Huyết thanh là gì huyết tương là gì

Trong máu, huyết thanh [tiếng Anh: serum [/ˈsɪərəm/ hay /ˈsɪrəm/] là thành phần không phải dạng tế bào máu [huyết thanh không chứa tế bào bạch cầu hoặc hồng cầu], cũng không phải chất đông máu; đó là huyết tương không bao gồm tơ huyết. Huyết thanh bao gồm tất cả protein không được sử dụng trong quá trình đông máu và tất cả các chất điện giải, kháng thể, kháng nguyên, nội tiết tố, và bất kỳ chất ngoại sinh nào [ví dụ, chất gây nghiện hay vi sinh vật].

Chuẩn bị các ống giác chứa huyết thanh cho một bảng thử nghiệm lipid được thiết kế để kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu bệnh nhân

Ngành nghiên cứu huyết thanh là huyết thanh học, và có thể bao gồm cả tổ học protein. Huyết thanh được sử dụng trong rất nhiều xét nghiệm chẩn đoán, cũng như xác định nhóm máu.

Máu được ly tâm để loại bỏ các thành phần tế bào. Máu chống đông tụ sản sinh ra huyết tương có chứa tơ máu và chất đông máu. Máu đông tụ [máu vón cục] sản sinh ra huyết thanh không có tơ máu, mặc dù một số chất đông máu vẫn còn.

Huyết thanh là một yếu tố cần thiết cho quá trình tự phục hồi của tế bào thân phôi thai kết hợp với các yếu tố ức chế bệnh bạch cầu cytokine.

Huyết thanh của bệnh nhân điều dưỡng phục hồi thành công [hoặc đã thu hồi được] từ một bệnh truyền nhiễm có thể được sử dụng như một dược phẩm sinh học phục vụ điều trị bệnh nhân khác, bởi vì kháng thể được tạo ra do phục hồi thành công có hiệu lực chống lại mầm bệnh. Huyết thanh điều dưỡng [huyết thanh miễn dịch] là một hình thức liệu pháp miễn dịch.

  Bài viết về chủ đề sinh học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Huyết_thanh&oldid=67492434”

  • 12:00 26/02/2022
  • Xếp hạng 4.87/5 với 20166 phiếu bầu

Trong cơ thể huyết thanh là huyết tương đã loại chất giúp chống đông. Người ta dùng huyết thanh để chỉ những dung dịch có thể truyền vào máu nhằm bù một số chất bị thiếu hụt.

Huyết thanh là một dung dịch nước trong máu, được tạo ra từ các tế bào hồng cầu, bạch cầu và các protein trong quá trình tích tụ máu. Huyết thanh theo y học còn có thể gọi là huyết tương với các tế bào và protein đông máu đã bỏ đi và các chất điện giải thì còn lại.

Thành phần của huyết thanh tổng hợp gồm: Natri, Canxi, Kali, Clorua, Phosphor, Magie, Enzyme, axit uric,bilirubin, glucose, creatinine, và các thành phần khác.

Cách tạo ra huyết thanh là cho máu đông lại trong một khoảng thời gian, bước tiếp theo là đun ống bằng que thử, sau một thời gian sẽ loại bỏ được máu đã đông ra ngoài, sau đó ly tâm ống. Sau khi làm các bước trên chúng ta sẽ có huyết thanh.

Trong y học hiện đại, huyết thanh dùng để xét nghiệm chuẩn đoán các bệnh ví dụ như:

  • Brucellosis do vi khuẩn gây ra
  • Amebiasis do ký sinh trùng gây ra
  • Viêm gan B, bệnh sởi, Rubella, HIV/AIDS, bệnh sùi mào gà do virus HPV, bệnh giang mai, nhiễm nấm, bệnh Herpes sinh dục do HSV,...


Truyền huyết thanh để bổ sung cho cơ thể khi cơ thể có dấu hiệu thiếu hụt miễn dịch, dị ứng

Tác dụng của việc truyền huyết thanh vào cơ thể? Theo nghiên cứu trong huyết thanh chứa rất nhiều thành phần tốt cho cơ thể . Khi bị dị ứng hoặc thiếu, hụt miễn dịch người ta sẽ sử dụng huyết thanh để bổ sung vào cơ thể. Ngoài ra, huyết thanh còn phòng ngừa và kháng lại nhiễm trùng rất tốt.

