Vì sao Công xã Pari là cách mạng vô sản

Đua top nhận quà tháng 3/2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

  • donidonadono321
  • 20/09/2019

  • Cám ơn 7


XEM GIẢI BÀI TẬP SGK SỬ 8 - TẠI ĐÂY

Câu hỏi: Vì sao cuộc cách mạng ngày 18/03/1871 được gọi là cuộc cách mạng vô sản?

A. Cuộc cách mạng lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản.

B. Cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo.

C. Đánh đuổi được quân Phổ và thiết lập nên chuyên chính vô sản.

D. Thành lập được nhà nước của giai cấp vô sản.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Cuộc cách mạng lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản.

Cuộc cách mạng ngày 18/03/1871 được gọi là cuộc cách mạng vô sản vì là cuộc cách mạng lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản

Giải thích:

Ngày 18/03/1871, Chie – một tư sản đứng đầu chính phủ mới, cho quân đánh úp đồi Mông-mác, nhưng bị thất bại do gặp phải sự phản kháng gay gắt của nhân dân. Cuộc cách mạng chống lại chính phủ mới là chính phủ của giai cấp tư sản, nhân dân Pa-ri đã tiến lên một bước tiến mới trong cuộc đấu tranh của minh.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về cuộc cách mạng ngày 18/03/1871 và sự thành lập công xã nhé!

Nguyên nhânCuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871

- Mâu thuẫn của xã hội tư bản ngày càng sâu sắc, tạo điều kiện cho công nhân đấu tranh.

- Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ [19-7-1870], với sự thất bại của Pháp làm cho nhân dân căm ghét chế độ thống trị dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 4 - 9 - 1870 lật đổ đế chế II.

-Sự phản động của giai cấp tư sản Pháp cướp đoạt thành quả cách mạng của quần chúng, đầu hàng Đức để đàn áp quần chúng.

→Dẫn đến cuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871.

Diễn biếnCuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871

Tháng 2 năm 1871, tên thủ tướng bán nước Chie công khai đầu hàng ký hòa ước nhục nhã với quân xâm lược, đồng ý bồi thường 5 tỷ phơ-răng, cắt nộp hai tỉnh Andat và Loren cho Phổ và giải giáp quân đội chính qui của chính phủ. Công nhân vũ trang trở thành trở ngại cho chính sách đầu hàng của chính phủ bán nước.

3 giờ sáng ngày 18 tháng 3, quân chính phủ do viên tư lệnh bảo vệ Pari là Vênua chỉ huy chia làm mấy phân đội đánh lén vào các trận địa pháo của quân tự vệ. Một đội cảnh sát và một số quân thường trực do đích thân Vênua chỉ huy đánh vào cao điểm Môngmác ngoại thành Parivề phía bắc.

Môngmác là một cao điểm thuộc tuyến phòng vệ phía Bắc cửa ngõ Pari, ở đó được bố trí 171 khẩu pháo lớn nhằm về phía quân Phổ. Gần 5 giờ, quân chính phủ đã chiếm được cao điểm, đang định kéo pháo đi, bị một tốp phụ nữ đến cản lại, lát sau, mấy trăm quân tự vệ cũng đến kịp vào chiến đấu. Viên tướng phản động ra lệnh nã súng đàn áp làm chết một số người.

Đến 11 giờ sáng, hai tiểu đoàn tự vệ đến chi viện cho Môngmác. Đồng thời quân tự vệ cũng kêu gọi công nhân giành lấy chính quyền, các truyền đơn, biểu ngữ dán đầy khắp các ngõ xóm, phố phường. Các chiến sĩ tự vệ nhanh chóng chiếm các cơ quan của chính phủ và các trại lính.

Quân đội phản động bị đánh tan tác. Công quốc Lucxămbua, các quảng trường, nhà ga, hải quan... đều bị quần chúng chiếm lĩnh.

Buổi chiều, quân tự vệ quyết định tiến vào trung tâm. Quần chúng như một đợt sóng thần, ào ạt xông vào Toà thị chính Pari. Chee leo lên một chiếc xe ngựa, chạy về Vecxai. Các quan chức chính phủ và các ông chủ nhà giàu cũng hốt hoảng chạy khỏi Pari.

Đến 9 giờ rưỡi tối, các cánh quân khởi nghĩa đều tập trung về toà thị chính. Lá cờ đỏ được kéo lên, cả Parivang dậy tiếng hoan hô ''Cách mạng 18 tháng 3 muôn năm!''

Sau khi giành được chính quyền, giai cấp vô sản, lập tức bắt tay vào lật đổ bộ máy nhà nước tư sản, xây dựng nền chuyên chính vô sản. Ngày 26 tháng 3, Paritổ chức bầu cử Công xã. Nhân dân lao động lần đầu tiên được thực hiện quyền lợi thiêng liêng của mình, bầu được 86 vị uỷ viên Công xã. Đó là những người thợ tán ri vê Vaclanh, thợ đúc Đuyvan, thợ kim hoàn Tetxơ... công nhân chiếm 1/3 số ủy viên Công xã.

Ý nghĩa Cuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871

Khởi nghĩa ngày 18/3/1871 là một cuộc cách mạng vô sản. Lần đầu tiên trên thế giới, giai cấp vô sản đã đứng lên lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thành lập chính quyền cách mạng của mình.

Ngày 18/3/1871, Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác [Bắc Pa-ri] – là nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân, nhưng thất bại. Chi-e phải cho quân chạy về Véc-xai. Nhân dân nhanh chóng làm chủ Pa-ri và đảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời.

Tại sao sư thành lập công xã Pari lại được coi là cuộc cách mạng vô sản?

* Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới, vì:

     - Công xã Pa-ri đã đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

     - Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay thế là lực lượng vũ trang nhân dân.

     - Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thánh.

     - Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà chủ bỏ trốn; đối với những xí nghiệp còn chủ ở lại, Công xã kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động đêm, cấp cúp phạt công nhân.

     - Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.

     ⟹ Như vậy, cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân và vì dân.

Mục lục bài viết

  • 1. Công xã Pari là gì ?
  • 2. Sự ra đời của Công xã Pari
  • 3. Tổ chức bộ máy và chính quyền của công xã Paris
  • 4. Tại sao công xã Paris là nhà nước kiểu mới?
  • 5. Bài học rút ra từ Công xã Pari
  • 6. Liên hệ thực tiễn với Việt Nam hiện nay

1. Công xã Pari là gì ?

Công xã Pari 1871 là cuộc cách mạng đầu tiên của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lật đổ chính quyền tư sản, tuy chỉ tồn tại 72 ngày [18/3/1871 - 28/5/1871], nhưng đã để lại nhiều bài học sâu sắc đối với giai cấp cần lao và phong trào công nhân, phong trào cộng sản quốc tế.

2. Sự ra đời của Công xã Pari

+ Chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ năm 1870 trong điều kiện bất lợi cho Pháp.

+ Napoleon III đã gây chiến với Phổ nhưng bị thất bại nặng nề tại Xơ đăng ngày 2/9/1870 và bị bắt [Sự phát triển của công nghiệp đã kéo theo mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và công nhân, vô sản Pháp ngày càng sâu sắc. Chính những điều đó đã tạo nên cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền Napoleon của quần chúng lao động].

+ Ngày 4/9/1870, nhân dân Paris đã đứng lên khởi nghĩa và cuộc đấu tranh bền bỉ của giai cấp lao động đã phế truất được vị vua bạo lực, tham quyền Napoleon III, thành lập nước Cộng hòa Pháp lần thứ ba [chính phủ Vệ quốc].

+ Trong tình hình đó với sự tiến công của Phổ thì chính phủ tư sản đã vội vàng đầu hàng Đức. Tuy nhiên nhân dân Paris đã đứng lên kiên quyết bảo vệ tổ quốc. Chính vì điều này mà mâu thuẫn giữa chính phủ và nhân dân đã ngày một thêm sâu sắc.

+ Vào sáng ngày 18/03/1871, Chi-e cho quân tấn công Mông-mác nhưng thất bại, vì thế quần chúng nhân dân đã làm chủ Paris.

+ Vào ngày 26/03/1871, nhân dân Paris đã bầu Hội đồng công xã.

+ Vào ngày 28/03/1871, công xã Paris đã chính thức tuyên bố thành lập

+ Do những mâu thuẫn giữa Chính phủ tư sản [ở Véc-xai] với nhân dân lao động ngày càng trở nên gay gắt, do đó Chi-e đã tiến hành âm mưu bất hết các ủy viên của Ủy ban Trung ương [những người đã đại diện cho nhân dân].

