ 37,5 độ C đến 38,5 độ C: Lau người và chườm mát cho trẻ.
  • Có thể dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chườm lạnh vị trí tiêm nếu có sưng đau.

- Biểu hiện nguy hiểm: Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Các trường hợp không nên tiêm phòng

Trẻ đang bị:

- Suy dinh dưỡng hoặc không đủ điều kiện để tiêm phòng.

- Đang mắc bệnh cấp tính.

- Mắc bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch.

- Bệnh hen suyễn, phổi.

Không an toàn cho trẻ, làm tăng tỷ lệ xuất hiện các biểu hiện nguy hiểm hoặc khiến tình trạng hiện của trẻ trở nên tồi tệ hơn.

Tiêm vắc xin 5 trong 1 giúp trẻ giảm thiểu số mũi tiêm cần thiết, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian cho bố mẹ và an toàn cho trẻ. Vì thế, bố mẹ nên chủ động chủng ngừa đầy đủ cho bé theo lịch tiêm chủng mở rộng hoặc chỉ định của Bác sĩ để tăng cường hệ miễn dịch và giúp bé phát triển toàn diện trong tương lai.

Tiêm vaccine cho trẻ ở đâu tốt tại TP. HCM?

CarePlus là hệ thống phòng khám được xây dựng trên các tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, hệ thống này còn là thành viên của Singapore Medical Group [SMG] - nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ hàng đầu tại Singapore.

CarePlus tập trung tư vấn chuyên nghiệp, đồng thời giải đáp rõ ràng và cho lời khuyên về cách chăm sóc trẻ. Đặc biệt khi tiêm tiêm ngừa vaccine cho trẻ ở khu vực TP. HCM tại CarePlus, bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm bởi trẻ sẽ được khám sàng lọc trước tiêm, tiêm và theo dõi sau tiêm để đảm bảo sự an toàn toàn và hiệu quả tối đa. Hơn thế nữa, tại đây còn có phòng chơi rộng rãi, thoáng mát cho trẻ, giúp trẻ cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn sau khi chủng ngừa. Quy trình chủng ngừa tại CarePlus vô cùng nhanh chóng, không gây mệt mỏi cho bố mẹ và trẻ vì phải chờ đợi.

CarePlus trang bị phòng chơi rộng rãi, sạch sẽ cho các trẻ nhỏ

Để cập nhật thêm các ưu đãi mới nhất của Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus hoặc tư vấn về cách đặt lịch hẹn khám, khách hàng vui lòng truy cập vào Webiste: careplusvn.com, Fanpage: CarePlus Clinic Vietnam hoặc liên hệ trực tiếp đến Hotline miễn phí: 1800 6116.

Bài viết được sự tư vấn của BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

----

Hệ thống phòng khám quốc tế CarePlus cung cấp DỊCH VỤ TIÊM NGỪA TRỌN GÓI CHO TRẺ 0-6 THÁNG, bao gồm đầy đủ các loại vắc-xin cần thiết theo phác đồ tiêm chủng khuyến cáo để bảo vệ con khỏi các bệnh nguy hiểm và nhiều đặc quyền ưu đãi cho bố mẹ.

  • Tặng 1-2 lần khám tư vấn từ xa với bác sĩ [trị giá 300,000đ/lần] và gấu teddy cho bé;
  • An tâm được nhắc hẹn và đặt lịch nhanh chóng;
  • Không chịu ảnh hưởng của việc tăng giá vắc-xin hoặc hết vắc-xin ngay cả khi tình trạng khan hiếm vắc-xin có thể xảy ra;
  • Hỗ trợ thanh toán trả góp linh hoạt lãi suất 0%

CarePlus sử dụng nguồn vắc-xin chất lượng cao, nhập khẩu trực tiếp từ các hãng sản xuất uy tín trên thế giới đã được kiểm chứng về độ hiệu quả và an toàn, và được bảo quản nghiêm ngặt bằng công nghệ hiện đại.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hotline 18006116 [miễn cước] hoặc inbox Fanpage/Zalo CarePlus Clinic Vietnam hoặc đăng ký trực tuyến tại tại đây. Tải ứng dụng arePlus app để đặt lịch nhanh hơn và theo dõi lịch tiện lợi hơn!

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS - Thành viên của Singapore Medical Group

  • Chi nhánh 1: 66 - 68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM
  • Chi nhánh 2: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7, TP. HCM
  • Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình, TP. HCM

Video liên quan

Chủ Đề