Tại sao nghệ sĩ Thanh Nga bị ám sát

Thanh Nga là một trong những cái tên sáng chói của nghệ thuật cải lương. Bà được mọi người ưu ái gọi là "nữ hoàng sân khấu", "nữ hoàng cải lương". Không chỉ thành công trong sự nghiệp, bà còn có gia đình hạnh phúc khi kết hôn với một người đàn ông toàn tâm toàn ý yêu thương mình, có một cậu con trai kháu khỉnh, đáng yêu.

Thế nhưng, cuộc đời người phụ nữ tài sắc này kết thúc trong bi kịch. Vợ chồng bà bị hai kẻ lạ mặt bắn chết ngay trước cổng nhà. Rất nhiều năm đã trôi qua nhưng khán giả vẫn chưa hết bàng hoàng và thương xót trước sự ra đi của họ.

Nữ nghệ sĩ tài sắc Thanh Nga.

Nữ hoàng sân khấu

Là con nhà nòi, Thanh Nga làm quen với nghệ thuật từ rất sớm. 10 tuổi, bà đã bắt đầu ca vọng cổ phụ họa trên sân khấu. 12 tuổi, bà vào vai bé Nghi Xuân trong vở Phạm Công - Cúc Hoa. 16 tuổi, bà trở thành ngôi sao sáng của sân khấu cải lương. Tên tuổi của bà gắn liền với những vở cải lương được xếp vào hạng kinh điển như: Tiếng trống Mê Linh, Nửa đời hương phấn, Phụng Nghi Đình, Thái hậu Dương Vân Nga....

Khán giả gọi Thanh Nga là nữ hoàng của sân khấu cải lương. Đến tận ngày nay, cách hát và phong cách biểu diễn của nữ nghệ sĩ này vẫn được coi là chuẩn mực để các thế hệ sau học tập.

Ngoài cải lương, Thanh Nga còn đóng phim và nhiều lần được tham dự các liên hoan phim quốc tế.

Nhan sắc lộng lẫy của nữ nghệ sĩ Thanh Nga.

Không chỉ tài năng, Thanh Nga còn được đánh giá là đại mỹ nhân của Sài Gòn. Chính vì thế, bà luôn có rất nhiều người theo đuổi. Cậu Nghĩa - chủ hãng kem đánh răng lớn ở Sài Gòn khi ấy - vì muốn lấy lòng Thanh Nga mà tặng cây kem đánh răng cùng bàn chải cho tất cả khán giả tới rạp xem bà diễn.

Tuy nhiên, cách tán tỉnh của cậu Nghĩa không khiến trái tim nữ hoàng sân khấu cải lương rung động. Bà lại phải lòng người đàn ông luôn tặng cho minhf một nhánh hoa hồng trong suốt thời gian dài. Tuy nhiên, mối tình này chưa kịp nở đã tàn phai.

Vẻ đẹp hiếm có củanghệ sĩ Thanh Nga.

Cậu Ba Thành - con trai chủ báo Saigon Mới vì say Thanh Nga mà quyết lăng xê cho đoàn hát của bà. Người này cũng cho viết nhiều bài bài giới thiệu các vở diễn cũng như ca ngợi tài năng nổi bật của Thanh Nga. Thậm chí, cậu Ba Thành còn có ý định tặng Thanh Nga cả một rạp hát nhưng bị từ chối.

Thanh Nga kết hôn lần đầu vào năm 1967, nhưng cuộc hôn nhân này không kéo dài lâu. Sau đó, nữ nghệ sĩ tìm được hạnh phúc đích thực bên ông Phạm Duy Lân và có một con trai - Phạm Duy Hà Linh.

Kỳ nữ Kim Cương từng tiết lộ về mối tình si mà ông Duy Lân dành cho vợ: "Hầu như anh Lân tháp tùng bên cạnh vợ 24/24. Thậm chí, mỗi lần Thanh Nga tắm, anh ấy cứ đứng trước cửa nhà tắm chầu chực sẵn. Là bạn bè thân, chúng tôi thường trêu: 'Ông cứ đi đi, Thanh Nga nó ở trong nhà tắm thì ai mà bắt cóc được'. Anh Lân chỉ lặng lẽ nói: 'Đứng đây để tiện có gì Nga kêu còn nghe, chứ đi xa lỡ có việc gì Nga kêu không nghe'. Tôi chưa thấy người nào thương vợ như anh Lân”.

Gia đình hạnh phúc của vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga.

Vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga gặp bi kịch khủng khiếp vào ngày 26/11/1978. Tối đó, họ cùng con trai Hà Linh và vệ sĩ riêng vừa đỗ xe trước cổng nhà thì có hai kẻ lạ mặt xuất hiện. Chúng dùng súng ngắn khống chế vệ sĩ và vợ chồng bà với ý định bắt Hà Linh. Thanh Nga phản ứng dữ dội. Bà kiên quyết giấu con trai sau lưng rồi nằm đè lên để giữ tính mạng cho con. Không thực hiện được mục đích, hai kẻ đó giết chết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga rồi lên xe bỏ trốn.

Khi bi kịch khủng khiếp xảy ra, Hà Linh mới 5 tuổi. Thế nhưng anh vẫn nhớ như in về cái đêm định mệnh đó. Khi đã trở thành người đàn ông trung niên, nhiều đêm Hà Linh vẫn mơ thấy mẹ và lần nào tỉnh dậy, anh cũng bật khóc.

