Ban xuất huyết là gì

Xuất huyết dưới da, chính là tình trạng chảy máu dưới da, xuất hiện dưới dạng các chấm nhỏ, hoặc các mảng lớn màu hồng, đỏ, hoặc tím. Đây là triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh lý như sốt xuất huyết, sốt phát ban, hoặc các chấn thương… hoặc một số bệnh nguy hiểm khác.

Xuất huyết dưới da là gì?

Xuất huyết dưới da thường liên quan đến các bệnh sốt xuất huyết, chấn thương, nhiễm trùng

Xuất huyết dưới da là một dạng vết bầm tím hoặc mảng da màu xanh đen, hay các đốm chấm xuất huyết màu đỏ li ti dưới da. Da có sự đổi màu là do các mạch máu bị vỡ, làm rò rỉ máu vào các mô bị thương.

Dấu hiệu nhận biết đó là, bạn hãy ấn tay vào vùng da của mình. Đối với da bình thường, khi ấn tay vào, vùng da đó sẽ trở nên nhợt nhạt và khi ta buông tay ra, màu da sẽ trở lại màu hồng đỏ. Khi có hiện tượng xuất huyết dưới da, ngay cả khi bạn ấn vào thì vùng da đó cũng không nhạt đi. 

Nếu như bạn bị xuất huyết dưới da mà không phải do bị thương, va đập thì đây có thể là một dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe hay bệnh lý khá nghiêm trọng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem các nguyên nhân dẫn tới xuất huyết dưới da là gì nhé.

Nguyên nhân gây xuất huyết dưới da??

Đừng chủ quan khi có triệu chứng xuất huyết dưới da bởi nó có thể liên quan tới nhiều bệnh nguy hiểm, thậm chí cả ung thư.

Nhìn chung, có rất nhiều nguyên nhân, từ nhẹ tới các bệnh ung thư, có thể gây ra tình trạng xuất huyết dưới da. Những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

  • Bị chấn thương, bầm tím
  • Do bệnh tiểu cầu như giảm tiểu cầu nguyên phát, suy nhược tiểu cầu [Glanzmann].
  • Dị ứng
  • Các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn huyết do não mô, bệnh bạch hầu, bệnh sởi, thương hàn, sốt xuất huyết gây ra.
  • Rối loạn tự miễn dịch
  • Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc
  • Tác dụng phụ của hóa trị liệu
  • Tác dụng phụ của xạ trị
  • Viêm mạch máu
  • Thiếu vitamin B12, C, K hoặc axit folic
  • Một số loại ung thư như bệnh Hodgkin, bệnh bạch cầu hoặc đa u tủy

Khi nào cần đi khám?

Như đã nói ở trên, xuất huyết dưới da có thể liên quan tới nhiều bệnh, thậm chí là bệnh nguy hiểm. Do đó nếu bạn bị xuất huyết trên da mà không rõ nguyên nhân hoặc không biến mất, hãy đi khám ngay lập tức, đặc biệt khi có kèm theo các dấu hiệu dưới đây:

  • Đau ở khu vực chảy máu
  • Chảy máu nhiều từ vết thương hở
  • Có u cục gây chảy máu 
  • Sưng tấy ở tứ chi
  • Chảy máu nướu răng, chảy máu mũi, có máu trong nước tiểu hoặc phân

Làm thế nào để xác định nguyên nhân xuất huyết dưới da?

Chấn thương là một nguyên nhân phổ biến để lại những vết bầm tím trên da

Để tìm ra nguyên nhân, bác sĩ cần tìm hiểu các thông tin của người bệnh như: thời gian bạn có triệu chứng này, các triệu chứng đi kèm, bạn có bị chấn thương hay không, vùng da tổn thương có bị ngứa không, vùng kín có chảy máu không, tiền sử gia đình có ai bị rối loạn chảy máu không, các loại thuốc đang sử dụng, bệnh lý nếu có…

Người bệnh có thể phải thực hiện các xét nghiệm như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, hoặc các phương pháp chẩn đoán hình ảnh xem có khu vực nào bị chấn thương không… Nhìn chung, với mỗi trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có những chỉ định khác nhau để tìm ra nguyên nhân gây xuất huyết.

Điều trị chảy máu dưới da

Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể mà bác si sẽ đưa ra những lựa chọn điều trị khác nhau cho xuất huyết trên da. Đối với tình trạng nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý khác, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để cầm máu. 

Bạn cũng có thể thực hiện một số cách điều trị đơn giản tại nhà như sau:

Nếu xuất huyết trên da là do chấn thương, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để giảm đau và giúp tan các vết bầm tím, xuất huyết:

  • Nâng cao chân bị thương
  • Chườm đá ở khu vực bị thương trong 10 phút mỗi lần
  • Nếu các triệu chứng của bạn không được cải thiện trong vòng 7 đến 10 ngày thì nên đi khám sớm, đặc biệt cần đi khám khi triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

Bạn nên làm gì khi bị xuất huyết dưới da?

