Ban hành khác với phát hành như thế nào năm 2024

Căn cứ khoản 5 Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì văn bản đi là tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành.

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về phát hành và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi như sau:

Phát hành và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi
1. Văn bản đi phải hoàn thành thủ tục tại Văn thư cơ quan và phát hành trong ngày văn bản đó được ký, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn bản khẩn phải được phát hành và gửi ngay sau khi ký văn bản.
2. Việc phát hành văn bản mật đi phải bảo đảm bí mật nội dung của văn bản theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, đúng số lượng, thời gian và nơi nhận.
3. Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về nội dung phải được sửa đổi, thay thế bằng văn bản có hình thức tương đương. Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành phải được đính chính bằng công văn của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
4. Thu hồi văn bản
a) Đối với văn bản giấy, trường hợp nhận được văn bản thông báo thu hồi, bên nhận có trách nhiệm gửi lại văn bản đã nhận.
b) Đối với văn bản điện tử, trường hợp nhận được văn bản thông báo thu hồi, bên nhận hủy bỏ văn bản điện tử bị thu hồi trên Hệ thống, đồng thời thông báo qua Hệ thống để bên gửi biết.
5. Phát hành văn bản giấy từ văn bản được ký số của người có thẩm quyền: Văn thư cơ quan thực hiện in văn bản đã được ký số của người có thẩm quyền ra giấy, đóng dấu của cơ quan, tổ chức để tạo bản chính văn bản giấy và phát hành văn bản.
6. Trường hợp cần phát hành văn bản điện tử từ văn bản giấy: Văn thư cơ quan thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 Nghị định này.

Theo đó, việc phát hành và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi được thực hiện theo quy định tại Điều 18 nêu trên.

Ban hành khác với phát hành như thế nào năm 2024

Văn bản đi là gì? Việc phát hành và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Đăng ký văn bản đi được thực hiện bằng những hình thức nào?

Theo Điều 16 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về đăng ký văn bản đi như sau:

Đăng ký văn bản đi
1. Việc đăng ký văn bản bảo đảm đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết của văn bản đi.
2. Đăng ký văn bản
Văn bản được đăng ký bằng sổ hoặc bằng Hệ thống.
a) Đăng ký văn bản bằng sổ
Văn thư cơ quan đăng ký văn bản vào Sổ đăng ký văn bản đi. Mẫu sổ đăng ký văn bản đi theo quy định tại Phụ lục IV Nghị định này.
b) Đăng ký văn bản bằng Hệ thống
Văn bản được đăng ký bằng Hệ thống phải được in ra giấy đầy đủ các trường thông tin theo mẫu Sổ đăng ký văn bản đi, đóng sổ để quản lý.
3. Văn bản mật được đăng ký theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Theo đó, đăng ký văn bản đi được thực hiện bằng sổ hoặc bằng Hệ thống, cụ thể:

Trường hợp đăng ký văn bản bằng sổ thì Văn thư cơ quan đăng ký văn bản vào Sổ đăng ký văn bản đi.

Trường hợp đăng ký văn bản bằng Hệ thống thì văn bản được đăng ký bằng Hệ thống phải được in ra giấy đầy đủ các trường thông tin theo mẫu Sổ đăng ký văn bản đi, đóng sổ để quản lý.

Văn bản mật được đăng ký theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Việc lưu văn bản đi được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 19 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về lưu văn bản đi như sau:

Lưu văn bản đi
1. Lưu văn bản giấy
a) Bản gốc văn bản được lưu tại Văn thư cơ quan và phải được đóng dấu ngay sau khi phát hành, sắp xếp theo thứ tự đăng ký.
b) Bản chính văn bản lưu tại hồ sơ công việc.
2. Lưu văn bản điện tử
a) Bản gốc văn bản điện tử phải được lưu trên Hệ thống của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
b) Cơ quan, tổ chức có Hệ thống đáp ứng theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan thì sử dụng và lưu bản gốc văn bản điện tử trên Hệ thống thay cho văn bản giấy.
c) Cơ quan, tổ chức có Hệ thống chưa đáp ứng theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan thì Văn thư cơ quan tạo bản chính văn bản giấy theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Nghị định này để lưu tại Văn thư cơ quan và hồ sơ công việc.

Như vậy, tùy thuộc vào văn bản đi là văn bản giấy hay văn bản điện tử mà việc lưu văn bản đi có sự khác nhau và được quy định cụ thể tại Điều 19 nêu trên.

Tại Khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản QPPL có quy định: “Văn bản QPPL hết hiệu lực thì văn bản QPPL quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”.

Tuy nhiên Luật lại không có giải thích từ ngữ “văn bản QPPL quy định chi tiết thi hành văn bản” nên các cơ quan nhà nước không có căn cứ để xác định một văn bản QPPL được coi là quy định chi tiết, dẫn đến tình trạng Luật hết hiệu lực, được sửa đổi, bổ sung, thay thế nhưng Nghị định được ban hành căn cứ vào Luật đó vẫn còn tồn tại, Nghị định hết hiệu lực, được sửa đổi, bổ sung, thay thế nhưng Thông tư được ban hành căn cứ vào Luật, Nghị định đó vẫn còn tồn tại...

Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật Unions đề nghị Bộ Tư pháp tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội bổ sung định nghĩa như thế nào được xác định là một văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên để có căn cứ thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản QPPL nêu trên.

Về vấn đề này, Bộ Tư pháp trả lời như sau:

Bộ Tư pháp đánh giá cao về vấn đề phản ánh, kiến nghị của Công ty TNHH Phát triển kỹ thuật Unions. Tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp, Bộ Tư pháp sẽ tập hợp, nghiên cứu kỹ để hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày càng tốt hơn.

Vấn đề quy định thế nào là “văn bản quy định chi tiết” và xác định hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thì Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2020) và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ) đã có một số quy định liên quan như quy định các trường hợp cần giao quy định chi tiết, yêu cầu về nội dung, thời hạn ban hành, hiệu lực của văn bản quy định chi tiết…

Cụ thể, Khoản 1 Điều 11 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 quy định: “1. Văn bản QPPL phải được quy định cụ thể để khi có hiệu lực thì thi hành được ngay. Trong trường hợp văn bản có điều, khoản, điểm mà nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và có những nội dung khác cần quy định chi tiết thì ngay tại điều, khoản, điểm đó có thể giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết. Văn bản quy định chi tiết chỉ được quy định nội dung được giao và không được quy định lặp lại nội dung của văn bản được quy định chi tiết”.

Theo quy định này thì “văn bản chi tiết” là văn bản QPPL quy định cụ thể các nội dung được giao trong văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên. Việc giao ban hành văn bản quy định chi tiết phải được quy định ngay tại điều, khoản, điểm của văn bản QPPL, trong đó nêu rõ cơ quan được ban hành văn bản quy định chi tiết và nội dung giao quy định chi tiết (nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và những nội dung khác) phải cụ thể.

Xác định văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực

Trường hợp văn bản QPPL được xác định là văn bản QPPL quy định chi tiết thì đương nhiên hết hiệu lực cùng thời điểm với văn bản được quy định chi tiết thi hành theo quy định tại Khoản 4 Điều 154 của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015. Tại Khoản 2 Điều 38 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP cũng đã quy định rõ về việc xác định văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực, cụ thể như sau:

“2. Xác định văn bản quy định chi tiết thi hành hết hiệu lực:

  1. Văn bản QPPL hết hiệu lực thì văn bản QPPL quy định chi tiết thi hành các điều, khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực;
  1. Trường hợp văn bản QPPL được quy định chi tiết hết hiệu lực một phần thì các nội dung quy định chi tiết phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết sẽ hết hiệu lực đồng thời với phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết. Trường hợp không thể xác định được nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ;
  1. Trường hợp một văn bản quy định chi tiết nhiều văn bản QPPL, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực thì nội dung của văn bản quy định chi thi hành sẽ hết hiệu lực đồng thời với một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực. Trường hợp không thể xác định được các nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ”.