Bấm ối là gì

16/08/2021

ThS. BS. Lê Võ Minh Hương

Phòng Công tác xã hội

Ở hầu hết thai kỳ, chuyển dạ thường xảy ra tự nhiên trong giai đoạn từ 37 đến 40 tuần. Khi có chuyển dạ, cơ thể bạn sẽ có những thay đổi như:

  • Cổ tử cung trở nên mềm hơn, xóa mỏng và mở ra, biểu hiện bởi chất dịch nhầy hồng thoát ra ở âm đạo.
  • Bạn sẽ cảm nhận các cơn đau đều đặn, tăng dần, do sự co thắt của cơ tử cung.
  • Màng ối có thể vỡ và chảy dịch ối.

Khi chuyển dạ xảy ra mà không có sự can thiệp của nhân viên y tế thì được gọi là chuyển dạ tự nhiên.

Khởi phát chuyển dạ là khi chủ động tạo ra cuộc chuyển dạ bằng sự can thiệp y khoa. Các phương pháp khởi phát chuyển dạ sẽ gây mềm cổ tử tử cung, kích thích tạo ra cơn co tử cung và thúc đẩy mở cổ tử cung. Khởi phát chuyển dạ được thực hiện khi thai phụ chưa có chuyển dạ tự nhiên nhưng có chỉ định chấm dứt thai kỳ bằng cách sinh ngả âm đạo.

Chỉ định thường gặp của khởi phát chuyển dạ:

  • Thai quá ngày dự sinh.
  • Chấm dứt thai kỳ vì sức khỏe thai: thai chậm tăng trưởng trong tử cung, ối vỡ non, ối vỡ sớm, thiểu ối …
  • Chấm dứt thai kỳ vì sức khỏe mẹ: tiền sản giật …

Các phương pháp khởi phát chuyển dạ hiện có:

Có nhiều cách để khởi phát chuyển dạ. Để lựa chọn phương pháp nào là phù hợp, bác sĩ cần khám âm đạo để kiểm tra tình trạng cổ tử cung tại thời điểm đó.

Dựa vào kết quả khám, bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn một trong các phương pháp khởi phát chuyển dạ sau:

  • Sử dụng hormone Prostaglandin tổng hợp [Propess]
  • Phương pháp đặt bóng
  • Lóc ối hoặc tia ối.
  • Sử dụng hormone Oxytocin tổng hợp

Diễn tiến của khởi phát chuyển dạ khác nhau ở mỗi thai phụ. Đôi khi cần phối hợp nhiều phương pháp theo tuần tự để đạt được hiệu quả cao nhất.

1. Prostaglandin:

Là một hormone sinh lý của cơ thể, có tác dụng làm mềm cổ tử cung, kích thích cơn co tử cung và khởi phát sự chuyển dạ tự nhiên. Khi sử dụng hormone Prostaglandin tổng hợp dưới dạng thuốc, chúng sẽ có tác dụng tương tự. Thuốc được sản xuất để sử dụng bằng đường miệng hoặc đặt âm đạo.

Hiện nay, Dinoprostone [Propess đặt âm đạo] là loại prostaglandin được sử dụng để khởi phát chuyển dạ cho những trường hợp thai nhi có khả năng sống sau sinh. Ví dụ khi thai phụ có ối vỡ sớm nhưng không có chuyển dạ tự nhiên. Thuốc có tác dụng làm mềm và mở cổ tử cung, đồng thời khởi phát cơn co tử cung. Một vài trường hợp có thể cần sử dụng thêm thuốc tăng cơn co tử cung ở giai đoạn tiếp theo.

2. Phương pháp đặt bóng:

Sử dụng 1 catheter [một ống cao su dài], với 1 đầu được bơm lên thành 1 bóng nhỏ, đặt vào kênh cổ tử cung tạo một áp lực chèn lên cổ tử cung. Áp lực này có tác dụng làm mềm và mở cổ tử cung. Bóng được lưu ở cổ tử cung khoảng vài giờ cho đến khi nó rơi ra ngoài [cho thấy cổ tử cung đã mở] hoặc cho đến lần khám tiếp theo.

Ngoài ra, một dụng cụ khác có tác dụng tương tự như đặt bóng là Laminaria. Nó cũng có tác dụng khởi phát chuyển dạ khi được đặt vào cổ tử cung.

