Băng tan ở đâu

Nam Cực hiện là một trong những nơi có nhiệt độ tăng nhanh nhất Trái Đất. Ảnh: cbsnews.com

Các nhà nghiên cứu ngày 5/5 cho biết, hiện tượng tan băng ở Nam Cực có thể khiến mực nước biển tăng 'khủng khiếp' nếu các quốc gia không hạn chế xu hướng ấm lên toàn cầu dưới 2 độ C [3,6 độ F], gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các vùng trũng và vùng ven biển.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature cho biết, nếu giới hạn trên của mức nhiệt độ mục tiêu được đặt ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu bị vượt quá, tảng băng ở Nam Cực tan chảy có thể khiến mực nước biển trên toàn cầu dâng trung bình 0,07 inch [0,18 cm]/năm vào năm 2060 và những năm tiếp theo.

Theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, trên 190 quốc gia đã đồng ý giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và nỗ lực giới hạn ở mức tăng 1,5 độ C.

Việc nhiệt độ toàn cầu tăng 3 độ C - một kịch bản phù hợp hơn với các chính sách hiện tại - sẽ đẩy mực nước biển trên toàn cầu lên mức "thảm họa" là 0,2 inch mỗi năm sau năm 2060.

Atiq Rahman, người đứng đầu tổ chức phi lợi nhuận Trung tâm Nghiên cứu Nâng cao Bangladesh, cho biết các quốc gia nằm ở vùng trũng thấp như Bangladesh vốn đã phải hứng chịu nhiều cơn bão và lũ lụt, dễ bị tổn thương nhất do tác động của nhiệt độ và mực nước biển tăng cao.

Ông Atiq Rahman lưu ý, dần dần những khu vực nước lợ sẽ bị nhiễm mặn và năng suất nông nghiệp sẽ giảm đáng kể. Điều này sẽ dẫn tới hệ quả là tỉ lệ di dân sẽ cao hơn, khi nhiều người buộc phải di chuyển đến các khu vực đô thị vốn đang phải chật vật để thích ứng với dân số ngày càng tăng.

Một nghiên cứu do Hiệp hội Địa vật lý Mỹ công bố hồi tháng trước dự đoán rằng, mực nước biển dâng lên có thể kích hoạt làn sóng di cư trên khắp Bangladesh, ảnh hưởng đến trên 1,3 triệu người vào năm 2050.

Các nhà nghiên cứu đều đang nhấn mạnh sự cần thiết của những nỗ lực quốc tế để giải quyết vấn đề nhiệt độ toàn cầu tăng lên trước khi diễn ra Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu [COP 26] vào tháng 11 tới tại Glasgow, Scotland thuộc Vương quốc Anh.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Ảnh chụp từ trên không về các tảng băng trôi gần Đảo Kulusuk, ngoài khơi bờ biển phía đông nam của Greenland, một khu vực đang có tốc độ tan băng tăng nhanh. Ảnh: scitechdaily.com

Trong công trình nghiên cứu công bố ngày 25/1 trên tạp chí The Cryosphere, các nhà khoa học cho biết tốc độ tan băng mỗi năm hiện nay nhanh hơn khoảng 57% so với thời điểm đó.

Lượng nước do băng tan tại Nam Cực, Greenland và các sông băng trên núi trong 3 thập kỷ qua đã khiến mực nước biển trung bình trên toàn cầu dâng thêm 3,5cm. Lượng băng tan từ các sông băng trên núi chiếm 22% tổng khối lượng băng thất thoát hằng năm. Đồng tác giả nghiên cứu, chuyên gia nghiên cứu sông băng tại Đại học Leeds [Anh] Thomas Slater, cho rằng đây là điều đáng lưu tâm, bởi trên thực tế lượng băng này chỉ chiếm khoảng 1% lượng băng trên đất liền.

Trên khắp Bắc Cực, diện tích băng biển trong mùa Hè cũng bị thu hẹp xuống mức thấp nhất từ trước đến nay. Năm 2020 chứng kiến lượng băng phục hồi trên biển của khu vực này đạt mức thấp thứ hai trong 40 năm qua kể từ khi các số liệu bắt đầu được theo dõi bằng vệ tinh.

Nhiệt độ khí quyển trên Trái Đất đã tăng 1,1 độ C kể từ thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên, tại Bắc Cực, tốc độ ấm lên đã tăng gấp hơn hai lần so với tốc độ trung bình trên toàn cầu trong 30 năm qua.