Việc đầu tiên cần làm đó là theo dõi xem ngoài xuất huyết dưới da, bạn có triệu chứng nào đi kèm không, cũng như xem xét các yếu tố nguyên nhân như có bị chấn thương, có đang sử dụng loại thuốc nào đó dẫn tới xuất huyết… và hãy đi khám để được bác sĩ thăm khám, nhất là khi có thêm các triệu chứng khác, hoặc tình trạng xuất huyết trên da kéo dài vài ngày. 

Bạn cũng có thể bổ sung thêm một số thực phẩm giúp cải thiện tình trạng này, bao gồm: thực phẩm giàu Vitamin A, có tác dụng hỗ trợ chức năng tiểu cầu như đu đủ, cà rốt… hay thực phẩm giàu axit folic giúp phát triển các mô, bao gồm tiểu cầu. Thực phẩm giàu axit folic bao gồm: súp lơ xanh, rau bina, măng tây, bơ… 

Trên đây là một số thông tin tham khảo giúp bạn nhận biết xuất huyết dưới da, cũng như các thông tin liên quan. Tuy nhiên, đây chỉ là những thông tin tham khảo, để biết được chính xác nguyên nhân cũng như cách điều trị phù hợp nhất, bạn nên theo dõi cơ thể mình và đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn. 

Nếu cần tư vấn, đặt lịch khám bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Yên Lập, bạn chỉ cần liên hệ số điện thoại: 02106.589.589 sẽ được đặt lịch hoặc hỗ trợ tốt nhất.

Website: trungtamytehuyenyenlap.com

Facebook: Trung tâm Y tế huyện Yên Lập

Nguyên nhân gây ban xuất huyết

Ban xuất huyết hay xuất huyết dưới da là sự xuất hiện tự nhiên [không do chấn thương] ở ngoài da của các thương tổn có màu đỏ, không biến mất dưới kính đè do hồng cầu xuyên qua thành mạch. Những đốm xuất huyết này cũng có thể nằm ở trên các cơ quan hay niêm mạc [niêm mạc miệng].

Ban xuất huyết xảy ra khi mạch máu bị vỡ, khiến máu tụ lại dưới da, các vết xuất huyết này có kích thước từ nhỏ cho tới những mảng lớn. Ban xuất huyết thường là lành tính nhưng có thể là triệu chứng của một căn bệnh nghiêm trọng như rối loạn đông máu.

Tình trạng giảm tiểu cầu có thể gây xuất huyết và bầm tím bất thường. Đây có thể là một bệnh di truyền hoặc cũng có thể do một số nguyên nhân khác như:

  • Cấy ghép tủy xương
  • Ung thư
  • Hóa trị
  • Cấy ghép tế bào gốc
  • Nhiễm HIV
  • Liệu pháp thay thế hormon
  • Liệu pháp estrogen
  • Sử dụng một số thuốc

Bạn nên đi khám ngay nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi bất thường nào trên da.

Nguyên nhân gây ban xuất huyết

Có 2 dạng ban xuất huyết: ban xuất huyết không giảm tiểu cầu và ban xuất huyết giảm tiểu cầu.

Những nguyên nhân có thể gây ban xuất huyết không giảm tiểu cầu:

  • Rối loạn đông máu
  • Một số căn bệnh bẩm sinh mắc phải khi sinh hoặc trước khi sinh như rubella, nhiễm cytomegalovirus
  • Sử dụng một số thuốc như steroid và thuốc ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu
  • Thành mạch yếu
  • Viêm mạch máu
  • Bệnh Scorbut do thiếu hụt vitamin C

Một số nguyên nhân gây ban xuất huyết giảm tiểu cầu:

  • Một số thuốc ngăn cản sự hình thành của tiểu cầu
  • Do truyền máu
  • Rối loạn miễn dịch như ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát
  • Nhiễm trùng huyết

Chẩn đoán

Bác sỹ sẽ kiểm tra các biểu hiện trên da để chẩn đoán xem bạn có bị ban xuất huyết hay không. Bác sỹ cũng có thể hỏi về tiền sử gia đình và tiền sử bệnh, ví dụ như thời điểm ban bắt đầu xuất hiện. Bác sỹ cũng có thể làm sinh thiết da kèm với xét nghiệm đếm tế bào máu.

Những xét nghiệm trên có thể giúp đánh giá liệu tình trạng xuất huyết của bạn có phải là do mắc một căn bệnh nghiêm trọng nào đó như rối loạn tiểu cầu hay rối loạn về máu hay không. Đếm số lượng tiểu cầu có thể giúp xác nhận nguyên nhân gây ra ban xuất huyết và giúp bác sỹ tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Ban xuất huyết có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Trẻ em có thể xuất hiện ban xuất huyết sau khi bị nhiễm virus và thường sẽ tự hồi phục hoàn toàn mà không cần điều trị. Phần lớn trẻ em bị mắc xuất huyết giảm tiểu cầu sẽ hồi phục trong vòng vài tháng sau khi khởi phát bệnh. Tuy nhiên đối với người lớn, ban xuất huyết thường là mạn tính và cần phải điều trị để kiểm soát triệu chứng và duy trì số lượng tiểu cầu ở mức độ ổn định.

Điều trị

Biện pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra ban xuất huyết. Người lớn được chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu nhẹ có thể tự hồi phục.

Bạn chỉ cần phải điều trị khi ban xuất huyết không thể tự khỏi. Quá trình điều trị bao gồm sử dụng thuốc và đôi khi cần phẫu thuật cắt bỏ lá lách. Trong quá trình điều trị cần ngừng sử dụng một số loại thuốc ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu như aspirin, thuốc chống đông và ibuprofen…

Corticosteroid

Sử dụng corticosteroid có thể làm tăng số lượng tiểu cầu trong trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn do thuốc này có tác dụng ức chế miễn dịch. Thường sẽ mất khoảng 2-6 tuần thì lượng tiểu cầu mới trở lại bình thường. Khi đó, bác sỹ có thể chỉ định ngừng thuốc.

Ngoài ra, bạn cần phải thảo luận với bác sỹ về những nguy cơ có thể gặp phải khi sử dụng corticosteroid lâu dài như tăng cân, đục thủy tinh thể và mất xương.

Tiêm tĩnh mạch globulin miễn dịch

Nếu ban xuất huyết gây ra chảy máu nặng, bác sỹ có thể chỉ định tiêm tĩnh mạch globulin miễn dịch [IVIG]. Liệu pháp này có thể được sử dụng để làm tăng nhanh số lượng tiểu cầu trước khi phẫu thuật. Tuy có tác dụng khá nhanh nhưng globulin miễn dịch thường chỉ phát huy hiệu quả trong một thời gian ngắn. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau đầu, buồn nôn và sốt.

Một số thuốc điều trị khác

Những loại thuốc mới nhất được sử dụng để điều trị ban xuất huyết đó là romiplostim [Nplate] và eltrombopag [Promacta]. Những thuốc này có tác dụng kích thích tủy xương sản xuất tiểu cầu, giảm nguy cơ bầm tím và chảy máu. Các tác dụng không mong muốn:

  • Đau đầu
  • Hoa mắt
  • Buồn nôn
  • Đau cơ khớp
  • Nôn mửa
  • Tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Liệu pháp sinh học như sử dụng rituximad [Rituxan] có thể giúp giảm đáp ứng miễn dịch. Nó được sử dụng chủ yếu để điều trị cho những bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu nặng hay bệnh nhân không đáp ứng với corticosteroid. Các tác dụng phụ bao gồm:

  • Hạ huyết áp
  • Đau họng
  • Ban da
  • Sốt

Phẫu thuật cắt bỏ lách

Nếu thuốc điều trị không có hiệu quả đối với ban xuất huyết, bác sỹ có thể chỉ định cắt bỏ lách. Loại bỏ lách là biện pháp giúp tăng nhanh số lượng tiểu cầu. Nguyên nhân là do lách là cơ quan chịu trách nhiệm tiêu hủy tiểu cầu.

Tuy nhiên, cắt bỏ lách không phải là biện pháp hiệu quả với tất cả mọi người. Phẫu thuật này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong trường hợp cấp cứu, khi ban xuất huyết gây chảy máu nghiêm trọng, bác sỹ sẽ chỉ định truyền khối tiểu cầu, corticosteroid và globulin miễn dịch.

Trong quá trình điều trị, bác sỹ sẽ tiến hành theo dõi số lượng tiểu cầu để xác định xem liệu pháp điều trị có hiệu quả hay không. Họ có thể thay đổi phương pháp điều trị tùy theo hiệu quả của nó.

Triển vọng điều trị

Tiên lượng điều trị đối với ban xuất huyết phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu không được điều trị, xuất huyết giảm tiểu cầu có thể gây chảy máu nặng ở một số bộ phận cơ thể. Xuất huyết ở não bộ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Những bệnh nhân được điều trị sớm hoặc chỉ bị nhẹ thường hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, ban xuất huyết cũng có thể tiến triển thành mãn tính trong trường hợp nặng hoặc nếu không được chữa trị kịp thời.

Chung sống với ban xuất huyết

Đôi khi, ban xuất huyết không thể được chữa khỏi hoàn toàn. Một số loại thuốc và hoạt động có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Để giảm thiểu nguy cơ tiến triển bệnh, bạn nên tránh sử dụng các thuốc có thể làm giảm số lượng tiểu cầu như aspirin và ibuprofen. Bạn cũng chỉ nên tham gia vào các hoạt động nhẹ nhàng, ít tương tác để giảm nguy cơ chấn thương, bầm tím và chảy máu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Xuất huyết dưới da

Video liên quan

Chủ Đề