Bản chất của hợp đồng là gì

Về mặt pháp lý, hợp đồng cộng tác viên [hay một số hợp đồng có tính chất tương tự như hợp đồng chuyên gia, hợp đồng thực hiện công việc cá nhân,…] có thể được xem xét là một loại hợp đồng dịch vụ [với cơ sở pháp lý là sự tồn tại mối quan hệ giữa bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ].

Cụ thể, Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

“Điều 513. Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.

Căn cứ pháp lý chung cho hợp đồng dịch vụ: Chúng ta có thể kiểm tra quy định từ Điều 513 đến Điều 521 Bộ luật Dân sự 2015.

Hợp đồng cộng tác viên được ký kết giữa người sử dụng lao động với người cộng tác viên thì có được xem là hợp đồng lao động hay không? [Hình từ Internet]

Nguồn pháp luật điều chỉnh đối với hợp đồng cộng tác viên là Bộ luật Dân sự hay Luật Thương mại?

Khái niệm về hợp đồng dịch vụ đang được điều chỉnh bởi hai nguồn luật chính đó là Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại. Nhưng đặt trong mối quan hệ pháp lý này thì Bộ luật Dân sự hay Luật Thương mại sẽ là nguồn luật điều chỉnh?

Xét bản chất của hợp đồng cộng tác viên thì có thể nhận thấy rằng đây là hoạt động nhằm mục đích sinh lời [đều hướng đến mục đích là tìm kiếm lợi nhuận].

Cho nên nguồn luật điều chỉnh đối với loại hợp đồng cộng tác viên sẽ là Luật Thương mại.

Cụ thể, Điều 1 và Điều 3 Luật Thương mại 2005 có quy định:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này.
3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

Hợp đồng cộng tác viên có được xem là một loại hợp đồng lao động hay không?

Theo quy định của pháp luật lao động, có hai loại hợp đồng lao động là [1] hợp đồng lao động không xác định thời hạn và [2] hợp đồng lao động xác định thời hạn [Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019].

Do đó, về mặt tên gọi thì hợp đồng cộng tác viên không phải là một loại hợp đồng lao động.

Nhưng đối với pháp luật Việt Nam thì tên gọi không phải là yếu tố quyết định, mà nội dung và bản chất của hợp đồng mới là yếu tố quan trọng nhất. Cụ thể, khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

“Điều 13. Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động”.

Như vậy, nếu nội dung của hợp đồng cộng tác viên [hợp đồng chuyên gia, hợp đồng thực hiện công việc cá nhân,…] được ký kết giữa người sử dụng lao động với người cộng tác viên mà có chứa đựng các nội dung giống hoặc có tính chất tương tự như nội dung của hợp đồng lao động [chứa các nội dung được quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019] thì đây có thể được xem là hợp đồng lao động.

Theo đó, bản chất giữa các bên thực tế đã xác lập mối quan hệ lao động chứ không phải là mối quan hệ cung ứng dịch vụ được điều chỉnh bởi Luật Thương mại.

Hình thức của hợp đồng dân sự theo Bộ luật Dân sự 2015

Bởi: icontract.com.vn - 14/11/2022 Lượt xem: 314 Cỡ chữ

   Hình thức của hợp đồng dân sự là sự biểu hiện ra bên ngoài nội dung của hợp đồng. Việc lựa chọn hình thức giao kết hợp đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất, nội dung của loại hợp đồng đó cũng như mức độ tin tưởng giữa các bên. Để hiểu rõ hơn về các hình thức của hợp đồng dân sự bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây!

1. Hợp đồng dân sự

Theo quy định tại Điều 385, Bộ luật Dân sự năm 2015 khái niệm hợp đồng dân sự đã bị lược bỏ thay vào đó là khái niệm hợp đồng và được định nghĩa như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”.

Có thể thấy, bản chất của hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên tạo ra sự ràng buộc pháp lý. Thỏa thuận tạo lập hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu hợp đồng đó tuân thủ các điều kiện luật định.

2. Hình thức của hợp đồng dân sự là gì?

Hình thức của hợp đồng dân sự là sự biểu hiện ra bên ngoài nội dung của hợp đồng, gồm tổng hợp các cách thức, thủ tục, phương tiện thể hiện và công bố ý chí của các bên, ghi nhận nhận nội dung của hợp đồng và là biểu hiện cho sự tồn tại của hợp đồng. Thông qua hình thức biểu hiện này mà các bên đối tác và người thứ ba có thể biết được nội dung của hợp đồng đã được xác định.

Hình thức của hợp đồng dân sự

Trước đây, tại Điều 401, Bộ luật Dân sự 2005 đã có quy định riêng về hình thức của hợp đồng. Tuy nhiên, trong Bộ luật Dân sự 2015, quy định trên đã được xóa bỏ để tinh gọn điều khoản văn bản pháp luật. Vì về cơ bản hình thức hợp đồng sẽ áp dụng tương tự hình thức của giao dịch dân sự. Cụ thể như sau: 

“Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

[1]. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

[2]. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

[Điều 119, Bộ luật Dân sự 2015]

3. Phân loại hình thức của hợp đồng dân sự

Theo quy định Điều 119, Bộ luật Dân sự năm 2015 hợp đồng dân sự được phân loại gồm 03 hình thức: lời nói, văn bản và hành vi cụ thể.

