Em hiểu thế nào là chọn nghề

Chọn một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Chọn nghề sai lầm là đặt cho mình một tương lai không thật sự vững chắc.

Sau một thời gian làm công tác hướng nghiệp cho các bạn học sinh phổ thông, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm khi lựa chọn nghề nghiệp với các bạn.

Tư vấn tuyển sinh tại Đà Nẵng [2007], một chương trình nằm trong khuôn khổ "Ngày hội tư vấn tuyển sinh" do báo Tuổi Trẻ tổ chức


Tránh những việc không đúng đắn khi chọn nghề


- Chọn nghề theo sự mong muốn, áp đặt của bố, mẹ và người thân. Do gia đình có nghề nghiệp truyền thống hoặc có mối quan hệ sẵn có nên thường áp đặt con cái theo ý muốn của mình.

- Chọn nghề theo sự rủ rê của nhóm, của bạn bè và của người yêu.

- Chọn nghề không phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích của mình.

- Chọn nghề may rủi theo kiểu chọn đại.

- Chọn nghề chỉ ở bậc đại học.

- Chọn nghề theo "mác", theo "nhãn", theo phong trào.

- Chọn nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền mà không biết nghề đó có phù hợp với mình không.

- Chọn nghề không nghĩ đến những điều kiện có liên quan như: điều kiện kinh tế, cá nhân hoặc gia đình.

- Chọn nghề không gắn với nhu cầu xã hội.

- Nhờ những người dùng phương pháp thần bí lựa nghề giúp bạn như các nhà chiêm tinh, thầy bói [xem chỉ tay, chữ viết, coi tướng...].

Cần xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào

Để xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, bạn hãy bắt đầu từ sở thích, tính cách và điều kiện của mình. Chọn ra những nghề nào thích hợp nhất để nghiên cứu và loại bỏ dần. Bạn có thể thực hiện những bài trắc nghiệm về nghề nghiệp. Dựa trên cơ sở năng lực, sở thích, quan điểm, nguyên tắc sống của bạn..., các trắc nghiệm sẽ đưa ra những tư vấn và dự đoán về nghề nghiệp hoặc nhóm ngành nghề phù hợp với bạn.

Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hóa việc chọn nghề qua việc làm bài trắc nghiệm. Việc chọn nghề còn phải xét đủ những điều kiện vật chất, xã hội, kinh tế... ở xung quanh ta, và phối hợp với nhiều phương pháp khác để đạt được hiệu quả cao nhất.

Bạn hãy tận dụng các cơ hội để làm một số công việc liên quan tới nghề mình lựa chọn để khám phá năng lực, sở thích, tính cách bản thân mình có phù hợp với nghề đó hay không.Ví dụ: làm báo tường, viết bài gửi cho các báo... để xem mình có phù hợp với nghề báo không; làm thủ quĩ cho lớp để xem mình có phù hợp nghề kế toán không...

Bạn có thể tới các công ty, trung tâm tư vấn về tâm lý, giáo dục, nơi đó họ có đủ sách, tài liệu, kiến thức về các nghề nghiệp để tư vấn cho bạn. Hãy tham khảo ý kiến của thầy cô, người nhà, bạn bè... để đánh giá các sở thích và khả năng của mình phù hợp với ngành nghề nào.

Hãy tham dự các buổi thuyết trình của các báo cáo viên thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Hãy đến thư viện, lên Internet để tìm hiểu thêm về các lĩnh vực mà mình quan tâm. Tranh thủ nhiều nhất những điều kiện đang có để tham quan thực tế nghề nghiệp, tìm hiểu thêm thực tế nghề nghiệp qua một số cá nhân đang làm nghề.

Trao đổi với những ai đã thành công trong lĩnh vực bạn sắp chọn. Hỏi về cách sống, cách làm việc, tìm hiểu cả môi trường làm việc, những thách thức nghề nghiệp, những khó khăn và thuận lợi trong nghề nghiệp, điều kiện phát triển...

Khám phá xem công việc này phù hợp với những tính cách nào. Bạn đã có gì và cần phải trang bị thêm những gì, để từ đó có những định hướng hợp lý nhất và có thể điều chỉnh khi phù hợp.

Hãy để sự lựa chọn của mình mở ra với nhiều nghề nghiệp khác nhau.

Cần tìm hiểu nhiều về những ngành nghề mà mình lựa chọn

Trong mỗi ngành nghề, ít nhất là phải biết các yêu cầu sau về nghề:

- Tên nghề và những nghề nghiệp chuyên môn thường gặp trong nghề.

- Mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo của ngành nghề.

- Nhu cầu thị trường lao động đối với ngành nghề đó.

- Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để tham gia lao động trong nghề.

- Những nơi đào tạo ngành nghề từ hệ công nhân kỹ thuật cho đến bậc đại học.

- Học phí, học bổng.

- Bằng cấp và cơ hội học lên cao .

- Thời gian đào tạo và phương thức đào tạo.

- Tìm hiểu khối thi tuyển sinh đầu vào, điểm trúng tuyển của ngành nghề đó trong ba năm liên tiếp.