3. Tác động lên màng ối:

Lóc ối hoặc bấm ối sẽ kích thích cơ thể tổng hợp và giải phóng hormone prostaglandin nội sinh giúp làm mềm cổ tử cung và co thắt cơ tử cung.

Trong một số trường hợp, mẹ bầu chưa vào chuyển dạ nhưng cổ tử cung có mở một chút đủ để tiếp cận được với màng ối khi thăm khám. Bác sĩ thực hiện lóc ối hoặc bấm ối ở thời điểm khám sẽ có tác dụng khởi phát chuyển dạ.

4. Oxytocin:

Đây là một hormone tự nhiên của cơ thể, có tác dụng gây co thắt cơ tử cung tạo ra các cơn gò tử cung. Nồng độ hormone tăng lên khi có chuyển dạ. Sử dụng hormone oxytocin tổng hợp đưa vào cơ thể sẽ giúp khởi phát các cơn co tử cung, từ đó khởi phát chuyển dạ.

Nguy cơ khi khởi phát chuyển dạ là gì?

- Khởi phát chuyển dạ không thành công: Đôi khi, cổ tử cung không mở sau khi áp dụng một biện pháp khởi phát chuyển dạ. Nếu điều này xảy ra, bác sĩ sẽ tiếp tục thảo luận với bạn về các lựa chọn khác như áp dụng thêm 1 phương pháp khởi phát chuyển dạ khác hoặc mổ lấy thai.

- Kích thích cơn gò tử cung quá mức: Một trong các tác dụng không mong muốn khi sử dụng hormone tổng hợp là gây cơn gò tử cung quá nhiều. Điều này gây stress cho cả thai phụ và thai nhi. Ngưng sử dụng thuốc [bằng cách ngưng truyền thuốc hoặc lấy thuốc ra khỏi âm đạo] có thể giúp giải quyết tình trạng này. Đôi khi cần mổ lấy thai cấp cứu để đảm bảo sức khỏe thai.

- Tăng nguy cơ vỡ tử cung, nhiễm trùng sau sinh, giúp sinh và mổ lấy thai.

Khi được đề nghị khởi phát chuyển dạ, bạn nên hỏi bác sĩ các vấn đề sau đây:

- Lý do cần khởi phát chuyển dạ là gì?

- Nguy cơ gì nếu tôi tiếp tục theo dõi thai kỳ cho đến khi có chuyển dạ tự nhiên?

- Khởi phát chuyển dạ bằng phương pháp nào?

- Nguy cơ khi thực hiện phương pháp này là gì?

Tham khảo:

//www.acog.org/womens-health/faqs/labor-induction

//ranzcog.edu.au/womens-health/patient-information-resources/induction-of-labour

MỤC TIÊU 1. Áp dụng được các chỉ định, chống chỉ định bấm ối trong thực tế lâm sàng. 2. Thực hiện được đúng kĩ thuật bấm ối. 3. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bấm ối đúng quy trình.

NỘI DUNG


1. Khái niệm Bấm ối là một thủ thuật được làm trong quá trình chuyển dạ đẻ, khi CTC đã xóa mở có thể tiếp cận được đầu ối, mục đích làm vỡ màng ối chủ động để nước ối thoát ra ngoài.

2. Mục đích

Loại bỏ đầu ối khi không còn tác dụng nong mở CTC; Làm giảm áp lực buồng ối; Rút ngắn thời gian chuyển dạ.

3. Chỉ định

* Chỉ định bấm ối đúng lúc: khi CTC mở > 8cm, đầu ối không còn tác dụng, bấm ối để chuẩn bị đỡ đẻ. * Chỉ định bấm ối sớm trong các trường hợp sau: - CTC mở 3 - 4cm, khi có thể tiếp cận được đầu ối, màng ối dày, đầu ối phồng cản trở cuộc đẻ, CTC tiến triển chậm; - Gây đẻ chỉ huy, làm NPLNC, hoặc đẻ thai thứ hai trong sinh đôi; - Cầm máu trong rau tiền đạo: loại bám bên, bám mép; - Giảm áp lực buồng ối trong đa ối; - Ngoài ra còn bấm ối trong một số bệnh lý của người mẹ cần bấm ối để rút ngắn chuyển dạ, như bệnh tim, TSG nặng khi CTC đã mở ≥ 4cm.
4. Chống chỉ định - Chưa chuyển dạ thực sự, cơn co chưa đều đặn [trừ trường hợp gây đẻ non]; - Sa dây rau trong bọc ối;