+ Vào ngày 18-3-1871, Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác [phía Bắc Paris]. Đây được xem là nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân, tuy nhiên thất bại. Chi-e đã phải cho quân chạy về Véc-xai, vì thế mà nhân dân nhanh chóng làm chủ Paris, đồng thời cũng đảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời.

+ Vào ngày 26/03/1871, nhân dân Paris đã tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Do đó mà những người trúng cử phần đông là những công nhân và trí thức [người đại diện cho nhân dân lao động Paris]. Đó là bỏ những lá phiếu bầu cử người mình tin tưởng nhận trọng trách lãnh đạo đất nước. Hội đồng Công xã Paris gồm 85 đại biểu đã được thành lập với tỷ lệ 25 người là công nhân Công xã ra đời đã ban hành nhiều sắc lệnh quan trọng với mục tiêu xây dựng một nhà nước kiểu mới vì lợi ích của quần chúng nhân dân lao động.

3. Tổ chức bộ máy và chính quyền của công xã Paris

- Cơ quan cao nhất của Nhà nước kiểu mới chính là Hội đồng Công xã – có trách nhiệm vừa ban bố pháp luật đồng thời cũng lập các ủy ban thi hành pháp lu

- Công xã Paris đã ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, đồng thời cũng thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh của nhân dân lao động. Công xã Paris đã ban bố cũng như thi hành các sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân lao động, cụ thể như sau:

+ Tách nhà thờ khỏi hoạt động của Nhà nước, đồng thời nhà trường không được dạy kinh Thánh.

+Với những xí nghiệp của bọn chủ đã bỏ trốn thì giao cho công nhân quản lý.

+Công xã Paris đã quy định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt và đánh đập công nhân vô lý.

+Công xã Paris cũng cho phép hoãn trả tiền thuê nhà và hoãn trả nợ.Công xã Pa-ri cũng quy định giá bán bánh mì.

+ Đồng thời thi hành chế độ giáo dục bắt buộc những miễn học phí.

=> Công xã Pa-ri trở thành một Nhà nước kiểu mới.

4. Tại sao công xã Paris là nhà nước kiểu mới?

- Công xã Pari chính là thành quả của nhân dân lao động. Dưới sự dẫn dắt của giai cấp vô sản, đây chính là công sức cuộc đấu tranh bền bỉ của giai cấp công nhân nhằm chống lại giai cấp tư sản phản động cũng như quân Phổ.

- Công xã Pari là cuộc đấu tranh vì quyền lợi của số đông quần chúng, đặc biệt là vì quyền lợi của nhân dân lao động. Công xã Pari đã giải quyết các vấn đề của bộ máy nhà nước kiểu cũ qua việc thực hiện hàng loạt các chính sách tiến bộ có lợi cho giai cấp lao động. Vì vậy mà nó đã giải quyết được một số những mâu thuẫn trong lòng nhà nước tư bản chủ nghĩa trước đây.

- Bộ máy chính quyền của công xã Paris khác với bộ máy trước. Nhà nước là lần đầu tiên có ủy ban nhân dân với các tổ chức của đông đảo quần chúng lao động. Vì vậy mà lợi ích đã hoàn toàn thuộc về nhân dân lao động.

- Đây là nhà nước đầu tiên đã đại diện cho giai cấp vô sản – và đây cũng là nhà nước duy nhất lấy chuyên chính vô sản làm định hướng chính trị.