Hai tên tội phạm bắn chết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga bị kết án tử hình trong một phiên tòa diễn ra vào năm 1979.

Thanh Nga được coi là tượng đài trong lĩnh vực sân khấu cải lương.

Nhiều năm trôi qua, nhiều khán giả vẫn thương nhớ nghệ sĩ Thanh Nga. Bà xứng đáng là "nữ hoàng sân khấu", là tượng đài của nghệ thuật cải lương.

Video: Nghệ sĩ Thanh Nga diễn xuất trong trích đoạn "Tiếng trống Mê Linh"

Linh Lan [Tổng hợp]

Mới đây, tại chương trình Lần Đầu Tôi Kể, NSND Bạch Tuyết đã tâm sự về kỷ niệm với mẹ mình và nghệ sĩ Thanh Nga trước khi mất.

Chị Thanh Nga có những hành động rất lạ

Có những việc đã xảy ra rất lâu, tôi tưởng như theo thời gian, mọi thứ sẽ phôi phai đi nhưng không phải như thế.

Mọi thứ vẫn ở in trong ký ức tôi, để mỗi khi có hiện tượng nào đó bất chợt xuất hiện lại khiến tôi bứt rứt, bối rối, thậm chí đau đớn, không thể quên.

NSND Bạch Tuyết và nghệ sĩ Thanh Nga

Tôi đang nhớ lại chuyện giữa tôi và chị Thanh Nga. Chị Thanh Nga mất ngày 26/11 năm 1978, giữa đêm khuya.

Vào 6 tháng trước đó, chị Thanh Nga nhờ cô Ngọc Nuôi tìm hộ một tượng Quan Âm để thờ Phật. Thế rồi, chị dựng lên một nơi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát.

Trước đó, chị Thanh Nga chưa bao giờ nói về việc thờ Phật với mọi người, nên ai cũng bất ngờ.

  • Vụ nữ hoàng cải lương Thanh Nga bị ám sát: Ông Lân kinh hãi, miệng há hốc, trông rất kinh khiếp

Trước khi bị ám sát, chị Thanh Nga vẫn nói chuyện với tôi trước cửa rạp hát, tôi nhớ mãi những câu nói của chị.

Đặc biệt, vào buổi tối trước khi bị ám sát, chị Thanh Nga vẫn diễn vở Thái hậu Dương Vân Nga và có những cử chỉ, hành động rất lạ.

Chị chia phấn hồng vào từng túi rồi đưa cho các bạn vũ nữ trong đoàn và nói: "Chút nữa mọi người đi hát với chị không? Mình cùng xuống hát cho ông Diêm Vương nghe nhé".

Mọi người cười quá trời quá đất, cứ nghĩ đó là lời nói chơi thôi, ai ngờ sau đó lại xảy ra chuyện động trời.

Chị Thanh Nga vốn không bao giờ ra khỏi rạp hát cùng lượt với khán giả. Bao giờ chị cũng đợi mọi người về hết, rạp vắng tanh thì mới ra sau cùng.

Nhưng tối hôm đó, chị Thanh Nga về rất nhanh, chen vào khán giả để đi. Rồi chị ra xe về nhà, để rồi bị ám sát ngay trước cửa.

NSND Bạch Tuyết đứng trước mộ Thanh Nga

Sau khi nghe tin chị Thanh Nga bị ám sát, suốt một tuần trời người tôi cứ lơ lơ lửng lửng, không thể giải thích được. Tôi quá bức xúc, cứ hỏi tại sao số phận lại như thế.

Mẹ tôi ra đi cùng tuổi với chị Thanh Nga

Sau này, tôi được học thêm nhiều một chút về tử vi, thiên văn học, tôi mới nhận ra một sự trùng hợp. Mẹ tôi ra đi cùng tuổi với chị Thanh Nga, cũng mất vào 11 giờ đêm.

Hình như mỗi con người chúng ta khi đến với thế giới này đã có sẵn một cuộc hẹn là vào ngày đó, giờ đó phải đến chỗ này để lên chuyến tàu trở về nơi mình đã đến.

Năm mẹ mất, tôi mới 8 tuổi. Đó là nỗi kinh hoàng của một đứa trẻ như tôi khi ấy. Ngày hôm đó, mẹ đã dọn cơm xong rồi nhưng bảo đợi mẹ đi thăm một người bạn rồi về cả nhà cùng ăn cơm.

Tôi giận mẹ không ăn cơm cùng mình, leo lên giường ngủ. Đang mơ màng, bỗng một thằng bạn đập cửa nhà tôi ầm ầm, nói: "Tuyết ơi, mẹ mày bị xe đụng".

Tôi không tin, đấm thẳng mặt thằng bạn và hỏi: "Sao mày lại nói thế?". Thằng bạn bảo: "Mẹ tao bảo mẹ mày bị xe đụng, kêu tao về bảo mày với chị hai mày ra thăm mẹ mày".

Tới lúc đó, tôi thẫn thờ, không biết phải làm sao, cứ lặng lẽ đi theo thằng bạn ra xe bus rồi tới bệnh viện Sài Gòn.

Đến bệnh viện, tôi còn đi đụng vào cửa rồi mới giật mình tỉnh lại, đi lên lầu ba lúc đó đã tối. Tôi gặp mẹ, mẹ dặn: "Mẹ chết, hai chị em ở lại phải ăn ở sao để người ta thương. Đừng để họ nói là đứa chết cha, chết mẹ".

Ảnh: Sưu tầm

Video liên quan

Chủ Đề