- CTC chưa mở hết trong ngôi mông, ngôi mặt, ngôi vai.
5. Chuẩn bị

- Thầy thuốc: áo, mũ, khẩu trang, tạp dề; - Dụng cụ: một kim dài 15 - 20cm đầu tù có nòng, hoặc một ngành kìm Kocher;

- Sản phụ: nằm trên bàn, tư thế sản khoa, thở đều, không rặn.

Hình 10. Dụng cụ bấm ối

6. Các bước tiến hành - Nghe tim thai trước khi bấm ối [ghi nhận tần số, cường độ đều hay không đều]; - Rửa sạch âm hộ bằng nước vô khuẩn; - Thầy thuốc rửa tay, đeo găng vô khuẩn; - Một tay đưa vào âm đạo, khám và kiểm tra lại xem có sa dây rau trong bọc ối không, xác định ngôi thai, độ mở CTC. Chỉ tiến hành bấm ối khi không có sa dây rau trong bọc ối; - Tay kia đưa kim chọc ối vào âm đạo theo hướng dẫn của tay trong âm đạo, kim bấm ối nằm giữa 2 ngón tay hướng tới đầu ối và chờ đến thời điểm bấm ối; - Thời điểm bấm ối: nếu đầu ối phồng thì bấm ối ngoài cơn co TC, nếu đầu ối dẹt thì bấm ối trong cơn co TC; - Kỹ thuật: đẩy nhẹ kim chọc vào màng ối để nước ối chảy ra từ từ theo ngón tay, quan sát màu sắc, số lượng nước ối chảy ra. Tay kia rút kim chọc ối sau đó nắn trên khớp vệ hướng cho ngôi thai vào eo trên. Khi không còn nước ối chảy ra xé rộng màng ối, kiểm tra xem có sa dây rau hay các chi không và ngôi thai có thay đổi gì không; - Nghe lại tim thai [đề phòng sa dây rau bên ngôi không phát hiện được]; - Ghi chép hồ sơ/biểu đồ chuyển dạ: thời điểm bấm ối, số lượng, màu sắc nước ối, tim thai. Thay đổi kỹ thuật bấm ối trong một số trường hợp: - Nếu bấm ối trong rau tiền đạo thì sau khi chọc đầu ối, phải xé rộng màng ối song song với bờ bánh rau, tránh xé vào bánh rau gây chảy máu. - Nếu bấm ối trong đa ối cần để sản phụ nằm đầu dốc, mông hơi cao. Dùng phương pháp tia ối, nghĩa là dùng kim chọc một lỗ nhỏ, chọc ngoài cơn co TC, để cho nước ối chảy từ từ, khi nước ối chảy gần hết mới xé rộng màng ối. Trong trường hợp này, nếu để nước ối chảy ào ra ngoài, sản phụ dễ bị sốc vì áp lực ổ bụng giảm đột ngột, hơn nữa dễ gây sa dây rau, sa các chi hoặc có thể trở thành ngôi bất thường. - Ðối với ngôi ngang khi có chỉ định và đủ điều kiện để nội xoay thai thì sau khi chọc đầu ối phải xé rộng màng ối và đưa ngay tay vào buồng TC để tìm chân thai nhi làm nội xoay. Cần lưu ý trường hợp này, nước ối càng được giữ trong buồng TC nhiều càng tốt vì còn nhiều nước ối nội xoay thai nhi càng dễ, CTC càng đỡ bóp chặt vào thai nhi.

7. Biến chứng sau bấm ối

- Sa dây rau: nếu sau khi bấm có biến chứng sa dây rau, phải cho sản phụ nằm đầu thấp, mông cao, dùng 2 ngón tay đẩy dây rau lên, nếu không được phải phẫu thuật lấy thai. Sa dây rau bên ngôi khó phát hiện, vì vậy mọi trường hợp sau bấm ối bắt buộc phải nghe tim thai; - Nếu chảy máu sau bấm ối, hay nước ối bất thường [màu đỏ lẫn máu hoặc màu xanh lẫn phân su] phải tìm nguyên nhân để xử lý kịp thời; - Nhiễm trùng ối, nhiễm trùng thai nhi: trong trường hợp mẹ bị nhiễm khuẩn âm đạo hoặc bấm ối trên 6 giờ mà thai chưa sổ; - Chọc vào thai: do kim chọc ối chạm vào phần thai gây chạm thương thường gặp trong màng ối dày, ít ối, ngôi mông; - Gây máu tụ sau rau, nặng có thể làm rau bong non.