Bên cạnh đó, các loại huyết thanh điều chế còn có thể kháng lại các bệnh ví dụ như ho gà, uốn ván, sởi,... một số loại khác có tác dụng ngừa viêm gan B, quai bị,....

Trước khi truyền huyết thanh bác sĩ cần biết bệnh nhân có tiền sử đã truyền huyết thanh bao giờ chưa để có lựa chọn phù hợp giúp khi truyền sẽ không gây ra phản ứng phụ.

Làm thử nghiệm phản ứng trước khi truyền huyết thanh bằng cách pha loãng lượng nhỏ huyết thanh với dung dịch Nacl để tiêm vào cơ thể. Nếu phần da dưới vết tiêm nổi ửng đỏ sau 15-20 phút cần ngừng ngay lập tức vì cơ thể đã có dấu hiệu phản ứng. Trong trường hợp bắt buộc phải tiêm thì nên đưa từng lượng nhỏ dần dần vào cơ thể và theo dõi quá trình hấp thụ huyết thanh có gì bất thường hay không.

Khi người bệnh cần truyền huyết thanh cần đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để thực thiện. Không nên đến những nơi không uy tín vì huyết thanh không đảm bảo và có thể gây ra tác dụng phụ như nhiễm trùng, và nguy hiểm như nhiễm trùng huyết,...

Mọi thắc mắc mời các bạn đặt câu hỏi hoặc nhắn tin trực tiếp về gmail của bacsi247.org chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

XEM THÊM:

  • 07:00 15/04/2020
  • Xếp hạng 4.96/5 với 20180 phiếu bầu

Huyết tương và huyết thanh đều là các thành phần của máu. Có vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Các xét nghiệm về huyết thanh, huyết tương còn phản ánh tình trạng bệnh lý trong cơ thể.

Huyết tương

  • Đặc điểm: Huyết tương cùng với các tế bào máu [ hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu] tạo nên máu trong cơ thể con người. Huyết tương là một trong những thành phần quan trọng nhất của máu. Huyết tương chiếm tới 55 - 65% tổng lượng máu trong cơ thể.
  • Màu sắc: Huyết tương ở người khỏe mạnh là chất lỏng có màu vàng nhạt và trong suốt. Huyết tương thay đổi thường xuyên theo tình trạng sinh lý trong cơ thể, ví dụ sau bữa ăn huyết tương có màu đục và trở nên trong, màu vàng chanh sau khi ăn vài giờ.
  • Thành phần: Huyết tương chứa 90% nước về thể tích, 10% còn lại là các chất tan như protein huyết tương, các thành phần hữu cơ và muối vô cơ,...
  • Protein huyết tương: Huyết tương có chứa rất nhiều protein hòa tan và chiếm 7% về thể tích, trong đó các protein quan trọng nhất là:
    • Albumin: Là loại protein huyết tương phổ biến nhất [3,5-5g/dL máu] và là yếu tố chính gây ra áp suất thẩm thấu [osmotic pressure] của máu. Các chất chỉ hòa tan một phần hoặc sẽ không hòa tan trong nước được vận chuyển trong huyết tương bằng cách liên kết với albumin.
    • Globulin: Alpha, beta, gamma là những protein hình cầu hòa tan trong huyết tương. Gamma protein có các kháng thể hay immunoglobulin được tổng hợp bởi tương bào.
    • Fibrinogen: Được biến đổi thành fibrin bởi các enzyme liên kết với máu trong quá trình cầm máu. Fibrinogen được tổng hợp, chế tiết ở gan.
  • Các muối khoáng: muối khoáng chiếm 0.9 g/o về thể tích bao gồm các muối điện ly như Na, K, Ca v.v.

Huyết thanh

  • Đặc điểm: Huyết thanh bình thường có thành phần và biểu hiện tương đồng với huyết tương, bao gồm cùng mức các nguyên tố vi lượng và nước. Sự khác biệt ở đây là yếu tố đông máu Fibrinogen không có trong huyết thanh. Trong máu, huyết thanh là thành phần không phải dạng tế bào máu [không chứa tế bào bạch cầu hoặc hồng cầu], cũng không phải chất đông máu. Huyết thanh là huyết tương không bao gồm tơ huyết. Huyết thanh bao gồm tất cả protein không được sử dụng trong quá trình đông máu và tất cả các chất điện giải, kháng thể, kháng nguyên, nội tiết tố, và bất kỳ chất ngoại sinh nào.
  • Màu sắc: Một mẫu huyết thanh bất thường có thể có màu sữa, đục hay vàng đậm và nó chỉ ra các tình trạng bất thường như là Cholesterol máu cao hay là tăng Billirubin máu.
  • Thành phần: Thành phần của huyết thanh bao gồm các nguyên tố vi lượng và đa lượng như: Kali, Natri, Canxi, Clorua, Phosphor, Magie, Enzyme, axit uric, glucose, bilirubin, creatinine,...
  • Cách tạo ra huyết thanh là cho máu đông lại trong thời gian nhất định, tiếp đến đun ống bằng que thử, sau một thời gian sẽ loại bỏ được máu đã đông ra ngoài, sau đó ly tâm ống. Sau khi làm xong các bước này chúng ta sẽ có được huyết thanh.

Huyết tương và huyết thanh đều là các thành phần của máu


Huyết tương

  • Huyết tương giàu tiểu cầu có nhiều tác dụng trong làm đẹp và chữa bệnh
  • Huyết tương có vai trò vận chuyển các nguyên liệu quan trọng của cơ thể, như glucose, sắt, ô xy, hormon, protein.... Mỗi lít huyết tương chứa khoảng 75g protein.
  • Huyết tương còn được tiến hành tách các thành phần của máu ra để truyền cho bệnh nhân theo nguyên tắc “thiếu gì truyền nấy”. Thay vì việc truyền máu toàn phần thì nguyên tắc cơ bản của truyền máu hiện đại chính là chỉ sử dụng loại chế phẩm máu mà người bệnh cần nhằm phát huy tối đa hiệu quả và hạn chế tối thiểu những tai biến truyền máu. Các chế phẩm chứa huyết tương được sử dụng khá phổ biến, chủ yếu là huyết tương giàu tiểu cầu và huyết tương tươi đông lạnh.
  • Chỉ định truyền huyết tương
  • Bệnh nhân có giảm một yếu tố đông máu bẩm sinh khi không có chế phẩm chuyên biệt để truyền.
  • Bệnh nhân có ban xuất huyết do giảm tiểu cầu [thrombotic thrombocytopenic purpura] trong khi phải thay huyết tương.
  • Bệnh nhân bị truyền máu khối lượng lớn và có triệu chứng của rối loạn và đang chảy máu.
  • Bệnh nhân bị thiếu antithrombine III khi không có antithrombine III đậm đặc để truyền.
  • Chảy máu cấp kèm giảm toàn bộ yếu tố đông máu.
  • Bệnh lý đông máu do tiêu thụ kèm giảm nặng các yếu tố đông máu

Huyết thanh

  • Chẩn đoán bệnh như: Brucellosis do vi khuẩn gây ra, Amebiasis do ký sinh trùng gây ra, Bệnh sởi, Rubella, viêm gan B, HIV/AIDS, bệnh giang mai, nhiễm nấm, bệnh sùi mào gà do HPV, bệnh Herpes sinh dục do HSV,...
  • Truyền huyết thanh: Người ta dùng huyết thanh để chỉ những dung dịch có thể truyền vào máu nhằm bù một số chất bị thiếu hụt.Truyền huyết thanh để bổ sung cho cơ thể khi cơ thể có dấu hiệu thiếu hụt miễn dịch, dị ứng, sử dụng huyết thanh trong phòng và chữa nhiễm trùng rất hiệu quả, các loại huyết thanh điều chế có tác dụng kháng nhiều loại bệnh như ho gà, sởi, uốn ván,... một số loại khác có tác dụng ngừa viêm gan B, quai bị,....

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề