Có nên chuyển việc mùa Covid

Trong thời buổi dịch Covid hoành hành, các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm chi phí nhân công và ít tuyển thêm vị trí mới, vậy nên “nhảy việc” mùa dịch thật sự khó. Tuy nhiên, cánh cửa nhảy việc hẹp nhưng vẫn mở ra cho những người can đảm và có sự chuẩn bị đầy đủ.

1. Xác định nguyên nhân, mục đích trước khi nhảy việc 

Nhằm tránh quyết định nhảy việc được đưa ra trong tình huống không sáng suốt, chúng ta cần làm rõ nguyên nhân và mục đích muốn đạt được. 

Ví dụ: Lý do là mức lương được trả quá thấp so với công sức và muốn tìm nơi có lương cao hơn.

Vậy cần so sánh với mức lương ở vị trí tương đương tại các công ty khác trong ngành ra sao? Trong trường hợp cả ngành đều bị ảnh hưởng bởi dịch Covid nên buộc phải giảm lương. Để lương cao hơn có thể nhảy việc sang ngành khác nhưng bạn có dám thử thách bản thân trong lĩnh vực mới hay không?

2. Tìm hiểu kỹ thủ tục cần thực hiện khi nghỉ việc

Bạn cần tìm hiểu thủ tục sau sau đây khi xin đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động: 

  • Mẫu thư xin nghỉ việc 
  • Thời gian thông báo nghỉ việc [thường ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng]
  • Thủ tục liên quan đến thuế và bảo hiểm xã hội
  • Thủ tục bàn giao công việc, tài sản liên quan 

3. Hãy để cho mình có một khoảng thời gian chuẩn bị 

Trước khi đề đơn xin nghỉ việc đến sếp, bạn cần chuẩn bị rất nhiều thứ: 

  • Cập nhật lại CV [tham khảo cách viết CV tại đây]
  • Thăm dò thị trường tuyển dụng [tìm hiểu xu hướng tuyển dụng năm 2021 tại đây]
  • Thông tin quan trọng cần lưu trữ để sau sử dụng [email, thông tin khách hàng,..]…

Điều này tốn không ít thời gian, vậy nên hãy cho bản thân có thời gian chuẩn bị chu đáo mọi thứ rồi mới xin nghỉ.

4. Hãy xin nghỉ sau khi tìm được công việc mới ưng ý. 

Để tránh trường hợp công việc cũ đã nghỉ mà công việc mới chưa kiếm được dẫn đến cuộc sống bấp bênh vì không có thu nhập, bạn hãy xin nghỉ sau khi tìm được công việc mới ưng ý. Mạnh dạn đề nghị với bên nhà tuyển dụng mới về thời gian đi làm là tháng sau, đừng sợ, trong con mắt của những nhà tuyển dụng giỏi, bạn càng có sức hút với họ nếu họ biết đang được một công ty khác thuê.

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây mang lại cho bạn sự chuẩn bị chu đáo để tự tin nhảy việc mùa dịch. Chúc bạn tìm được công việc ưng ý và thành công trong cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

TNEX ĐỒNG HÀNH CÙNG CẢM XÚC CỦA BẠN

Nếu mỗi sáng thức dậy bạn thấy uể oải, lo âu, mệt nhoài,… thì đích thị bạn đang bị stress nặng nề rồi đấy! Càng về cuối năm, những áp lực vô hình lại đè nặng lên tâm trí của nhiều bạn trẻ. Chúng ta bị cuốn vào âu lo, vào drama hay vào những cuộc tranh luận mỗi lúc một nhiều mà quên đi cách chiều chuộng bản thân, nuôi dưỡng tâm trí khỏe mạnh. 

Hiểu thấu những người bạn đồng trang lứa, vậy nên TNEX luôn sẵn sàng đồng hành cùng cảm xúc của bạn: TNEX chung vibe – Say hi mood mới”. TNEX gửi bạn những liệu pháp “thanh lọc, giải độc” cho tâm hồn bằng những mẹo nhỏ sau đây:

Xem bài viết →

Cân nhắc nhảy việc trong mùa dịch

Khi công việc hiện tại đã không thể đáp ứng được kỳ vọng của bản thân thì nhảy việc gần như là nhu cầu tất yếu với nhiều người.

  • Có nên "nhảy việc" sau Tết?

  • Những bất lợi khi thường xuyên nhảy việc

  • Nhảy việc cuối năm: Rủi ro chực chờ

  • Nhảy việc, 4 hoang tưởng khiến người trẻ "chết chìm"

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khi mà nhiều người còn không thể tìm được việc làm thì việc từ bỏ một công việc đang ổn định khiến không ít người đắn đo.

Trong khi một số doanh nghiệp [DN] đã vượt qua cuộc khủng hoảng bằng sự sáng tạo, đoàn kết và lòng thấu cảm thì vẫn còn rất nhiều DN không thể đáp ứng kỳ vọng của người lao động [NLĐ] khiến họ muốn nhảy việc. Cụ thể, việc tăng giờ làm, nợ lương hoặc thậm chí là sa thải đã không còn là chuyện hiếm trên thị trường lao động thời điểm này. Tuy nhiên, đây là khó khăn chung mà ai cũng phải đối mặt nên đôi khi nhảy việc cũng không phải là cách giải quyết tốt. Vậy làm thế nào để có quyết định đúng đắn nhất?

Thay vì nhảy việc, người lao động nên đánh giá lại bản thân và bổ sung kỹ năng, kiến thức còn thiếu

Trước khi đưa ra quyết định, hãy dành thời gian suy nghĩ về môi trường làm việc, tình hình thực tế mà cả DN và NLĐ đang trải qua để thấu hiểu được quan điểm của cấp trên và cả DN trong thời điểm này. Sự thấu hiểu của NLĐ về DN, cộng với việc nắm bắt thị trường lao động, việc làm trong thời điểm hiện tại sẽ giúp NLĐ đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho bản thân.

Ông Nguyễn Đỗ Tùng, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đào tạo Kỹ năng Hành nghề Việt Nam [VESTCO], cho rằng NLĐ cần phải trả lời cho được những câu hỏi sau đây để làm cơ sở đưa ra quyết định nhảy việc hay không trong giai đoạn "dầu sôi lửa bỏng" này. Những câu hỏi mà ông Tùng muốn người đang có ý định nhảy việc khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trả lời gồm: Liệu việc giao tiếp, trao đổi thông tin giữa hai phía trong công ty có ít đi, trở nên thiếu hiệu quả? Công ty của bạn có đang sa thải nhân viên? Phía công ty có linh hoạt trong việc thay đổi nhiệm vụ, giờ làm để thích ứng với tình trạng giãn cách xã hội? Bạn có bị cắt giảm hoặc nợ lương mà không hề được báo trước? Họ đã thực hiện tốt các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn và sức khỏe của nhân viên cũng như khách hàng chưa? Những điều khiến bạn không hài lòng gần đây có thể do những nguyên nhân nào? Bạn có lỗi gì trong vấn đề này hay không? Bạn có thể làm gì để khắc phục thay vì nghỉ việc trong thời điểm nhạy cảm này không?

"Bằng cách tìm cho mình câu trả lời chính xác và khách quan nhất, NLĐ mới có thể xác định vấn đề mà công ty đang gặp phải. Đây chính là cơ sở quan trọng để NLĐ tìm kiếm ở vị trí mới nếu quyết định nhảy việc" - ông Tùng lưu ý.

Theo ông Nguyễn Đỗ Tùng, bất cứ NLĐ nào cũng đều mong muốn có thu nhập cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn. Dịch Covid-19 còn diễn biến rất phức tạp, có thể còn mất nhiều thời gian nữa mới khống chế được. Vì thế, NLĐ cần phải nghiên cứu thật kỹ, cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định nhảy việc vì việc làm mới có thể không đem lại mức thu nhập như việc cũ, đó là chưa kể thời gian để làm quen với môi trường, tiến độ công việc cũng như những áp lực về chỉ tiêu...

"Theo tôi, thay vì nhảy việc trong giai đoạn khó khăn này, NLĐ nên đánh giá lại bản thân, bổ sung đầy đủ các kỹ năng và kiến thức còn yếu và thiếu để nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Một khi thị trường ấm lên, cơ hội sẽ rộng mở cho ai biết được tài năng của mình" - ông Tùng nhìn nhận.

Bài và ảnh: Nam Giang

Video liên quan

Chủ Đề