Tuy những nguy cơ này rất hiếm khi xảy ra, nhưng cần hết sức cẩn thận để hạn chế các nguy cơ trên, bằng cách thực hiện thủ thuật trong điều kiện vô trùng, chọc ối dưới sự hướng dẫn của siêu âm để tránh chạm thương cho thai và sang chấn cho mẹ.

BẢNG KIỂM DẠY/HỌC KĨ THUẬT BẤM ỐI

TT

Nội dung/các bước

Ý nghĩa

Tiêu chuẩn phải đạt

CHUẨN BỊ

1

Dụng cụ: một kim dài 15 - 20cm đầu tù có nòng, hoặc kìm Kocher, bông cồn, găng tay, săng vô khuẩn, đựng trên khay vô khuẩn.

Tạo điều kiện làm thủ thuật thuận lợi.

Dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ.

2

Sản phụ: được giải thích đầy đủ, nằm theo tư thế sản khoa.

Tạo điều kiện thủ thuật thuận lợi.

Sản phụ yên tâm, nằm trên bàn đẻ, theo tư thế sản khoa.

3

NVYT trang phục đầy đủ: áo mũ, khẩu trang, tạp dề.

Tạo sự tin tưởng.

Gọn gàng, đúng tác phong.

THƯC HIỆN

4

Nghe lại tim thai trước khi thực hiện bấm ối.

Xác định tình trạng tim thai.

Nhận định đúng.

5

Rửa tay, đi găng vô khuẩn.

Đảm bảo vô khuẩn.

Theo đúng quy trình [bảng kiểm riêng].

6

Sát trùng âm đạo, âm hộ, TSM.

Đảm bảo vô khuẩn.

Toàn bộ vùng âm đạo, môi nhỏ, môi lớn và TSM được sát khuẩn [theo đúng quy trình].

7

Dùng tay thuận đưa nhẹ nhàng vào âm đạo, khám và kiểm tra xem có sa dây rau trong bọc ối không.

Đánh giá tình trạng trước khi bấm ối, tránh biến chứng.

Nhận định được: loại đầu ối, ngôi thai và những yếu tố bất thường [nếu có].

8

Tay kia nhẹ nhàng đưa kim chọc ối vào dưới sự hướng dẫn của ngón tay trong âm đạo.

Đảm bảo đầu kim vào đầu ối, tránh gây tổn thương âm đạo, CTC.

9

Xác định thời điểm bấm ối:

  1. Nếu ối phồng, chọc ối ngoài cơn co;
  2. Nếu ối dẹt, chờ có cơn co rồi chọc ối.

Đảm bảo tránh tổn thương thai nhi, tránh biến chứng sa dây rau.

Xác định đúng thời điểm.

10

Thực hiện chọc ối nhẹ nhàng theo hướng dẫn của ngón tay trong.

Đảm bảo tránh tổn thương cho thai nhi.

Cho nước ối chảy ra từ từ, phối hợp 2 tay hướng ngôi thai chúc vào tiểu khung.

11

Rút kim chọc ối, dùng ngón tay trong xé rộng màng ối, khám kiểm tra sau bấm ối.

Nhận định tình trạng ối, phát hiện biến chứng.

Nhận định đúng tính chất ối, phát hiện được biến chứng [nếu có], nghe tim thai sau bấm ối

12

Nghe lại tim thai sau bấm ối.

Đánh giá sự thay đổi của tim thai sau bấm ối.

Nhận định được tim thai.

13

Thu dọn dụng cụ.

Kết thúc thủ thuật.

Đúng quy trình.

14

Ghi hồ sơ theo dõi/biểu đồ chuyển dạ và căn dặn sản phụ sau thủ thuật.

Quản lý theo dõi sau thủ thuật.

Chính xác, tỉ mỉ, chu đáo.

Video liên quan

Chủ Đề