3.1 Hình thức bằng lời nói

Hợp đồng bằng lời nói là những hợp đồng được giao kết dưới hình thức ngôn ngữ nói, bằng lời. Các bên giao kết hợp đồng trao đổi với nhau bằng lời nói trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, gửi thông điệp điện tử bằng âm thanh [tiếng nói]… để xác lập, giao kết hợp đồng.

Hình thức hợp đồng bằng lời nói

  • Ưu điểm: Cách thức giao kết đơn giản, gọn nhẹ, nhanh chóng và ít tốn kém.
  • Nhược điểm: Khi xảy ra tranh chấp không xác minh được quyền và nghĩa vụ của các bên, khó có căn cứ để giải quyết tranh chấp.
  • Trường hợp áp dụng: Mọi hợp đồng đều có thể được lập bằng lời nói, trừ những hợp đồng pháp luật quy định hình thức bắt buộc. Hình thức này được sử dụng phổ biến trong giao dịch dân sự, áp dụng trong những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau hoặc đối với những hợp đồng mà ngay sau khi giao kết sẽ được thực hiện và chấm dứt và ít được sử dụng trong giao dịch thương mại.
  • Thời điểm có hiệu lực: Hợp đồng miệng có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp động.

3.2 Hình thức bằng văn bản

 

Hình thức hợp đồng bằng văn bản

Hình thức hợp đồng bằng văn bản được chia làm hai loại: điện tử và văn bản truyền thống.

  • Hợp đồng bằng hình thức điện tử: Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

  • Hợp đồng bằng văn bản truyền thống: là hình thức ngôn ngữ viết, được trình bày trên mọi chất liệu hữu hình nhằm thể hiện một nội dung xác định mà người ta có thể đọc, lưu giữ và bảo bảo đảm được sự toàn vẹn nội dung đó. Văn bản truyền thống bao gồm:

+] Văn bản có công chứng, chứng thực là hợp đồng mà nội dung được viết dưới dạng văn bản có chứng nhận, chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị được ủy quyền

+] Giấy tay là văn bản thường không có công chứng như phiếu giữ xe, biên nhận…

+] Văn bản phải đăng ký, xin phép như đăng ký hợp đồng, đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng…

  • Ưu điểm: Hợp động được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lý chắc chắn hơn so với hình thức bằng lời nói.
  • Nhược điểm: cách thức giao kết phức tạp, tốn thời gian.
  • Trường hợp áp dụng:
  • Những hợp đồng mà việc thực hiện không cùng lúc với việc giao kết thì các bên thường lựa chọn hình thức này.
  • Những loại hợp đồng bắt buộc phải được lập bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự.
  • Những hợp đồng có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và đối tượng của nó là những tài sản mà Nhà nước cần phải quản lý, kiểm soát khi chúng được dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác thì các bên phải lập thành văn bản có công chứng chứng thực.
  • Thời điểm có hiệu lực: 
  • Hợp đồng bằng văn bản thường có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hợp đồng.
  • Hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký có hiệu lực tại thời điểm văn bản hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký.

3.3. Hình thức bằng hành vi cụ thể

Hợp đồng bằng hành vi được thiết lập thông qua hành động của các chủ thể đối với nhau. Các chủ thể không cần trao đổi bằng lời nói mà chỉ cần thực hiện những hành vi giao dịch. Ví dụ: Mua hàng tại siêu thị và thanh toán ở quầy thu ngân.

Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể

  • Ưu điểm: nhanh chóng, tiện lợi, hợp đồng thường chấm dứt ngay sau khi thực hiện hành vi.
  • Nhược điểm: Khi xảy ra tranh chấp không xác minh được quyền và nghĩa vụ của các bên, khó có căn cứ để giải quyết tranh chấp.
  • Trường hợp áp dụng: 
  • Sử dụng để xác lập các hợp đồng thông dụng, được thực hiện ngay, và trở thành thói quen phổ biến của lĩnh vực hoạt động liên quan, tại nơi giao dịch được xác lập.
  • Sử dụng phổ biến trong các hoạt động dịch vụ dành cho số đông đại chúng mà bên cung cấp dịch vụ đã có quy chế hoạt động rõ ràng đã được công bố.
  • Thời điểm có hiệu lực: hợp đồng bằng hành vi cụ thể có hiệu lực khi người giao kết hợp đồng chỉ cần thực hiện một hành vi cụ thể khi đó đã hoàn thành xong việc giao kết.

Qua bài viết Hình thức của hợp đồng dân sự theo Bộ luật Dân sự 2015 hy vọng sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến cá nhân hay các doanh nghiệp trước khi thực hiện giao kết hợp đồng cần lưu ý tìm hiểu kỹ về việc lựa chọn hình thức hợp đồng dân sự sao cho phù hợp và đảm bảo đúng Pháp luật. Để được tư vấn thêm về phần mềm ký kết hợp đồng điện tử iContract, vui lòng liên hệ: //icontract.com.vn/

Chủ Đề