Dựa vào dữ liệu vệ tinh từ năm 1994-2017, các biện pháp đo đạc tại chỗ và mô phỏng trên máy tính, nhóm các nhà khoa học Anh đã tính toán được rằng thế giới mất đi trung bình 800 tỷ tấn băng/năm trong thập niên 1990, nhưng con số này đã tăng lên 1.200 tỉ tấn băng trong vài năm gần đây.

Trong báo cáo Khảo sát Địa chất và Địa vật lý tại khu vực Alaska, chuyên gia địa chất Gabriel Wolken nhận định việc tính toán cả tổng lượng băng mất đi từ các sông băng, dải băng và băng tại hai cực cũng là một cách tiếp cận đáng chú ý và cần thiết. Chuyên gia Wolken cho rằng, tại Alaska, mọi người đều nhận thức rõ tình trạng sông băng biến mất, thậm chí có thể quan sát hiện tượng này bằng mắt thường.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Ánh nắng mặt trời dữ dội không phải là nguyên nhân tan băng. Vậy nguyên nhân nào khiến 0.8 nghìn tỷ tấn lượng băng trên thế giới bốc hơi hàng năm?

Hãy đón xem bài viết dưới đây để biết về lý do băng tan cũng như vai trò của băng trong môi trường hiện nay nhé. Qua đó, chúng mình mong mỗi người sẽ có những cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay và giúp hướng đến một lối sống xanh để giảm thiểu những ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.

Những dạng băng trong tự nhiên

Trong tự nhiên, dựa trên vị trí địa lý, có thể chia các mảng băng thành 2 loại là là băng trên núi [Alpine glaciers] và những dải băng [Ice sheet]

Đối với băng trên núi [Alpine Glaciers]:
Đây là dạng băng hình thành trên những sườn núi và di chuyển xuống các thung lũng. Trong một số trường hợp, dạng băng này sẽ tạo nên những thung lũng sau khi đã dọn dẹp những bụi bẩn trên đường đi của chúng. Băng trên núi được tìm thấy trên nhiều vùng núi cao ở nhiều nơi. [1]

Đối với các dải băng lục địa[Ice Sheet]:
Ngược lại với băng trên núi, các dải băng tồn tại ở dạng trải dài và tạo thành những dáng mái vòng với nhiều hướng di chuyển khác nhau dựa trên hướng gió. Khi băng được lan rộng, chúng bao phủ toàn bộ cả thung lũng, đồng bằng và toàn bộ 1 ngọn núi. Những dải băng lớn tập trung phần nhiều ở Nam Cực và vùng Green Land – Bắc cực [1]

Nguồn: //ref.vn/935ep9

Quá trình hình thành và tăng của băng diễn ra như thế nào?

Quá trình băng tan diễn ra dựa trên một vòng tuần hoàn bồi đắp. Khi tuyết rơi, băng sẽ được bồi đắp thêm và nén tuyết cho đến khi chúng trở nên dày lên. Biến những tinh thể tuyết mịn nhẹ trở nên tròn và cứng. Sau khi nén chặt, tuyến trở thành những lớp băng dày gọi lại firn [linh sam]. Quá trình kể trên được gọi là quá trình đông đặc. Sau nhiều năm, lớp băng chồng lên tới mức đủ dày [khoảng 50m]. Khối băng sẽ bắt đầu di chuyển nhờ sức nặng và tuyết sẽ tan chảy mà không cần sự gia tăng nhiệt độ.

Lúc này, băng trên núi chuyển từ từ xuống thung lũng. Một số sông băng, được gọi là sông băng treo, không chảy toàn bộ chiều dài của một ngọn núi. Các trận lở tuyết và băng lở chuyển băng từ sông băng treo sang một sông băng lớn hơn bên dưới chúng, hoặc trực tiếp xuống thung lũng bên dưới.

Đối với dải lục địa băng, chúng sẽ di chuyển dựa trên nguyên lý trải đều từ trung tâm. Tức là băng sẽ trải rộng theo nhiều hướng, cho đến khi nó bao phủ toàn bộ mọi thứ đường đi của nó.

Vậy từ những điều ta tìm hiểu ở trên, có thể thấy quá trình băng tan đã có trong quá trình kiến tạo nên những lục địa băng. Tuy nhiên, sau thời gian sau khi cách mạng công nghiệp bùng nổ, hiện tượng băng tang trở nên tiêu cực hơn vì biến đổi khí hậu.

Vai trò băng trong môi trường tự nhiên.

Băng cung cấp 1 lượng nước ngọt đáng kể cho Trái Đất:
Các lục địa băng và sông băng lưu trữ gần 70% lượng nước ngọt trên toàn cầu. Đây là là một thành phần quan trọng của chu trình nước toàn cầu.[1]

Cân bằng nhiệt độ Trái Đất:
Như một hệ thống điều hòa của Trái Đất, các lục địa băng giúp phản lại 80% bức xạ mặt trời, điều này giúp làm chậm lại quá trình nóng lên toàn cầu đáng kể. [3]

Duy trì hệ sinh thái động thực vật đa dạng
Hiện tại các khu vực sông băng, và lục địa băng là nơi sinh sống của 19 loài chim và 16 loài động vật như hải cẩu, gấu bắc cực… [2]

Nguồn:
[1] //onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/0470848944.hsa170
[2] //ref.vn/croxm7
[3] //nsidc.org/cryosphere/snow/climate.html

Nguyên nhân băng tan quá mức

Theo thống kê mới đây, mỗi năm trái đất mất khoảng 0.8 nghìn tỷ tấn băng và tốc độ này có sẽ sẽ không dừng lại. Tại Greenland và Nam Cực, lượng băng tan đang nhanh hơn gấp 6 lần so với những năm 1990. Vì những tác động từ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu quá mức, đặc biệt từ quá trình ấm lên toàn cầu sau thời gian cách mạng công nghiệp đã khiến quá trình tan băng diễn ra mạnh mẽ hơn. Tại đây dẫn ra 2 nguyên nhân chính:

Thay đổi luồng gió:
Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang đã khiến gió thổi trong khu vực rìa của Nam Cực thay đổi, khiến đẩy nhanh tốc độ tan chảy của lớp băng tại Tây Nam Cực.[1] Gió dần thay đổi vận tốc lẫn nhiệt độ bởi biến đổi khí hậu. Nhiệt độ ở lên các vùng nhiệt đới tăng nhanh hơn Nam Cực và Nam Đại Dương. Mà gió được tạo ra bởi sự tương phản giữa nhiệt độ ở các vùng khác nhau của Trái Đất. Do đó, sự chênh lệch nhiệt độ ngày càng tăng từ xích đạo đến Nam Cực đang tăng cường sức mạnh lẫn nhiệt độ cho những cơn gió thổi qua các lục địa băng. [1]

Từ thay đổi nhiệt độ nước biển:
Hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ khiến cho nhiệt độ của nước biển tăng. Theo báo cáo của IUCN, nhiệt độ trung bình của phần biển trên của trái đất đã tăng 0.13 độ C.[2] Điều này dẫn đến sự ảnh hưởng lớn đến các lục địa băng. Theo một nghiên cứu đại học California đã chỉ ra nếu nước biển ấm lên sẽ làm tan chảy băng từ bên dưới và khiến các khối băng tan nhanh hơn bình thường. [3]

Nguồn:
[1]: //ref.vn/qvigw1
[2]: //ref.vn/5prskp
[3]: //www.sciencedaily.com/releases/2021/01/210125191851.htm

Hậu quả băng tan quá mức


Như đã đề cập, lượng băng hiện nay mất đi khoản 0.8 nghìn tỷ tấn. Điều này dẫn tới rất nhiều hậu quả khác nhau bao gồm việc:

Ảnh hưởng tới hệ sinh thái biển: Việc tan băng quá mức sẽ khiến đẩy một lượng nước ngọt lớn vào đại dương, khiến các loài sinh vật như loại san hô ảnh hưởng khi không thể thích nghi với môi trường sống. [1]

Gia tăng mực nước biển: Sự tan chảy băng sẽ gây ra sự gia tăng đột ngột nguồn nước đầu vào cho các vùng nước khác như trên sông, hồ biển. Theo dự đoán của Khảo sát địa chất Hoa Kỳ [USGS], nếu toàn bộ băng tan chảy, mực nước biển toàn cầu sẽ tăng khoảng 70 mét [khoảng 230 feet], gây hiện tượng ngập lụt trên mọi thành phố ven biển [2]

Đe dọa môi trường sống của các loài động vật: Trên các dòng sông lẫn lục địa băng, có rất nhiều loài động vật sinh sống. Và khi băng tan quá mức, các loài động vật sống trên đó sẽ phải thích nghi hoặc diệt vong. Các loài sẽ bị ảnh hưởng bao gồm gấu Bắc Cực, hải mã, cáo Bắc Cực… [3]

Nguồn:
[1]: //ref.vn/ctz84h
[2]: //ref.vn/tw23c1
[3]: //www.worldwildlife.org/pages/six-ways-loss-of-arctic-ice-impacts-everyone

Video liên quan

Chủ Đề