5. Bài học rút ra từ Công xã Pari

Tuy thất bại, nhưng C.Mác đã nhận định: “Pari công nhân, với Công xã của nó sẽ mãi mãi được người đời ngưỡng mộ, coi là tiên khu quang vinh của một xã hội mới. Hình ảnh của những bậc tiên liệt thành viên của Công xã sẽ được đời đời in sâu vào trái tim vĩ đại của giai cấp công nhân”2. Đồng thời, Công xã đã để lại nhiều bài học, như: thực hành chuyên chính vô sản, giành và giữ chính quyền; kết hợp giải quyết nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ giai cấp; phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; sử dụng bạo lực cách mạng và tư tưởng cách mạng tiến công, kiên quyết trấn áp kẻ thù; đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; thực hiện liên minh công nông,… là những bài học thật sự quý giá, đến nay vẫn nguyên giá trị, mặc dù trong một thế kỷ rưỡi qua tình hình đã có biết bao thay đổi. Những bài học đó thể hiện rõ ở hai nội dung trong vấn đề cơ bản của cách mạng: Thứ nhất, vấn đề chính quyền nhà nước, bao gồm cả giành và giữ chính quyền. Thứ hai, nói lên những nguyên nhân cơ bản đưa đến thắng lợi của Công xã; phản ánh rất sâu sắc về sự thiếu hụt, sự chưa đầy đủ, thực hiện chưa đến nơi các nội dung của những bài học - đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của Công xã. Điều đó phản ánh một cách khách quan và tổng thể về sự “chưa trưởng thành về chính trị” của giai cấp công nhân thời kỳ đó.

Bài học giành và giữ chính quyền của Công xã chỉ ra rằng: giành chính quyền đã khó, nhưng giữ chính quyền còn khó hơn. Giữ chính quyền đòi hỏi vừa phải không ngừng gia tăng sức mạnh toàn diện, tăng cường nội lực, sự trong sạch nội bộ, vừa phải thường xuyên nêu cao cảnh giác, ứng phó khôn khéo, chính xác với biến động của tình hình, sự chống phá cả bên trong và bên ngoài. Giữ chính quyền không thuần túy là chống mưu toan và hành động chống phá của thù trong, giặc ngoài, mà cần phải được mở rộng hơn, đó là việc xây dựng, củng cố và sử dụng chính quyền ấy để kiến tạo xã hội mới trong tiến trình cách mạng. Giữ chính quyền “còn khó hơn”, thì việc sử dụng chính quyền cách mạng để xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội mới còn là vấn đề khó hơn nhiều.

6. Liên hệ thực tiễn với Việt Nam hiện nay

Vận dụng bài học này trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, cần thực hiện tốt những vấn đề sau:

Một là, tiếp tục giáo dục, quán triệt cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nắm vững bài học về giành và giữ chính quyền của Công xã, để gia tăng sức mạnh tổng hợp, nâng cao khả năng giữ vững chính quyền, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, nền văn hóa, bảo vệ Đảng, chế độ xã hội trong mọi tình huống. Thực hiện bài học của Công xã và lời dạy của V.I. Lênin: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ”3. Vì thế, Đảng, Nhà nước và Quân đội ta cần thực hiện tổng thể đồng bộ nhiều chủ trương, giải pháp trên tất cả các lĩnh vực để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đặc biệt, thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự, Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, Chiến lược An ninh quốc gia, v.v.

Hai là, nâng cao sức mạnh tổng hợp đất nước, “Gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó: phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng và an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên”. Thực hiện cho bằng được: “kinh tế phải vững, quốc phòng phải mạnh, thực lực phải cường, lòng dân phải yên, chính trị - xã hội ổn định, cả dân tộc là một khối đoàn kết thống nhất”.

Ba là, tiếp tục xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng, lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, có đủ sức mạnh và trình độ giữ vững chính quyền, môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ Đảng, chế độ, Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Bốn là, phát huy sức mạnh tổng hợp, sức mạnh của chế độ, nội lực đất nước, kết hợp với sức mạnh thời đại, sức mạnh bên ngoài; kết hợp bảo vệ với xây dựng, lấy xây dựng để bảo vệ; kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại, giữ cho “trong ấm, ngoài êm”; thực hiện nội dung và phương thức đấu tranh phù hợp, hiệu quả. Nắm chắc tình hình mọi mặt, xu hướng vận động, phát triển của đời sống thế giới, xử lý chính xác các mối quan hệ đối tác và đối tượng.

Năm là, vấn đề quyết định của việc giữ chính quyền, bảo vệ chế độ hiện nay là trong bất cứ hoàn cảnh nào đều phải giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với xã hội và sự nghiệp đổi mới, đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong điều kiện Cách mạng công nghiệp 4.0. Kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Đó là những lời giải cơ bản của bài học giữ chính quyền, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, chúng ta cần thực hiện hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

Luật Minh Khuê [tổng hợp & phân tích]

Video liên quan

Chủ Đề