- Những nơi có thể làm việc sau khi học ngành nghề.

- Những chống chỉ định y học.

- Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên của nhà trường.

Xác định năng lực học tập của bạn

Bạn có thể dùng phối hợp một số cách sau:

- Căn cứ vào điểm học tập, nhất là các môn thi tuyển sinh đầu vào của ngành bạn định theo học. Tìm hiểu điểm trúng tuyển của ngành nghề đó ở trường bạn muốn thi vào trong ba năm liên tiếp, từ đó so sánh với sức học của mình cho phép bạn xác định khả năng trúng tuyển của mình vào trường đó như thế nào. Lưu ý bạn rằng cùng một ngành học nhưng có thể thi đầu vào bằng nhiều khối khác nhau. Hãy chọn thi khối nào là sở trường của bạn.

- Giải thử đề thi đại học ba năm gần đây và so sánh điểm chuẩn với ngành học ở trường mà mình định thi vào để ước lượng năng lực, khả năng trúng tuyển của mình.

- Nhờ thầy/cô, người thân, bạn bè đánh giá, nhận xét.

Trên cơ sở đó bạn tự ước lượng và đánh giá năng lực bản thân, từ đó chọn ngành học, trường thi cho phù hợp với năng lực của mình.

Theo TTO

Em thích nghề gì vì sao phải chọn nghề là những câu hỏi được nhắc đến nhiều trong các buổi hướng nghiệp hiện nay. Các bạn trẻ nên tham gia những buổi hướng nghiệp như thế này để đi tìm nghề nghiệp phù hợp với chính bản thân mình.

Bạn đang xem: Vì sao phải chọn nghề

Thuộc một trong những lĩnh vực của xã hội, nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng cho sự vận hành và phát triển của đất nước, con người. Có nhiều nghề khác nhau trong xã hội được con người tìm hiểu, theo đuổi và gắn bó. Nghề thực chất là một công việc nào đó trong xã hội, hoạt động dựa trên sự ghi nhận của xã hội nhờ tạo ra được giá trị vật chất và tinh thần.

Lựa chọn nghề nghiệp và một số câu hỏi liên quan

Để giải đáp thắc mắc liên quan đến việc em thích nghề gì vì sao phải chọn nghề, chúng ta sẽ cùng ttmn.mobi đi tìm hiểu một số nội dung thông tin dưới đây. Về việc lựa chọn nghề và một số câu hỏi liên quan:

Vì sao phải chọn nghề?

Thế giới nghề nghiệp hiện nay rất rộng lớn, đa dạng các lĩnh vực khác nhau. Việc lựa chọn nghề nghiệp sao cho phù hợp với chính bản thân mình là điều hầu như ai cũng phải nghĩ đến. Đó không chỉ là nỗi đắn đo, trăn trở, mà còn là điều thiết yếu trong cuộc sống.

Mỗi người trong chúng ta là một cá thể riêng biệt, có mỗi tính cách ý thích và năng lực khác nhau. Việc lựa chọn nghề phù hợp thì mới có thể làm việc được tốt, hiệu quả, mang đến lợi ích cho bản thân và giúp ích cho xã hội.

Hình minh họa:Nghề nghiệp là một công việc nào đó, mang đến giá trị cho xã hội và con người

Tại sao mỗi chúng ta phải chọn cho mình một nghề?

+ Nghề nghiệp là phương tiện mà mỗi con người dựa vào đó để sống, thỏa mãn các nhu cầu của đời sống vật chất và tinh thần. Ví dụ như sự đam mê, lòng nhiệt huyết, lý tưởng,…

+ Việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp sẽ giúp cho mỗi chúng ta có được động lực của sự học hỏi, sáng tạo trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như công việc sau khi tốt nghiệp.

+ Lựa chọn cho mình một nghề sẽ đưa đến cho bạn sự thành công trong công việc nhờ sự nỗ lực mỗi ngày. Mỗi ngày làm việc của bạn sẽ ngập tràn năng lượng, sự hứng khởi và đam mê.

+Mỗi chúng ta phải lựa chọn cho mình một nghề phù hợp không chỉ để nuôi sống bản thân, gia đình, tạo ý nghĩa cuộc đời mà còn đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Chọn nghề như thế nào?

Việc giải đáp câu hỏi em thích nghề gì vì sao phải chọn nghề hay chọn nghề như thế nào cần phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Có thể kể đến 3 câu hỏi bạn cần phải trả lời, đó chính là em thích nghề gì, em có thể làm nghề gì và nhu cầu của xã hội đối với nghề đó ra sao.

Hình minh họa: Em thích nghề gì vì sao phải chọn nghề nằm trong chương trình giáo dục hướng nghiệp 10

Em thích nghề gì?

Để trả lời cho câu hỏi em thích nghề gì, bạn hãy hỏi chính bản thân mình vì sở thích, đam mê. Bởi mỗi người chỉ có thể thực sự nỗ lực hết mình với nghề đó khi nghề đó thực sự hứng thú và mang lại sự vui vẻ.

Xem thêm: Hoa Tát Nhật Lãng Là Hoa Gì ? ™️Thuatngu Tát Nhật Lãng Rực Rỡ

Em có thể làm nghề gì?

Khi đã xác định được năng lực, chọn nghề đúng với năng lực và sở trường thì người đó có thể sẽ thành công hơn trong nghề nghiệp. Bạn hãy tự hỏi chính bản thân mình, căn cứ vào năng lực, sở trường của mình để chọn lựa nghề phù hợp. Bác sĩ, kỹ sư, kế toán, hướng dẫn viên du lịch,… là những ngành nghề đã và đang, hứa hẹn sẽ còn phát triển hơn nữa trong xã hội.

Nhu cầu của xã hội đối với nghề đó?

Có lẽ vấn đề việc làm sau khi ra trường là mối bận tâm của hầu hết sinh viên. Có khá nhiều ngành nghề hiện nay đang rất thiếu hụt nguồn nhân lực, nhưng một số ngành khác lại dư thừa. Tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” là vấn đề không còn quá mới mẻ hiện nay. Do đó, khi đã chọn được nghề mình thích, mình theo đuổi thì bạn cũng cần căn cứ vào nhu cầu thực tế trong xã hội để tìm hiểu tương lai nghề nghiệp đó như thế nào.

Hình minh họa: Nghề nghiệp cần được tìm hiểu, nghiên cứu và lựa chọn sớm

2 hướng chọn nghề dành cho bạn

Có 2 hướng bạn có thể chọn nghề cho chính bản thân mình. Đó chính là con người lựa chọn nghề nghiệp cho mình, và nghề nghiệp cũng lựa chọn đối tượng cho chính nó. Tại sao nói như vậy? Là bởi vì bên cạnh “người chọn nghề” thì cũng có tình trạng “nghề chọn người”. Đó chính là duyên nghề nghiệp mà đôi khi chúng ta không hề biết trước được cho đến khi mình cảm thấy thực sự hài lòng với nó.

Trong quá trình chọn nghề, yếu tố tự giác là điều quan trọng hàng đầu mà mỗi người cần ghi nhớ. Hãy tự giác chính mình vì đó chính là nguồn hạnh phúc, là sự hoàn mỹ của mỗi cá nhân.

Những nguyên tắc khi chọn nghề

Bên cạnh câu hỏi em thích nghề gì vì sao phải chọn nghề, trong quá trình chọn nghề, bạn cần phải chú ý đến một số nguyên tắc nhất định. ttmn.mobi xin được chia sẻ đến quý bạn đọc 3 nguyên tắc cơ bản khi chọn nghề:

Không nên chọn những nghề sát sanh hại mạng và nghề tà kiến vì những ngành này sẽ không có hậu, khi làm sẽ tạo nghiệp chướng xấu ác sau này sẽ nhận quả báo đau khổ. Những nghề này bao gồm các nghề làm tổn hại tới sanh mạng chúng sanh, buôn bán sanh mạng chúng sanh như bán thịt sống, bán thịt chín, nghề giăng lưới đánh bắt cá, săn bắn thú rừng, nấu rượu hoặc mua bán rượu, sản xuất thuốc trừ sâu bọ, thuốc phá thai, thuốc độc, hóa chất hại vật, vũ khí, …các nghề tà kiến như thầy bùa, thầy bói, thầy cúng, thầy phong thủy,…Nếu phòng xa hơn nữa có thể tránh né một số nghề có môi trường làm việc xấu dễ xa ngã và tha hóa nhân cách như sòng bạc, xông hơi massage, khách sạn, nhà hàng, Karaoke, quán nhậu,…[vì những ngành này khi làm dễ xa ngã vào môi trường xấu như cờ bạc, rượu chè, gái gú, hút chích].

Không nên chọn những nghề mà bản thân mình không yêu thích. Bởi nếu như vậy, bản thân sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, áp lực với công việc. Hãy chọn nghề bạn cảm thấy thích thú để mỗi ngày đi làm là mỗi ngày vui, mỗi ngày khám phá.

Hình minh họa: Chọn nghề như thế nào cần phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.

Không nên chọn những nghề mà bản thân không đủ điều kiện tâm lý, thể chất hay xã hội để đáp ứng nhu cầu của nghề. Ví dụ như bạn cảm thấy sợ máu thì không nên chọn nghề bác sĩ, điều dưỡng. Hoặc thể chất yếu thì không nên chọn những nghề như vận động viên,…

Không nên chọn những nghề nằm ngoài kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước. Vì như vậy sẽ hạn chế khả năng tìm kiếm và ứng dụng công việc sau khi tốt nghiệp. Bạn nên nghiên cứu và tìm hiểu lựa chọn nghề nào nhu cầu xã hội đang cần để tạo cho mình nhiều cơ hội hơn.

Như vậy, với những chia sẻ về em thích nghề gì, vì sao phải chọn nghề đã được giải đáp cùng những vấn đề liên quan trên đây. Mỗi người cần phải tự đặt ra cho mình câu hỏi em thích nghề gì, và vì sao phải chọn nghề này để có được tương lai tươi sáng, vững chắc bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề